“Lộ mặt” hoạt động cấp phép “dởm” cho phân bón

, Giao Thương, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 19

Hủy Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận phân bón và Quyết định chỉ định phòng thử nghiệm phân bón đối với 11 đơn vị. Thu hồi toàn bộ các giấy chứng nhận hợp quy đã cấp không đúng quy định. Chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ việc giả mạo quyết định chứng nhận hợp quy trong việc cấp 36 sản phẩm của Cty CP Con Cò vàng …

Đó là một trong hàng loạt nội dung mà Thanh tra Bộ NN&PTNT đã công bố tại bản Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực phân bón mới được cơ quan này thẳng thắn công bố.

Bắt quả tang nhiều vụ sản xuất, buôn bán phân bón giả...

Bắt quả tang nhiều vụ sản xuất, buôn bán phân bón giả…

Không có đủ năng lực kiểm nghiệm

Được biết, trên phạm vi toàn quốc có 11 đơn vị được Cục Trồng trọt của Bộ NN&PTNT chỉ định hoạt động chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón thì kết quả kiểm tra cho thấy, cả 11 đơn vị đều mắc phải những sai phạm “chết người” như các chuyên gia nhưng lại không có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân bón; hoặc không có đăng ký trong lĩnh vực hoạt động chứng nhận; phòng thử nghiệm không được chỉ định thử nghiệm đối với lĩnh vực phân bón, không đủ điều kiện và năng lực theo quy định; thậm chí như ở Cty CP Giám định và khử trùng FFC còn không lấy mẫu phân bón để kiểm nghiệm nhưng vẫn cấp chứng nhận sản phẩm hợp quy…. dẫn đến việc cấp phép cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón một cách tràn lan mà chẳng biết những doanh nghiệp sản xuất phân bón sử dụng những giấy chứng nhận này làm gì sau khi được cấp phép.

Tệ hơn nữa, tại Cty CP Giám định cà phê và hàng hóa XNK (CAFECONTROL) là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cà phê, không hề có nhân viên chuyên ngành về phân bón, không hề có phòng thử nghiệm phân bón, không có đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận chất lượng cũng như hoạt động thử nghiệm phân bón, và thực tế là không hoạt động gì trong lĩnh vực phân bón. Vậy mà Cục Trồng trọt vẫn ban hành quyết định chỉ định cho đơn vị này được hoạt động chứng nhận chất lượng cho các mặt hàng phân bón. Cách làm việc như thế này. Doanh nghiệp sản xuất phân bón đưa đến chứng nhận sản phẩm hợp quy thì giất chứng nhận của CAFECONTROL làm sao mà đảm bảo được những yêu cầu ngặt nghèo về chất lượng mặt hàng phân bón để cung cấo cho nông dân.

Thậm chí, tại Cty TNHH Kencert, cơ quan thanh tra còn phát hiện có hành vi “Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo sai sự thật để đăng ký hoạt động đánh giá phù hợp hoặc đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp”.

…. Vẫn cấp giấy chứng nhận chất lượng phân bón

Điển hình của việc làm này là việc Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (Nafi2) trong quyết định công nhận năng lực số 772/QĐ-CNCL (tại thời điểm này) chỉ công nhận thực hiện đối với phân supe phosphate đơn, nhưng Cục Trồng trọt lại cho phép đơn vị này thực hiện với tất cả các loại phân bón. Vậy thì căn cứ vào đâu để xác định các sản phẩm phân bón được cơ sở này xác nhận hợp quy đảm bảo chất lượng phân bón cung cấp cho bà con nông dân đúng quy định của phát luật.

