Phân bón hữu cơ sinh học cao cấp của tập đoàn Synergy Ấn Độ

(Nhập khẩu 100% từ Synergy Ấn Độ)

biosol-biogel-phan-bon-huu-co-sinh-hoc

Biogel – Biosol được chứng nhận là sản phẩm 100% hữu cơ, bởi tổ chức VOCA (Vedic Organic Certificate Agency) Ấn Độ, số chứng nhận IA-013-2010, thích hợp cho các chương trình nông nghiệp hữu cơ bền vững, sản phẩm thân thiện với môi trường, tạo ra nông sản an toàn cho người dùng. Đặc biệt sản phẩm dạng gel vi sinh lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, liều sử dụng thấp 5-8kg/ha đối với cây công nghiệp, lúa 2-3kg/ha.

BiogelTM-BiosolTM là một tiến bộ mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thông qua con đường lên men tảo biển Sargassum Wightii, vi tảo Chroococcus Turgidus,… và công nghệ đặc biệt đã đưa vi khuẩn hiệu ứng về dạng tiềm sinh vào trong sản phẩm: vi khuẩn cố định đạm (Azotobacter), vi khuẩn phân giải lân (Bacilus.sp), vi khuẩn quang hợp (Photosynthesis bacteria),

Chính nhờ vào thành phần độc đáo của sản phẩm: chứa đa lượng (N.P.K), trung lượng (Ca,Mg,S), vi lượng (Cu,Fe,Zn,B), vi sinh vật ở dạng tiềm sinh, kích thích tố sinh học (Auxin, Cytokinin, Gibberelin, Alginic acid), hỗn hợp Amino acid, vi tảo Chroococcus Turgidus giúp cho sản phẩm tác động rõ nét trên cây trồng với một liều lượng rất thấp trên một đơn vị diện tích, khi đưa sản phẩm này vào cây trồng giúp giảm được một lượng lớn phân bón hóa học (tùy mức độ sử dụng).

BiogelTM-BiosolTM  được sử dụng cho mọi giai đoạn của cây trồng, kích thích ra hoa, đậu trái, nuôi trái lớn, phát triển cành, phục hồi vườn cây sau thu hoạch, chống suy cây, chống rụng chuỗi non (tiêu), rụng trái non (cà phê)

Biogel với hệ vi sinh vật tiềm sinh khi vào đất sẽ tăng sinh mạnh mẽ trong vùng rễ, giúp bảo vệ hệ rễ cây trồng khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh, Auxin làm kích thích hệ rễ phát triển mạnh hơn, Biogel sẽ cải thiện được “sức khỏe của đất”, giúp chuyển hóa dinh dưỡng từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu cho cây sử dụng, giúp tăng cường khả năng tái canh cà phê trên nền đất cũ

Hồ tiêu là một đối tượng rất dễ bị bệnh hệ rễ do nấm, tuyến trùng… Biogel sẽ giúp cho hạn chế được nấm bệnh hệ rễ, đặc biệt giúp rễ tiêu phát triển mạnh hơn. Mặt khác hồ tiêu là một loại cây rất thích hợp với nguồn phân bón hữu cơ, càng sử dụng nhiều phân bón hữu cơ sẽ giúp giảm đáng kể các bệnh hệ rễ cho cây

BiogelTM-BiosolTM  rất thích hợp với cây hồ tiêu, giúp bảo vệ hệ rễ, kéo dài chuỗi tiêu (sử dụng trước khi ra hoa), tăng kích cỡ hạt tiêu, kích thích ra hoa tập trung, chống rụng chuỗi non, tăng sức đề kháng với nấm bệnh, cung cấp vi lượng cho cây

Đối với cà phê, sử dụng trong giai đoạn mùa tưới sẽ kích thích ra hoa tập trung hơn, giảm rụng hoa, tăng quá trình thụ phấn, cung cấp khoáng vi lượng cho cây. Đến giai đoạn phát triển trái, sử dụng BiogelTM-BiosolTM  sẽ giúp giảm hiện tượng rụng trái non, làm tăng kích cỡ nhân, chắc hạt, tăng cành dự trữ cho năm tới, giảm lượng phân bón hóa học, góp tăng cường dinh dưỡng

Tóm lại những tác động rõ nét của BiogelTM-BiosolTM  lên cây trồng:

  • Kích thích ra hoa đậu trái nhiều hơn, giảm rụng hoa, rụng trái non
  • Giúp chuyển hóa dinh dưỡng trong đất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu cho cây thấp thụ, tăng cường hoạt động của vi sinh vật hữu ích trong đất, giảm các bệnh hệ rễ
  • Kích thích hệ rễ phát triển cực mạnh, giảm lượng phân bón hóa học (tùy mức độ)
  • Lá to hơn, xanh, dày, tăng quá trình quang hợp giúp tăng năng suất cây trồng
  • Giúp hạn chế tuyến trùng, các bệnh nấm tập trung vùng rễ
  • Phục hồi vườn tiêu, cà phê, trà già cỗi, vườn cây sau thu hoạch, hỗ trợ vườn cà phê tái canh

Thành phần dưỡng chất độc đáo của BiogelTM-BiosolTM

Sử dụng BiogelTM-BiosolTM  trên cây trồng giúp giảm được lượng phân hóa học và các  thuốc bảo vệ thực vật khác, giúp tiết kiệm chi phí tối đa & đem lại lợi ích lâu dài do đất trồng không bị thóai hóa, nghèo dinh dưỡng. BiogelTM-BiosolTM  còn được sử dụng rất có hiệu quả trên cây có múi, rau, hoa, trái cây, cà phê, chè, cao su…

XỬ LÝ PHÂN HÓA MẦM HOA VÀ NUÔI DƯỠNG TRÁI

Để sử dụng có hiệu quả mỗi dạng phân bón BiogelTM-BiosolTM cần chú ý cách sử dụng như sau:

Ghi chú:

  • BiogelTM có chứa vi khuẩn hiệu ứng E.M (Effective Microoganism). Không bón chung với vôi và thuốc gốc Đồng, thuốc kháng sinh. Có thể sử dụng máy phun để sục dung dịch Biogel vào vùng rễ cây trồng (bỏ béc phun ra)
  • Phối hợp BiogelTM-BiosolTM  để phát huy hiệu quả cao nhất cho cây trồng
  • Biosol TM có thể trộn chung với các loại thuốc BVTV khác sau khi hòa loãng và sử dụng riêng lẽ.

Xin chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin dùng BiogelTM-BiosolTM trong thời gian qua

940 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Loại phân này chưa hề thấy ở chỗ tôi. Bác nào sử dụng rồi xin cho cộng đồng biết hiệu quả cụ thể.

    • Văn Dân đã dùng loại phân Biosol xịt trên lá, đồng thời tưới gốc Biogel thấy có hiệu quả tiêu không còn rụng trái nữa, trước đó tiêu Văn Dân rung trái nhiều quá sốt cả ruột.
      Bạn muốn mua loại phân trên hoặc ship hàng, liên hệ số ĐT : 0944.385 518 ( anh Ri, Km 8 – QL 27 – ĐakLak )
      Chào bạn

    • Cám ơn giatieu.com đã giới thiệu loại phân sinh học cao cấp Ấn Độ này cho bà con trồng tiêu.
      Tuy mới sử dụng 2 chu kỳ phun lên lá nhưng tôi thực sự rất bằng lòng với vườn tiêu nhà hiện nay. Mong bà con lựa chọn loại phân bón đạt hiệu quả cao này cho tiêu của mình. Thân ái.

    • Có thể liên hệ qua đt với chú Ri để ship hàng cho bạn…

  2. Dòng phân hữu cơ này có đầy đủ các thành phần đa, trung vi lượng và một số vi sinh vật có ích, chắc mình cũng tìm mua để dùng thử xem hiệu quả thế nào, nếu tốt thì sau này dùng luôn.

    • Mình cùng mới mua biogel+biosol và mấy thứ ở chỗ chú Ri. Chú gửi xe qua cho mình…

    • Ở thị trấn Ea H’Leo liên hệ chỗ chị Trúc, Sđt: 0934.757523

  3. Phân hữu cơ có vi sinh vật hữu ích sẽ tăng sinh và sức kháng bệnh của tiêu rất tốt.
    Tôi thấy dùng phân Biosol và Biogel, cho thêm tricho nữa là tiêu của mình Ok luôn !

  4. Có người bạn thân bên Châu Đức, Bà Rịa qua chơi tặng nhà 2 hộp Biosol và Biogel. Bạn ấy bảo dùng loại này chống hiện tượng rụng chuỗi tiêu rất hay, tiêu nhà bạn đang rụng tới 20-30% nhìn xót cả ruột mà dùng chỉ vài hôm là dứt ngay. Tôi vừa dùng sáng nay nên chưa thấy được hiệu quả.

    • Chào cộng đồng.
      Khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh của phân Bio này tôi chưa thể kết luận, do tiêu vườn nhà hiện cũng không có biểu hiện bệnh gì vì được phòng ngừa thuốc + nấm đầy đủ. Nhưng về dinh dưỡng cho tiêu thì tôi đánh giá rất tốt, nhất là chống rụng chuỗi tiêu so với những loại trước đây đã xịt thì rất hay. Tôi chọn loại này để dùng lâu dài. Mong các bạn trên cộng đồng cũng có lựa chọn đúng cho mình. Thân

    • Loại phân Biosol xịt trên lá, Biogel tưới gốc Văn Dân đã dùng thấy có hiệu quả chống rụng trái rất tốt, tuần tới Văn Dân tiếp tục xịt lại lần 2, mình nên xịt khi chưa rụng, chứ không nên chờ thấy tiêu rụng chuổi khi đó mới chạy đôn, chạy đáo tìm mua xịt, lúc này ít nhiều cũng bị thiệt hại.
      Thân chào bà con

  5. Cháu thường xuyên ghé vào trang web giatieu.com nhưng chính yếu là ghé tham giảo giá tiêu tại Bà Rịa thôi. Cháu là sinh viên ngành cơ khí ô tô nhưng ở quê nhà có vườn tiêu, vườn cà phê nên cũng dành nhiều thời gian tìm hiểu kĩ thuật trồng, chăm sóc và quản lý dịch hại trên cây tiêu, cà phê.
    Cháu thường học hỏi ở nhiều kỹ sư chuyên ngành, tìm đến nhiều nơi: Trung tâm Đất và Phân Bón tại Tp.HCM, Viện KHKT Nông Nghiệp Miền Nam, các công ty Phân bón trong nước. Nhờ những kiến thức cơ bản nhưng không kém phần hiểu quả giúp gia đình cháu quản lý vườn tiêu, cà phê ngày càng đạt năng suất cao hơn, và bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đã không còn xảy ra tại vườn tiêu của Cháu.
    Dịp tình cờ, Cháu đã mua sản phẩm phân bón lá Biosol và đổ gốc Biogel về cho Ba cháu sử dụng do Công ty đưa về Châu Đức bán. Không ngờ lên trang web này Cháu lại thấy giới thiệu về sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học này. Ba cháu sử dụng trên cây tiêu trong thời gian ra hoa đậu quả thì thấy kết quả: Chuỗi tiêu đã kéo dài ra hơn mấy năm trước khi chưa dùng phân này, bông đậu nhiều hơn, hiện tượng rụng chuỗi giảm, lá xanh bóng và dày lên… những cây tiêu có hiện tượng hơi vàng lá thì khi bón phân bón gốc vào thì lá cây trở nên xanh hơn. Dùng trên cây cà phê thì ba cháu cũng thấy kết quả khả quan như lá xanh hơn, hạn chế rụng trái non khi vào mùa mưa gió kéo dài,…
    Với hiệu quả mang lại từ việc dùng phân bón của công ty đã tạo niềm tin cho Cháu tin tưởng hoàn toàn vào sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học này.
    Song song với sử dụng phân bón của Quý công ty, cháu đã sử dụng kết hợp các biện pháp phòng sâu bệnh hại đơn giản, chí phí đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả cao do Cháu đúc kết từ vườn tiêu, cà phê tại nhà, từ các tài liệu của ĐH Huế, một số tập sách của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa… Cháu cũng đã chia sẻ cho những người hàng xóm xung quanh, kết quả mang lại cũng khả quan. Cháu vẫn muốn thảo luận và chia sẻ cũng với các nhà nghiên cứu, các bác nông dân để Cháu nâng cao thêm kiến thức, nhằm hỗ trợ cho vườn tiêu, vườn cà phê nhà cháu.
    Cảm ơn đã cho Cháu chia sẻ và trao đổi cùng với mọi người và đồng thời Cháu cũng cảm ơn công ty đã cho cháu tiếp cận đến sản phẩm phân bón của công ty.

  6. Tôi mới đầu tư trồng 3 sào tiêu, hiện tiêu đang có bông mùa đầu tiên. Vừa qua người làm cho biết bông bị rụng khá nhiều, khoảng 10-15%. Tôi có mua Biosol để cho xịt lá và Biogel đổ gốc vào sáng chủ nhật. Trưa nay là được 6 ngày, người làm báo cho biết không còn thấy rụng bông nữa. Tôi mừng quá, xin giới thiệu sản phẩm này với bà con. Mọi người dùng thử, tôi thấy hiệu quả trước mắt là tốt, sẽ mua tiếp loại này để dùng. Rẫy tôi ở Ea Bar, Buôn Đôn. Thân chào.

  7. Xin công ty tư vấn.
    Hiện nay tôi có 400 gốc tiêu kinh doanh trồng được 6 năm và 800 gốc tiêu đang ra bông lứa đầu tiên. Xin được tư vấn sử dụng sản phẩm Biosol và Biogel thế nào cho hợp lí. Cám ơn.

    • Xin chào bạn Hoàng Hải. Với tình hình tiêu của bạn, xin tư vấn như sau:
      -Biogel: 1 hộp hòa loãng, chia đều tưới cho 100-120 gốc tiêu KD, hoặc 120-150 gốc tiêu mới ra bông lứa đầu tiên. Lượng phân đã hòa loãng phải tối thiểu tưới được mỗi gốc 1 lít vào mùa này, nếu bạn hòa loãng hơn thì càng tốt…
      -Biosol: 1 hộp hòa loãng 3-4 phuy nước, phun ướt đẩm cả hai mặt lá, lặp lại định kỳ tháng/lần, nếu lần đầu và lần thứ 2 cách khoảng 3 tuần.
      Cần tư vấn thêm về sản phẩm, bạn gọi theo số Đt: 0944.385.518
      Chúc bạn sức khỏe và thành công.

    • Chào Biogel-sol !
      Có thể cho tôi hỏi thêm một chút:
      -Thứ 1: Trước lúc tiêu ra hoa mình nên sử dụng phân mấy lần ? Mình phun khi thấy hoa chuẩn bị nhú ra hay là sử dụng trong quá trình mình phục hồi sức cho cây tiêu ? Trước lúc sử dụng có cần tưới nước cho đất ẩm hay không ?
      -Thứ 2: Mình có thể phun trực tiếp khi cây đang ra bông hay không ? Vì nhiều người cho rằng lúc này không nên phun, mong Biogel-sol cho ý kiến về vấn đề này ?
      Xin cảm ơn và chúc sức khỏe !

    • Xin chào bạn @trung tín.
      -Sau thu hoạch, cần phục hồi sức để làm bông, dùng phối hợp Biogel-sol trước khi hãm nước. Khi tiêu ra lá non, ra chồi bông vẫn dùng được nhưng cẩn trọng về liều lượng và thời gian phun.
      -Khi bông đang thụ phấn, chỉ đổ gốc Biogel. Phun xịt bất kỳ loại gì tiêu cũng bị bồ cào.
      -Sau khi bông thụ phấn, cần dùng phối hợp Biogel-sol để chống rụng bông và tăng sinh.
      -Dùng Biogel có thể cho thêm vi nấm Trichoderma, Pseudomonas sau khi đã hòa loãng riêng rẽ.
      -Luôn pha Biogel-sol theo đúng liều lượng được hướng dẫn.
      Chúc bạn thành công.

  8. Xin chào.
    Tôi trồng tiêu trên đất cà phê già cỗi bị sâu bệnh nên phá bỏ, qua được 2 mùa mưa, mùa này trồng tiêu là mùa thứ ba, trồng được 3 tháng rồi. Xin tư vấn kỹ thuật để tôi sử dụng sản phẩm phân Biogel và Biosol, tôi xin cám ơn.

    • Xin chào bạn Hòa Ning.
      Đất cà phê thanh lí thường đã bị hư do tồn dư của phân, thuốc hóa học, thêm vào là các loại nấm bệnh, tuyến trùng… Không rõ là bạn đã xử lí đất sạch chưa? Coi như khâu xử lí đất đã xong nên bạn đã trồng tiêu.
      -Bạn dùng Biogel 1 hộp hòa loãng với 500-1000 lít để tưới đều cho 180-200 gốc tiêu con, lặp lại sau khoảng 1 tháng, để vừa tăng cường dinh dưỡng, vừa cung cấp vi sinh vật (quan trọng) và xử lý tồn dư hóa học trong đất. Sau đó, bạn lặp lại theo định kỳ.
      -Biosol 1 hộp hòa loãng với 3-4 phuy nước, phun đẩm lên hai mặt lá và lặp lại theo định kỳ.
      Bạn ước tính lượng sử dụng để hòa loãng hợp lí, tránh dư thừa lãng phí. Chúc bạn thành công.

    • Chào cộng đồng giatieu.com. Tôi sử dụng phân bón lá để xịt cho tiêu sau khi đậu hạt. Nhưng khi pha vô phi thì lại gây phản ứng hoá học sủi bọt như là có gas vậy (do phi rửa chưa kĩ). Không biết như vậy có làm chất lượng sản phẩm giảm đi không vậy?

    • Chào @hoa binh.
      Ban đang hỏi về một vấn đề rất nghiêm trọng trong việc sử dụng phân bón lá hiện nay, đó là sản phẩm bón lá ngày càng hiện đại nhưng hiểu về nó thì cũ kỹ, lạc hậu nên có nhiều sai lầm.
      -Khi bạn thấy sủi bọt lên như có gas là do sản phẩm giàu dinh dưỡng (đậm đặc chăng?), bạn pha trong phuy vừa mới dùng để xịt THUỐC SÂU BỆNH gì đó có hóa chất mà không súc rửa sạch là do cho rằng có thể pha phân bón lá chung với thuốc BVTV. Phản ứng sủi bọt tôi dự đoán là khí NH3, và có nghĩa là bạn đã làm thất thoát một lượng đạm khá lớn, rất lãng phí. Điều này cho thấy có nên pha thuốc BVTV vào chung với phân bón lá không? Đây là bài học sâu sắc bạn vừa nhận được.
      -Có thể bạn và nhiều bà con khác thường pha chung mà không thấy gì. Trên bao bì các sản phẩm, nhất là phân bón lá cũng có ghi rõ “có thể pha với thuốc BVTV”. Ghi như vậy cũng không sai, vì nhà sản xuất phân không thể biết bạn pha với thuốc gì, nhóm chất nào? Mà thuốc BVTV có hàng nghìn loại. Và sản phẩm phân cũng hàng nghìn loại… trong đó có rất nhiều loại pha chung được.
      -Tôi đọc nhiều bài báo của các nhà chuyên môn viết về phân bón lá. Vị này thì nói không pha với thuốc bệnh, pha được với thuốc sâu. Vị kia thì nói ngược lại… Vị khác nữa thì “được tất.” Thế là bà con mình gặp ai thì theo đó mà quên chú ý điều rất quan trọng là phân bón lá mình dùng thuộc loại gì? Vi lượng, trung lượng, khoáng đậm đặc, siêu lân, siêu kali, đa thành phần, có chất kích thích, điều hòa… đậm nhạt khác nhau nhiều vô kể. Nên khi pha chung với thuốc không loại trừ có thể có phản ứng hóa học xảy ra, vì cũng không biết thuốc thuộc nhóm, chức nào…
      Vấn đề này khá phức tạp, dài dòng, xin được trao đổi dần dần với cộng đồng.
      Có thể bạn @hoa binh pha không theo liều lượng chỉ định của phân bón lá, thông thường là 1 phần nghìn, mà pha nhiều phân, ít nước quá phải không?
      Một bài học rất đáng giá, may mà không gây thiệt hại gì. Lỡ như trường hợp này thì vô cùng đáng tiếc >> http://www.giatieu.com/ia-grai-co-phai-tieu-bi-chet-do-sau-khi-phun-thuoc-tru-sau/3110/
      Mong bà con mình cũng rút được kinh nghiệm này. Thân

    • Chào bác Vịnh.
      Nói tóm lại theo bác là không pha chung phân bón lá với thuốc BVTV? Mong bác trả lời sớm, nhà cháu sắp phun nên cần biết. Cám ơn bác.

    • Chào anh Nguyễn Vịnh. Cảm ơn anh đã phản hồi. Phuy em mới phun thuốc sâu xong ( … ) có ghi là có thể pha với thuốc BVTV nếu hòa riêng. E chỉ tráng phuy sơ qua rồi em hoà thuốc nhưng không ngờ là gây phản ứng hoá học. Như vậy là làm chất lượng sản phẩm bị giảm đi phải không anh. Có ảnh hưởng gì đến cây không vậy?

    • Trả lời chung cho 2 bạn @Thanh Vân, @hoa binh.
      -Phản ứng sủi bọt làm mất đạm trong phân bón lá gây uổng phí, còn tác hại gì nữa cũng không lường hết được.
      -Thường xảy ra khi nồng độ pha còn đậm đặc, chưa hòa loãng.
      Tôi lấy phân Biosol có quảng cáo trên đây để ví dụ (còn cụ thể tên loại phân, thuốc mà các bạn phản ánh không được hiển thị vì lí do tế nhị, các bạn thông cảm.) có thể trộn chung với các loại thuốc BVTV khác sau khi hòa riêng rẽ mỗi loại. Nghĩa là các bạn phải hòa loãng cả 2 loại rồi mới trộn chung sau. Chứ không pha theo cách hòa loãng 1 loại xong rồi đổ tiếp loại thứ 2 vào nên mới xảy ra phản ứng.
      -Một nhà sản xuất cho biết hiện tượng sủi bọt thường xảy ra với loại phân bón lá có nhiều thành phần, giàu đạm, mà không xảy ra với loại có N = 0. Do đó phải pha loãng phân trước rồi mới đổ thuốc pha loãng vào sau (giống cách pha booc-do vậy!), Còn về thuốc thì không rõ, nhất là chất phụ gia thường không yêu cầu công bố.
      -Khi pha chung nên pha từ từ để xem có phản ứng gì lạ xảy ra không.

      Như tôi đã nói, do nhiều loại phân, nhiều loại thuốc…, vì mình không thể lường hết được nên tôi thường xịt riêng rẽ, không pha chung, pha đúng liều lượng hướng dẫn, để tránh điều đáng tiếc.
      Thân

  9. Mọi người cho tôi hỏi, tôi định trồng xen tiêu với cafe nhưng lại nghe đất cà phê thanh lí thường đã bị hư do tồn dư của phân, thuốc hóa học, thêm vào là các loại nấm bệnh, tuyến trùng… Vậy trước khi trồng tôi phải xử lý đất như thế nào?

