Lợi thế của cây hồ tiêu

, Thị trường hạt tiêu, 33

tieu-cho-nang-suat-caoNgành hồ tiêu nước ta đang có những bước tiến ngoạn mục, không những đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia với con số năm sau luôn cao hơn năm trước mà còn góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là các vùng còn nhiều khó khăn như Tây Nguyên, Đông Nam bộ, các tỉnh miền Trung…

Vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu số một thế giới suốt 14 năm liền. Nếu như năm 2001, xuất khẩu hồ tiêu mới chỉ trên 50.000 tấn, đạt khoảng 90 triệu USD thì đến năm 2014 đạt trên 134.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD. Từ năm 2008, tốc độ tăng hàng năm đạt 15% – 20%/năm, vượt xa nhiều nước vốn có truyền thống sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu lâu đời. Từ năng suất dưới 1 tấn/ha, đến nay năng suất hồ tiêu Việt Nam đạt bình quân từ 2,3 – 2,5 tấn/ha, số diện tích đạt năng suất 5-6 tấn/ha tăng hàng năm, là ngành hàng có hiệu quả cao nhất trong số 5 loại cây công nghiệp lâu năm của Việt Nam. Tuy diện tích chỉ chiếm 2,5% trong tổng số 2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm nhưng giá trị xuất khẩu đạt khoảng 7.000 USD/ha, gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20% và châu Phi 10%.

Ông Lê Quốc Doanh- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, hiện hồ tiêu Việt Nam có mặt ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tiêu số 1 thế giới trong 4 năm nay. Năm 2013, xuất khẩu đạt 132.000 tấn, đạt 900 triệu USD; riêng 9 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, cả năm dự kiến đạt 1,5 tỷ USD.

Tham gia vào chuỗi giá trị hồ tiêu Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Riêng doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu hiện khoảng 200 doanh nghiệp, trong đó 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu, chiếm 70% sản lượng xuất cả nước. Đặc biệt có 5 doanh nghiệp FDI chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu. Họ cũng là những doanh nghiệp đi tiên phong xây dựng mô hình liên kết chuỗi hiệu quả như: trực tiếp cùng nông dân tổ chức canh tác theo tiêu chuẩn VietGap, IPCGap…sản xuất theo hướng hữu cơ để có sản phẩm an toàn, chất lượng, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến, xâm nhập trực tiếp vào thị trường cao cấp. Theo ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, chính những doanh nghiệp này đã kích thích doanh nghiệp khác trong nước cùng tham gia tạo phong trào gia tăng giá trị cho hồ tiêu Việt Nam.

Các doanh nghiệp tăng mạnh chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu thô, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, cho giá cả gia tăng cao hơn. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, hàng chục nhà máy chế biến tiêu công nghệ hiện đại, công suất 60-70 ngàn tấn/năm, trong đó có 14 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA…

Ngoài những lợi thế trên, người trồng tiêu Việt Nam cũng có nhiều ưu điểm phù hợp đối với loại cây trồng này, ông Đỗ Hà Nam cho rằng, đặc tính nổi bật của nông dân trồng hồ tiêu Việt Nam rất cần cù, chịu khó dù trình độ học vấn đa phần không cao nhưng thông minh, sáng tạo, không ngừng học hỏi. Ví dụ, họ sáng chế ra cách sử dụng trụ sống thay xi măng, bón phân kết hợp tưới, tự chế tạo máy làm tiêu trắng…nên chi phí sản xuất giảm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả canh tác, thu hái…