Tại Cty CP chứng nhận Globalcert, mặc dù được Cục Trồng trọt chỉ định tổ chức chứng nhận nhưng đơn vị này không hề có giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận phân bón; Cty cũng không có cả nhân viên có chứng chỉ người lấy mẫu phân bón; không có hợp đồng lao động với các chuyên gia đánh giá có tên trong danh sách làm việc tại Cty, không có phòng thử nghiệm… tóm lại Cty Globalcert không đủ điều kiện năng lực tổ chức chúng nhận, vậy mà Cty này vẫn “hồn nhiên” chứng nhận chất lượng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA; phân hữu cơ vi sinh Bò Vàng Long Quân 1(COWMAX-01); phân hữu cơ vi sinh IPM 01 (Bio Super); IPM 02; IPM 04 mặc dù những sản phẩm này không hề có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam, và cũng không hề có kết quả đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ của Bộ NN&PTNT

Tại Cty CP Chứng nhận và Giám định Vinacert, đoàn thanh tra phát hiện Vinacert đóng dấu chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm của Cty CP Tập đoàn công nghệ cao quốc tế Con cò vàng nhưng lại không hề có hồ sơ đánh giá chứng nhận hợp quy cho 36 sản phẩm này. Đây là hành vi không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng lại cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp (còn gọi là cấp khống- PV). Chưa kể đơn vị này còn ngang nhiên cấp giấy chứng nhận chất lượng cho 02 sản phẩm phân bón là Hudavil Tiến Thành 1 và Hudavi Tiến Thành 2 là những sản phẩm không nằm trong danh mục phân bón được sản xuất kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam

Đối với Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ, khi tiến hành thanh tra thì đơn vị này không có tài liệu chứng minh kinh nghiệm của nhân viên, theo đó khi được Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT chỉ định là tổ chức chứng nhận kiểm định phân bón hợp quy thì đơn vị này chưa… đủ năng lực (?)

Vậy mà từ năm 2013 cho đến thời điểm thanh tra, Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ đã ký 569 hợp đồng để thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy và cấp giấy chứng nhận hợp quy cho 5141 sản phẩm phân bón, trong đó có 4326 sản phẩm là phân vô cơ, 337 sản phẩm phân hữu cơ, 478 sản phẩm phân bón lá và hiện đang tiến hành chứng nhận chất lượng cho 318 sản phẩm.

Điều đáng lo ngại là từ khi được Cục Trồng trọt chỉ định hoạt động, Đối với Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ đã cấp giấy chứng nhận hợp quy cho 496 sản phẩm phân bón không nằm trong danh mục quy định.

Mặc dù Đối với Trung tâm khảo nghiệm phân bón vùng Nam Bộ chỉ được Bộ Công thương chỉ định là tổ chức chứng nhận phân bón DAP, phân lân nung chảy, vậy mà Trung tâm này đã cấp chứng nhận hợp quy cho 1274 sản phẩm phân bón vô cơ không phải là phân bón DAP và phân lân nung chảy. Đã vậy, sau khi cấp dấu hợp quy cho 276 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân bón, Trung tâm không thực hiện giám sát sau khi cấp dấu hợp quy theo quy định. Và còn nguy hiểm hơn đó là việc khi cấp giấy chứng nhận hợp quy xong, Trung tâm không lưu mẫu các lại phân bón đã được kiểm nghiệm. Do đó không có căn cứ đối chứng sản phẩm doanh nghiệp đưa đi đăng ký với sản phẩm hiện đang sản xuất có chênh lệch không để quản lý và giám sát chất lượng phân bón

Với những bằng chứng rõ ràng nêu trên, vậy thì lấy gì để đảm bảo chất lượng phân bón được sản xuất và kinh doanh trên thị trường? Và lấy cơ quan nào để thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của bà con nông dân khi sử dụng phân bón

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những vấn đề liên quan đến hoạt động cấp phép “dởm” đối với mặt hàng phân bón của Cục Trồng trọt và 11 tổ chức được chỉ định thực hiện trách nhiệm chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón.

Xem thêm: >>  Một thông tin não lòng người dân cả nước

Báo Giá cà phê qua điện thoại
19 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Để triệt để xử lý vụ việc, cơ quan chức năng nên ra quyết định tạm đình chỉ công tác Cục trưởng CTT, là cơ quan chỉ định hoạt động chứng nhận để điều tra. Vụ này rõ ràng “thượng bất chính, hạ tắc loạn” chắc chắn có chia chác phe nhóm. Nông dân đợi xem Bộ NN&PTNT làm vụ này ra sao…

    • Mấy bác công ty cuốc xẻng nói với nhau, nôn vài chục là có ngay hợp quy khỏi cần phải đi đâu cho mất công. Nhưng mấy công ty làm ăn đàng hoàng thì phải lên bờ xuống ruộng vài tháng mới có được giấy chứng nhận. Giờ thì lộ mặt hết trơn, đời mà…!