  10. Chào @Lê Đức Thịnh
    Xử lý đất cà phê thanh lý không hề đơn giản, đặc biệt tuy có nhiều nhà khoa học tham gia nhưng vẫn chưa có một qui trình chuẩn nào được đưa ra. Bởi lẽ mỗi vùng đất sẽ có những tồn dư cũng như sâu bệnh hoàn toàn khác nhau. Theo tôi, ý kiến của bà con là đã định hướng được vấn đề, bạn cần xem kỹ đất thanh lí của mình có vấn đề gì thì xử lí theo vấn đề đó.
    -Về tồn dư hóa chất, tăng cường vi sinh vật hiệu ứng EM, trồng vài lứa hoa màu ngắn ngày góp phần giải phóng tồn dư.
    -Về nấm bệnh: Xử lý tuyến trùng, rệp sáp và các côn trùng có hại khác bằng thuốc hóa học và sinh học trước đã. Sau đó bón nấm đối kháng Trichoderma để phòng và tiêu diệt các loại nấm độc hại.
    -Cải tạo đất băng mùn, phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh và điều chỉnh độ pH của đất bằng vôi, lân…
    Đây là những vấn đề cơ bản cần giải quyết trước khi tái canh cà phê hay trồng tiêu. Chúc bạn thành công. Thân

  11. Đừng kết tội nhiều quá về dất đã trồng cà phê, nông trường Thắng Lợi, cạnh nông trường Phước An, trồng tiêu xen vào caphe, tiêu vẫn đạt. Bạn chỉ cần hiểu một vài nguyên tắc cơ bản về thổ nhưỡng, sinh học thời tiết, tập quán canh tác… là có nhận định và có giải pháp khắc phục nguyên nhân đất hỏng, đất chết:
    A/ Nguyên nhân:
    1/ Ngập úng: đất đã trồng cà phê thường không có tình trạng ngập úng cho cây hồ tiêu, khi đã có cấu tạo hạt đất.
    2/ Đất bị phơi truồng nên nắng đốt cháy hữu cơ, mưa rửa trôi và thấm sâu, đặc tính chung của vùng nhiệt đới gió mùa là lớp hữu cơ ít và mỏng.
    3/ Tập quán canh tác: đã dùng nhiều chất hóa học (phân hóa học, thuốc hóa học) nên pH thấp (đất chua), tập quán canh tác này cũng đã giết chết các sinh vật có ích, các sinh vật có hại thì lờn thuốc.
    4/ Chạy đua theo năng suất, mà không hoàn nguyên lại cho dất cân đối.
    B/ Giải pháp khắc phục: mình đã dùng giải pháp này để cải tạo đất trồng mì qua đất trồng tiêu (đất chết còn tệ haị hơn dất trồng cà phê) và đã thành công:
    1/ Nhổ mỳ xong vào tháng 1/2013 al lập tức cày sâu phơi đất 1 tháng, qua tháng 2 cày cạn. Trước khi cày gieo 5kg hạt muồng vàng và 500 kg vôi cho 1ha, tháng 4 đào hố ép xanh cho vào hố 200g lân Văn Điển. Tháng 5 bắt đầu trồng tiêu, và cũng làm như vậy cho những hố trồng sau, khi tiêu đã trồng thì lấy nước mà giải độc và tiếp tục cấy các vi nấm có ích. Hiện nay tiêu phát triển khả quan, hơn một số người đang trồng tại Phước An, tuy ở đây thời tiết ít mưa nhiều nắng.

  12. Kết tội đất cà phê là do 3 vấn đề được nêu ra trên, theo ý của bác thì chỉ mới giải quyết được hiện trạng đất bạc màu. Đây là vấn đề dễ nhất, với đầu tư hiện nay thì sau khi cày ải cho thật tơi xốp, chỉ cần một vài tấn vôi, lân để nâng độ pH, sau đó là vài tấn phân chuồng, vi sinh hữu cơ để tăng mùn và cung cấp vi sinh vật hữu ích… rồi tiến hành đào hố, xử lý hố, bón lót sau.
    Không thấy bác nói tới cách xử lý những vấn đề còn lại cho bà con tham khảo, hay theo bác là không quan trọng?.

    • cây muồng vàng thuộc họ đậu còn gọi là cây sột sạc
      1/ Đặc tính sinh trưởng:
      cây muồng vàng trồng bằng hat nhưng dâm cành và thân vẫn sống. Có hai nhóm, nhóm hạt lớn thân cao, nhóm hạt nhỏ thân thấp cây nhỏ tuổi thọ ngắn hơn, dễ trồng trên nhiều loai dất, khi đã phân cành cây chịu hạn rất tốt. Hạt muồng trong đất 7-8 năm sau vẫn mọc được và khi phá bỏ cũng dễ dàng, thông thương người trồng cà phê dùng nhóm muồng vàng hạt lớn lảm cây chắn gió, bóng râm, và cải tạo dất… (viết đoạn này qua trải nghiệm)
      2/ Lợi ích cây muồng vàng:
      – Thân, lá : làm chắn gió, bóng râm, giảm sức nén của lượng mưa trên đất, giữ ẩm, giảm nhiệt độ mặt dất, giảm cỏ mọc, cung cấp hữu cơ cho đất, làm vùng tiểu khí hậu tạo điều kiện cho cây non trưởng thành, cho vi sinh vật có ích phát triển, nhất là tiêu và cà phê. Bạn cứ nghĩ, nếu không có bóng râm của muồng vàng mà căn bạc làm bóng râm thì mỗi ha tốn bao nhiêu? (chưa kể các lợi ích khác) …
      – Rễ muồng vàng: vì thuộc họ đậu nên rễ muồng vàng cố định được đạm, thoáng khí cho đất, thoát nước (nước thấm sâu mà không có hiện tượng chảy tràn). Trong một chuyến du khảo ở Thủ Đức, thầy trò mình đã tìm thấy rễ cỏ chỉ (cynodondatylon) sâu dưới 3m, thì rễ muồng vàng sâu đến đâu? Khi muồng vàng chết, rễ chết, thì đã làm xốp đất đến tầng sâu ấy… Cây muồng vàng như một cổ máy tự động, tiếp thu năng lượng mặt trời, làm việc cả ngày đêm giúp bạn “xử lý những vấn đề còn lại” … vì thế giới thông tin nên mình viết ngắn, thân chào bạn.

    • Chào @tiêu lép
      Cách đây 5 năm trên diện tích đất của Văn Dân hoàn toàn trồng cà phê, nhưng vì cà phê tuổi cao sức yếu không thể bắt sinh sản được nữa, nên Văn Dân chuyển đổi sang trồng tiêu. Vì hồi đó máy nhổ cà còn ít, chủ máy làm eo, đòi hỏi này nọ, Văn Dân không nhổ mà dùng máy cưa, cắt sát mặt đất, khi làm cỏ cào ít đất lấp lại, không cho lên chồi. Đến nay gốc rễ cà phê phân huỷ hết không còn, thế mà chẳng thấy ảnh hưởng gì đến cây tiêu, đất còn tơi xốp hơn.
      Vài ý cùng bà con.

  13. Chào bạn @Văn Dân. Cách làm như của bạn đã được viết và đăng trên giacaphe.com, trong chuyên đề “tái canh cà phê”. Tuy nhiên, điều tôi muốn biết là bạn đã xử lý sâu bệnh và tồn dư trong đất ra sao? Nếu không xử lý thì có thể vườn cà phê của bạn sâu bệnh, tồn dư nếu có cũng ở mức độ nhẹ nên bạn tái canh thành công. Bạn cho biết rõ hơn chi tiết này, cám ơn bạn. Chúc bạn sức khỏe. Thân
    >> http://giacaphe.com/25408/tai-canh-cay-ca-phe-mot-cach-nhin-moi-ve-van-de-cu/

  14. @tiêu lép thân.
    Khi trồng tiêu Văn Dân chỉ đào hố rồi trồng trên đường băng cà phê, rồi bón lót phân chuồng và vi sinh, sau 2 năm tiêu lên tốt Văn Dân cưa đốn cà phê, khi làm cỏ cào đất lấp gốc cà phê luôn, không cho lên chồi, tiêu năm thứ 3 cho đến nay hàng năm cứ vào đầu và giữa mùa mưa Văn Dân đổ thuốc tuyến trùng và rệp sáp, chủ yếu là đổ phân nước và xịt phân bón lá, mỗi năm bón phân chuồng ủ trichoderma một lần đầu mùa mưa, hạn chế bón phân đạm vô cơ. Vài ý cùng bạn mà Văn Dân đã làm.

  15. Mình lại gặp Văn Dân ở đây nhưng đi dài hơn một bước, xử lý cà phê già cổi đau yếu, cũng bằng máy cưa, cắt sát, để nguyên gốc rễ, đào hố trồng lại cà, to bằng nồi cơm điện, lấp chút lá là xong, chọn cây giống trong vườn để ươm, chọn cá thể di truyền bằng cách trồng lại nếu bị chết( thường rất ít) bón ít phân cút tươi, cấy thêm vi sinh có ích cho vườn là cà phê tốt như rừng, chẳng cần Nocap, hay USA nào cả…. Cách này mình đã tiết kiệm khoảng 600 triệu/2,5 ha (vừa mất ăn, vừa tốn tiền xây dựng cơ bản), so với cách làm bài bản… Nghĩ lại trước đây ruộng lúa hợp tác hơn 1 tháng tuổi, đỏ toàn đồng, nhổ lên, rễ lúa có củ, hợp tác xã định bệnh là lúa bị tuyến trùng, phun thuốc trị tuyến trùng lúa vẫn chết, mình đã giúp chữa trị bằng lân Văn Điển, kết quả lúa xanh, rể hết củ. vậy lúa bị ngộ độc vì pH thấp… Trong hệ thống sản xuất một thiếu sót nhỏ có thể gây nhiều thiệt hại lớn… Giờ này còn lại một kỷ niệm trong đời, và tự hỏi nguyên nhân nào mình đã vắt óc làm việc!?

  16. Tôi đã dùng thử Biogel và Biosol cho cây tiêu kinh doanh, tiêu trồng hơn 1 năm tuổi và tiêu con mới trồng 3 tháng, thấy rất hiệu quả, tôi sẽ dùng tiếp loại sản phẩm này. Bà con nên dùng phân hữu cơ này cho cây tiêu. Cảm ơn Công ty và cộng đồng!

  17. Cháu chào Bác Vịnh, chú Minh Vịnh và diễn đàn.
    Cho cháu hỏi, tiêu nhà cháu tự nhiên bị héo một vài cây, cháu đã đổ thuốc tuyến trùng cả những cây không bị nhưng sau đó rất nhanh chỉ khoảng 15 ngày, lá và đốt đã rụng hết xuống gốc đất, gốc thối đen, có vài cây chưa thấy héo nhưng gốc khi bấm vào cũng thấy bị thối! Như vậy là bị sao hả các bác? Và có cách nào chữa hay phòng được không ? Mong các bác chỉ giúp vì cháu mới trồg tiêu lần đầu nên ko biết thế nào! Những cây tiêu non 1 năm tuổi nhà cháu gần đó do nước chảy từ những cây tiêu bệnh xuống,cũng đã vàng! ak, hàng tiêu đó nhà cháu do gần đường mòn nên bị nước chảy vào hơi nhiều.
    cháu xin cảm ơn bác, chú và diễn đàn ạ!

  18. Chào Việt Hưng!
    Đây là bệnh thối cổ rể. Do nấm Phytopthora gây ra. Để cây chết dây và thối cả cổ rễ, sau đó nước còn tràn sang cây khác. Có nghĩa là dịch bệnh đang bùng phát còn lây lan nữa.
    Theo tôi tình hình này nhà bạn sẽ còn bị tổn thất nữa. Nó ủ bệnh từ 1 -2 tháng trước giờ mới phát bệnh. Để hạn chế bệnh lây lan ngăn chặn dịch bệnh bùng phát yêu cầu thực hiện như sau:
    Nhổ bỏ cây bệnh tiêu hủy tại chỗ. Những cây gốc rễ đã thối hay rũ lá chữa không khỏi đâu.
    Xịt các loại thuốc trị nấm đặc trị. Xịt 2 lần liên tiếp cách nhau 15 ngày. Nếu thấy chưa khỏi hẳn hoặc đang cầm chừng lại thì có thể làm tiếp 1 lần nữa.
    Ngay phần gốc rễ thối pha boocdo hoặc dùng đồng đỏ đổ gốc. Đổ từ từ lên gốc với boocdo nếu đổ gốc thì pha nồng độ 1% còn nếu quét quốc như gốc cao su thì pha nồng độ 10%. Lưu ý boocdo 10% không dùng để đổ gốc mà chỉ quyét gốc cho những cây chưa bị nấm tấn công vùng đó.
    Bệnh này chỉ cần tránh ngập úng và xịt định kỳ sử dụng nhiều phân chuồng hoai mục ủ trichoderma. Trên lá xịt phân bón lá kết hợp Trichoderma định kỳ vườn sẽ ít bị bệnh này.
    Thân!

  19. Vâng, cháu sẽ làm theo chú chỉ dẫn ạ!
    Cháu xin cảm ơn chú Minh Vịnh và mọi người đã quan tâm, giúp đỡ!
    Chú Minh Vịnh, Bác Vịnh và mọi người trên diễn đàn có thể góp ý giùm cháu cách sử lí đất và bón lót trước khi trồng tiêu được không ạ? Đây là đất nhà cháu trồng cafe đã 11 năm, cháu định cuối năm sẽ múc hố trồng tiêu, đất đỏ, đất thịt, gần như bằng chỉ hơi dốc một xíu, trước giờ chỉ bón phân hoá học, cháu định sẽ trồng 1/2trụ bê tông va 1/2trụ cây bông gòn, trồng bằng tiêu lươn, kỹ thuật ươm cháu đã đọc được ở Chú Minh Vịnh qua bài viết trên diễn đàn! Cháu xin cảm ơn nhiều ạ!

  20. Về chuyện đại lý thuốc BVTV có rất nhiều cái chi phối họ như lợi nhuận, huê hồng cao, cạnh tranh nhau, có nhiều ý kiến như là mình là kỹ sư…. trong khi thực sự được mấy người là kỹ sư bỏ ngành về bán thuốc! Rồi lại có người cứ ai trồng tiêu đạt năng suất, giỏi trị bệnh là nói thuốc này “ông đó chuyên dùng”… thành thật xin lỗi những người có trình độ và có lương tâm.

    Về các cách pha chung các thuốc, với tôi, không bao giờ pha quá 3 loại, nhưng luôn phải thử trước bằng cách : lấy một ly thủy tinh trong khoảng trên dưới 200ml, đổ 1/3 nước, đổ 1cc thuốc cần pha, quậy đều, tiếp đến thêm 1/3 nước và 1cc thuốc muốn pha (thứ 2) lại thêm 1/3 nước, và thuốc thứ 3, quậy đều, tay cầm chặt thân ly: nếu cảm thấy nóng – lạnh – trong ly bốc hơi, đổi mầu, đóng óc trâu… KHÔNG được. Còn nếu không phản ứng gì đặc biệt: dùng được, nhưng lều lượng nên pha thấp hơn hướng dẫn của cty.

  21. Bác Vịnh cho cháu hỏi: Dùng thuốc hoạt chất Abamectin trị tuyến trùng, thì có thể dùng nấm tricoderma để phòng nấm không ạ? Nấm có bị chết không?
    Có thể pha chung nấm tricoderma với phân sinh học Biogel để tưới 1 lần cho tiện, đỡ tốn công không ạ?
    Chân thành cảm ơn Bác! Chúc Bác và gia đình sức khỏe! Chúc Giatieu.com phát triển!

    • Chào cháu.
      Trichoderma có khả năng chống nhiều loại nấm gây hại khác nên được gọi là nấm đối kháng.
      Chưa thấy tác động của thuốc trên nấm Trichoderma, nên chú ý thời gian cách ly là được.
      Pha được, nhưng phải hòa loãng phân Biogel trước khi cho Tricho vào chung. Thân

  22. Các bác cho con hỏi là vườn nhà con đã trồng được nhiều năm rồi và bị bệnh chết nhanh chết chậm. Con đã cải tạo nhiều lần nhưng không được trồng lại chết thế cải tạo theo cách nào là tốt nhất ah. Mong được các bác giúp đỡ.

    • Chào @đàm đình luân
      Cải tạo đất là bước cơ bản nhưng rất mệt, bà con mình hay làm qua loa nên hiệu quả rất thấp.
      Cần phải làm tốt các việc sau đây, có thể kết hợp khi làm.
      1. Xới xáo cày ải đất lại cho thật tơi xốp, thu nhặt tàn dư của cây trồng còn lại để đốt sạch.
      2. Đo độ pH của đất để điều chỉnh về mức 5,5 độ trở lên.
      3. Cung cấp chất mùn hữu cơ lại cho đất để tăng độ phì.
      4. Xử lí các mầm bệnh tồn tại trong đất như tuyến trùng, rệp sáp, nấm bệnh…
      5. Xử lí các tồn dư hóa chất độc hại trong đất.
      Sau đó mới tiến hành đào hố trồng lại. Chúc thành công

  23. Chào bác Vịnh, anh Minh Vịnh. Chào cộng đồng.
    Tuần này bà con tranh thủ mưa bão để bón phân hóa học cho tiêu, nguy cơ khiến cho dịch bệnh bùng phát nhanh hơn. Giatieu.com đã khuyến cáo, nhiều bà con không có Net nên không biết đã đành, nhiều bà con thường vào Net vẫn cứ bón phân hóa học nên cả vườn tiêu hôm nay có triệu chứng muốn héo lá. Đây là thú nhận của một lão nông đi tìm thuốc chữa cho tiêu, tôi mới gặp ngoài phố chiều nay.
    Tôi chỉ còn biết khuyên về khơi thông mương rảnh thật sâu giúp bộ rễ khô ráo, không để bị ứ nước… Biết làm gì nữa trong lúc mưa gió thế này ? tôi cũng thấy lúng túng ! Xin các bác có lời khuyên. Cám ơn!

    • Chào anh tiêu lép!
      Cây tổn thương rễ. Tìm thần được đâu cho xa. Phân sinh học dạng nước đổ gốc và phân bón lá sinh học nó chính là chìa khóa.
      Bộ rễ mùa mưa tốt nhất bà con nên sử dụng những loại phân cây trồng dể hấp thu mà không làm tổn thương rễ non.
      Trường hợp bị tổn thương rễ biện pháp chữa cháy là phân sinh học + trichoderma
      Đã bón phân cháy rễ. Thế mà bón phân chữa bệnh. Nhiều người nghĩ rất mâu thuẫn. Nhưng không phải thế. Nó đã cháy rễ do phân bón ta cần khôi phục rễ. Mà thứ khôi phục rễ đó chính là cái thứ mà tôi nói mâu thuẫn đấy. Ngoài ra ta dùng trichoderma tấn công nấm hại, đi chung với phân sinh học. Trichoderma sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Do nó có nguồn nuôi.
      Biện pháp khơi mương rãnh chẳng qua chỉ là tác động rút nước, làm cho đất có oxi, đất thoáng khí thì rễ mới phục hồi. Nghe đâu phức tạp lắm nhưng giải thích ra cũng chỉ đơn giản thế.
      Vì thế vườn nào đảm bảo đất tơi xốp đầu mùa, rút nước tốt… Thì mùa mưa này sẽ đỡ mất công tìm thuốc này thuốc nọ thuốc kia.
      Vườn tôi đất bằng như sân banh. Vài năm trước trồng cũng có đi lai rai. Nhưng từ ngày vào tay tôi, móc ổ gà ổ vịt… Thế mà hay. Đất xốp lên thấy rõ. Rút nước tốt nên vườn ít bệnh hơn hẳn.
      Tuy tiêu tôi chưa đẹp như mong muốn, vì mới là tiêu khôi phục già cỗi. Nhưng tình hình dịch bệnh tôi tin là khống chế được. Rất ít bệnh.
      Mọi người tham gia diễn đàn không để ý, chứ những người tham gia diễn đàn lâu năm. Tôi tin ai cũng có phương pháp không chế dịch bệnh riêng của mình. Cơ bản lý thuyết chỉ như thế. Vận dụng thế nào cho hiệu quả là ok.
      Hãy tự tin lên. Hãy chia sẻ cho mọi người. Để nông dân bớt khổ. Cố lên!
      Thân!

  24. Biết làm sao hả bạn Tiêu lép, nông dân mình áp dụng kỹ thuật bón phân cho cây Cà Phê sử dụng cho cây Tiêu. Trong đợt bão số 8 này mình thấy nhiều vườn Tiêu gần vườn nhà mình có hiện tượng vàng lá chết chậm do nấm làm thối rễ tơ vậy mà bà con lại mua phân vô cơ NPK về bón cho cây Tiêu. Tình hình mùa mưa chưa có dấu hiệu kết thúc cộng với chăm sóc lạm dụng phân vô cơ như vậy chắc năm nay cây Tiêu ở Tây Nguyên còn nhiễm bệnh và chết nữa.

  25. Chào cộng đồng. Tôi thấy không mấy ai lưu ý tới vấn đề trồng cỏ lạc dại… Rất nhiều điều lợi như đã có trên diễn đàn. Việc đào lỗ thoát nước là việc làm cần thiết trong mùa mưa, nhưng trong mùa thu hoạch cũng gây “khó” một chút cho trải đệm, kê thang , di chuyển … Trong rẫy của tôi, mặc dù chưa trồng cỏ hết rẫy, nhưng về con trùn (giun) thì nó “lây” ra toàn diện tích đất rồi, ngay trong cỏ cũng đầy chúng luôn. Nơi chưa trồng được, mùa mưa đất xốp, dính đầy giầy dép. Có “khổ” không ? Dạ thưa không khổ bằng đào giếng khơi. Chính nhờ chúng mà không bao giờ bị đọng nước, sau cơn mưa là nước cũng rút hết. Hơn nữa giun trùn còn là “nhà máy” sản suất phân tại rẫy của chúng ta. Vậy đó mà không thấy mấy người trồng nó, thậm chí trong xã Thanh Bình nơi mình ở, có người đang diệt nó. Tiếc thay !

  26. Bạn Cường ơi, bạn xài loại phân Biogel, Biosol nầy chưa, kết luận thế nào ? Chia sẻ cho bà con biết với, vườn nhà mình vừa rồi vườn tiêu hơi vàng, nhưng mình kịp thời đổ gốc bằng phân amino, và thuốc trị tuyến trùng, nên hôm nay đã xanh tốt lại rồi, mình có tìm hiểu về giá của phân nầy và thấy cũng ok, chỉ còn phân vân về chất lượng. Nông dân mà loại nào tốt, giá cả hợp lý, chắc chắn sẽ là bạn của nhà nông.
    Chúc bạn vui, khỏe. Thân.

    • Chào @van kim.
      Mình sử dụng cũng nhiều loại lắm rồi, bây giờ Biogel và Biosol là lựa chọn của mình.
      Mình dùng ngay sau khi anh Nông Văn Dân giới thiệu, được gần tháng rưỡi nay. Mình xịt lá 2 lần rồi, qua tuần đổ gốc lần 2 và xịt lá lần 3.
      Hơn nữa, thực sự mình tin vào sự giới thiệu của giatieu.com. Mình chưa nghĩ về giá mà yêu cầu trước tiên của mình phải là chất lượng. Giờ thì cảm thấy ok. Thân

    • Xin chào anh Cường.
      Anh đã dùng phân Biogel, Biosol của Ấn Độ rồi chắc là anh có kinh nghiệm. Cho em hỏi là mình phun lá và đổ gốc khoảng cách 2 lần gần nhau hơn được không. Em thấy phun lá cách 1 tháng và đổ gốc cách 2 tháng thì có lâu không anh? Kinh nghiệm sử dụng của anh như thế nào? Xin anh chia sẻ với cộng đồng để em được biết với. Loại phân Ấn Độ này mới quá anh ạ. Cám ơn anh nhiều.

    • Chào bạn.
      Mình cũng mới dùng loại phân này thôi. Mình dùng dựa trên hướng dẫn của nhà sản xuất, kết hợp với kinh nghiệm sử dụng phân bón lá của mình lâu nay. Mình cũng dựa vào ý kiến của giatieu.com mà. Bạn cần căn cứ vào thể trạng và nhu cầu của cây để bón phân chứ.
      Mình xịt Biosol cho tiêu kinh doanh lần 2 cách lần 1 là 2 tuần, lần 3 cách lần 2 là 3 tuần. Còn Biogel đổ gốc lần 2 cách lần 1 là 30 ngày. Lần sau nữa thì nình đang xem xét, khi nào dùng thì mình chia sẻ. Nhưng có lẻ mình sẽ bón mỗi gốc tiêu khoảng 100gr lân Văn Điển và 1kg hữu cơ vi sinh đã, tiêu đang làm hạt mà. Nhà mình không có tiêu tơ nhưng mình nghĩ thời gian sử dụng còn tùy bạn kết hợp với các loại phân khác nữa. Thân

  27. Chào anh Nguyễn Vịnh, đúng là nếu không có giatieu.com chắc em bỏ cuộc vì cây tiêu sẽ không lên nổi trên mảnh đất nhà em. Em có mua hộp đo độ pH về kiểm tra ngay hôm đó và làm theo hướng dẫn của các anh chắc là không chính xác tuyệt đối nhưng em thấy màu không được 4’5. Hôm sau em mua vôi về rải khắp vườn 1 tạ/sào sau đó 5 ngày tức là ngày 26/9 em mới đổ phân Biogel và đang chờ kết quả. Em làm vậy có ổn không anh? Có gì thiếu sót tư vấn giúp em nhé.

