Lạm dụng phân bón thiourea sẽ rất nguy hiểm
Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc trung tâm Chuyển giao khoa học kỹ thuật, viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, thiourea (phân bón lá) là một loại phân bón thuộc dạng đạm urea.
Ở Việt Nam, trước đây nông dân sử dụng thiourea nhập khẩu về từ Nga, nhưng gần đây, trên thị trường chủ yếu xuất hiện hàng của Trung Quốc do giá rẻ hơn.
Mặc dù nhiều nước vẫn cho lưu hành loại phân bón này nhưng cũng có một số nước, như Mỹ đã cấm. Trong khi đó, tại Việt Nam, thiourea được bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liệt vào danh mục hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, theo TS Nghĩa, quy định “hạn chế sử dụng” như vậy là quá mù mờ.
TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết, nếu sử dụng quá liều trong cây ăn trái, chất thiourea không phân huỷ hết, ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng trái cây, gây ung thư dạ dày, ung thư vòm họng.
Chính vì vậy, TS. Nghĩa đề nghị bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xem lại quy định sử dụng đối với chất thiourea.
10 phản hồi cho bài "Lạm dụng phân bón thiourea sẽ rất nguy hiểm"
Theo tài liệu Nông nghiệp Thực hành của Thái Lan, sử dụng chất thiourea không hợp lý, nhất là không có thời gian hãm nước sau thu hoạch để cây phân hóa mầm hoa đầy đủ, thì cây sẽ ra lá mà không ra bông.
Đôi lời chia sẻ.
Bác đã khuyến cáo hạn chế sử dụng hóa chất công nghiệp rồi.
Các chú sử dụng thì các chú tự chịu lấy hậu quả nhé !
Bác đây đã tròn trách nhiệm rồi đấy !
Than ôi !
Vụ phân bón lá có chưa chất thiourea này lâu lắm rồi mà mọi người http://agro.gov.vn/news/tID14172_Phan-bon-la-co-gay-hai-cho-nong-dan.htm
Đã lâu rồi trên thị trường không xuất hiện loại phân bón lá có chứa chất thiourea nữa do các nhà khoa học nước ta lên tiếng cảnh báo khá mạnh mẽ. Tuy nhiên thị trường lại xuất hiện loại phân bón lá chết người khác chứa Nitrobenzen dưới tên gọi BOM, một dạng đạm khác mà các nước Phương Tây rất sợ tồn dư trên rau củ. Gần đây họ đã sản xuất máy đo dư lượng Nitrat cho các bà nội trợ mang theo để đo khi mua các loại thực phẩm, rau củ quả… Tất nhiên phân bón lá chứa BOM đã bị bà con nông dân phản đối và đã chìm lắng vài năm nay.
Bây giờ thị trường trở lại rộ lên phân bón lá thiourea, lần này không chỉ quảng cáo dùng để kích thích các loại cây ăn trái ra bông nghịch vụ mà còn dùng để làm bông cho cây hồ tiêu ở các vùng chuyên canh…
Bà con trồng tiêu không tự đầu độc mình ! Hãy bảo vệ cuộc sống trong lành của gia đình và người thân, của bà con thôn xóm trước thảm họa môi trường ngày càng tràn lan…
Dư lượng nitrat trong thực phẩm trên 30 ppm có thể ức chế sinh trưởng làm trẻ con còi cọc chậm lớn, làm suy yếu hệ thống miễn dịch ở người.
Vậy thì có khác gì đại dịch AIDS do virus HIV gây ra?
Khó nhất là người nông dân chẳng biết loại phân bón lá nào có thiourea để không sử dụng, trên bao bì có công ty nào ghi rõ đâu. Khổ cho nhà nông,
Bác Vịnh và cộng đồng giatieu, xin cứu giúp cháu với.
Các vườn tiêu bên cạnh đã ra bông dài tới 5-6 cm rồi nhưng sao tiêu nhà cháu ra toàn lá, có rải rác vài bông không đáng kể. Tình hình này là nguy to rồi, xin bác và cộng đồng tư vấn giúp cháu phải làm gì cho tiêu ra bông. Cháu cám ơn bác và cộng đồng nhiều.
Xin nói thêm, từ đầu mùa mưa tới nay nhà cháu có bón phân bò, mỗi trụ được lưng thúng (khoảng 5-7 kg) và 3 lạng phân NPK thôi.
Năm nay ở những vùng mưa sớm tiêu ra lá nhiều hơn ra bông.
Tiêu nhà bạn có thể do thu hái chậm nên không đủ thời gian hãm nước. Hoặc do bón nhiều đạm, nhất là đạm hóa học đã thúc đẩy sinh trưởng và ức chế sinh thực làm cây ra nhiều lá hơn bông, thậm chí quên ra bông luôn…
Bạn có thể sử dụng phân sinh học Biosol liều cao để kích bông, không gây hại như dùng các chất hóa học. Nếu kết hợp với các trung vi lượng cần thiết nữa càng tốt. Sử dụng liều cao bằng cách tăng số lần phun chứ không pha đậm đặc, cây không hấp thụ hết, lãng phí.
Ở chỗ mình cũng vậy ! Có vẻ như bà con học theo nhau chăm bón nên tiêu cùng ra lá như nhau. Mình góp ý nhưng chẳng ai chịu nghe cả…
Ở mình cũng vậy, khi mình chỉ thì mọi người nói mình làm lanh, vậy mà giờ mọi người làm theo mình, không bán phân dê mà ủ để bón cho tiêu. Rất tốt đó mọi người hơn cả phân trâu bò…