  2. Phải xử thật nặng vào, bọn này cấu kết chia chác làm thiệt hại cho nông dân biết bao nhiêu. Chỉ khổ nông dân làm nông nghiệp phụ thuộc đủ đường, nào là thời tiết, thị trường, giá cả… lâu giờ lại là vụ phân bón. QUÁ KHỔ !

  3. CAFECONTROL mà được cấp chứng nhận hợp quy phân bón !
    Đúng là thị trường phân bón đã đến hồi bát nháo… Bà con nông dân lãnh đủ !

  4. Ta – Nông dân – Con trời không dám – huống chi đòi xử ngọc hoàng
    Mật ngọt chết ruồi . Miễn là ta đừng làm ruồi !

  5. Bà con đọc để biết, để tự lo cho mình chứ bàn luận làm gì cho thêm mệt.
    Cuối cùng hổng lẽ lại không… chìm xuồng…!

  6. Em bị 1 lần rồi. Giờ đầu tư nuôi dê, bò lấy phân cho chắc, vừa dọn đc vườn vừa có phân bón an toàn, kinh tế…

  7. Rồi cũng như vụ công ty Thuận Phong ở Đồng Nai thôi mà… !
    Phó Thủ tướng có công văn “hỏa tốc” số 6231/VPCP-V1, chỉ đạo thành lập đoàn liên ngành kiểm tra việc xử lý vi phạm tại Cty Thuận Phong trong việc sản xuất, kinh doanh phân bón. Liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NNPTNT, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao. Nhìn vào lực lượng này, có ai không thấy sự quyết liệt của Phó Thủ tướng trong việc dẹp loạn phân bón giả.
    Nhưng rồi cho tới nay thì sao ?… Có vẻ khó khăn như dẹp bọn xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa nhỉ ?!

  8. Thảm họa môi trường. Cá chết… mà còn im ru nữa là phân giả. Chuyện thường ấy mà.
    Không biết vị nào sáng chế ra máy làm phân bò mà vinh danh nhỉ.

  9. Phân hữu cơ vi sinh EMZ-USA không chỉ được cấp chứng nhận hợp quy dổm mà cũng không có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam theo TT 19/2014-BNN nhưng vẫn tổ chức hội thảo hoành tráng tại các tỉnh tây guyên như Dak Lak, Dak Nông.
    Vậy mới tài chứ !

    http://www.baodaknong.org.vn/tin-trong-tinh/mo-hinh-trinh-dien-phan-huu-co-vi-sinh-tren-cay-ho-tieu-tai-xa-dak-sin-41808.html
    http://baodaklak.vn/channel/3681/201508/hoi-thao-gioi-thieu-phan-huu-co-vi-sinh-emz-usa-2405773/

  10. Bọn hại nước hại dân phải bị xử lý thật nghiêm minh mới được. Đất nước mfnh 75% là nông nghiệp mà chúng nó làm ăn tắc trách nhằm lợi ích nhóm như vậy thì ảnh hưởng rất lớn, hậu quả khôn lường.

  11. Cần phải xử lý nghiêm minh, triệt để bọn này, kể cả cơ quan kiểm định sai, cơ quan cấp phép sai, và tất cả doanh nghiệp sản xuất phân bón kém chất lượng. Nếu không làm được thì nên viết đơn từ chức để người khác có năng lực làm việc.

  12. Trồng trọt kết hợp với chăn nuôi để tự cung cấp phân thôi bà con ơi. Không thể trông chờ các ngành chức năng được. Quản lý lỏng lẻo, chia chác… nông dân thiệt đủ đường.

Gửi phản hồi mới

(?)