    • Chào anh. Không sao cả, việc gì mà bỏ? chân cứng ắt đá phải mềm !
      Anh xử lý vậy là tạm ổn, nhưng anh đo độ pH bằng dụng cụ gì? loại mua ở tiệm cá cảnh là không đúng đâu vì nó chỉ dùng để đo nước. Theo tôi, anh cần xịt thêm 1 lượt phân bón lá Biosol cho tiêu, vì mưa nhiều nên cây dễ bị suy do rễ yếu.
      Thân

  28. Cho tôi hỏi. Tiêu kinh doanh của tôi bị vàng lá, tôi đổ gốc Biogel cách đây 4 ngày mà chưa thấy xanh lại. Nay tôi thấy có một số lá bị đốm đen khá lớn, xin hỏi tôi phải xử lí thế nào. Xin cám ơn.

    • Chào Tâm Thắng.
      Tiêu vàng lá sau mưa dầm rất nhiều khả năng do thối rễ. Muốn lấy lại sức cho tiêu kinh doanh nên xịt phân Biosol qua lá cây sẽ hấp thu nhanh hơn. Phân đổ gốc luôn tác dụng chậm hơn qua lá, chưa tính đến khả năng rễ tiêu chưa kịp hồi phục để ăn phân.
      Tiêu có dấu hiệu bệnh nấm xuất hiện, khẩn trương xịt thuốc nấm trên lá và thuốc nấm pha đậm đặc quét trên phần thân và cổ rễ sát đất trong phạm vi cao khoảng 20cm. Cần thay đổi thuốc, không dùng lại loại thuốc vừa dùng lần trước để khỏi kháng thuốc. Xịt thuốc nấm trước, cách 3-4 ngày sau mới xịt phân Biosol. Thân

  29. Chào @ Tâm Thắng. Bạn mới đổ Biogel có 4 ngày làm sao bạn thấy xanh ngay, mà nó phải xanh từ từ chứ.

  30. Chú Cường ơi ! Chú mua phân Biogel+Biosol Ấn độ ở đâu vậy? Cháu hỏi mấy đại lý phân ở huyện mà không có. Chú giúp cháu với.

    • Chào @Võ Ánh.
      Chú nhờ người thân tại BMT mua chỗ anh Ri (sdt 0944.385518) rồi gửi theo nhà xe quen về cho chú, gửi nhà xe cũng tiện mà.
      Các nơi khác hình như chưa thấy vì hàng mới nhập, hay cháu gọi về số ĐT tư vấn của công ty hỏi. Thân

    • Chào chú Cường.
      Cháu đã nhờ mấy bạn đang học trên Buôn Mê mua gửi về rồi. Mai nhà cháu sẽ phun cho tiêu vì trời mưa nhiều nên gần như tiêu nhà cháu cây nào cũng vàng lá hết. Có gì cháu sẽ hỏi nhờ chú chú nhé ! Cháu cám ơn chú và diễn đàn Giatieu.com. Chúc mọi người vui + khỏe !

  31. Chào Cường!
    Chỉ dùng phân bón và hoocmon tăng trưởng mà chữa được tiêu điên. Thì nông dân mình đỡ biết mấy.
    Nếu bạn hiểu rõ về nó tôi xin hỏi nguyên nhân tiêu xoắn lá gần như 100% mà bạn nói là tiêu điên là gì?
    Dùng hoocmon tăng trưởng mà bộ rễ đã tổn thương, giàn lá đã tổn thương cây không những không khỏi mà chuyển sang hẳn trạng thái ngủ. Nó còn mầm mống là côn trùng thì có thể tái phát bất cứ lúc nào.
    Ngoài ra 1 nguyên nhân nữa là do đất thừa CO2, thiếu oxi. Kết hợp nước tẩm (nước kết keo, đóng váng cây trồng không hấp thu được) khá lớn kết dính trên bề mặt. Ngậm các chất như phân vô cơ, thuốc hóa học… Lâu dần đất thoái hóa. Cây không trao đổi được oxi với nguyên nhân tôi nói trên sẽ làm tổn thương rễ (thối rễ). Do đó phải ưu tiên tạo đất thông thoáng, rút nước tốt. Trường hợp này nếu gặp mưa dầm và nấm tấn công cây sẽ nhũn đọt và chết hàng loạt do phytophthora gây ra như tây nguyên đang gặp.
    Ở đây tôi chưa đề cập tới vi khuẩn, virus, và côn trùng chích hút…
    Thân!

    • Tiêu điên do virus nên nhổ bỏ. Đốt, khử trùng đất, bón vôi, xịt thuốc trị nấm kháng sinh… Phơi đất 6 tháng – 1 năm mới trồng mới được. Nếu biết giống mình trồng là giống gì tốt nhất không nên trồng lại giống đó mà thay thế bằng giống khác. Ví dụ như Vĩnh Linh bị thì thay thế bằng Lộc Ninh hoặc sẻ Phú Quốc, Trâu đất đỏ BRVT… Hoặc những gốc cây này thử nghiệm bằng tiêu ghép cho vui cũng được. Rất ít gặp hiện tượng tiêu điên do virus mà chỉ thường gặp tiêu điên do vi khuẩn.
      Với dạng tiêu thứ 2 thường gặp ở những vườn cắt hom lấy giống. Trường hợp không cắt hom lấy giống vẫn bị là do chế độ chăm sóc và côn trùng bùng phát thành dịch như hiện tượng năm nay đang gặp phải.
      Những lúc giao mùa là thời điểm côn trùng bùng phát.
      Mặt khác những con côn trùng như bọ trĩ nó nhảy rất nhanh. khi xịt thuốc nó dạt sang chỗ khác sau đó nó lại quay lại và kháng thuốc.
      Do vòng đời rất ngắn lại có lợi thế sinh sản vì vậy nó chính là một trong những đại họa của cây hồ tiêu. Đặc biệt là ở tiêu con và tiêu tơ. Ở tiêu con và tiêu tơ do cây sinh trưởng mạnh, cây tràn trề nhựa sống do đó côn trùng thích chích ở giai đoạn này. Cây chiếm tới 2/3 là lá non do đó khi bị chích nó không đủ sức để kháng do đó lá sẽ quăn lại và khó khôi phục.
      Tuy nhiên để hiểu hơn về căn cơ gây bệnh để trị cho hiệu quả thì phải hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng, về bộ rễ, về nước, về sự quang hợp, oxi và CO2 đất, trung vi lượng, chế độ chăm sóc…
      Đây là một đề tài rất hay mà chỉ qua 1 comment tôi không thể nào diễn tả hết được.
      Có rất nhiều nguyên nhân để cây bị bệnh do đó tôi chỉ gợi ý như thế này để anh và bà con có thể tham khảo sau đó có hướng đi hợp lý chữa bệnh cho tiêu nhà mình như sau:
      1. Ưu tiên tạo cho đất thông thoáng, tơi xốp, khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh thối rễ tơ, tăng độ mùn cho đất. Đất có tơi xốp thoáng khí đầy đủ dưỡng chất cây sẽ ít bị điên do thiếu trung vi lượng. Tạo điều kiện cho oxi bề mặt trao đổi với đất. Do rễ cây thở ra CO2 gặp điều kiện như mưa Axit, khí SO2, H2S quá cao nữa rễ cây sẽ tổn thương thối. Cây mất sức đề kháng mà côn trùng chích hút bên trên nữa thì rất khó khôi phục (Tôi chỉ nói sơ lược) Do chủ đề này rất rộng. Nắm rõ điều này sẽ làm cây luôn khỏe mạnh. Cây khỏe mạnh bản thân nó có thể kháng được nhiều bệnh. Kể cả côn trùng chích hút.
      2. Khi mật độ côn trùng quá dày đặc(Bùng phát) lúc này ta cần can thiệp bằng thuốc BVTV. Nó rất mau kháng thuốc. Xịt định kỳ trị dứt điểm. Có thể ngừa, xua đuổi, làm ung trứng bằng thuốc trừ sâu sinh học tự chế định kỳ.
      3. Bổ sung trung vi lượng cho cây. Tôi chỉ nói thế này để anh và bà con có thể hiểu thêm nên bổ sung thứ gì. Dư lân thì bổ sung Zn, dư vôi bổ sung Fe, dư K bổ sung Mg, Bo.
      Nếu thiếu dinh dưỡng thì bổ sung tất cả.
      Nên kết hợp với axit humic từ than mùn, axit amin trong phân sinh học như phân cá, đậu nành, bánh dầu… nữa thì cây càng nhanh khôi phục.
      4. Khi bộ rễ đã được khôi phục, cây đầy đủ oxi đất, đất thông thoáng, đầy đủ dinh dưỡng. Muốn cây nhanh hồi phục có thể dùng thêm 1 – 2 liều thuốc kích thích tăng trưởng: Dạng như Atonik, Auxin…( lưu ý không nên lạm dụng dùng đúng hướng dẫn nhà sản xuất, tránh xịt thuốc quá liều) Nó chỉ kích thích chứ tuyệt đối không dùng thay phân bón lá.
      Tưới tắm phân tro đầy đủ.
      Sau đó chỉ việc chăm sóc bình thường cây sẽ hết bệnh.
      Lưu ý:
      Tốt nhất hãy dùng nhiều phân chuồng hoai mục ủ trichoderma. Nhờ vi sinh vật làm cho đất tơi xốp. Hoặc có thể tác động cơ học như phá ván (xới đất cho đất thoáng khí) tác động này tôi chỉ dùng cho cây bị bệnh. Bình thường tôi nhờ trùn đất, vi sinh vật …làm nên cây ít bệnh.
      Hạn chế dùng phân vô cơ. Chỉ dùng phân vô cơ như chất kích hoạt phân sinh học hay phân hữu cơ hoạt động. Dùng đúng thời điểm, đúng liều lượng không nên lạm dụng.
      Cắt dây hom khi còn màu xanh không nên cắt lúc đen quá già. Không cắt trưa nắng, nắng gắt, mưa dầm…
      Để nói hết chủ đề này rất sâu và rộng. Còn nhiều yếu tố khác nữa.
      Một vài chia sẻ.
      Thân!

  32. Chào M.Vịnh!
    Vườn tiêu của tôi mới trồng được 5 tháng đến nay mới lên được 40-50cm lá có màu xanh không bị vàng nhưng ngọn rất nhỏ, phát triển kém, lúc trồng không bón lót phân chuồng. Gần đây tôi có bón vi sinh 2 lần, đổ phân nước 3 lần (phân humich), xịt phân bón lá trung vi lượng 3 lần, nhưng vẫn không thấy có dấu hiệu hồi phục. Vậy xin hỏi M.Vịnh như vậy có phải bị bó rể không, hay còn nguyên nhân nào khác? Để khắc phục thì phải làm sao?
    Xin cảm ơn!

    • Chào tvhao!
      Trồng tiêu mà không phân chuồng hoai mục cây rất chậm phát. Cây cần độ mùn hữu cơ cao tự khắc nó lên đẹp ào ào mà chẳng cần chăm bón gì nhiều. Anh nên lưu ý.
      Để khắc phục tạm thời ta cho nó ăn phân vi sinh. Dùng 1 ít DAP làm mồi nhử cho cây phát. Liều lượng ít thôi. Đồng thời lúc này tìm mua phân chuồng về ủ sau đó bổ sung sau. Có thể tìm nguồn phân cá hoặc bánh dầu, đậu nành… ngâm dùng thêm. Cây sẽ phát ào ào.
      Cây không phân chuồng hoai mục ủ trichoderma là thua.
      Thân!

  33. Chào đại gia đình giá tiêu. Các anh cho em hỏi mình muốn hòa phân NPK để tưới thì tỉ lệ như thế nào cho hợp lý vậy. Câu hỏi hơi vô duyên nhưng em muốn chia sẻ những tiền bối để tốt hơn. Mong các anh tư vấn giúp. chân thành cảm ơn các anh

    • Chào bạn. Vào mùa khô rồi nên mình cần tưới thường xuyên giữ ẩm cho tiêu. Bạn kết hợp để tính số lượng phân NPK cần bón, ví dụ bạn muốn bón 1 gốc 100gr NPK thì bạn hòa 1phuy với 1kg NPK để tưới 10 gốc là được. Cứ vậy mà tính bạn nhé.

  34. Chào chú Vịnh, chào mọi người trên diễn đàn. Cho cháu hói phân tro mía bỏ có tốt ko? Nếu bỏ có cần ủ với trico ko? Chú Vịnh và mọi người có ai sử dụng qua cho cháu biết kết quả với. Cháu chân thành cảm ơn.

    • Chào @Bình An.
      – Bả mía sau khi ép lấy mật nên dùng để ủ phân hữu cơ vi sinh là tốt nhất (xem lại cách ủ phân hữu cơ vi sinh trên giatieu.com). Đốt bỏ thì quá lãng phí.
      – Chất lượng tro mía khác nhau tùy nguồn cung, nhưng chỉ nên ủ tro mía khi cháy còn than.
      Bón tro mía không nhất thiết phải ủ thêm tricho
      Chỗ chú không có mà dùng. Thân

  35. Con thấy trên bao bì nó cũng ghi đây đủ hàm lượng NPK với trung vi lượng đó chú. pH ổn định là bao nhiêu chú, đất cháu trồng tiêu cũng là đất phá cây cà phê, sau khi phá cháu cũng rải vôi Ninh Bình rồi, cháu ở xã Ia Băng-Đak Đoa-Gia Lai không biết chú có biết vùng đất đó không? Cháu cũng định mua phân Biosol về dùng thử, chú đã dùng loại này chưa ah? Cháu cũng định đi thử độ pH nữa.

    • Chào @Hữu Nghĩa
      -Về phân của cháu dùng chú ko có ý kiến công khai được vì tế nhị !
      -Đất trồng cà phê cũ hầu hết đều bị dư acid do trước đây dùng quá nhiều phân hóa học. Biết được độ pH mới điều chỉnh hợp lý. Đất trồng tiêu có độ pH 5,5 – 6,5 là tốt.
      -Chú chưa đến và cũng chưa biết Đăk Đoa ra sao.
      -Chú biết Biogel+Biosol cũng khá lâu rồi, thấy hiệu quả thực sự nên chú mới đồng ý đưa lên Giatieu.com quảng cáo, mong đem đến cho bà con một sản phẩm nhập khẩu chất lượng.
      Thân

  36. Chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu. Như hôm trước con hỏi chú về lá tiêu non khi nức ra bi bạc trắng. Có người vào coi cũng nói thiếu trung vi lượng như chú nói. Hôm qua con thử nồng độ pH rồi chú, cũng ổn định.
    Và chú cho con hỏi việc này nữa nghen, cháu mới trồng 4000 trụ tiêu lươn giờ được gần 3 tháng rồi đot thì lên tốt nhưng lá già thì có hiện tượng đốm chấm đen đen tập trung như đầu ngón tay và nhỏ hơn cũng có, giờ muốn hết hiện tượng này thì làm sao hả chú. Từ lúc trông tới giờ cháu phun ba lần Ridomil rồi. Giờ cháu tính đổ boocdo cả vườn có được không ? Cảm ơn chú.

    • Chào @ Hữu Nghĩa.
      Lá tiêu non bị bạc trắng đó là thiếu trung vi lượng, bạn xịt Biosol là hết bạc lá ngay, tốt nhất là xịt sau đợt áp thấp này, khi trong đất đang đủ độ ẩm cây hấp thu tốt hơn.
      Còn như bạn mô tả lá già thì có hiện tượng đốm chấm đen đen tập trung như đầu ngón tay và nhỏ hơn cũng có theo Văn Dân nó có thể là bệnh thán thư hoặc bệnh đen lá. Cả hai loại bệnh này đều do nấm hại, cho nên bạn phun Ridomil và đổ boocdo là nó sẽ hết đấy.
      Chúc bạn thành công

    • Dùng thuốc như @Hữu Nghĩa vừa không hết bệnh vừa bị kháng thuốc: từ lúc trồng tới giờ gần 3 tháng đã phun 3 lần ridomil rồi !? Vậy mà còn tính phun ridomil nữa !
      Bất luận thuốc gì cũng hạn chế dùng liên tiếp mà nên dùng thay đổi.
      Bị nấm có thể dùng kết hợp 2, 3 loại, vừa tiếp xúc vừa lưu dẫn như Mancozeb+Melataxyl hoặc Dimethomorph+Mancozeb hoặc Azoxystrobin+Difenoconazole… thì khả năng phòng trừ sẽ cao hơn. Nếu cần, phun nhắc lại lần 2 sau 7-10 ngày.

  37. Trước đây tôi thường dùng phân bón lá của các hãng có uy tín để phun cho cà phê và tiêu nói chung là tạm được. Mấy tháng trước thấy trên trang Giatieu.com giới thiệu sản phẩm phân bón sinh học Biosol và biogel của Ấn Độ cũng nghĩ là một cách quảng bá thông thường như bao sản phẩm khác. Khi thấy tiêu rụng khá nhiều tôi quyết định đổi các loại phân bón lá hay dùng trước đây sang dùng thử chế phẩm Biogel để tưới gốc và biosol phun qua lá. Sau khi sử dụng hai loại phân này kết quả mang lại là rất tốt : Tiêu tơ thân, cành phát triển mạnh, Tiêu kinh doanh bớt rụng quả hẳn, lá xanh mướt hơn, rễ tơ ra mạnh và đặc biệt là cành dự trữ tiêu ra rất nhiều che hẳn quả >> điều này rất quan trọng vì tiêu sẽ cho sản lượng tốt vào vụ tiếp theo, tránh khỏi tình trạng năm được năm mất. Giờ đây Biogel và Biosol là lựa chọn của tôi. Cảm ơn Giatieu.com nhiều !

  38. Chào tiêu lep, như vậy thì khó cho nông dân quá. Chào cộng đồng giatiêu.com hôm nay tôi đang phun Biosol lần đầu và đổ Biogel nữa, tôi định kết hợp trichoderma và pseudomonas nữa. Trước giờ tôi chưa dùng trichoderma với pseudomonas bao giờ, nên tôi muốn hỏi là mình dùng hàm lượng như trên bao bì được chưa hay cần tăng thêm. Và hàng năm mình bổ sung mấy lần là đủ lượng vi sinh vật có lợi để bảo vệ cho tiêu. Xin cám ơn.

  39. Cảm ơn tieulep, tôi mới phun Biosol và đổ gốc ngừa tuyến trùng. Tôi tính 10 ngày sau đổ Biogel, và sau khi đổ Biogel 10 ngày tôi lại đổ phân cá được không ạ?

    • Chào cháu.
      -Đổ Biogel nên kết hợp thêm Tricho + Pseud để phòng ngừa bệnh.
      – Dùng thêm phân cá càng tốt, nhưng coi lại lượng phân sử dụng. Có cảm giác cháu đầu tư quá nhiều phân + thuốc cho tiêu… Thân

  40. Chào chú Vịnh và cộng đồng ạ.
    Cho cháu hỏi các loại thuốc gốc đồng dùng để phun, ví dụ: boocdo co thể kết hợp với phân bón lá không ạ.

  41. Dạ con cảm ơn chú Vịnh,
    Thật sự thì con đang học hỏi để đi theo con đường sinh học, nhưng con không định hình được hiệu quả của nó như thế nào và qui trình cụ thể ra sao ạ. Nên con làm tới đâu học hỏi tới đó thôi.
    Dạ từ lúc đôn tới giờ 3 tháng rồi nhưng con chỉ bỏ 5 lạng phân lân Văn Điển + phân bò ủ hoai + 0,5 lạng phân NPK 20 20 15+TE thôi ạ. Không biết như vậy có đủ dinh dưỡng không chú.

    • Chào bạn.
      Theo sinh học là giảm bớt phân, thuốc hóa học và chuyển sang dùng phân thuốc sinh học, hữu cơ vi sinh. Nói thì dễ, làm mới quan trọng, mà hình như ai cũng nói là mình theo sinh học.
      Mình thấy tiêu của bạn chủ yếu là tiêu con, tiêu mới đôn mà chỉ 1 lần bón 5 lạng lân + 5 lạng npk = 1kg/gốc, hơn cả hóa học rồi đó…

    • Chào cháu.
      Bón nhiều phân, thuốc chưa hẳn có hiệu quả cao, còn phụ thuộc vào cách bón và nhiều điều kiện khác nữa. Cháu nên bón phân như bác Vịnh hướng dẫn, làm nông thì đừng ngại tốn công. Các nhà khoa học tính toán hiệu quả bón phân của nông dân chỉ đạt 40 %. Lãng phí nhiều lắm.

  42. Chào @Hữu Nghĩa.
    Nên chia nhỏ lượng phân để bón ra làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 50 gr NPK là cũng nhiều rồi.
    Quan điểm của chú là bón ít phân nhiều lần sẽ hiệu quả hơn bón nhiều phân ít lần. Vì có bón nhiều cây cũng không hấp thu hết một lúc được. Số phân chưa hấp thu gặp nắng sẽ bay hơi hết.
    Tiêu con mới trồng thường hấp thu phân hữu cơ bón lót là chính.
    Cháu bón lấp cho tiêu con ăn từ từ thì tốt hơn. Chú ý chăm sóc bộ rễ phát triển thì cây mới khỏe.
    Thân

  43. Chào chú Vịnh và diễn đàn, cho con hỏi cách làm phân cá như bài của thạc sĩ Nguyễn Văn Phong có đảm bảo là không có mầm bệnh không chú. Do con đang làm một mẻ 100kg cá, con hơi thắc mắc do con không thấy có chất gì khử mầm bệnh để bỏ vô đó. Con thấy hai loại men EM và Protease là chất phân hủy và khử mùi thôi ạh.

  44. Chào chú Nguyễn Vịnh cho cháu hỏi tiêu nhà cháu cũng có bồn nhung cũng nông thôi, cháu tính đầu mùa mưa tới cháu cào đất tấp vào gốc như mu rùa và đánh mương 2hàng 1mương, khi đánh cháu thấy có đứt rể rất nhiều liệu có ảnh hưởng gì ko chú, nên đánh vào thời điểm nào là thích hợp nhất chú. Tiêu cháu đã vào kinh doanh, năm nay tiêu cháu giờ này nó rụng lá hơi nhiều thì sau khi thu hoạch nên rửa vườn bằng đồng đỏ ko chú? Cháu chân thành cảm ơn chú chúc chú và mọi người trên diễn đàn vui khỏe hạnh phúc.

  45. Chào @nhân đạo.
    -Nên vun gốc và xẻ mương vào đầu mùa mưa để cây khỏi bị sốc và rễ cây lành vết thương trước khi mưa dầm để đỡ bị lây bệnh.
    -Rửa cây là biện pháp phòng ngừa bệnh và kích thích cây chuyển hóa mầm hoa nên cần phải làm để giúp cây ra bông tập trung hơn.

  46. Thân chào anh Nguyễn Vịnh và cộng đồng.
    Vườn tiêu nhà tôi xanh tốt khỏe mạnh, không sâu bệnh nhưng thời gian vừa rồi mưa nhiều quá, quả rụng nhiều. Dùng phân bón biogel và biosol dùng 1 lần cả hai loại đã giảm rụng trên 90%. Thực sự là phân bón hay, đời lão nông này mới gặp lần đầu.
    Nhớ khi xưa dùng “Bom” do phát thanh truyền hình BP quảng cáo là thần dược, lại được tư vấn của cửa hàng BVTV dùng cho mọi thời kì phát triển của tiêu. Hiệu quả đâu chưa thấy nhưng hậu quả đã lãnh đủ. Năng suất tiêu vẫn không nhích lên, đất rắn như đá. Trước kia nhiều trùn, có những con to gà không dám bắt, nhưng sử dụng qua “Bom” 1 năm kiếm 1 con làm mồi câu cũng không có. Còn người xịt thì mắt khô, khó thở, tim hồi hộp loạn nhịp, đau xương khớp, đãng trí… Nếu không gặp bài viết về “Bom” mà cứ tiếp tục dùng, nhẹ thì đang ở bệnh viện, nặng thì ra cồn.
    Cảm ơn, tôi đã sử dụng thử biogel và biosol cho Mướp hơn 1 năm tuổi, nó đã bung đọt ra rất nhiều quả non, nhiều khả năng không phải trồng lại. Đối với Rau Ngót chỉ xịt trên lá mới vài ngày rau đã bung đọt, lá to dày xanh hơn hẳn những loại tôi đã dùng trước đây. Đây là kết quả ban đầu nhưng rất khả quan và cũng là sự lựa chọn của tôi. Còn các bạn hãy thử để biết sự vượt trội của biogel và biosol.
    Cảm ơn các bạn. Cảm ơn cộng đồng !