Nông dân còn có kiến thức, kinh nghiệm tốt về cung cầu thị trường, nên sử dụng hồ tiêu như một loại tiền tệ, lưu trữ để đưa ra thị trường khi có giá tốt nhất. Từ 2006 tới nay, nông dân trồng hồ tiêu Việt Nam là người luôn chủ động quyết định giá, khiến thị trường không bị lũng đoạn, góp phần cùng doanh nghiệp điều tiết giá của thế giới.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
33 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Giá cả là do thuận mua, vừa bán giữa “người bán” và “người mua” mà có. Tui thấy giá thấp quá thì tui hổng bán, chừng nào ông trả được giá thì tui mới bán!
    Người làm ra hạt tiêu có vẻ như có đóng vai “người bán” trên thị trường mặc dù cái chợ tiêu nó ở tận Ấn Độ, Singapore.
    Còn người trồng cà phê thì chỉ đóng vai “người nhận kết quả chốt kèo” sau một phiên chợ mà ở đó “người bán” không phải là người làm ra hột cà phê, thậm chí họ không có hột cà phê nào!
    Mong sao Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam tiếp tục đóng vai trò đầu tàu, để bà con trồng tiêu có chỗ để gửi gắm lòng tin an tâm sản xuất.
    Với xu thế tự nhiên không thể cưỡng lại bằng các biện pháp kỹ thuật, hành chính là bà con đang phá dần Cà phê chuyển sáng trồng và tập trung chăm sóc cây Hồ tiêu, tôi tin chắc là sản lượng Hồ tiêu Việt Nam sẽ còn tăng đột biến trong thời gian tới. Lúc đó vị trí số 1 của Hồ tiêu Việt Nam càng được khẳng định. Không biết lúc đó cung có vượt cầu?

  2. Theo cháu nghĩ thì mỗi tỉnh trồng tiêu trọng điểm cần có một công ty chuyên mua để xuất khẩu ngay tài tỉnh đó. Có máy móc để có thể biết được chất lượng hạt tiêu của nông dân trồng ra. Cháu đang theo hướng hữu cơ bền vững. Mong những doanh nghiệp sẽ về các huyện các tỉnh có tiêu để thu mua nhu những tỉnh đã có công ty về mua. Để nhưng hạt tiêu làm ra của bà con nông dân như cháu bán được đúng giá mà nông dân đã bỏ ra. Cháu ở huyện Châu Đức, BR – VT. Đôi lời chia sẻ cùng cộng đồng. Mong nông dân minh trồng tiêu có năng suất cao. Thân chào mọi người

  3. A Vịnh cho tôi hỏi một số vấn đề. Tôi thấy anh hay chỉ dẫn cho mọi người trị bệnh chết nhanh chết chậm, tuyến trùng hại rể bằng thuốc hoá học. Còn phòng ngừa thì dùng tricô + pseud vào đầu mùa mưa. Vậy anh cho tôi hỏi là nếu như anh nói chỉ cần bỏ tricô + pseud vào đầu mùa thì sẽ ngăn ngừa được nấm bệnh. Vậy thì còn tuyến trùng, rệp sáp thì sao? không lẽ tricô + pseud ngăn ngừa được hai loại côn trùng nguy hiểm này? Tôi trước giờ hay dùng thuốc hoá học định kì đầu mùa giữa mùa và cuối mùa để ngừa bệnh. Vậy nên tôi đang băn khoăn là sử dụng thuốc sao cho hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ môi trường và cả đất nữa. Mong anh chỉ giáo cho.

    • Tôi chỉ nói để anh nghĩ thêm nhé !
      Có bao giờ anh vào bệnh viện, xắn tay lên và nhờ bác sĩ chích cho vài mũi thuốc để ngừa bệnh mà ăn Tết sắp tới. Rồi ra Tết, vào bệnh viện đưa mông ra chích vài mũi thuốc để đi chơi hè cho thoải mái không?
      Tôi sẽ trao đổi tiếp ngay khi nhận được phản hồi của anh !
      Thân

  4. Tôi hiểu ý anh muốn nói ở đây là dùng thuốc hoá học để trị. Còn dùng tricô + pseud để ngừa lâu dài. Nói thật là tôi chưa dùng tricô + pseud để phòng ngừa bao giờ nên tôi rất lo sợ rằng nó không bảo đảm tốt để phòng bệnh. Tôi đang suy nghĩ như thế này anh xem có đúng không. Vào đầu mùa mưa tôi đổ thuốc hóa học xong sau đó tôi đổ trico+pseud ra để ngừa lâu dài. Anh nghĩ sao