    • Chào anh Trịnh Văn Ba
      – Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón lá, các hóa chất kích thích mà bà con cũng không biết chất lượng và hóa chất trong đó là gì vì nhà sản xuất không công bố, mà có công bố thì cũng không thể xác định hoạt tính, cân lượng, hiệu quả… như các loại “BOM” mà anh đã gặp.
      – Các cơ quan quản lý hiện rất lúng túng trong việc đưa ra một cơ chế nhằm kiểm soát. Hơn nữa, việc lấy mẫu đi kiểm định thì quá tốn kém và rất mất thời gian, xử phạt thì không đủ sức để răn đe, kiềm chế việc sản xuất hàng dỏm, hàng kém chất lượng. Cho nên cơ quan chức năng luôn nhắc nhở bà con nông dân hãy làm người tiêu dùng thông minh, lựa chọn thương hiệu có uy tín là vì vậy.
      Việc sử dụng phân thuốc của nông dân trồng tiêu cũng không ngoại lệ. Cách tốt nhất là tự mình thử nghiệm để đánh giá hiệu quả như anh là đúng đắn nhất. Chúc anh an tâm với sản phẩm mới này. Thân

  47. Chào bà con.
    Hôm nay tôi có tiếp một bạn trồng tiêu ở Ea H’Leo ghé thăm. Nghe bạn kể việc chăm sóc, bón phân cho tiêu khiến tôi hết sức bất ngờ nên viết vội vài dòng chia sẻ với cộng đồng. Đó là việc phun phân bón lá cho tiêu. Sẽ không có điều gì vì việc này bà con thường làm. Nhưng bất thường ở chỗ bạn ấy phun cả trong lúc trời nắng to.
    Cơ chế hô hấp của tiêu là các lổ khí ở mặt trên (nhiều) lẫn mặt dưới của lá (ít hơn).Việc đóng mở các lổ khí này tùy thuộc vào cường độ ánh sáng. Trời sáng, lổ khí đóng dần lại (thực ra là vẫn mở rất nhỏ để thở) để hạn chế việc thoát hơi nước, trời im mát hay tối mở dần ra để thở mạnh hơn. Dựa vào cơ chế này mà ta phun phân bón lá để các lổ khí hút vào trong thân. Vì vậy bà con chỉ phun vào lúc sáng sớm đến tầm trước 9 giờ là ngưng, sau 4 giờ chiều lại phun tiếp. Vì có phun nữa thì các lổ khí cũng đóng lại rồi và phân thì bốc hơi lên trời, cây tiêu không được tí phân nào cả. Có ráng mà phun cũng chỉ mất tiền, tốn công. Phun phân bón lá tuyệt vời nhất khi trời âm u. Người phun khỏi dang nắng mà lổ khí mở cả ngày tha hồ hấp thu phân. Phun cả hai mặt trên và dưới. Khoa học kết luận cây hấp thu phân bón lá tới gần 95%, trong khi phân bón gốc chỉ 40 % là tối đa.
    Hôm trước có bạn hỏi việc trộn chất bám dính vào phân bón lá. Xin nhắc lại. Chất bám dính nào mà không chứa chất keo dính, và khi dính thì nó cũng làm bít lổ khí nên cây không hấp thu được phân bón lá. Vậy có nên trộn bám dính không?
    Đôi dòng xin chia sẻ, mong bà con không mắc phải sai lầm như bạn trồng tiêu ở Ea H’Leo. Thân

  48. Chào chú Vịnh và cộng đồng giá tiêu, cho em hỏi tiêu em trồng từ tháng 7 (tiêu lươn) giờ lên chừng đc 60 đến 120cm. Hiện tại em thấy tiêu sắc tố kém hơi vàng, lá tiêu ở gốc vàng và nhiều vệt chấm đen như bị côn trùng chích hút, lá trên đọt bị quăn lá và cháy mép lá nhiều. Cho em hỏi tiêu bị bệnh gì và nên dùng thuốc gì để fun cho tiêu?
    Thứ hai cho em hỏi vì lúc trồng chay ko có fân chuồng bón lót nên giờ tiêu nhìn rất kém, em đã bổ sung phân lân lúc cuối mùa mưa và thời gian gần đây cũng có bổ sung phân sinh học + tricho và cũng đã mua thuốc sâu sinh học để fun trị bệnh cho tiêu, hiện giờ thấy tiêu vẫn chưa có tiến triển nhiều mong chú, anh và cộng đồng tư vấn giùm em.
    Em xin chân thành cảm ơn.

  49. Chào chú Vịnh và cộng đồng, vấn đề chú nghe phun thuốc lúc trời nắng gắt chỉ là một trong số hàng nghìn vấn đề chú bất ngờ thôi. Nhưng những vấn đề chú thấy bất ngờ lại đem đến cho những đại gia trồng tiêu từ năm 1997 đến năm 2009 một cuộc sống mà ai cũng phải ngưỡng mộ. Còn từ năm 2009 đến nay những nơi khác thì con không biết, chứ riêng hai huyện tiêu hàng đầu Việt Nam là Chư Sê và Chư Pưh sản lượng tiêu thu hàng năm chủ yếu chỉ dựa vào số trồng trước năm 2009 thôi chú. Và hiện giờ những gia đình đã thành công nhờ những năm trước họ lại đi các huyện khác, có người đi tới Dak Nông để họ tìm đất mới và lại đầu tư theo cách như cũ vậy. Không biết tương lai họ thế nào, nhưng con đang học hỏi đi theo con đường sinh học đã có người nói con có vấn đề đấy chú. Nhưng con vẫn tin con đường con đang học tập và áp dụng sẽ thành công. Chúc diễn đàn thành công.

    • Chào cháu @Hữu Nghĩa.GL.
      Có nhiều việc mình cho là bình thường nhưng với nhiều người khác thì hoàn toàn xa lạ, vì đơn giản là xưa nay họ vẫn làm theo thói quen mà vẫn thấy hiệu quả nên cứ đinh ninh và lặp đi lặp lại trở thành tập quán. Chú hiểu và cũng không băn khoăn lắm vì bảo thủ, cực đoan, gia trưởng là bản chất của nông dân ngàn đời nay. Phải làm cho họ nhận thức và khi sâu sắc rồi thì chính họ mới là lực lượng cách mạng trong khối liên minh Công Nông. Cháu không thấy nông dân Brazil, Colombia… mới đây à!
      Chính cháu là người phải chứng minh cho bà con nông dân chung quanh mình thấy sự sai lầm, ngộ nhận để họ sửa đổi. Cháu phải hiểu câu nói cửa miệng rất sâu sắc là “chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ” đó sao. Thân

  50. Cảm ơn Anh Vịnh đã có lời thăm hỏi, sức khỏe cũng chỉ tương đối, cũng ra rẫy hằng ngày (vì sợ hái trộm -tiêu lép 120.000$/1kg). Thực sự đọc nhiều trên diễn đàn, mới thấy nông dân mình còn thiêu sót rất nhiều về cách chăm sóc tiêu, nếu không muốn nói lá thiếu hiểu biết. Vậy còn bao nhiêu người chưa có máy net ? Cũng như có nhiều câu hỏi lặp đi lặp lại… Và cách làm như trên cao nguyên, đánh bồn như bồn cà phê như trong hình lại còn đang dùng quốc sâu trong bồn, trên lá màu đát đỏ dính nhiều… liệu có nguồn bệnh trong đó không ? Hoặc bỏ phân hóa học nhiều mỗi lấn bỏ cho đỡ tốn công (chỉ đỡ công hái- vì bị chết nhiều, còn đâu mà hái). Thời gian phun thuốc cũng khó có được mấy người chỉ phun sáng sớm và lúc chiều mát !
    Cách đây hơn tháng, 38 người khách Malaysia tham quan vườn của mình. Tiêu họ không bị chết, thuốc BVTV tên của tiếng họ, mình không hiểu. Họ cũng không để ý các hoạt chất trong thuốc. Chỉ có 4 người biết tiếng Anh (nông dân thuần) mà họ có tiền đi tham quan, học hỏi. Mô hình mình làm, họ cũng làm như mình : chỉ dùng phân bò hoai, ủ với một loại nấm mà họ không để ý tới tên. Phân và thuốc hóa học rất ít (hầu như không dùng thuốc). Hệ thống tưới tiết kiệm, trồng cỏ đậu phụng (lạc dại) phủ kín. Xịt phân bón lá chỉ xịt vào sáng sớm và chiều mát. Khí hậu của họ rất khắc nghiệt (xích đạo), nhưng mùa hãm nước để phân hóa mầm hoa họ tưới 1 tuần 1 lần khoảng 7 tới 10 lít thôi. Trong rẫy đào mương thoát nước. Họ trồng thưa và thấp, thu hoạch khoảng 3 tấn, nhưng là TIÊU ĐỎ, chứ không hái như chúng ta… Thân chào. Lập Cây Gáo.

    • Họ không quan tâm tới thành phần của thuốc hay men ủ phân là loại gì cũng dễ hiểu. Nước họ không làm bạn với Trung Quốc. Hàng của họ toàn là loại chất lượng thì cần gì phải lo lắng nhiều. Cứ mua về là xài thoải mái. Giống như thói quen thôi. Lần trước dùng không sao thấy tốt thì lần sau cứ thế mà dùng.
      Còn ở nước ta thì rất khó đoán hàng dỏm tràn lan. Chủng loại thuốc BVTV rất phong phú. Tên thuốc chỉ cần thêm một dấu, một chữ… là có một loại thuốc mới khá giống với loại chính hhãng nhưng trong ruột toàn là của Trung Quốc. Đó, thế đó!

  51. Kình chào anh Vịnh và cộng đồng !
    Tôi đã xịt Biosol lần 2 + thuốc trừ bọ xít muỗi . Qua 2 ngày đã ngừng rụng . Quả là hay nhưng tôi vẫn áy náy !
    hàng năm thời điểm này tôi bón phân tổng hợp. (N18 – P5 – K1 -S5 – TriCho… 1* 10^5 CFU/9 + 200g Kali) Nhưng bây giờ Dùng Biogel, Biosol có dùng phân trên nữa hay không (vài năm nay tôi dùng loại phân này thấy cây khỏe mạnh ít bệnh có hiệu quả) rất mong được anh và cộng đồng tư vấn giúp đỡ.
    Xin cảm ơn !

    • Chào chú.
      Theo cháu biết phân Bio sinh học chỉ thay thế 1 phần chứ không thay thế hoàn toàn các loại phân khác. Nhà phân phối tư vấn cho cháu, nếu chỉ dùng phân này thôi mình phải dùng với liều lượng khác chú ạ.

  52. Thân chào anh Trịnh Văn Ba!
    Em nghĩ vẫn nên dùng phân bón tổng hợp NPK có hàm lượng vi lượng (TE) nhưng dùng rất ít 150gr/gốc bón cho cây hồi phục sức khỏe, em đang dùng phân chuồng hoai mục (phân bò), phân lân Văn Điển và phân sinh học là chính. Em vẫn dùng phân tổng hợp NPK có vi lượng (TE) nhưng hàm lượng rất ít, 03 lần/năm.
    Vừa rồi em bị sai nghiêm trọng trong phòng trị bọ trĩ cho tiêu tơ và tiêu con, em kết hợp thuốc trị bọ trĩ với phân bón lá, kết quả là bọ trĩ không chết, em phun lại đợt sau với cùng nồng độ tương tự nhưng không có phân bón lá thì bọ trĩ chết sạch.
    Đôi dòng xin chia sẻ cùng anh.

  53. Thân Chào Cộng Đồng !
    Vài năm về trước chưa có diễn đàn Giatieu.com, hỏi người biết thì họ không nói dấu nghề. Còn người dưới mình thì tệ hơn mình. May bây giờ có diễn đàn này chỉ cần click chuột là học hỏi được nhiều điều từ các bạn. Rất cảm ơn sự tư vấn của các bạn.
    Thân chào. Xin cảm ơn !

  54. Cháu chào chú Vịnh, chào diễn đàn, cho cháu hỏi.
    Ở vùng cháu hiện không còn mưa, hầu như chỉ có mưa bụi nên trời nắng, đất gần như rất khô. Đợt này cháu dự tính pha phân Biogel để tưới mỗi gốc khoảng 5 lít nước, vậy có loãng lắm không? Xin tư vấn cho cháu. Cháu cảm ơn.
    Cháu pha 1 hộp Biogel để tưới khoảng hơn 2 trăm gốc tiêu đang cho trái năm thứ 4.

    • Chào @Tùng châu.
      Không sao. Tiêu kinh doanh đang làm hạt nên rất cần nước để giữ ẩm. Có thể đổ phân Biogel sinh học chung với các lần tưới nước giữ ẩm cho đỡ công. Đổ 1 hộp cho 200 gốc là vừa rồi. Tưới để giữ ẩm nên không cần nhiều, khoảng 2-30 lít nước/gốc cho mỗi lần tưới. Thân

  55. Chào cả nhà!
    Minh xin được nhắc lại câu hỏi của mình hôm bữa mong cộng đồng có ai đã sử dụng bigel – biosol cho cây tiêu bị xoăn lá, bạc trắng lá (tiêu điên như bà con mình gọi) có hiệu quả chưa? tiến triển thế nào, có khả quan không?Mong được chia sẻ. Trân trọng cảm ơn! Chúc cả nhà sức khoẻ tốt để còn trồng được nhiều tiêu.
    Năm nay cũng như các năm tới chắc giá tiêu còn lên cao nữa!

  56. Kính gửi anh Vịnh và cộng đồng !
    Vườn tiêu nhà tôi sảy ra điều kì lạ. Những trụ ít quả thì bây giờ hoa nở tưng bừng như chính vụ. Còn những trụ nhiều quả thì những mắt ngủ bây giờ cũng đang nảy cựa gà. Có phải là do sử dụng Biogel+Boisol.
    Mong anh và cộng đồng khảng định. Nếu đúng thì là điều may mắn cho tôi. Một sản phẩm mà nhiều năm tôi đã tìm và chờ đợi.
    Rất mong ý kiến của anh và cộng đồng.
    Xin cảm ơn. Chào thân ái !

    • Chào anh @Trịnh Văn Ba
      Theo tôi biết , cây hồ tiêu cho thu hoạch mỗi năm một lần ở những vùng có khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt. Mua mưa cây phát triền mạnh, ra bông và nuôi hạt. Mùa khô cho thu hoạch, chính vụ vào tháng 3.
      Tôi cũng được biết, cây hồ tiêu trồng ở những vùng có khí hậu không phân mùa rõ rệt thì cho thu hoạch mỗi năm hai vụ, chính vụ vào tháng 8.
      Tùy nhiên, việc chăm sóc cũng tác động mạnh vào lịch thời vụ tự nhiên này.
      Ở VN, trường hợp tiêu thu hoạch hai mùa nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, như vùng tiêu Sơn Thành ở Phú Yên. Có lẽ vùng M’Đrăk+Ea Kar chỗ anh Trịnh Văn Ba cũng vậy nữa chăng?
      Mong có sự hợp tác trên diễn đàn để làm sáng tỏ điều anh TV Ba phản ánh.
      Giatieu.com mong bác Luận (hienchau) đứng “cầm càng” cho việc này.
      Mông cộng đồng, nhất là những bạn đang trồng tiêu trong những địa phương “nghịch mùa” cho biết diễn biến vụ mùa và có ý kiến trao đổi. Thân

    • Chào bác Vịnh.
      Nếu trồng tiêu ở những tiểu vùng khí hậu đặc biệt cần phải có thời gian theo dõi, trồng nhiều giống khác nhau, áp dụng nhiều cách chăm sóc khác nhau… mới đúc kết, đánh giá thời vụ được. Thời gian có thể kéo dài hàng chục năm, nên với từng nông hộ thì rất khó. Những lúc này rất cần sự tham dự của nhà nông học về giống, cây trồng. Xin có đôi lời chia sẻ. Thân

    • Trong mấy ngày qua, 12-16/12/2013, mình có cuộc gặp các bạn cũ hơn 40 năm về trước, trong một chuyến thăm viếng, du lịch Phú Yên, Khánh Hòa , trong đấy có nhiều giáo sư đã đỡ đầu cho SV trình Luận án tiến sĩ (nông nghiệp), cố vấn cho Bộ Nông nghiệp, liên tục đi học hỏicác mô hình nông nghiệp tiên tiến nước ngoài… Mình thấy rất buồn khi biết được rằng :

      1/. Chiến thuật nông nghiệp lúng túng: vì thống kê phân tích sai lệch, không nhìn rõ quá khứ, mập mờ hiện tại, thì làm sao định hướng cho tương lai?
      2/. Kỹ thuật nông nghiệp không nhiều, (không dám dùng từ lạc hậu) và cũng không dám bàn về chính sách.
      3/. Mô hình nông nghiệp không có: Các nông lâm trường Quốc doanh thua lỗ, mô hình nông nghiệp tiên tiến nào áp dụng thực tiễn cho nông nghiệp VN hiện nay?
      Cây tiêu chúng mình không ngoại lệ…
      Để cho cây trồng ra bông theo ý muốn, mình chú ý đến mô hình nông nghiệp của Do Thái hiện nay là trồng cây trong nhà kiến, mọi nhu cầu của cây được nghiên cứu kỹ, và được đáp ứng kịp thời đến từng cây, qua điều khiển tự dộng của máy tính, có thể đặc cách xa vườn cây 15 km …

      Về tiêu ra bông của mình hiện nay, thì chỉ có cách tìm hiều thời tiết qua lưu trữ, và tìm hiểu sinh lý cây tiêu, để hạn chế phần nào trường hợp ra bông trái vụ. Thuờng ở trung du Phú Yên có 2 mùa nắng, tháng 2,3 cây tiêu nhiễm nắng (giảm sinh trưởng) sẽ ra bông vào tháng 4-5 mưa và nắng vào tháng 6-7 sẽ cho ra bông vào tháng 8-9 AL, mưa. Vậy để tránh ra bông tháng-4-5 thì cần tưới nước nhiều ở tháng 2-3. Tất nhiên tiêu ra bông cũng còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố khác….

    • Chào anh @hien chau ! Chào Cộng đồng !
      Vài năm nay trên cộng đồng anh là người nổi tiếng, rất mến mộ anh. Vì khoa học và thực tiễn, là nếp nghĩ của tôi đối với anh. Riêng việc để làm tiêu ra bông ở vùng tôi, tôi không những thất bại thảm hại trong nhiều năm mà còn suy sụp nữa. Kiến thức về cây tiêu nó rộng quá, một nông dân bình thường như tôi không dễ gì nắm bắt được, đi học, đi hỏi nhiều nơi, kĩ sư tôi đã gặp nhiều nhưng chỉ được an ủi : “vùng anh giữ được tiêu sống đã là giỏi lắm rồi”. Tôi đã tính lên viện Ea K’Mat, nhưng qua chuyên mục Đồng Hành và Chia Sẻ của đài phát thanh truyền hình DRT tôi thấy chẳng có gì mới, nên đành phải tự tìm. Tôi rất trân trọng những ý kiến của anh. Rất mong anh tư vấn nhiều.
      Thân chào. Xin cảm ơn !

    • Mình đến đây, chỉ để trao đổi kinh nghiệm, thông tin, và hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau gia tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, giảm bớt rủi ro…
      Đối với cây ăn quả, ra bông có quả, trái vụ là may mắn, đối với cây tiêu và cà phê ra bông trái vụ là không thuận lợi. Trong trường hợp khó khăn của bạn (tiêu ra bông 2 vụ một năm) mình xin đề nghị với bạn 2 giải pháp
      1/. Hạn chế ra bông trái vụ bằng cách:
      – cho ra bông triệt để ở chính vụ bằng cách giảm sinh trưởng đến mức tối đa trước khi ra bông, gia tăng những yếu tố làm bông (trong kỹ thuật làm bông của anh Nguyễn Minh Vịnh), bạn biết biogel, và biosol kích thích ra bông thì nên dùng nhiều hơn nữa trong lúc làm bông.
      – giữ sinh trưởng cho tốt trong suốt thời gian tiêu nuôi trái, bằng cách giữ đều nước, đều phân (nhất là đạm), bóng râm, tránh những chuyến biến dột ngột … Không sứ dụng những nguyên tố đa, trung vi lượng kích thích tiêu ra bông.
      2/. Sống chung (với lũ) cho tiêu ra bông tự nhiên theo hoàn cảnh thời tiết, khí hậu ở địa phương, chấp nhận tiêu 2 lần ra bông 2 lần thu hoạch, còn hơn là tiêu không bông, không trái…
      Mong bạn thành công.

  57. Chào chú Vịnh và diễn đàn, cho cháu hỏi thời tiết lạnh 14-15 độ thì cây tiêu có bị ảnh hưởng gì không ạ.

    • Chào Hữu Nhĩa.GL!
      Tôi có đọc tài liệu nói về nhiệt độ đối với cây hồ tiêu, với nhiệt độ <15 độ bộ rể tiêu sẽ ngừng hoạt động.
      Ở Tây nguyên nhất là khu vưc Gia lai ngoài nhiệt độ có ngày thấp hơn 15 độ còn có gió đông bắc mạnh cấp 3, cấp 4. Nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch nhau khá lớn. Đây là kiểu thời tiết bất lợi cho tất cả cây trồng, trong đó có hồ tiêu. Tiêu bị rụng lá già, lá bệnh rất nhiều.
      Theo tôi chúng ta cần giử ẩm đất, tăng cường phân bón lá, tưới gốc các loại phân bón dể tiêu như phân cá, phân bánh dầu tự ủ cộng thêm kali để tăng sức đề kháng cho tiêu. Còn hơn tháng nữa là vào thu hoạch, bà con cố gắng chăm sóc để sau thu tiêu không bị suy. Một vài chia sẻ. Thân.

  58. Chào anh Trịnh Văn Ba. Tôi có lời chia sẻ để anh tham khảo: Tiêu ra hoa trái mùa cũng rất là rễ hiểu. Có mấy nguyên nhân sau:
    1 là mùa ra hoa chính ít hoa.
    2 là cây quả bình thường nhưng chăm sóc tốt quá.
    3 là bón hàm lượng đạm, lân hoặc đạm lân trữ ở trong cây quá nhiều.
    Thời kỳ này giảm đạm, tăng kaly để cây tập trung nuôi trái giảm phát đọt, lá vì phát đọt, lá bây giờ là năm sau giảm hoa. Thân chào anh!

  59. Chào chú Vịnh và diễn đàn, cháu muốn hỏi về việc nhân sinh khối bào tử nấm. Như bài viết của chú Phan Phat thì chú nói nhân dòng nào ạ . Vì theo cháu biết thì nấm trichoderma có dòng đối kháng nấm bệnh, dòng đối kháng tuyến trùng, dòng đối kháng côn trùng, mà mỗi dòng có thức ăn khác nhau. Cháu muốn hỏi là mình có thể trộn chung ba dòng để nhân được không ạ.