    • Tôi rất vui khi anh phản hồi sớm.
      Cách anh nghĩ như vậy là hợp lý. Tôi thường khuyên bà con như một phương châm là: TRỊ BẰNG HÓA HỌC, PHÒNG BẰNG SINH HỌC.
      Nếu để nói bảo đảm thì chẳng có biện pháp nào hoàn hảo, đặc biệt khi môi trường sống và canh tác ngày càng xấu, ngay cả con người cũng chưa bảo về được nữa là !…
      Dùng thuốc hóa học để phòng thì chỉ 1-2 tuần là hết hiệu lực, bệnh tật dễ dàng tái nhiễm, trong khi tồn dư để lại thì hết sức tệ hại. Dùng sinh học để phòng được dài ngày hơn mà môi trường cũng trong lành.
      Thân

    • Chào bác Vịnh. Cho cháu hỏi để phòng tuyến trùng và rệp sáp bằng sinh học thì bác dùng như thế nào ạ.

  5. Vâng. Xin cảm ơn anh, nhân đây tôi cũng mong anh tư vấn cho tôi cũng như bạn hòa hiệp ở trên những loại thuốc sinh học để ngừa các loại bệnh cho tiêu mà anh thấy hiệu quả. Mới đây tôi cũng mới tìm mua được hai loại phân anh tư vấn cho bà con là biogel và biosol. Giờ thì chỉ cần anh tư vấn những loại thuốc sinh học nữa là sang năm tôi có thể tiến hành sử dụng cho vườn tiêu nhà mình.

    • -Tại sao lại đợi sang năm mà không phải ngay ngày mai?
      Tôi hay nhắc nhở luôn dùng tricho để phòng ngừa bệnh, có thể tăng cường pseud nữa. Cơ chế hoạt động của tricho là khi được bón vào đất sẽ phát triển và bảo vệ bộ rễ khiến cho nấm bệnh không thể thâm nhập vào cây gây hại. Nếu để chậm một ngày, khi nấm bệnh thâm nhập trước vào cây tiêu, sau đó dù có bón tricho thì cũng… chịu thua !
      Hãy bổ sung nấm đối kháng tricho cho tiêu ngay khi nghĩ đến nó !

      -Cháu @Hòa Hiệp. Cháu phải dùng thuốc có hoạt chất Carbosulfan để diệt sạch tuyến trùng, rệp sáp. Sau đó hòa nấm đối kháng tricho chung với phân sinh học biogel đổ gốc để hồi sức và phòng ngừa lâu dài. Trong phân sinh học biogel+biosol có cytokinin, được nhà sản xuất thuốc BVTV đăng ký diệt tuyến trùng rất hiệu quả, nếu sử dụng phân này thường xuyên.
      Thân

    • Cháu rất cám ơn bác @Vịnh. Từ khi cháu biết đến diễn đàn này cháu đã dùng biosol và biogel + tricho + (?), tiêu nhà cháu đẹp lên hẳn. Giờ cháu chỉ băn khoăn vấn đề rệp sáp về mùa khô thôi bác ạ. Mà mùa khô mình dùng sinh học nấm ký sinh côn trùng thì ko hiệu quả phải ko bác. Trong khi đó mình đang nuôi tricho thì không dùng hóa học có hoạt chất Carbosulfan được bác ạ.

    • @Hòa Hiệp!
      Dùng gì cũng ko ổn, vậy bạn tính bótay.com à. Về nguyên lý, vi sinh vật chỉ đối kháng với thuốc trừ nấm hoá học chứ ko kỵ thuốc trừ sâu ở nồng độ đã pha loãng để dùng. Tuy nhiên, để cho chắc chắn, sau khi dùng hóa học thì bổ sung tricho lại. Hơn nữa mùa khô mà vườn khoẻ mạnh thì có vắng mặt tricho thời gian ngắn cũng ko hề gì.

    • Chào bạn!
      Bạn yên tâm, mùa khô để sạch nấm bệnh bạn nên dùng boocdo 1% để rửa vườn sau thu hoạch, có xuất hiện rệp sáp, biểu hiện tuyến trùng phải tiến hành trị. Mùa khô dưới tác động của ánh sáng mặt trời, các vi sinh vật có lợi cũng bị tiêu diệt. Vì vậy bạn nên bổ sung vào đầu mùa mưa sau khi đã trị xong chúng, nhớ kết hợp bổ sung nguồn nuôi. Vài hiểu biết nhỏ. Thân!