    • Chào cháu.
      Mỗi dòng Tricho có một nguồn thức ăn riêng khi nuôi cấy, nhân sinh khối trong điều kiện lí tưởng của phòng thí nghiệm. Còn với nông dân thì thường dùng chế phẩm tricho sản xuất không phân dòng, và nhà sản xuất chỉ ghi tên chung là Trichoderma spp. Hoặc nhà sản xuất thường trộn sẵn nhiều dòng để nông dân sử dụng phòng chống bệnh thuận lợi hơn, giúp sản phẩm bán chạy hơn. Cháu đọc thêm :
      >> http://www.giatieu.com/moi-quan-he-mat-thiet-giua-trichoderma-dat-va-phan-bon/5946/
      Thân

  60. Chào Cộng Đồng ! Chào các bạn.
    Ở vùng tôi ở, tôi có thâm niên trồng và chăm sóc tiêu đứng hạng thứ nhì thứ ba ở vùng này. Vì thấy lạ, nên muốn hỏi những ai đã dùng trước có thấy sự khác lạ giống như vườn nhà tôi hay không, vì gần 20 năm có cây tiêu chưa thấy hiện tượng này bao giờ. Thường thì ở vùng tôi tiêu ra 2 lứa, lứa thứ 2 ra bông vào đầu tháng 8 âm lịch còn thời điểm này không bao giờ có. Năm nay tôi dùng Biosol + Biogel thấy khác lạ, muốn hỏi cộng đồng những ai đã dùng trước có thấy điểm tương tự thì chia sẻ. Để khảng định 1 điều cần phải có thời gian, thậm chí nhiều năm. Thưa các bạn tôi là người hay tò mò, hay thử nghiệm. Cây mướp 1 năm tuổi tưới và sịt vào, tiếp tục bung đọt ra quả nhiều. Cây hoa Lộc Vừng thường thì mỗi năm ra 2 lứa nhưng tôi tưới 1 lần và sịt 2 lần đã trổ bông lứa thứ 3 đúng vào dịp tết dương lịch. Còn đối với tiêu thời điểm này không bao giờ ra bông cho dù đổ phân phun thuốc gì đi chăng nữa. Xung quanh tôi vườn hàng xóm bên cạnh… tất cả không có hiện tượng này, cho dù tiêu không hề có quả.
    Thân chào . Cảm ơn các bạn !

    • Bác Trịnh Văn Ba ơi !
      Tại sao những vườn tiêu xung quanh bác lại không hề có quả ? Xin bác chỉ cho cháu biết nguyên nhân với. Cháu không biết vùng đất bác có khí hậu “nghịch mùa” là thế nào ? mong bác chia sẻ cho cộng đồng biết một số đặc điểm cơ bản về vùng “nghịch mùa”. Chắc bác ở đó gần 20 năm rồi thì bác nắm được đặc điểm mưa nắng, nhiệt độ, thời vụ rồi…
      Cháu tò mò và ngạc nhiên về vùng đất bác ở quá.
      Cháu chúc bác sức khỏe và trồng tiêu năng suất nhất vùng, bác nhé.

    • Chào Trang BP, Lan, Trương Công Sứ. Chào cộng đồng !
      Các bạn có chung 1 vấn đề. Tôi xin gói gọn như sau.
      Khí hậu vùng tôi mùa mưa và mùa khô không phân định rỗ rệt chồng lấn nhau nên rất bất lợi cho cây trồng nhất là Hồ tiêu và Cà Phê. Theo như bài của anh Nguyễn Minh Vịnh ở phần kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu, thì ở vùng tôi không thể áp dụng được. Cho nên, tiêu năm được năm mất xảy ra thường xuyên. Như vườn tiêu nhà tôi dù đã dùng nhiều cách, nhiều loại phân bón nhưng năng suất vẫn thấp mặc dù giống tiêu nhà tôi là tiêu Phú Quốc và tiêu Vĩnh Linh, không có tiêu Trâu.
      Vấn đề tiêu Trâu, khi đến định cư vùng đất này những năm đầu, tôi cũng có thấy hộ có tiêu Trâu. đặc tính : dây to, lá lớn, quả to, bông ra lai rai quanh năm, năng suất cực thấp, cho nên giống tiêu này hiện không còn tồn tại.
      Đôi điều gửi các bạn, có vấn đề gì các bạn cứ hỏi.
      Thân chào !

    • Chào bác,

      Con không có kinh nghiệm trồng tiêu nhưng thường xuyên theo dõi và nghiên cứu, lang thang tìm hiểu thì cũng có nhiều cách làm bông mà không cần phải cắt nước.
      -Cách như sau: Duy trì việc tưới nước trong mùa nắng, không để tình trạng cây tiêu bị suy héo.
      Phun phân bón lá loại tốt ngay sau thu hoạch để duy trì sức khỏe cho dây tiêu.
      Phun hóa chất MKP (KH2PO4) với nồng độ 1% (10 g/lít nước) ngay sau đó và ngưng tưới nước hoàn toàn. Lá tiêu sẽ dầy và rụng lá già. Tuyệt đối không được sử dụng các hóa chất làm rụng lá như Thioure kể cả KClO3 trên cây tiêu. => Phân thuốc thì theo kinh nghiệm sao cho phù hợp thôi.

      -Còn 1 cách nữa là phun KNO3 gấp 3 lần bình thường (cái này theo kinh nghiệm của 1 người đã áp dụng nhiều năm) lá sẽ dày và lá già sẽ rụng.

      Đó là 02 cách mà con tìm hiểu có cơ hội biết được, dĩ nhiên phải thực nghiệm trên 1 vài cây để kiểm chứng trước khi áp dụng trên toàn diện tích

  61. Chào bạn Trang BP. Mình không biết tiêu châu nhưng nghe mọi người nói là tiêu rừng ngày xưa. Cây lên khoẻ mà ít sâu bệnh, nhưng năng xuắt thấp. Mình đang tìm hiểu về giống này. Bạn có biết thì chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn

    • Không biết trên diễn đàn ai trồng tiêu ở Sơn Thành Phú Yên cho mình hỏi thăm mua các loại nấm ngừa tuyến trùng, chết nhanh, chết chậm và Biogel, Biosol ở đại lý nào chỉ giúp mình. Cảm ơn.

    • Chào @phạm văn chiêu.
      Tôi không rõ ở Sơn Thành, Phú Yên. Nhưng bạn có thể gửi theo xe hoặc người quen lên mua Tricho + Pseud tại Đăk Lăk, hầu như cửa hàng BVTV nào trên này cũng đều có bán.
      Về phân hữu cơ sinh học của Ấn độ Biogel+Biosol thì không bán ở ngoài đại lý mà bán theo nhà phân phối trực tiếp của Công ty.
      Ở Đăk Lăk gọi số máy ĐT : 0944.385518 (anh Ri) để mua. Ở các tỉnh khác thì gọi về số máy Văn Phòng hoặc Tư vấn của Cty để được hướng dẫn.

  62. Chào anh Vịnh và cộng đồng giatieu.com .Em mới trồng tiêu đầu năm nay, em thường dùng phân hóa học. Em nghe nói bón phân hóa học nhiều sẽ không tốt cho cây tiêu. Em nghe nói bón phân và xịt thuốc Sinh học rất tốt cho cây tiêu. Vậy em muốn chuyển qua sử dụng phân bón và thuốc sinh học để chăm sóc vườn mình, mà muốn sử dụng lâu dài luôn. Thị trường có rất nhiều phân sinh học quá. Mong anh Vịnh và mọi người chỉ cho em loại phân, thuốc Sinh học tốt để em sử dụng yên tâm.

    • Chào bạn.
      Hổng lẽ bạn vào trang giới thiệu phân hữu cơ sinh học Biogel+Biosol của Ấn độ này hỏi, rồi bác Vịnh hay mọi người chỉ cho bạn sử dụng loại phân sinh hoc khác?
      Nghe nói là một chuyện, bạn mua phân Biogel+Biosol về dùng thì sẽ biết.
      Tôi cũng khuyên bạn, nếu có băn khoăn thì hãy dùng thử vài lượt bón đi đã, khi thấy có kết quả cụ thể rồi mới quyết định. Vậy là yên tâm bạn nhé.

  63. Chào mọi người va Biogel-sol. Tôi đọc qua thấy công dụng của thuốc Biogel-sol có tác dụng rất tốt. Vậy vườn tôi trồng đầu mùa mưa vừa rồi, hiện tiêu cao trên 2 mét, qua năm tới tôi sẽ cắt lấy giống, tôi có nên sử dụng phân này không? À quên tôi tiện hỏi thêm luôn. Ở xóm tôi thấy nhiều người năm ngoái cắt Tiêu lấy giống. Hậu quả là vườn tiêu họ bị bệnh tiêu điên hầu như 100%. Giống tiêu tôi mua nhà hàng xóm, hiện tiêu nhà ông ấy bị điên hàng loạt. Vậy tiêu bị cắt lấy giống sẽ bị điên phải không, hay là do yếu tố khác. Và có cách nào phòng chống được bệnh tiêu điên không? Vườn nhà tôi 250 trụ, hiện cũng có trên chục trụ tiêu điên rồi. Mong mọi người góp ý, tôi Xin cảm ơn ! thân.

    • Chào bạn
      Hổng lẽ tôi lại khuyên bạn không nên xài. Hy vọng bạn có quyết định sáng suốt cho mình, chứ cứ mong “đẽo cày giữa đường” thì không thể thành công đâu bạn ạ.
      Về tiêu điên, trên diễn đàn đã có nhiều ý kiến phân tích có phần khác nhau, bạn nên đọc kỹ và rút ra kinh nghiệm phù hợp. Nhưng cần chú ý về cách làm, phải hợp lí mới có kết quả.
      Tôi ví dụ: cắt giống là việc làm hết sức đơn giản, ai cũng cắt được nhưng có người cắt thì tiêu bị điên, có người thì không…?

  64. Chào Khởi CưJút. Theo tôi thì tiêu bạn đã nhiễm vi rút điên. Những cây nặng bạn nên nhổ bỏ. Sang năm không nên cắt giống vì cả vườn đã nhiễm bệnh. Tôi có bà con ở Nam Dong cho biết cả vùng bị nhiễm bệnh nặng. Bệnh chủ yếu lây qua dao kéo. Chăm sóc tốt sẽ phủ trụ vẫn thu được.

  65. Chào @Khởi CưJút
    Bạn đi theo hướng sinh học là rất tốt, vì đây là hướng bền vững môi trường và an toàn cho nông dân hiện nay khi mà tình trạng nhiễm độc các loại hóa chất, bệnh ung thư ngày càng lan tràn thì nông dân, người trực tiếp sử dụng là người phải gánh chịu đầu tiên.

    Sau nhiều năm tìm hiểu, tôi đã chọn sản phẩm phân hữu cơ sinh học Biogel + Biosol của Ấn độ để giới thiệu cho bà con mình sử dụng không chỉ trên cây tiêu mà là trên tất cả các loại cây trồng như các loại rau củ, hoa, cây ăn trái, cây công nghiệp.

    Sản phẩm Bio (sinh học) hiện nay ở nước ta rất nhiều, và qua thực nghiệm Biogel + Biosol trên cây tiêu, cà phê, chè, cây cà chua, ớt và trên một số rau như cải, xà lách… tôi đánh giá hiệu quả rất cao của loại phân này.
    Tất nhiên, nếu những ai còn ngần ngại tôi đề nghị sử dụng thử nghiệm với qui mô nhỏ trước.

    Từ ngày giatieu.com giới thiệu ra cộng đồng đã được 5 tháng, tôi chưa nghe ai đánh giá thấp về loại phân hữu cơ sinh học này. Thân

  66. Các chú cho cháu hỏi là phân chuồng tươi đem ủ hoai và chưa ủ có mất đi hoặc khác nhau về dinh dưỡng nhiều không? Cháu xin cảm ơn!

    • Có nhiều bài viết về phân chuồng ủ hoai, nhưng chưa có một nghiên cứu nào xác định các thông số kỹ thuật để so sánh với phân chuồng tươi, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với các nhà khoa học nông nghiệp… và cũng chưa thấy có ai trình bày đối chứng, nên vẫn giữ những quan điểm đã viết ở đây, và đang bón phân cút tươi lần 3 cho tiêu theo cách của mình.

    • Chào bác hien chau.
      Trong một số điều kiện nhất định thì việc bón phân tươi cũng rất tốt, đặc biệt là lượng dinh dưỡng hữu cơ (axit humic) cao hơn phân ủ và cây hấp thu dần mà không sợ tiêu hao. Đáng lo ngại nhất là sự lây lan mầm bệnh ẩn chứa trong phân tươi nên không khuyến khích dùng, thậm chí còn kịch liệt phản đối vì bà con nông dân mình bón bừa bãi mà không chú ý đến cách dùng nên nguy cơ lây lan rất cao.
      Cút của bác được nuôi thức ăn sạch, uống nước sạch, chuồng trại vệ sinh sạch, được chích ngừa đầy đủ… thì nguồn bệnh từ đâu ra? Rõ ràng chủ yếu là từ bên ngoài chứ không phải từ bên trong. Bác dùng, em dùng, một số người dùng… thì không sao vì mình kiểm soát được. Nhưng em nhắc bác nhớ bổ sung Tricho + Pseud cho tiêu bác nhé. Chúc sức khỏe hai bác. Thân

    • Cảm ơn bạn Nguyễn Vịnh rất nhiều, mỗi khi vượt qua được trơ ngại, làm được việc có ích là ở đấy mình nhận được một niềm vui mới… các bạn mình khuyên mình thành lập nhóm đế trao đổi thông tin nông nghiệp, nhưng thời gian không còn nhiều nên mình đề nghị họ lập trang điện tử để tư vấn cho nông dân, mình đã có viết một phản hồi khá dài nhưng máy tính tự động sang trang, mất toi cả tiếng đồng hồ.
      Việc chăn nuôi gia cầm tập trung làm công tác vệ sinh, phòng dịch rất nghiêm ngặt… nếu không (cũng như tiêu) thì tài sản treo bằng sợi tóc.

  67. Chào chú Vịnh và gia đình giatieu.com, cháu xin được chú tư vấn điều này nhé, cháu đang phun phân Biosol lần 2 cho cây điều, nhưng cháu thấy quả nhỏ ra lác đác, cháu phun vậy có ảnh hưởng gì ko chú? Cháu cảm ơn chú !

    • Chào cháu.
      Cháu yên tâm phun, không sao cả. Nhớ pha đúng tỷ lệ 1 phần ngàn, tức 1 lít phân Biosol pha với 1000 lít nước. Chỉ phun lúc sáng sớm và chiều mát, không phun lúc trời nắng to. Cần pha thuốc BVTV gì thì trao đổi trước với chú nhé. Thân

  68. Sáng cháu phun tới 9h là cháu nghỉ chiều 4h phun tới tối luôn chú ạ, mấy người ở gần rẫy nhà cháu còn cười cháu là lên mạng nghe mấy ông ở đâu chẳng thấy mặt mũi ra sao nữa có ngày là chết đấy, nhưng cháu tin chú vì có cơ sở khoa học chú nhỉ.

  69. Chào Trương Công Sứ. Tôi trồng tiêu cũng hơn 10 năm. Cũng rất chịu khó tìm tài liệu và học hỏi những người ở ngoài. Nhưng chưa thấy tài liệu nào hay hơn giatieu.com. Ở đây tôi gặp rất nhiều các bậc thầy mà ở ngoài rất ít. Mọi người chia sẻ thật chân tình giúp đỡ lẫn nhau về kinh nghiệm. Thân.

  70. Chào chú Vịnh và gđ giatiêu.com, cháu đọc mấy bài viết trên bảo là ủ phân cá và bánh dầu, cho cháu hỏi ko biết họ lấy phân cá bằng cách nào và bánh dầu là chất gì? Cháu cảm ơn chú. Chúc chú 1 buổi sáng tốt lành.

  71. Chào anh Nguyễn Vịnh!

    Rất vui được gặp lại anh trên diễn đàn này! Tiện dịp thấy anh có đề cập đến vấn đề ủ phân cá với Trương Công Sứ, tôi cũng tò mò muốn biết xem cách ủ làm sao, thời gian ủ là bao nhiêu ngày? sau khi khi ủ xong thì pha chế thế nào để bón cho tiêu? vì nơi tôi ở ngay cạnh Hồ chứa nước Sông Ray, vào tháng mưa người làm cá rất nhiều, giá 1kg cá cũng khá rẻ (15.000- 20.000 đ/1kg cá mè, trung bình 1 con từ 2- 7kg) nếu tính toán chi phí, giá thành hợp lý và được anh, cùng công đồng chia sẻ thì không còn gì bằng.

    Rất mong được góp ý. Chân thành cám ơn!

    • Chào anh Vịnh!
      Một lần nữa, rất rất cám ơn anh! Tôi đã đọc theo địa chỉ của bài viết. Rất hay. Đặt biệt là những phản hồi của cộng đồng chia sẻ là một kho tàng kiến thức vô giá để áp dụng vào thực tiển, nó rất có giá trị đối với những nông dân có xu hướng canh tác theo hướng hữu cơ bền vững.

  72. Chào @hien chau.
    Phân bón lá là một tiến bộ KHKT ra đời sau phân bón gốc. Nó giúp ngành trồng trọt giải quyết việc hệ rễ lấy dinh dưỡng không đủ nuôi cây, nhất là khi cây cho rất nhiều quả nhưng hệ rễ không phát triển theo kịp để cung cấp dinh dưỡng, từ đó nảy sinh hiện tượng rụng quả non, quả kém phát triển và cây suy yếu dần. Đặc biệt khi vào mùa khô, độ ẩm trong đất càng xuống thấp thì hệ rễ lấy dinh dưỡng càng kém.
    Có người đã ví sử dụng phân bón lá như người bệnh không ăn được hay ăn kém thì bác sĩ phải cho truyền dịch vậy. Tất nhiên, truyền dịch không đúng cách có thể khiến người bệnh bị sốc, rất nguy hiểm, giống như dùng phân bón lá không đúng cách có thể làm tiêu rụng lá hàng loạt hay như @hien chau đã có kinh nghiệm. Như vậy thì ta nên hay không nên phủ nhận phân bón lá? vì tri thức hay kinh nghiệm? vì người sử dụng hay vì phân?
    Mỗi người có quyền làm theo ý mình nhưng khi chia sẻ với cộng đồng thì nên chắc lọc, vì bà con mình lên diễn đàn là đã đặt niềm tin vào giatieu.com và vào mỗi thành viên tham gia.
    Đôi điều xin trao đổi.
    Thân

  73. Chào chú Vịnh và cộng đồng! Xin tư vấn dùm cháu: Tiêu ở vườn của cháu là loại tiêu Vĩnh Linh, qua Tết là thu hoạch nhưng hiện nay bị rụng chuỗi nhiều. Cháu dự định dùng biogel tưới gốc và biosol + kali trắng để phun lá có được không ạ. Có ảnh hưởng gì đến kỹ thuật làm bông như rửa cây, hãm nước …cho vụ năm sau không? Mong trả lời của chú và cộng đồng. Cháu cám ơn rất nhiều.

    • Chào @Gia Huy
      Tiêu rụng chuỗi thường do nhiều nguyên nhân và có nhiều hiện tượng đi kèm. Cháu phản ánh không rõ ràng nên chú cũng khó góp ý.
      Nhưng cháu dự định dùng phân thì có thể cho là nguyên nhân thiếu dinh dưỡng.
      Sử dụng như cháu không vấn đề gì, nhưng không cần kali trắng nữa, phí tiền.
      Biosol phun lá phải pha theo đúng tỷ lệ 1/1000.
      Thân

  74. Cháu chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com
    Nhà cháu đang thu hoạch 600 trụ tiêu kinh doanh nhưng năm nay có vẻ không đạt bằng năm ngoái.
    Cháu muốn tham khảo chú và cộng đồng nên chăm sóc mùa này như thế nào? Mong mọi người tư vấn cho ba cháu tham khảo. Cháu xin cám ơn.
    À, nhà cháu mùa này sẽ có khoảng 300 trụ sẽ ra bông vụ bói đầu tiên nữa. Cháu ở Đắk Song.

    • Chào cháu @Tâm Hòa
      1. Tiêu kinh doanh: -Sau thu hoạch cần duy trì việc bón phân định kỳ, tưới nước giữ ẩm, mỗi lần tưới chỉ 7-10 lít /gốc, không tưới nhiều hơn, để tiêu khỏi suy. Chỉ khi siết nước mới ngưng tưới, thường khoảng 35-45 ngày trước khi vào mùa mưa.
      -Tiến hành vệ sinh cây bằng việc phun thuốc gốc đồng như Đồng đỏ (Norshield), Coc 85, Booc-do…
      -Khi siết nước được khoảng 30 ngày, phun phân bón lá KNO3, đổ gốc phân amino để cây phân hóa mầm hoa và hồi phục rễ. Hoặc dùng phân hữu cơ sinh học Biosol+Biogel để cây phân hóa nhanh hơn.
      -Tiến hành bón phân ủ hoai hay vi sinh hữu cơ có bổ sung Trichoderma và Pseudomonas khi bắt đầu chuẩn bị đón mưa bung bông, hoặc chủ động tưới để bung bông.

      2. Tiêu tơ: thường xuyên tưới giữ ẩm, bón phân theo định kỳ 2-3 lần của mùa khô. Phun và đổ gốc Biosol+Biogel để đón mưa.
      -Bón phân chuồng ủ hoai hay vi sinh hữu cơ có bổ sung Trichoderma và Pseudomonas…
      Kế hoạch thì vậy nhưng có thể linh động, thời điểm bung bông thường có tính chất quyết định.

      *Quan điểm bón phân của chú là, bón ít nhưng chia làm nhiều lần hiệu quả hơn là bón nhiều nhưng chỉ ít lần.

    • Cháu cám ơn chú.
      Cho cháu hỏi định kỳ bón phân của chú là những đợt nào để nhà cháu tham khảo được không chú?

    • Cũng đơn giản thôi. Theo chú, mỗi tháng nên bón một lần phân NPK 20-20-15, khoảng 150 gr cho mùa mưa và 100 gr cho mùa khô. 2 kỳ đầu và cuối mùa mưa bón khoảng 5-8 kg/gốc phân chuồng ủ hoai hay phân vi sinh hữu cơ, 200gr vôi+lân Văn Điển. Xen kẽ vào lúc làm bông, đậu hat, làm chắc hạt, hồi phục sau mưa, sau thu hoạch… khoảng 4-5 lần đổ gốc Biogel và phun bón lá Biosol thêm 7-9 lần/năm là được. Ngoài ra còn tùy theo thể trạng, năng suất của cây mà mình bón phân thêm.
      Vườn nào có hệ thống tưới tiết kiệm thì nên bón phân qua đường ống, cây hấp thu được nhiều hơn, giảm bớt lãng phí.
      Làm nông chúng ta đừng sợ tốn công mới có kết quả cao.

  75. Chào anh Vịnh
    Đọc những bài viết của anh về canh tác hồ tiêu theo hướng bền vững tôi rất tâm đắc, bản thân tôi cũng đã và đang dùng chủ yếu là phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học để bón và phun lá cho tiêu. Hiện tại có điều còn băn khoăn muốn anh và mọi người chỉ giáo giúp.
    Cụ thể là trong năm nay tôi bón rất ít phân vô cơ, trung bình mỗi cây tiêu kinh doanh chỉ có 0,5 Kg NPK, tiêu nhỏ 0,3 Kg. Chính vì vậy tiêu nhỏ không phát triển mạnh như những năm trước bón lượng vô cơ nhiều hơn. Hiện nay tôi vẫn chưa dám bón thêm cho vườn vì mới đổ gốc và phun phân bón sinh học dược 20 ngày. Anh là người có nhiều kinh nghiệm hơn mong anh chia sẻ giúp tôi và mọi người canh tác hiệu quả hơn.
    Xin hỏi anh mỗi năm ta nên bón thêm cho tiêu kinh doanh trong tình hình chăm sóc theo hướng bền vững khoảng bao nhiêu phân vô cơ trên một gốc là đúng và đủ cho sự phát triển và đảm bảo được năng suất, cây không bị suy kiệt mà vẫn đảm bảo cho vụ sau không bị thất thu.
    Cảm ơn và rất mong ý kiến của anh.

    • Không có căn cứ để cho rằng bạn bón 0,3-0,5 kg NPK là nhiều hoặc ít.
      Vấn đề ở chỗ bạn sử dụng bao nhiêu phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh và phân đổ gốc, phân bón lá để thay thế… và năng suất của tiêu, độ phì của đất nữa … mới nhận định được.