  6. @ Trần Hùng. Bạn muốn dung tricho hiệu quả lâu dài để cho vườn tiêu bền vững bạn PHẢI sử dụng phân chuồng – hữu cơ – sinh học. Các phân hữu cơ sinh học bán trên thị trương đối với tôi – không tin tưởng mấy – mà chính bạn phải mua phân gia súc gia cầm… công thêm xác bã thực vật như cỏ – bã tiêu – vỏ cafe… ủ với tricho (tricho của cty có uy tin) mới đạt hiệu quả lâu dài. Với tôi trung bình 5kg/1gốc/1năm, cũng có khi 2 lần như vậy. Đồng thời tôi cũng xịt tricho lên lá khi thấy hiện tượng bị nấm trên lá như thán thư, đen lá, khô vằn… Hay những rẫy vùng xung quanh mình có tiêu bị chết, mình cũng phài ngừa ngay bằng 2 lần xịt (đã nói rất nhiều trên trang này rồi). Bạn thấy cần thì xem lại, không phí thời gian đâu mà chỉ làm cho vườn tiêu của bạn an toàn thôi.

  7. Chào chú Nguyễn Vịnh cháu có hai câu hỏi đặt ra và mong chú phản hồi sớm:
    1. Sau khi trị tuyến trùng trên rễ tiêu bằng thuốc hóa học thì khoảng thời gian cách ly là bao lâu để sử dụng tiếp nấm trichoderma để phòng bệnh trên cây tiêu.
    2. Sau thu hoạch có nên bón lót cho cây tiêu bằng phân hữu cơ không chú?

  8. – Mỗi loại thuốc hóa học có thời gian cách li riêng được ghi rõ trên bao bì sản phẩm, nhưng thông thường là 15 ngày.
    – Sau thu hoạch đến đầu mùa mưa là giai đoạn bón hữu cơ tốt nhất.

  9. Tôi cảm ơn anh Vịnh và anh Lập rất nhiều. Nếu tôi chỉ dùng tricô + pseud mà không dùng thuốc hoá học thì có bảo vệ được vườn tiêu không?

    • Chào @trần hùng. Bác Vịnh giải thích rất rõ là : “trị bằng HÓA HỌC, phòng bằng SINH HỌC”. Nên khi biểu hiện bệnh thì mới dùng hóa học còn bình thường thì dùng tricho + pseud.
      Thân

  10. Cây nào sức đề kháng yếu thì dễ bị bệnh và chết, chúng ta không nên cứu làm gì. Theo quan điểm của cháu cây nào bệnh vàng gần chết thì nhổ trồng lại là cách tốt nhất.

  11. Chào anh Trần hùng!
    Theo tôi hiểu thì anh trồng tiêu cũng đã lâu năm và cũng chưa từng dùng vi sinh vật cho vườn tiêu của mình. Thôi thì thế này anh ạ, nếu anh dùng hóa học vẫn bảo vệ được vườn tiêu thì nên cứ thế mà làm, chuyển sang hướng sinh học làm chi cho cực. Muốn dùng vi sinh vật thì anh phải hiểu về nó, ít ra cũng phải hiểu tương đối. Chứ tự nhiên anh đưa câu hỏi như vậy chắc ko ai trả lời chính xác cho anh được đâu. Có thể tôi dùng vi sinh vật rất hiệu quả, nhưng khi tư vấn cho anh dùng thì ko có tác dụng thì sao. Dùng hóa học thì dễ, chứ dùng vi sinh chống lại vi sinh thì cũng giống như thuật dụng binh trong quân sự vậy. Phải biết nuôi binh, huấn luyện cho tinh nhuệ, khi lâm trận phải phải biết áp dụng đúng kỹ, chiến thuật, phối hợp các binh chủng nhuần nhuyễn,… mới mong giành được chiến thắng.
    Theo tôi, biện pháp tốt nhất là dùng hóa học trị tuyến trùng và rệp sáp, dùng vi sinh đối phó với nấm bệnh. Tricho có thể ngăn cản làm cho trứng của tuyến trùng ko nở được, tricho ko làm gì được tuyến trùng trưởng thành. Vì vậy sau khi diệt xong tuyến trùng bằng hóa học, bổ sung tricho thường xuyên sẽ ngăn tuyến trùng bùng phat trở lại.