  76. Chào anh Nam!
    Phân bón chính là mấu chốt của nhiều vấn đề. Bón phân cân đối để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng là vấn đề nan giải. Bón vô cơ nhiều thì sợ ngộ độc cây chết còn bón ít thì cây còi cọc chậm phát. Để khắc phục hiện tượng đó phân hữu cơ vi sinh và phân sinh học là giải pháp. Tuy nhiên ta phải chuyển đổi từ từ. Lý do phân vi sinh phải mất 1 thời gian khi nó sinh sôi được trong đất thì cây mới tự đủ dinh dưỡng lên được. Vì thế kết hợp thêm vô cơ là điều cần thiết. Bản thân tôi cũng không biết bao nhiêu là đủ. Vì nó quá rộng. Ngoài chất đất, thổ nhưỡng, chất lượng phân bón,…
    Tôi thì chỉ quan sát lá là biết cây mình cần chất gì thừa thiếu cái gì. Thật sự mà nói thứ này tôi biết nhưng không biết cách chia sẻ. Do nó hao hao giống nhau nhưng nhìn quen vẫn phân biệt được.
    Nếu anh dùng phân sinh học thường xuyên có thể giảm 30% lượng phân bón vô cơ.
    Còn nếu tự sản xuất được phân sinh học dùng định kỳ thì có thể giảm 50% lượng phân bón vô cơ.
    Của tôi giảm trên 50% lượng phân bón vô cơ so với bình thường. Với điều kiện nền hữu cơ vững chắc.
    Nhìn giàn lá ta sẽ biết được sức khỏe cây của mình. Cứ lấy tiêu tơ làm mốc chuẩn thì tiêu kinh doanh gần được như thế gọi là đạt.
    Bón vô cơ thì cứ 3 – 4 bao/ ha 1 lần bón thì đảm bảo cây không vấn đề gì. Chia nhỏ bón nhiều lần cây sẽ không sao.
    Thân!

  77. Chào @nam. Nếu nền hữu cơ sinh học chưa cao, anh bón tiêu kinh doanh 0,5kg/cây thì bị thiếu trầm trọng. Theo như kỹ thuật ngày xưa dùng phân hoá học là chủ yếu, mỗi trụ là 3 – 4 kg NPk/trụ, với năng xuất 4kg tiêu đen/trụ. Còn kỹ thuật ngày nay cho phép tối đa là từ 1,2 – 1,5kg NPK/trụ. Bạn chuyển sang hữu cơ sinh học, nếu giảm phân hoá học đi bao nhiêu thì phải tăng hữu cơ sinh học lên bấy nhiêu (tương đương với 3-4kg NPK/trụ) vì dù hữu cơ sinh học hay hoá học thì cây vẫn phải cần từng đó các nguyên tố đa, trung, vi lượng. Bạn phải nắm sát mỗi loại hữu cơ sinh học các nguyên tố có là bao nhiêu %, từ đó mới có thể tính toán khớp để cho cây đủ dinh dưỡng. Thân.

    • Bón tới 3-4 kg NPK/trụ là quá nhiều, vừa lãng phí vừa do bón không hiệu quả.
      Cần xem lại cách bón theo 4 đúng.

    • Lượng phân hóa học bón trong 1 năm như vậy cũng chưa nhiều. Nhưng có thể do cách bón nên phân bị thất thoát và tiêu hấp thu không hết được. Còn do dư lượng hóa chất quá nhiều sẽ làm cho tiêu suy, dẫn đến hiện tượng năm sau phải bón nhiều hơn năm trước.
      Bà con nên tăng cường lượng phân hữu cơ, giảm bớt lượng phân hóa học, chú ý bón trung-vi lượng, nâng độ pH lên, thì vi sinh vật hữu ích mới tồn tại và nguy cơ lây lan dịch bệnh sẽ giảm, cây mới đủ sức chống chịu với bệnh hại. Thân

  78. Chào @nam!
    Với tiêu tơ có nền phân hữu cơ đáp ứng đầy đủ cây vẫn phát triển bình thường và có khả năng chống chọi với bệnh tật nhiều hơn chăm hóa học (điển hình là ở Tây Nguyên năm 2013), chăm tiêu tơ lạm dụng quá nhiều phân hóa học, ban đầu cây phát triển khá mạnh nhưng sau đó thì khó đoán được tuổi thọ của cây, mình đã theo dõi một số vườn lạm dụng phân hóa học DAP và NPK bón trong mùa mưa, mặt dù trong giữa và gần cuối mùa mưa thì cây rất đẹp nhưng vào đầu mùa khô thì thôi ôi vườn tiêu tiêu gần hết …
    Nước nóng ai uống được, đôi dòng chia sẻ cùng bạn.

  79. Theo báo cáo của chuyên ngành phân bón, lượng phân hóa học nông dân sử dụng thì cây trồng chỉ hấp thụ tối đa 40%, thất thoát là do bốc hơi, rửa trôi, trực di… đó là chưa tính hiệu quả còn thấp hơn nữa do bón không theo 4 đúng.

  80. Chào các bạn. Có bạn chưa hiểu kỹ ý tôi nên đã phản bác. Mỗi trụ tiêu chăm sóc không kém 1 cây cà phê là bao nhiêu. Ý tôi nói là “tương đương” 3-4 kg NPK bón gốc. Nếu tất cả các loại phân từ xác bã thực vật, tàn dư, phân chuồng, vi sinh, phân phun lá và cả NPK cộng lại. Mà phân hoá học thì hấp thụ chỉ 1/3. Các bạn thử tính xem liệu có đến như vậy không. Mong các bạn tham khảo.

  81. Chào các bạn. Tôi giải thích thêm để các bạn hiểu ý của tôi. Chẳng hạn 1 năm ta bón gốc tất cả các loại phân hữu cơ, vi sinh ở dạng thô (phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, xác bã thực vật, tàn dư…) khoảng 20kg thì các thành phần chính NPK đã “tương đương” trên 2kg NPK 16-16-8 và cộng thêm 1-1,5kg NPK phân hoá học nữa thì tổng cộng đã bằng trên 3kg NPK. Mong các bạn tham khảo.

  82. Chào chú Vịnh và cộng đồng!
    Cháu dự định thế này: Tiêu nhà cháu sẽ thu hoạch đến hết tháng giêng AL này, sau đó cháu tưới gốc Biogel + Trico để cây chống suy và phun thuốc diệt rệp sáp (vì hiện nay cháu thấy rệp sáp bám đầy trên cành trụ sống lồng mứt và một ít trên cây tiêu). Sau đó 1 tuần cháu tiến hành rửa cây bằng đồng đỏ và phun thuốc diệt rệp sáp lần 2. Đến đầu tháng 2 AL cháu bắt đầu hãm nước để làm bông (vì cháu thấy năm nay ngày Cốc Vũ là ngày 21/3 AL). Đến đầu tháng 3 AL cháu phun phân bón lá kali trắng KNO3 (cháu tính phun phân Biosol + đổ gốc Biogel nhưng không biết cái nào tốt hơn). Tiêu nhà cháu là tiêu Vĩnh Linh, cháu ở Châu Đức, BRVT năm nay năng suất đạt hơn những năm trước nên Ba của cháu sợ năm tới sẽ bị mất mùa như những năm trước đây (năm được, năm mất). Cháu mong chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com giúp đỡ, tư vấn. Cháu cám ơn rất nhiều.
    Chúc chú và cộng đồng giatieu.com năm mới được nhiều sức khỏe.

    • Chào @Lê Gia Huy
      Đơn giản là phân bón lá kali trắng cũng chỉ là phân kali.
      Còn Biogel+Biosol là phân tổng hợp nhiều thành phần. Nên hiệu quả sử dụng khác xa nhau lắm. Quan trọng nhất là mình phải biết dùng phân theo 4 đúng.
      Thân

  83. Xin chào chú Vịnh, anh Minh Vịnh và cộng đồng giatieu.com.
    Tiêu nhà tôi là tiêu sẻ mỡ và tiêu trâu. Thu hoạch gần xong rồi.
    Có một số cây bị vàng lá rụng đốt và nhiều cây bị nấm lá, cháy đen đầu lá, năm nay tiêu thất và suy nhiều.
    Xin cho hỏi phục hồi và có ép nước được không.
    Xin chân thành cảm ơn. Chúc cộng đồng năm mới an khang thịnh vượng.

    • Chào Tunguyen!
      Thu hoạch xong phun boocdo hoặc các loại thuốc đồng trị nấm dạng nhẹ như coc85, đồng nano…
      Tranh thủ trước đó tức thời gian này bón phân cá hoặc phân bánh dầu + lân hồi phục cây.
      Khi cây khỏe mạnh thì mới hãm được.
      Thân!

    • Cảm ơn anh Vịnh nhiều nhé.
      Nhưng nếu tiêu suy không ép nước mà giờ bón phân có sợ chuyển qua quá trính sinh dưỡng và cây không ra hoa dc không ah. Tôi đang phân vân vấn đề này.

    • Dùng thêm GA3 cây sẽ ra hoa như ý. Trước đó là K, Zn …để rút dinh dưỡng vào mầm. Trước đó nữa là thuốc đồng cho cây ngủ sâu.
      Thân!

    • Nếu bạn có sẵn công thì dùng phân nhiều đợt như anh M.Vịnh là rất tốt
      Tuy nhiên theo mình bạn dùng phân hữu cơ sinh học biogel+biosol thì lợi công hơn vì trong loại phân này tổng hợp nhiều đa-trung-vi lượng, amino acid, các vi sinh vật hữu ích và các chất điều hòa sinh trưởng như GA3, auxin, … bạn khỏi phải lo thiếu mà còn khỏi mất công đi tìm kiếm từng chất nếu bạn không rành…

    • Chân thành cảm ơn.
      Có nghĩa là giờ em bón phân Biosol và xịt Biogel rồi đợi khoảng cuối tháng 2/2014 ép nước những cây không suy phải không ạ.
      Cho em hỏi thêm hôm qua em có ủ khoảng 600kg phân dê bằng 1kg trico và 3kg ure, em tính đến khi ép nước xong tưới rồi bón có được không ạ
      Chúc cộng đồng vụ mùa bội thu.

  84. Cháu cám ơn chú Vịnh và chú Chinh nhiều!
    Cháu dự định ngày mai bón phân NPK. Sau khi thu hoạch xong cháu sẽ sử dụng một đợt phân biosol+biogel vì sau thu hoạch cháu thấy tiêu xơ xác lắm. Tiếp theo cháu tiến hành làm bông theo bài viết của anh Minh Vịnh. Chú thấy có ổn không ạ.

  85. Chào @Lê Gia Huy
    Vào mùa khô, tiêu cũng rất cần bón phân và tưới giữ ẩm để khỏi suy. Hòa phân NPK chung với nước tưới để cây dễ hấp thụ hơn, mỗi gốc chỉ cần bón 100 gr/lần. Pha 2kg NPK trong 1 phuy nước tưới cho khoảng 20-25 cây là vừa đẹp. Chỉ đến khi hãm nước mới dừng bón phân để xịt rửa cây.
    Biogel+Biosol dùng xen kẽ. Tại sao phải đợi thu hoạch xong? Phải bón đúng lúc cây cần ăn, không được để cho cây bị suy chứ!
    Thân

  86. Chào chú Nguyễn Vịnh, nhờ chú cho cháu hỏi tác dụng của mỗi lần tưới là 5 đến 7 lít nước là sao? nếu tưới 5 đến 7 lít cho 1 trụ tiêu thì bao nhiêu ngày tưới lại hả chú? Trước giờ 1lần cháu tưới khoảng 60 đến 70 lit 1trụ. Chân thành cảm ơn chú.

    • Chào @nhân đạo
      Tưới giữ ẩm là tưới ít, chỉ nhằm duy trì sự sống, không cho tiêu phát triển (ra chồi, lá non) nhưng cũng không để tiêu bị suy. Bao nhiêu ngày tưới lại tùy thuộc vào độ ẩm của đất, thời tiết của từng vùng. Vừa đủ là khoảng 7-10 lít/lần và 5-7 ngày tưới lại. Tưới nhiều thì tốn công tốn nước. Chỉ tưới nhiều sau thời kỳ hãm nước để tiêu tiếp tục phát triển lá, bông, cho vụ mùa mới. Thân

  87. Chào bác Nguyễn Vịnh. Cho con hỏi, lá non ra khoảng vài ngày thì bị quăn lại, đến lúc già nó lại bình thường không quăn nữa. Có phải bị tiêu điên không hay là bị bệnh gì.

    • Chào cháu @hồ đức mẫn
      Lá non bị quăn do các nguyên nhân như rối loạn dinh dưỡng, bón phân thiếu cân đối, thiếu nước tưới, bị trời nắng gắt hay bị nhiễm virus đều được gọi chung là tiêu điên. Các triệu chứng này sẽ dần dần được cải thiện qua khâu chăm bón nhưng cũng nhiều khi không khỏi làm năng suất tiêu rất kém. Riêng bị nhiễm virus hiện chưa có thuốc để chữa trị.
      Thân

  88. Hôm qua đi lấy thuốc Biosol và Biogel về muộn quá không lên mạng được. Hôm nay lên cho con được cảm ơn chú Vịnh và chú Ri.
    Chưa biết hiệu quả khi dùng thế nào, dù sao con cũng xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Vịnh.

  89. Chào chú Vịnh. Trước hết cháu xin cam ơn chú về lời giải đáp lần trước. Chừ cho cháu hỏi thêm là vườn tiêu kinh doanh nhà cháu bị rụng trái rất nhiều trong khi cây vẫn xanh tốt. Cháu vẫn bón phân đầy đủ. Vậy cây tiêu bi bệnh gì hay là bị thiếu phân ạ.

    • Rụng chuỗi non có 2 nguyên nhân phổ biến:
      1. Bị côn trùng cắn phá, chủ yếu là bọ thánh giá.
      2. Thiếu trung vi lượng.
      Kiểm tra lại, nếu bị côn trùng cắn phá thì phun thuốc trừ sâu loại nhủ dầu EC. Còn thiếu vi lượng thì phun phân bón lá có nhiều trung vi lượng như phân hữu cơ sinh học Biosol chẳng hạn.
      Thân

  90. Gửi chú Nguyến Vịnh.
    Rất cám ơn góp ý của chú, cháu cũng mới về phụ bố làm tiêu nên cũng không hiểu. Ý của cháu muốn hỏi là khi đổ gốc (đồng đỏ, boocđô, phân sinh học hay sủi gốc diệt rệp sáp…) thì có phải tưới cho ướt gốc không ạ.
    Mong chú chỉ dạy để có kinh nghiệm hơn ạ.
    Một vấn đề nữa là vườn nhà cháu thu hoạch sắp xong mà cây tiêu thi bị rỉ sắt và dưới gốc rệp sáp nhiều. Xin chú chỉ cách diệt và phòng bệnh.
    Cám ơn chú nhiều

    • Chào cháu @Anh Tuấn
      -Khi xử lý phân, thuốc dù đổ gốc hay phun lên cây nếu đầy đủ ẩm thì hiệu quả sẽ cao hơn.
      -Rệp sáp gốc nên dùng thuốc Permethrin (thuốc nhúng mùng) thân thiện với môi trường hơn, xử lý ngay. Nấm gỉ sắt sau thu hoạch sẽ phòng trừ cùng lúc với rửa cây bằng thuốc gốc đồng.
      Thân

  91. Chú Vịnh ơi, tiêu con cháu ươm trong bầu được 2 tháng rồi mà cháu thấy lên chậm quá. Cháu dùng biogel đổ gốc cho tiêu con được ko? Là liều lượng đổ như thế nào vậy chú. Và bao nhiêu ngày thì đổ lại lần 2 vậy chú?

    • Chào cháu.
      Tiêu con giai đoạn vườn ươm rất cần hệ rễ phát triển mạnh nên tưới phân amino, đạm cá, bánh dầu hay phân sinh học Biogel là hết sức cần thiết. Cháu pha 1kg Biogel cho 200 lít nước và tưới đều lên khoảng 1.000 bầu, sau 15 ngày lặp lại.
      Thân

  92. Anh Vịnh, cây tiêu trồng được 2 năm sau khi cắt dây để lấy hom thì gốc tiêu lại xuất hiện lá trắng lá xoắn và nhỏ lại. Thế cho em hỏi làm thế nào để khắc phục được, mong anh giúp em với.

    • Dây tiêu sống được, và phát triển đều là nhờ sự cân đối ở rễ thân cành lá, khi cắt thân cành lá, thì làm rễ dừng phát triển, hay bị chết đi một phần (vì rối loạn sinh lý) để tìm lại sự cân bằng mới, kém hơn cũ. Mình có daọ qua các vườn trồng tiêu, thấy họ cắt quá thấp và trụi lá thấy rất tiếc, theo ý mình thì cắt bỏ !/2 hay 1/3 là được, cần có lá để cây thở…

    • Chào @hoàng lưu
      Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh tiêu điên. Theo nhiều nhà nông học là rất nan giải.
      Có nguyên nhân là do chưa xử lý tốt trước khi cắt và cắt giống không đúng cách. Có thể dùng phân sinh học Biosol+Biogel để cải thiện phần nào nhờ các chất điều hòa sinh trưởng.
      Thân

  93. Chào bác Vịnh! tiêu nhà cháu trồng lươn, từ tháng 08 năm ngoái bây giờ thấy ra thêm 3,4 lươn ít cây có ra ác vậy những cây ra lươn cháu có đôn được không vì đôn mùa này cho dễ chăm. Cháu cảm ơn bác.

    • Chào bạn @Nguyễn Thành vân
      Có thể đôn bất cứ lúc nào mà mình thấy thuận tiện, nhưng chỉ đôn khi tiêu đã ra vài nhánh ác. Khi đôn thì lấp hết phần thân lươn, chỉ chừa phần thân đã có ác lên trên mặt đất.
      Bạn phải sử dụng kỹ thuật bấm ngọn để lấy nhánh ác, bấm liên tục cho đến khi ra ác mới thôi. Nhiều lươn thì bạn nên loại bỏ bớt, chỉ lấy vừa đủ để khi đôn phân bố đều quanh trụ tiêu.
      Nếu trồng lươn lên khoảng 80-100 cm mà chưa ra ác thì bấm ngang đó là vừa.

  94. Cho tôi hỏi, thu hoạch tiêu xong tôi muốn phục hồi vì thấy mấy trụ tiêu xơ xác quá. Tôi nên dùng phân Biogel đổ gốc hay chỉ cần dùng Biosol để xịt lá?
    Mong được cộng đồng giatieu.com tư vấn, tôi xin cám ơn.

    • Chào bạn.
      Muốn phân đổ gốc phát huy hiệu quả cao thì bạn phải luôn tưới nước, giữ độ ẩm cần thiết cho đất vì cây hấp thụ Biogel qua rễ. Ban nên cân nhắc vì hiện nay Tây nguyên đang ở mùa khô. Tuy nhiên cây tiêu khỏe mạnh, chống chịu được bất lợi do thời tiết, sâu bệnh là nhờ hệ rễ. Phun lá Biosol trong mùa nắng nhờ sự hấp thụ trực tiếp nên hiệu quả nhanh hơn nhưng thiếu độ bền so với đổ gốc, với lại thời gian phun cũng hạn chế vào sáng sớm hay chiều muộn nêu rẫy trồng tiêu xa nhà thì cũng khá là bất tiện.
      Nếu điều kiện thuận lợi thì bạn nên dùng phối hợp cả 2 loại để có hiệu quả cao nhất. Còn buộc phải chọn 1 thì cần cân nhắc cho phù hợp. Xin nhắc bạn và bà con là phân tốt nhưng dùng không đúng cách thì hiệu quả cũng hạn chế.

  95. Cho cháu mạo phép được góp ý với bạn @Kiên Trung.
    Trên bao bì sản phẩm ghi rõ có thể pha chung với thuốc BVTV khác. Nếu mình phun bằng phuy, trước khi phối trộn 2 thứ này trong phuy thì phải pha loãng riêng lẻ xong mới đổ vào phuy và thêm nước cho đúng liều lượng để phun. Biosol và biogel có đầy đủ các đa – trung và vi lượng, khi ta sử dụng cho cây không phải bổ sung thêm bất kì sản phẩm nào khác và giảm bớt phân hoá học.

  96. Chào các bác.
    3 tháng này cháu chỉ dùng Biogel+Biosol cho tiêu nhà mình mà không dùng thêm phân gì khác. Nhưng ba cháu cho rằng dùng như nhà phân phối tư vấn tiêu sẽ thiếu dinh dưỡng. Cháu xin tham khảo ý kiến diễn đàn mình cần bổ sung phân gì nữa không? Liều lượng ntn? Cháu cám ơn.

    • Chào bạn @Thanh Hà.
      Hình như bạn chưa hiểu hết ý tư vấn của nhà phân phối. Liều lượng sử dụng Biogel+Biosol được khuyến cáo chỉ nhằm giảm bớt khoảng 30% lượng phân hóa học mà bà con đang sử dụng để môi trường thân thiện, giúp cho cây khỏe và hạn chế bớt sâu bệnh hơn.
      Nếu chỉ sử dụng với liều lượng này mà không bón phân hóa học và phân chuồng ủ hoai thì cây sẽ thiếu dinh dưỡng như ba bạn nhận xét.
      Theo tôi, nếu bạn muốn sử dụng phân Biogel+Biosol thay thế phân hóa học hoàn toàn thì bạn phải tăng số lần sử dụng lên gấp 3 lần bên cạnh phân chuồng hay phân ủ các loại khoảng 5-6kg/gốc/năm. Do đó, nếu chưa tăng số lần sử dụng thì bạn cần bón NPK khoảng 1-1,5 kg/gốc/năm và hơn nữa nếu tiêu nhà bạn cho năng suất cao.
      Nhân đây tôi xin nhắc bà con. Bón phân hóa học cho tiêu chỉ bón tối đa 1-1,5 lạng/gốc cho mỗi lần bón, không bón nhiều hơn (thay vì nên bón nhiều lần), vì có thể gây ngộ độc hoặc làm tiêu hao vi sinh vật hữu ích có trong đất.
      Thân

  97. Chào Hồng Thắm. Tôi góp ý thêm. Nếu không tưới nước mà trời sắp mưa thì bình thường. Nhưng chưa thấy hiện tượng gọi là mưa thì bạn nên tưới ít nước, khoảng 15 lít/gốc để rũ rất hại cây. Cây đỡ suy thì sau mới ra được hoa. Thân!

  98. Chào chú.
    Hôm trước cháu có đọc nói về dùng phân sinh học Biogel để ủ phân bánh dầu ở đâu đó mà không nhớ. Chú có thể tư vấn lại giúp cháu với, cháu đang gửi mua bánh dầu ủ để bón cho số tiêu con mới trồng năm ngoái. Cháu cảm ơn nhiều.

    • Chào cháu @Hoàng Đức
      Cần xay vụn bánh dầu để phân giải được nhanh hơn. Dùng vại sành hay thùng phuy nhựa, hòa 1 kg phân Biogel với khoảng 50 lít nước sạch cho vào với 1 tạ bánh dầu, không cần cho thêm bất cứ gì. Hôm qua người nhà chú mua bánh dầu loại đẹp tại chợ BMT giá nay cũng hơn 11 ngàn/kg rồi.
      Khi sử dụng, nhớ lọc bã để khỏi nghẹt vòi phun. Chúc cháu thành công.
      Thân

  99. Chào diễn đàn. Tôi muốn hỏi là dùng biogel+biosol vào cả mùa khô và mùa mưa ah? Và mùa khô có bỏ được tricho… không?
    Cảm ơn.

    • Chào bạn.
      Hầu hết các loại phân đều sử dụng được trong mùa mưa lẫn mùa khô. Tuy nhiên cây chỉ hấp thu được phân khi đất có đủ ẩm. Các loại phân hữu cơ sinh học càng cần độ ẩm cao hơn vì có vi sinh vật hoạt động. Bỏ thêm tricho để ngừa bệnh rất tốt nhưng cần phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên tricho mới bảo vệ cây được.
      Mùa khô do đất bị thiếu ẩm nên hầu hết vi nấm đều chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ, ở dạng bào tử.

  100. Kính gủi Bác Vịnh và các bác!
    Tiêu nhà em đang thu hoạch đợt cuối mà nó đã ra bông rồi, tỷ lệ ra bông khoảng 30%. Giờ nên bỏ hay nên để đợt bông này hả các bác? Và phải sử lý thế nào đây?

    • Chào bạn.
      Không hiểu bạn chăm bón cách nào mà thu hoạch chưa xong tiêu đã bung bông? Do mùa mưa cũng sắp tới rồi nên bạn cứ để lứa bông này lại, sang năm coi như hái chọn đầu mùa.
      Khi thu xong bạn vẫn chăm sóc bình thường, không cần hãm nước, dùng phân thuốc kích thích cho bông ra tiếp luôn. Có thể dùng KNO3 hay Biosol phun lá liên tiếp 2-3 lần, mỗi lần cách 1 tuần và đổ gốc Biogel khết hợp với phân chuồng ủ hoai khoảng 5-7 kg/gốc cho tiêu kinh doanh.

    • Bác tiêu lép cho tôi hỏi là khi muốn tiêu ra hoa nhiều và đồng loạt thì nên dùng KNO3 hay là Biosol? Có lẽ bác đã dùng hai sản phẩm này nên hiểu rõ.

    • Trước đây tôi phun KNO3 để kích thích phân hóa mầm hoa, nhưng chỉ mới có đạm + kali. Nay tôi chọn phân sinh học Biosol, đơn giản vì trong loại phân này có rất nhiều chất cần thiết hơn, khỏi phải mất công tìm kiếm, mà giá cũng mềm. 1 lít Biosol pha 1000 lít nước phun kích thích bông thoải mái. Hiệu quả và kinh tế phải đi đôi với nhau chứ !
      Tôi khuyên các bạn nên thủ sẵn phân biosol, khi mưa xuống hay cần thiết là có để phun cho tiêu ngay. Là phân bón lá nên biosol có hiệu quả tức thì.

    • Chú ơi, cách pha biogel như thế nào vậy? nhà cháu có 200 trụ thôi ah.

    • Chào bạn. Theo nhà sản xuất thì 1 kg biogel hòa nước đổ cho 190/200 gốc tiêu năng suất thấp, 170/180 gốc năng suất trung bình và 150/160 gốc năng suất khá, điều kiện bình thường (đã đổ nhiều lần rồi). Dựa vào đó và thực tế tiêu của mình để điều chỉnh tí xíu cho hợp lý.
      Nếu để hỗ trợ làm bông, hay mới đổ gốc lần đầu thì tính để gia giảm thêm tí nữa cho hiệu quả … là phân sinh học hữu cơ nên không sợ quá liều.

  101. Hiện nay đang vào giai đoạn hãm nước làm bông đúng thời vụ.
    Bà con cần đẩy nhanh tiến độ, cố gắng hoàn tất việc thu hoạch tiêu ngay trong tháng 3 này.
    Sau thu hoạch, bà con cần tiến hành hồi phục sức khỏe cho cây, chú ý những vườn cây vừa cho năng suất cao. Tuyệt đối không để tiêu suy khi vào hãm nước, dẫn đến phân hóa mầm hoa không triệt để nên sẽ cho năng suất kém sau này.
    Đối với những vườn duy trì được việc tưới nước giữ ẩm, áp dụng bón phân gốc và phun bón lá để hồi phục với liều trung bình. Với những vườn không tưới giữ ẩm được thì bà con không bón gốc mà tăng số lần phun bón lá lên.
    Khi vừa cắt nước, sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Coc 85, Norshield, boocdo 1%, Coper … để rửa cây, vừa diệt nấm bênh, vừa cung cấp thêm vi lượng cho tiêu, có thể phun thêm thuốc trừ sâu rầy các loại nếu thấy cần. Nhớ phải sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng.
    Đồng thời bà con cần chuẩn bị sẵn các loại phân theo nhu cầu, nhất là phân bón lá + đổ gốc sinh học, phân chuồng + vi sinh ủ hoai bình quân ít nhất khoảng 5 kg/cây, phân lân nung chảy + vôi + NPK… để bón đầu mùa mưa.
    Thân

  102. Chào bác Văn Dân. Cho cháu hỏi thời điểm này cắt giống tiêu đc chưa hả bác? Cháu cảm ơn

    • Thời điểm cắt giống còn tùy vào thời gian cháu dự tính trồng vào tháng mấy và cháu ươm vào bầu hay dâm ngoài.
      – nếu cháu ươm vào bầu thì bây giờ cắt ươm được rồi.
      – Nếu dâm ngoài đất thì căn thời gian từ khi cắt dâm đến lúc trồng khoảng 1-1,5 tháng là vừa, không nên dâm sớm rễ mọc dài khi nhổ đem trồng cây sẽ yếu. Dâm ngoài đất cháu nên mua cát tô về làm nền ươm sẽ tốt hơn dâm vào nền đất.
      Chúc cháu thành công.

  103. Chào các bạn.
    -Tôi đã khuyến cáo nhiều lần, cho dù các bạn có phân tốt mà dùng không đúng cách cũng không phát huy được hiệu quả, thậm chí còn rất uổng phí.
    -Phân sinh học biogel+Biosol dùng để phục hồi tiêu suy sau thu hoạch và kích thích tiêu phân hóa mầm hoa mạnh trong thời gian hãm nước.
    -Tiêu đã ra lá non là do tưới giữ ẩm quá nhiều nước. Nếu nhận thấy mình không hãm nước được nữa thì chủ động tưới thúc luôn cho tiêu phát đọt non. Dùng biosol phun lá 2 lần cách 1 tuần và Biogel đổ gốc và tiếp tục duy trì độ ẩm cao cho tới khi vào mùa mưa thì chăm sóc theo vụ mới. Khoảng 35-45 ngày sau tiêu sẽ ra chuỗi bông.
    Xem thêm khuyến cáo này >> http://www.giatieu.com/gia-lai-nang-suat-san-luong-ho-tieu-chu-puh-giam-manh/6465/#comment-11040
    Về cách chăm sóc tiêu đầu mùa mưa tôi sẽ nói sau.
    Thân

  104. Xin chào bà con diễn đàn:
    Mọi người giúp mình nhé. Tiêu đã thu hoạch xong, tiêu thấy xơ xác quá, mấy năm trước chỉ tưới nước cầm chừng, không bón phân gì cả, đợi gần tới đầu mùa mưa là bắt đầu thúc phân liên tục cho đến khi ra bông, đậu trái luôn.
    Năm nay mình tính làm khác, ngày mai sẽ phun và đổ gốc biosol và biogel, không dám rửa bằng gốc đồng vì tiêu suy quá. Rồi mình bón thêm NPK cho tiêu đỡ suy. Tới đầu tháng 4 là hãm nước được chưa, nghe dự báo là mùa mưa tới từ tháng 5. Chờ gần mưa mình chăm sóc theo bình thường.
    Trong lúc phun và đổ gốc biosol biogel thì mình kết hợp phun luôn các loại thuốc trừ côn trùng có được không?

    • Chào @Hùng
      -Chống suy cho tiêu sau thu hoạch bằng 2 lần phun biosol cách nhau 1 tuần, chỉ đổ biogel khi đất được tưới nước thường xuyên, đủ ẩm. Nếu đất khô thì thôi.
      -Tiến hành hãm nước luôn. Tiếp tục phun thuốc gốc đồng để rửa cây, diệt nấm bệnh, cung cấp vi lượng đồng cho tiêu… nhưng cái chính là thuốc sẽ hỗ trợ cho việc hãm nước, giúp cây chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ để phân hóa mầm hoa.
      -Khi phun biosol có thể kết hợp phòng trừ côn trùng nhưng phải hòa loãng riêng rẽ trước khi trộn chung. Tuyệt đối không trộn chung biosol với thuốc gốc đồng khi rửa cây.
      Tham khảo thêm những phản hồi của tôi ở trên.
      Thân

    • Chào chú Vịnh!
      Nhà cháu mới hái tiêu xong nên giờ phải làm sao hả chú. Cháu nghe nói là dùng biosol phun thôi hả chú, có cần thuốc gì nữa không chú? Tiêu nhà cháu có bị rệp sáp, chú có thuốc gì hiệu qủa chỉ giáo cho cháu với và sử dụng chung với biosol được không ạ. Ba mẹ cho cháu 300 trụ mà giờ cháu chưa biết làm sao sau khi thu họach xong nên cháu lên Web hỏi chú. Cháu cảm ơn chú nhiều và chúc Chú sức khỏe!

  105. Bác ơi. Do nhà cháu mắc hái tiêu, vì thiếu công nên cũng không tưới giữ ẩm cho tiêu được nữa, nên ba cháu bảo thôi để cắt nước luôn.
    Nay hái sắp xong, nhìn tiêu cũng xơ xác, cháu sợ tiêu suy sẽ ảnh hưởng vụ hoa tới nên cháu tính chủ nhật này đổ biogel và phun biosol cho tiêu được không bác?
    Mong bác tư vấn, cháu cám ơn bác nhiều !
    À, cháu xin hỏi thêm, cháu tính phun thuốc gốc đồng để rửa cho đám hái xong trước hay là mình đợi để phun một lần luôn hả bác?

    • Chào cháu @Vũ Sinh
      -Đã cắt nước thì phải ngưng hết phân gốc các loại, nếu sợ tiêu suy cháu có thể phun bón lá Biosol 2 lần cách nhau 6-7 ngày.
      -Thu hoạch xong rồi phun thuốc gốc đồng rửa cây cùng một lượt, hoặc có thể phun theo từng đám tùy điều kiện thuận tiện. Tuyệt đối không pha chung thuốc gốc đồng với các loại phân bón lá và phun cách ly ít nhất 7 ngày nhé.
      Thân

  106. Xin chào anh Vịnh. Vườn tiêu nhà tôi vừa thu xong thì trời đỗ mưa, như vậy bây giờ mình bơm thuốc gốc đồng để rữa cho cây có được không ? à cho tôi hỏi thêm tiêu nhà tôi khi thu xong thì tiêu rất là suy, vây mình nên bơm phân bón lá trước hay là rữa cây bằng thuốc gốc đồng trước. Mong anh Vịnh cùng bà con trên diển đàn chỉ giúp, xin chân thành cảm ơn. Chúc anh Vịnh cùng bà con khoẻ.

  107. Chào bà con !
    Hiện nay trên địa bàn Tây nguyên có mưa liên tục, nhiều nơi như mưa dầm. Đây là hiện tượng rất đặc biệt, hiếm thấy, có lẽ từ nguyên nhân biến đổi khí hậu. Nhưng nhiều biểu hiện khác cho thấy nhiều nơi vẫn chưa vào mùa mưa. Những cơn mưa này có thể làm tiêu nhú cựa non và sẽ chỉ ra lá. Bà con không nên tác động vào gốc lúc này khiến tiêu sẽ bung bông mùa nắng, chăm sóc vất vả mà hiệu quả cũng không cao. Tiếp tục duy trì việc hãm nước, đợi mùa mưa.
    Nếu tiêu suy sau thu hoạch, bà con phun bón lá sinh học loại đa thành phần để hồi phục cây, có thể phun hay đổ gốc amino liều nhẹ. Tuyệt đối không dùng phân hóa học khi chưa vào mùa mưa, vì rễ đang còn yếu, lãng phí.
    Xin nhắc bà con rửa cây bằng thuốc gốc đồng (đồng đỏ, Coc 85, boocdo,…) ngay sau hồi phục, khi bắt đầu hãm nước để thuốc đồng hỗ trợ việc phân hóa mầm hoa là chính.
    Thân

  108. Chào chú Vịnh.
    Ở vùng cháu đã có mưa mấy ngày nay. Cháu tính chấm dứt hãm nước tuy chỉ mới hãm gần 5 tuần.
    Đầu tiên cháu sẽ phun phân sinh học Biosol, rồi phun KNO3+Bo+Zn. Sau đó cháu lặp lại phun Biosol rồi phun KNO3+Mg… và đổ gốc amino. Vậy có được không chú? Cháu có cần phun thuốc siêu ra hoa, siêu ra rễ thêm nữa không?

  109. Chào cháu @Hòa Thuận
    -Gần đây chú có nghe thông tin xấu về KNO3, chú cho đây là mặt trái tất yếu của việc lạm dụng phân hóa học.
    Nếu cháu đọc kỹ các phản hồi sẽ thấy chú không khuyên dùng nhiều KNO3, vì không chắc nhà sản xuất pha đúng tỷ lệ mà do muốn có hiệu quả cao nên đã cho tỷ lệ Nitrogen cao hơn 13 %. Chất hóa học nào cũng vậy, dùng thái quá thì phải trả giá.
    -Mà sao cháu phải mất công lăn tăn chất này chất khác, còn phải tốn thêm tiền? Trong khi phân hữu cơ sinh học Biogel và Biosol là phân nhiều thành phần. Có người hỏi vì sao chú cứ tư vấn bà con dùng Biogel và Biosol mà không thấy tư vấn loại phân khác. Đơn giản là trong phân này có đủ các chất mà cây trồng cần rồi, khỏi phải tìm kiếm chất này chất nọ nữa. Cháu và bà con hãy để cho nhà sản xuất lo giúp mình, trong khi ngoài thị trường vàng thau lẫn lộn…
    Thân

  110. Chào chú Vịnh, chú cho cháu hỏi vài câu ạ.
    Chú ơi cháu không biết tiêu bị bệnh gì mà cứ thấy vàng lá chân, trên thì rất xanh vì cháu cũng phun rất nhiêu phân vi lượng và tricho + aminno, còn rễ cháu đào lên thì thấy ko bị tuyến trùng và rễ tơ rất nhiều, vì trước đây cháu có nói là đã đỗ tervigo 2 lần nên giờ thấy rễ đỡ tuyến trùng nhưng lá chân cứ vàng vàng không hiểu còn nguyên nhân gì nữa không? Cảm ơn chú.

    • Chào cháu @Bích Ánh
      Không hẳn là phun nhiều phân vi lượng, amino… là lá sẽ xanh tốt. Vấn đề rất phức tạp với nhiều nguyên nhân hơn cháu nghĩ. Cháu có thể cho chú biết cụ thể những loại phân mà cháu đã dùng, độ pH của đất trồng tiêu là bao nhiêu? Cháu đã xử lý thuốc nấm phòng trừ bệnh chưa? loại gì? bao lâu rồi? Tiêu của cháu đã cho thu hoạch chưa?…
      Nói chung, thông tin chú biết qua cháu kể còn sơ sài nên chưa đủ để kết luận được điều gì. Tuy nhiên cháu cần chú ý đến khả năng bệnh chết chậm của cây tiêu.
      Thân

  111. Chào bạn @Bích Ánh, theo kinh nghiệm mình biết thì tiêu của bạn đang thiếu lân, bạn mua super lân về bón vào gốc rồi tưới thử xem sao. Vừa rồi tiêu mình cũng bị vàng lá gốc như vậy, mình liền mua super lân Lâm Thao về bón thấy hết vàng rất rõ rệt. Nếu đã bón lân rồi mà ko thấy hiệu quả thì bạn xem xét những điều chú Nguyễn Vịnh đã góp ý ở trên. Chúc bạn thành công

    • Chào cháu @Đỗ ngọc hiệp. Cháu bón lân super thấy có hiệu quả vì tiêu bị thiếu trung vi lượng. Nhưng cháu cần biết: Nếu độ pH đất chua (thấp) thì không bón lân Super (làm đất chua thêm) mà phải bón lân nung chảy, để góp phần cải thiện độ pH thì tiêu mới hấp thu phân tốt hơn. Chú muốn bạn ấy đo độ pH của đất để bón phân cho hợp lý là vì vậy.
      Cháu đọc thêm bài này : http://www.giatieu.com/hieu-dung-trung-vi-luong-trong-phan-bon/5588/
      Thân

  112. Bác Nguyễn Vịnh cho cháu hỏi cháu mới mua 1 hộp biogel 1kg, cháu định vào mùa mưa này đỗ gốc cho 100 trụ tiêu kinh doanh năm thứ nhất, vậy cháu phải đổ tỉ lệ như thế nào hả bác.

    • Chào bạn.
      Chia hộp biogel ra làm 2 lần, mỗi lần hòa loãng với khoảng 200-300 lít nước đổ cho 100 gốc tiêu, sau 2-3 tuần đổ lại lần 2. Có thể hòa với lượng nước không hạn chế.

  113. Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi cách chăm sóc tiêu sau khi thu hoạch là như thế nào được không ah, mong mọi người giúp cháu với nha.

    • Chào cháu @nguyễn mạnh hà
      Chăm sóc tiêu sau thu hoạch chú đã trả lời chi tiết nhiều lần rồi, cháu có thể đọc lại ngay trên trang này. Chủ nhắc lại những công đoạn chính:
      1.Chống suy cây, hồi phục cây sau thu hoạch bằng một đợt phun phân bón lá. Có thể đổ phân gốc nếu điều kiện cho phép.
      2.Hãm nước, rửa cây, vệ sinh vườn cây… bằng thuốc gốc đồng.
      3.Làm bông bằng các loại phân thuốc khi vào mưa, chăm sóc, bón phân bắt đầu vụ mới…
      Để hiểu chi tiết hơn, cháu đọc thêm trong các phần trao đổi, thảo luận.
      Thân

    • Dạ vâng! cháu cám ơn chú Vịnh nha. Cho cháu hỏi : tiêu nhà cháu mới hái xong đươc 1 tuần, giờ cháu bón phân chuồng, phân NPK và phân vi sinh cháu tưới nhiều nước có sao không hả chú? cháu sợ tưới nhiều nó lại ra hoa, nhờ chú tư vấn giúp cháu, cám ơn chú trước nha.

    • Chào bạn.
      Bón phân, tưới nước nhiều thì tiêu phải bung đọt, ra hoa.
      Đang còn mùa khô, bón phân NPK lãng phí, cây chỉ ăn được rất ít vì hệ rễ còn suy.
      Sau thu hoạch, bạn cần rửa cây, hãm nước để phân hóa mầm hoa trước đã. Vào đầu mùa mưa, nên bón phân amino, đạm cá, bánh dầu, …phân hữu cơ các loại trước, để cho hệ rễ phát triển rồi cây mới ăn phân hóa học được.

  114. Chào Chú Vịnh!
    Cháu đọc trên diễn đàn thì thấy mọi người bảo phải tới đầu mùa mưa khi mà tiêu ra hoa thì mới bỏ phân chuồng, vôi, lân, NPK, đổ gốc Biogel.
    Tiêu nhà cháu không hãm nước được như ý vì cách đây 1 tuần lại mưa và hôm qua cũng mưa.
    Sáng nay mẹ cháu đổ phân chuồng luôn mà cháu kêu để từ từ vào mùa mưa khi mà tiêu ra bông đồng lọat rồi mình đổ tất cả các loại phân luôn mà mẹ cháu không nghe. Nếu chỉ đổ phân chuồng như vậy có ảnh hưởng gì không ạ!
    Cháu ở Krôngpắc, Daklak!
    Cháu cảm ơn Chú!

    • Chào bạn.
      Nhà bạn đổ phân chuồng mà không bón lấp thì chắc chắn sẽ mất chất khi gặp trời nắng to. Đất chưa đủ ẩm thì cây cũng không ăn phân được.
      Nhìn chung cây tiêu sẽ không ảnh hưởng gì mà chỉ hơi lãng phí phân thôi.
      Theo mình, vào đầu mùa, bạn cần sử dụng phân sinh học biosol để kích thích ra hoa mạnh mẽ và đổ gốc Biogel để hệ rễ phát triển thì cây mới ăn phân các loại để làm bông được.

  115. Chào diễn đàn và chú Vịnh.
    Diễn đàn cho tôi hỏi, tôi sắp trồng tiêu lươn, tôi tính đào bồn sâu 40cm-40cm rồi lót phân hữu cơ trộn với lân nung chảy xuống hố rồi lấp lại sau một tuần rồi trồng. Mỗi hỗ lót 2kg. Theo diễn đàn tôi làm vậy hợp lý không? Diễn đàn cho tôi hỏi thêm là tỉ lệ lân trộn với phân hưu cơ là bao nhiêu cho hợp lý?
    Mong sớm hồi âm. Chân thành cảm ơn

    • Lượng phân hữu cơ ủ hoai bón lót cho mỗi hố như vậy là quá ít, tối thiểu cũng 5-7 kg/hố.
      Khoảng 0,5 – 1kg/hố lân Văn Điển là được.

  116. Đầu tiên cho cháu gửi lời chúc sức khỏe tới chú Nguyễn Vịnh và toàn thể bà con
    Cháu có một vài điều xin hỏi như sau:
    Cháu mới mua được 1 rẫy tiêu người ta trồng được 1 năm rồi nhìn chung là phát triển bình thường dự tính vào đầu mùa mưa thì cắt ngọn để tạo phom ?
    Vậy cháu phải cắt thế nào thì đúng kỹ thuật ạ?
    Rồi khi lên thân mình nên để mấy thân ?
    Cháu phải bón phân thế nào, dùng phân gì? thời gian bón phân giũa 2 đợt
    Cháu nên phòng chống nấm bệnh bằng thuốc gì ?
    Có 1 số cây tiêu chậm phát triển nhưng cháu thấy có nhiều mầm non xuất hiện, vài người khuyên cháu nên nhổ đi trồng lại vậy có nên không ạ.
    Cháu ở Krông Nô Đăk Nông
    Cháu xin cảm ơn ạ

    • Chào cháu @Trần Định
      Trường hợp tiêu của cháu khá phức tạp, còn do cháu cần tư vấn khá nhiều vấn đề, nên cháu có thể gửi email về cho chú để trao đổi được cặn kẽ hơn. Chú đợi.
      Thân

    • Chào anh Vịnh cùng cộng đồng tiêu. Tôi vừa ở tp lên huyện Lăc để làm rẫy, nay tôi muốn trồng 1000 gốc tiêu mà kỹ thuật thì còn quá kém nên muốn anh tư vẫn giùm. Tôi định bón lót cho tiêu những thứ này 1 phân chuồng thì quá ít ko mua kip anh ạ nên 1 gốc đươc khoảng 2 kg và bón thêm phân vi sinh 1 kg, vôi 0.5 kg, lân 0.2 kg, ko biết có hợp lý ko anh.
      Mong anh giúp đỡ, cảm ơn anh cùng cộng đồng tiêu nhiều.

  117. @Thắng lợi cho tôi hỏi là nếu tôi lót 2kg phân vi sinh +3kg vỏ cà phê đã hoai mục 60% và tricho có được không? Phân vi sinh mà tôi lót là phân hữu cơ vi sinh mua ở các đai lý.

    • Hoai mục mới 60% thôi? Sao không để hoai mục hoàn toàn rồi đem ra bón. Vì khi ra môi trường tự nhiên vỏ cà phân hũy rất chậm mà cây cũng chưa hấp thụ được.
      Mua vỏ cà phê về ủ phân vi sinh chất lượng và kinh tế hơn, bón thoải mái.
      Cũng tạm được, nhưng đất không tơi xốp nên rễ sẽ khó bung, cây chậm phát triển.

  118. Con xin chào bác Nguyễn Vịnh , chào tất cả mọi người trên diễn đàn giatieu.com.
    Con đã theo diễn đàn của mình cũng đã khá lâu và cũng rất thích những kinh nghiệm và những chia sẻ của Bác Vịnh cũng như các anh, chị, cô , chú trong diễn đàn của mình.
    Con xin có vài câu hỏi muốn được chỉ giáo ạ.
    1: con ở Ia Grai thì con có thể mua Biogel + Biosol ở đâu là gần nhất ạ? Nếu có cho con xin Đ/c và sđt để con mua cho tiện ạ.
    2: năm nay con mới bắt đầu trồng mới 300 trụ tiêu nên cũng chưa có kinh nghiệm, sau khi trồng con có thể dùng đạm cá + tricoderma + pseudomonas cả 3 cái trộn vào 1 để đổ gốc được ko ạ?
    3: con vẫn chưa hiểu rõ lắm về vấn đề làm rãnh thoát nước Đồng mức? Con có thể làm hệ thống rút nước cục bộ để thay thế rãnh thoát nước được ko ạ? Con xin hết
    Con xin cảm ơn mọi người và con cũng mong nhận được phản hồi sớm ạ.

    • Chào cháu @Mạnh Cường
      1. Về phân sinh học Biogel+Biosol, cháu gọi đt về VP công ty hỏi cho nhanh.
      2. Tiêu con trồng mới chỉ cần bón lót nhiều phân chuồng ủ hoai, vi sinh hữu cơ là sống khỏe. Có thêm tricho + pseud thì rất tốt. Đạm cá tự ủ thì tốt hơn, nếu mua thì chưa cần vì đắt.
      3. Đường đồng mức còn nhằm ngăn chặn xói mòn vào mùa mưa. Cháu hình dung như ruộng bậc thang vậy, nước sẽ không chảy xói thành dòng. Rút nước cục bộ không ngăn chặn được xói mòn khi gặp những cơn mưa lớn.
      Thân

  119. dạ. Con đã hiểu rồi ạ. Con cảm ơn Bác Vịnh đã trả lời con sớm .
    Đạm cá con cũng đã tự ủ được khoảng 1tháng rồi ạ. Năm nay con dự tính trồng trụ sống bằng cây muồng đen nên con đã mua cây muồng của năm ngoái và con đã làm đất và bỏ phân chuồng ủ hoai 1 lượt + lân Văn Điển + vôi + Diazan rồi con tưới nước xong đã trồng cây được nửa tháng nay rồi ạ. Con dự tính khoảng 1 tháng nữa sẽ trồng tiêu xuống và sẽ bổ sung phân ủ hoai lần 2 vào tháng 6 ( vì con cũng đang ủ phân cho lần 2 rồi ) con chuẩn bị như vậy đã đủ chưa ạ? Nếu thiếu bác có thể bổ sung cho con được ko ạ?
    Con cám ơn Bác và cộng đồng giatieu.com. Chúc mọi người có 1 sự khởi đầu cho 1 chu kỳ mới thật thành công và hoàn hảo!