  12. Cảm ơn mọi người rất nhiều. Lâu nay tôi chỉ dùng hoá học nên hiểu biết về sinh học rất hạn chế. Từ lúc biết được trang giatieu.com này mới mày mò về thuốc sinh học. Theo tôi nghĩ chắc mttaynguyên đang sử dụng thuốc sinh học để phòng bệnh cho tiêu rất hiệu quả. Nếu đúng như thế thì mạn phép mttaynguyên chia sẻ quy trình chăm sóc cho cây tiêu đầu mùa cho tới cuối mùa thu hoạch với. Nói thật là tôi cũng hay quên. Nếu có thể mttaynguyên chia sẻ quy trình ngừa bệnh giúp cho tôi vào địa chỉ ; nguyenbaohung738@gmail.com rồi tôi nhờ đứa con in ra giấy để tôi làm tài liệu bên mình. Rất mong mttaynguyen giúp đỡ. Xin cảm ơn, chúc mọi người sức khoẻ.

  13. Nếu anh Trần hùng vẫn còn theo dõi mục này thì tôi xin nói thêm, tôi sẽ đưa ra 1 ví dụ rất sát để anh dễ hiểu nhất về việc sử dụng vi sinh vật.
    Giả sử trong nhà anh có 1 đàn chuột đang sinh sôi nảy nở từng ngày. Chúng cắn phá tàn khốc tất cả mọi thứ đồ đạt trong nhà.. Để tiêu diệt chúng, anh có thể dùng 2 biện pháp cơ bản. 1 là dùng hóa học, 2 là dùng sinh học.
    Nếu dùng hóa học, anh sẽ mua thuốc kẽm trộn với thức ăn sau đó để vào mọi ngóc ngách trong nhà. Mấy hôm đầu chuột vô tư ăn bả nên chết rất nhiều. Nhưng về sau chúng quen dần nên cảnh giác ko na nữa (lờn thuốc hóa học). Phần nữa thuốc sẽ vương vãi trong nhà gây ô nhiễm môi trường.
    Nếu dùng sinh học, anh sẽ mua mèo con về nuôi. Vì chuột nhiều 1 con diệt ko hết thì anh phải mua nhiều con. Mèo con mới mua còn nhỏ ko bắt chuột được nên anh phải cho chúng ăn cơm cá. Khi chúng đủ lớn thì tự chúng tiêu diệt hết chuột cho anh. Khi trong nhà hết chuột, ko còn thức ăn, anh bắt buộc phải cho chúng ăn cơm. Nếu anh bỏ đói, chúng sẽ chết hoặc bỏ đi. Chuột ngoài đồng thấy nhà vắng mèo lại lũ lượt kéo vào.
    Mong rằng qua sự ví von của tôi có thể giúp anh hiểu được phần nào ưu khuyết điểm giữa 2 biện pháp hóa và sinh học. Chúc anh thành công với sự lựa chọn của mình!

  14. Chào Anh Vịnh!
    vườn tiêu tơ vừa đôn xong có dấu hiệu bị rệp sáp, đào một số trụ khả nghi thấy có 5-7 con rệp sáp dưới gốc, nhờ Anh tư vấn dùng thuốc gì để trị, dùng thuốc có hoạt chất Fenronophos được không Anh.
    Rất mong nhận phản hồi của Anh và cộng đồng chỉ bảo
    xin cảm ơn

  15. Tôi đã hiểu mttaynguyen muốn nói. Chỉ cần sử dụng vi sinh vật nhiều và có nguồn thức ăn cho chúng như phân chuồng thì chúng sẽ bảo vệ được vườn tiêu khỏi bị bệnh tấn công. mttaynguyên tư vấn cho tôi các loại vi sinh vật nào tốt nhất để tôi cùng sử dụng với. Xin cảm ơn

  16. Xin chào bà con cộng đồng Giatieu.com! Tôi có đôi điều chia sẻ cùng với bà con theo chủ đề về thị trường giá cả hồ tiêu để bà con tham khảo:

    Đã thất mùa làm thế nào để đỡ thất giá?

    Vụ tiêu 2015 của VN đã vào kỳ thu hoạch, nhiều bà con nông dân trồng tiêu đã phải bán tiêu ngay mới thu hoạch lác đác để ăn tết và thanh toán các khoản nợ.
    Các nhà đầu cơ đã và đang đưa ra nhiều thông tin về giá, gây nhiễu thị trường, đánh vào tâm lý bà con nông dân và doanh nghiệp VN, nhằm đẩy giá xuống, mua gom hàng với giá rẻ vào thời gian thu rộ (tháng 2, 3, 4), sau đó chờ thời cơ khi thị trường khan hiếm hàng, bung ra bán kiếm lời giống như năm 2011, 2013, 2014.
    Trước tình hình này bà con hãy bình tĩnh, đồng lòng không bán ồ ạt với giá thấp, càng đẩy giá xuống, sẽ rơi vào bẫy các nhà đầu cơ. Bà con có thể ký gửi hàng vào kho doanh nghiệp lớn, mạnh về XK tiêu. Doanh nghiệp ứng trước cho bà con 70% giá trị lô hàng ngay khi gửi vào kho (không lãi suất). Trong thời gian 6 tháng, tùy bà con tùy chọn thời gian bán lúc nào, doanh nghiệp sẽ thanh toán tiền 100 % cho lô hàng đã gửi theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán… Cách làm này nhiều DN mạnh như Intimex, Phúc Sinh, Olam, Nedspice, Haris Freeman, Hapro v.v… đã phối hợp với nông dân nhiều tỉnh thực hiện khá hiệu quả trong năm 2014.

    • Tôi có đứa cháu,làm văn phòng Cty FDI tại thành phố chuyên kinh doanh hạt tiêu, có ý định đưa Cty lên một số huyện ở Tây nguyên tìm kiếm nguồn hàng vụ mới để thu mua XK. Nhưng khi đọc 1 bài báo của Tổng cục Thủy Lợi nói về tưới nước cho hồ tiêu, lãnh đạo Cty đã thẳng thừng gạch bỏ tên huyện đó ra khỏi danh sách dự kiến sẽ đến, do trong bài báo ca ngợi 1 vườn tiêu đẹp tại huyện này bón phân NPK tới 5 tấn/ha/năm.
      Chuyện này nên nghĩ sao giatieu.com !

    • Cái này gọi là “ếch chết tại mồm !”
      Mong bà con trồng tiêu quan tâm chăm sóc theo hướng hữu cơ sinh học để hồ tiêu VN ngày càng thu hút thị trường toàn cầu với giá cả hợp lý hơn nữa.

    • Cách chăm sóc hồ tiêu quá lạm dụng vào phân thuốc hóa học sẽ còn là vấn nạn của ngành hồ tiêu VN, khó mà giải quyết được trong tương lai gần.

  17. Nếu được như chú Hoàng Lân nói thì chắc chắn bà con trồng tiêu ai cũng muốn làm như chú nói… nhưng mà ở chỗ của con tìm đâu ra được những công ty đó hả chú.

    • Cháu @tuan le.
      Theo chú nghe tin, mô hình này ở chỗ cháu nhiều hơn bất cứ tỉnh huyện nào trồng tiêu ở Đông Nam bộ. Cháu hỏi thăm Khuyến nông Huyện thì biết rõ hơn.

  18. Cháu chào chú Vịnh và mọi người.
    Chú và mọi người ai biết công ty nào bán lưới để làm giàn che nắng cho tiêu thì chỉ giúp cháu với, cháu ở Ea H’Leo – Dak Lak.
    Chú Vịnh ơi, năm tới cháu trồng khoảng 1000 trụ bê tông, khoảng cách là 2,2 x 2,2m, cháu tính mua lưới có chiều ngang là 2m và độ che mát là 50%
    Với khoảng cách và loại lưới như vậy đã hợp lý chưa chú? Cháu cảm ơn!

    • Bạn lên chợ BMT, tha hồ lựa chọn loại mình ưng ý theo nhu cầu, giá cả cũng hợp lý.
      Theo mình, diện tích lớn thì bạn trồng khoảng 1.600 trụ/ha ( 2,5 x 2,5) là thích hợp.

Gửi phản hồi mới

(?)