    • Chào cháu.
      Tiêu con thì chuẩn bị vậy là tạm ổn.
      Với đất trước đây trồng cà phê, điều bác băn khoăn là bà con chưa chú trọng đo để điều chỉnh độ pH tương thích, giúp cây tiêu sống khỏe, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh…

  120. Em xin hỏi là:
    1-mình bón vôi trước 3 ngày (có tưới nước, PH 5,8), thì có thể bón Bio-gel được hay chưa?
    2-Bio-sol có thể pha chung (Agrifos 400 + Mancozep) hay không?
    Mong có câu trả lời sớm giúp em.

  121. Chào @phạm văn thành!
    – Vôi có tính sát khuẩn cao, bạn đã bón vôi thì nên đợi khoảng 10 ngày sau mới bón phân sinh học Biogel.
    – Theo khuyến cáo của nhà sản xuất Agrifos 400 có thể pha trộn với các loại phân bón lá, thuốc trừ sâu để tiết kiệm công phun xịt. Cho thuốc Agrifos 400 vào sau cùng. Không pha Agrifos 400 với thuốc có gốc đồng (Cu) và thuốc có hoạt chất Carbendazim. Phân bón lá sinh học Biosol được khuyến cáo pha chung được với thuốc BVTV sau khi hòa loãng riêng rẽ trừ thuốc có gốc đồng (Cu).
    Vậy bạn có thể pha riêng rẽ phân Biosol và Agrifos 400 sau đó cho dung dịch Agrifos 400 vào dung dịch phân Biosol. Lưu ý pha đúng nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

  122. Xin chào cộng đồng giatieu.com, chào bác Nguyễn Vịnh.
    Cho cháu hỏi là mình bón phân chuồng đã ủ và phân gà xử lý của công ty đóng bao sẵn, thì mình không cần bón phân lân nữa có được không. Sau khi soi gốc tiêu để trị tuyến trùng thì bao lâu mình có thể bón phân lại được.
    Cháu cảm ơn cộng đồng giatieu.com.

    • Chào cháu @Hùng
      Chưa có căn cứ để kết luận điều gì cháu ạ. Tăng hay giảm còn tùy thuộc vào chất lượng các loại phân mình bón và biểu hiện bên ngoài của cây tiêu để điều chỉnh.
      Sau khi dùng thuốc hóa học trị tuyến trùng, cần cách ly ít nhất khoảng 2 tuần mới đổ phân các loại amino, đạm cá, bánh dầu, biogel… để kích thích hệ rễ nhanh hồi phục, cây mới khỏe.
      Thân

  123. Xin chào anh Nguyễn Vịnh. Vùng tôi sống đã vào mùa mưa rồi, vậy đầu mùa mưa này tôi dự định xữ lý tuyến trùng và bệnh chết nhanh chết chậm. Vậy theo kinh nghiệm của anh thì mình nên xữ lý thuốc nào là tốt nhất, và có nên xữ lý kép không? Tôi muốn hỏi như vậy vì trên thị trường bây giờ quá nhiều loại thuốc nên tôi không biết chọn loại nào cho hợp lý. Mong tư vấn giúp. Xin cảm ơn anh nhiều và xin chúc anh cùng gia đình mạnh khoẻ.

    • Chào @Việt
      -Nếu để phòng ngừa thì dùng sinh học lâu bền hơn, chữa trị mới dùng hóa học hiệu quả nhanh chóng hơn.
      Xử lý kép còn tùy thuộc vào các loại thuốc có cho phép phối hợp nhau không?
      Theo tôi, làm nông không sợ tốn công mới lâu bền được.
      -Bạn nói đúng, thị trường có quá nhiều loại thuốc… nên cũng rất khó để tư vấn.
      Thân

  124. Xin cảm ơn sự phản hồi của anh Nguyễn Vịnh. Còn ý tôi muốn hỏi sử lý kép là sử lý trong vòng 7 đến 10 ngày sử lý 2 lần đó anh ạ. Không biết nếu mình phòng mà sử lý kép thì có phí không anh? mà tiêu của em mới vào năm thứ 3 thôi anh à. Mong anh hồi âm sớm cho em biết với. Xin cảm ơn anh nhiều.

    • Chào bạn.
      Chỉ xử lý kép khi mật độ sâu bệnh quá dày đặt và nguy cơ tái nhiễm cao.
      Còn chỉ phòng ngừa thì không cần thiết xử lý lại lần 2 đâu.

  125. Chào anh Vịnh. Tiêu mới trồng có nên đào hố ép xanh không? Hay cho phân chuồng đã ủ hoai rồi vun đất tạo thành mu rùa tốt hơn. Mong anh giúp cho.

    • Chào @phamvanchien.
      Nếu nhận thấy đất trồng thiếu mùn hữu cơ, bạc màu, thì nên gia tăng ép xanh cho đất trở lại màu mỡ, tơi xốp hơn. Phân chuồng ủ hoai, cho thêm tricho và pseud, rồi vun thành mu rùa là cách chăm bón rất khả quan trong việc ngăn chặn dịch bệnh hơn là làm bồn sâu như bồn cà phê. Cần được khuyến khích, nhân rộng.
      Thân

  126. Chào anh Thanh Sơn.
    Trước khi đôn tôi có bón lót phân vi sinh và rải thuốc diazan.
    Mình đổ tervigo+ridomil để diệt nấm và tuyến trùng, rệp sáp luôn không được àh anh, mong anh giải thích rõ.
    Chân thành cảm ơn anh . Chúc gia đình anh sức khỏe.

  127. Chào cộng đồng và anh Vịnh. Tôi muốn hỏi mình muốn đo độ pH của đất thì làm bằng cách nào? Có nơi nào bán dụng cụ đo không, ai biết tư vấn cho mình với. Xin cám ơn.

  128. Chào anh Vịnh !
    Trước tiên tôi xin cảm ơn anh ! Trời Bình Phước lúc này cũng có mưa rồi. Tiêu tôi hiện giờ đã đâm cựa và bung đọt non, tôi đã fun 2 lần biosol cách nhau 1 tuần và đổ gốc biosol. Bây giờ tôi định fun KNO3 1 lần nữa có được không ? Nếu có thì liều lượng như thế nào là hợp lí ? Vậy xin anh giúp đỡ !

    • Chào bạn.
      -Bạn đã nhầm lẫn khi đổ gốc biosol thay vì phải đổ biogel ?
      -KN03 phun theo liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất.
      -Sau khi phun KN03 có thể phun thêm 1 lần biosol nữa mới đạt hiệu quả vì tiêu bung cựa sớm.

  129. Chú ơi !
    Sáng nay cháu lên kiểm tra rẫy thì thấy nhiều trụ tiêu có hiện tượng cháy đầu lá non mới ra, có một số lá non thì bị quăn queo nữa. Có phải tiêu cháu bị bệnh nấm thán thư không chú? hay bệnh gì nữa vậy chú? Cháu phải xử lý gì hả chú? Mong chú tư vấn giúp, cháu cám ơn nhiều.
    À! Tiêu của cháu đã đổ gốc Biogel và phun 3 lần Biosol và KNO3 để làm bông rồi đó chú.

    • Theo mình, trường hợp này có thể do bạn sử dụng phân thuốc không đúng cách hay có vấn đề gì đó, chưa hẳn là do tiêu bị bệnh đâu. Có lẽ nhờ chú Vịnh chỉ ra cho chính xác hơn.

    • Chào các cháu.
      Theo chú, mùa này không có lý do gì về thời tiết, ngoại trừ cháu phun KNO3 lúc trời nắng to và pha quá liều !
      Ý kiến của cháu @Trang BP cũng có cơ sở. @Mai Lê cần kiểm tra lại, nếu gói KNO3 bột thì cháu chú ý xuất xứ, chất lượng…(?), nói chung là độ tin cậy của nhà sản xuất KNO3, vì thị trường hàng thật giả khó lường.
      Thân

    • Chú ơi, nếu phun quá liều KNO3 thì có ảnh hưởng nhiều không hả chú? Và có biện pháp nào để khắc phục không ạ. Mong chú giúp cháu nha.

    • Chào cháu.
      Dùng phân thuốc quá liều, nhẹ thì cháy lá non, hư chuỗi bông, teo đọt, nặng thì rụng lá, rụng chuỗi và cây suy, có thể chết…
      Phát hiện kịp thời thì dùng nước phun ướt đều để hòa loãng, rửa trôi giúp giảm tác hại.
      Đây là lỗi sử dụng phân thuốc mà bà con mình mắc phải nhiều nhất. Pha trộn thứ gì cũng muốn thêm một tí … cho chắc! Trong khi nhà sản xuất không dám…

    • Dạ vâng! cháu phun lúc sáng, rồi ngay sau đó cháu tưới xịt nước ngay lập tức. Hy vọng như thế sẽ giảm được chú ạ. Cháu pha 2kg KNO3/ 200lit nước, như thế có nặng quá không chú?

  130. Xin diễn đàn cho em hỏi. Em vừa gửi mua được phân Biosol và Biogel rồi. Nhưng em mới phun siêu lân được 3 ngày rồi, giờ em phải sử dụng phân này như thế nào?
    Xin tư vấn giúp em, em cám ơn ạ.

    • Chào bạn. Phân sinh học Biogel+Biosol là loại phân thế hệ mới, tích hợp nhiều thành phần cần thiết cho cây trồng nên không cần sử dụng thêm gì nữa. Bạn phun siêu lân thì tốn thêm tiền chứ chẳng sao cả. Bạn chờ thêm vài ngày nữa rồi phun lá, đổ gốc theo nhà phân phối tư vấn hay như trên diễn đàn đã trao đổi.
      Sử dụng phân thuốc gì cũng cần có thời gian cách ly mới đảm bảo an toàn.

  131. Con chào bác Nguyễn Vịnh và mọi người trong diễn đàn giatieu.com
    Bác cho con hỏi là ngày hôm nay con có đi thăm vườn tiêu của 1 nhà chú hàng xóm thì con có thấy tiêu nhà chú ấy là tiêu ác trồng năm nay được năm thứ 2 và năm vừa rồi đã cắt dây để trồng thêm. Thời điểm này con xuống thăm thì thấy 1/3 diện tích tiêu đó bị xoăn ngọn từ nửa trụ trở lên và lá chỉ nhỏ bằng khoảng đốt ngón tay thôi và có màu vàng vàng nữa. Vậy bác cho con hỏi đó có phải là bị bệnh tiêu điên không ạ?

    • Chào @Mạnh Cường.
      Nguy cơ bị tiêu điên rất cao, có nguyên nhân từ cắt giống không đúng cách, gây ra rối loạn dinh dưỡng và nhiễm khuẩn.
      Biện pháp duy nhất hiện nay là sử dụng các chất kích thích như auxin, GA3, Cytokinin để điều hòa sinh trưởng, có trong phân sinh học biogel+biosol, và chăm sóc bón phân tích cực , hy vọng cải thiện được phần nào. Nếu trong khoảng 3 tháng không hồi phục thì chỉ còn cách nhổ bỏ, trồng mới lại.

  132. Cho cháu hỏi, năm nay cháu trồng tiêu xen canh cây cà phê, vừa rồi cháu cho phân chuồng + lân + vôi, và đã đảo, cho cháu hỏi sau khi trồng tiêu khoảng bao lâu thì dùng được phân biosol và biogel, liệu tiêu trồng xen canh với cà phê có bị ảnh hưởng gì ko ạ?

    • Biogel+Biosol là phân bón, được sản xuất theo công nghệ sinh học, nên có thể dùng cho tất cả các loại cây trồng vào bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây.

  133. Chào tất cả bà con trên diễn đàn “giatieu.com”. Chào chú Nguyễn Vịnh, cháu có vấn đề rất nan giải xin tham khảo ý kiến của chú và bà con. Cháu mới xịt nhầm thuốc cỏ cháy lên tiêu, sau khi xịt xong 2 phi khoảng 400L, thì phát hiện mình đã pha nhầm 2 chai thuốc cỏ cháy. Hiện tại tiêu đang rụng lá, trong trường hợp này ko biết phải làm gì… Mong chú và bà con cho cháu lời khuyên.<sau khi phát hiện xịt nhầm thuốc cỏ thì đã tưới rửa cây ngay lúc đó nhưng tiêu hiện vẫn đang rung lá. Mong phản hồi sớm của chú và bà con ! Xin cảm ơn ạ.

    • Chào @Thân thương
      Thực sự thì chú chưa gặp tình huống này bao giờ nên không biết phải xử lý thế nào. Cháu xịt nước rửa liền có cơ may giảm thiểu thiệt hại.
      Nếu thân cây không tổn thương thì vẫn còn hồi phục được. Lúc này không nên dùng bất cứ phân thuốc hóa học gì để hạn chế tác động thêm, mà dùng sinh học như Biogel, amino, đạm cá… pha loãng để tăng sức cho cây mau ra lá.
      Thân

  134. Chào anh Vịnh, chào cộng đồng. Tiêu nhà em mới dào hố ép xanh. Trước khi cào lá xuống hố có cho thuốc gì không anh? Cho em xin cách làm cơ bản nhất. Cám ơn anh và cộng đồng ?

    • Chào @phamvanchien
      Chỉ cần hòa 1kg Biogel trong 1 phuy nước và tưới sơ vào hố trước khi lấp để giúp phân hũy nhanh hơn. Nếu có một ít phân chuồng, vôi, lân hoặc có thể pha trộn thêm Tricho + Pseud trong phân biogel thì càng tốt.
      Thân

  135. @ đoàn nam ninh! Muốn biết có phải tiêu trâu hay không thì ngắt một miếng lá già của cây đó vò nát bằng hai đầu ngón tay đưa lên gần mũi nếu thấy hăng nồng mạnh thì đúng là tiêu trâu còn giống tiêu khác thì mùi rất nhẹ. Nếu tiêu trâu thì tốt nhất không nên trồng vì khó làm bông nên năng suất thất thường lắm. Tiêu Vĩnh linh thì có hai loại – loại lá to và loại lá nhỏ. Giống tiêu Vĩnh Linh thì lá mũi mác và có hình quả xoài, đường gân giữa chia lá ra bên lớn bên nhỏ. Giống lá to thường xanh lá quanh năm trái lớn, không khoe trái như giống lá nhỏ. Khi trồng đào hố lớn và sâu thì càng tốt. Tùy vào thời tiết từng năm nếu năm mưa nhiều thì trồng cạn tốt hơn vì không bị úng làm chết cây con, còn năm hạn nên trồng sâu để tiện tưới tắm và giữ ẩm. Lá non bị sém không quan trọng lắm đâu. Cái quan trọng nhất là bịch tiêu đã ra rễ chưa nếu chưa có rễ mà trồng thì hầu như khó sống đó bạn.

  136. Chào @đoàn nam ninh !
    Nếu đúng tiêu trâu xót cũng phải bỏ, nhận dạng tiêu trâu: mắt nhặt, lá dầy, dây to. Nếu là tiêu Quảng thì nên trồng, biết cách chăm sóc năng suất rất cao. Tiêu Vĩnh Linh lá xuôi. Tiêu trâu trầu sao nó vậy. Còn việc tiêu bị xém lá là do họ chăm sóc thúc quá nhiều phân gặp thời tiết quá nóng nó như vậy, đúng giống cứ trồng và chăm sóc bình thường. Đào hố trên diễn đàn đã nói nhiều, bạn chịu khó đọc !
    Chúc bạn thành công !

  137. Xin chào anh Vịnh. Xin anh giúp em việc này một tí. Vườn tiêu của nhà hàng xóm em sao nó bị vàng lá từ nửa trụ trở xuống, em hỏi thì chủ nhà nói vừa rồi có xử lý một đợt thuốc trị rệp sáp, em bới gốc lên thì thấy không còn rệp sáp nữa mà thấy rễ bị u xưng lên em nghi là bị tuyến tùng, vì hiểu biết còn kém nên em không giám tư vấn gì, à em muốn nói thêm là phần bên trên thì vẫn phát triển bình thường anh ạ. Như vậy là bệnh gì vậy hả anh? rất mong giúp đỡ xìn cảm ơn anh nhiều xin chào anh

    • Chào @Việt
      Tôi rất khó chịu khi trả lời bà con hỏi bằng những câu hỏi. Nhưng không hỏi thì trả lời không được chính xác.
      Ví dụ như tiêu được bạn nói là tiêu tơ? tiêu kinh doanh? Đã trị rệp sáp bằng thuốc gì? vì phần lớn thuốc trị rệp sáp cũng trị được tuyến trùng. Nếu chưa hết thì đề nghị dùng tiếp loại khác, nhưng trùng với loại vừa dùng thì sao? đại khái như vậy…
      Khi hỏi, các bạn cố gắng phản ánh thông tin cụ thể hơn thì cộng đồng mới dễ dàng hỗ trợ, đưng hỏi như đánh đố khiến bà con ngại ngùng khi tham gia chia sẻ.
      -Hầu hết vàng lá là do hệ rễ bị hỏng, đầu tiên bạn phải hồi phục hệ rễ bằng phân sinh học Biogel hay phân amino, đạm cá, bánh dầu… tự ủ được thì càng tốt.
      Có thể kết hợp trộn thêm tricho+pseud để phòng ngừa bệnh cho tiêu luôn.
      -Vàng lá còn do thiếu trung vi lượng, phun bón lá biosol hay các loại phân giàu trung vi lượng, bón thêm mỗi gốc 2-300 gr lân Văn Điển.
      -Kiểm tra độ pH đất và dùng vôi+lân Văn Điển điều chỉnh lên mức hợp lý.
      Sau cùng là xới xáo lớp đất mặt một lượt cho thông thoáng và tăng cường bón phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ vi sinh…
      Thân

  138. Cháu chào chú Vịnh.
    Tiêu kinh doanh nhà cháu đã dùng Biogel+Biosol làm bông, ra dài khoảng 2-3cm rồi, nhiều lắm. Cháu có cần phun KNO3 hay là thôi?
    Bố cháu tính tuần sau mưa nhiều hơn mới cho đổ phân bò ủ hoai, vì trời mấy bữa nay còn nắng lắm. Khi nào mình mới bón phân hóa học hả chú? Nhờ chú tư vấn, bố cháu cám ơn chú nhiều.

    • Chào cháu @Hồng Thắm
      -Nếu không phun KNO3 thì bón kali cho tiêu cũng được, nó là thức ăn cần để làm bông.
      Tiêu đang làm bông rất cần giữ ẩm, không được để khô, chuỗi bông sẽ bị ngắn. Có thể kết hợp giữ ẩm bằng cách hòa loãng phân kali, khoảng 2 kg cho 1 phuy (liều cao) để tưới khoảng 20 gốc tiêu kinh doanh. Thiếu ẩm, cây hấp thu phân kém !
      -Khi bỏ phân ủ hoai, cháu nhớ kết hợp bỏ thêm nấm tricho phòng bệnh đầu mùa cho tiêu luôn.
      -Khoảng đầu tháng sau, trời mưa đủ ẩm rồi mới bón NPK 20-20-15 hay 16-16-8. Bón khoảng 150gr/gốc cho tiêu kinh doanh, còn tiêu tơ khoảng 100 gr/gốc thôi (bón tháng/lần).
      À! Cháu đã bón lân Văn Điển chưa?
      Thân

  139. Xin chào anh Vịnh. Em tính sắp tới sẽ bón cho vườn tiêu của em một đợt NPK. Nhưng vừa rồi em đổ phân chuồng ủ với tricho và lấp bồn, mà bồn tiêu em trước kia rất sâu nên khi lấp lại thì rể nằm rất sâu, nên em nghĩ khi bón phân thì phân khó thấm xuống tới rể để cây hấp thụ. Nên em tính làm như sau em hoà 3 lít nước với 150g NPK đối với tiêu 2 đến 3 năm tuổi, và 200g với tiêu kinh doanh rồi dùng ống sục sục xuống rể. không biết em tính làm vậy có hợp lý không anh? Có ảnh hưởng gì đến rể tiêu không anh? Mong anh chỉ giúp, rất mong nhận được hồi âm của anh. Cảm ơn anh nhiều

    • Chào @Việt
      -Giảm bớt lượng phân NPK cho mỗi gốc còn một nữa. Không cần sục mà hòa nhiều nước hơn rồi tưới luôn (khoảng 10 lít/gốc) vì trời cũng chưa mưa nhiều.
      -Cần bổ sung dòng tricho đối kháng để phòng các bệnh tiêu, khác với dòng tricho để ủ phân.
      Rễ tiêu tự bò đi kiếm ăn nên không đáng lo. Nhưng phải sử dụng phân hữu cơ nhiều thì hệ rễ mới phát triển được.
      Thân

    • Chào bạn. Khi ủ phân thì lượng vi nấm tricho sẽ bị tiêu hao trong quá trình phân hũy, nên khi bón ra đất bạn cần bổ sung thêm tricho mới để ngừa bệnh cho tiêu.
      Bạn cần nhớ, tricho phân hũy hữu cơ và tricho đối kháng để phòng ngừa bệnh là 2 dòng khác nhau nên chúng có chức năng khác nhau. Nhầm lẫn chỗ này có thể sinh ra chủ quan sai lầm chết người !
      Tốt nhất là bạn bổ sung vi nấm tricho sp. chưa phân lập.

  140. Xin cảm ơn anh Vịnh đã gởi phản hồi. Anh Vịnh à, nếu như vậy thì em đổ biogel và phun biosol rồi khoảng 2 tháng sau mình bổ sung NPK có được không anh? Xin chỉ giúp, cảm ơn anh nhiều.

    • Chào @Việt.
      Tham khảo phần phản hồi gửi cho @Hồng Thắm để bỏ phân NPK nhé.
      -2 tháng thì quá lâu. Nên nhớ, liều lượng Biogel+Biosol khuyến cáo sử dụng hiện mới giảm khoảng 30% phân hóa học. Muốn dùng ở mức khác cần tham khảo ý kiến của nhà phân phối.
      Thân

    • Chú ơi. Bây giờ tiêu nhà cháu bắt đầu kích thích cho ra bông rồi, nhưng nếu ra bông bây giờ trời nắng thế này liệu có dẫn đến tiêu bồ cào không hả chú. Và nếu trời nắng mình có biện pháp nào khắc phục không ah.

    • Chào bạn. Do thời tiết khô hạn, bạn phải thường xuyên tưới nước, đảm bảo duy trì độ ẩm tốt cho tiêu thì không có gì phải lo.

      -Những ngày sắp tới, trời có nắng to, bà con cần chú trọng tưới nước giữ ẩm cho tiêu, đặc biệt là với tiêu kinh doanh đang làm bông. Chỉ cần vài ba hôm tưới 1 lần với khoảng 10-15 lít nước/gốc là vừa.

    • Chú cám ơn cháu đã nhắc nhở.
      Do biến đổi khí hậu nên khả năng El Nino có thể làm cho khu vực Đông Nam Á và cả nước ta bị hạn nặng hết sức tệ hại như năm 1997. Cần chủ động hệ thống nước tưới cho tiêu. Tuyệt đối không để khô gốc trong suốt thời gian làm bông nuôi quả, sẽ ảnh hưởng đến năng suất.
      Với tiêu tơ, tiêu con cần tìm cách che nắng bớt để giảm thiểu bệnh tiêu điên do rối loạn sinh trưởng vì trời quá nắng.
      Hạn chế bỏ phân hóa học nhiều trong 1 lần bón. Chia nhỏ phân ra làm nhiều lần cho tiêu ăn để tránh lãng phí vì bị bốc hơi. Cách bón hiệu quả là hòa loãng với nước tưới giữ ẩm.
      Bón nhiều nhưng hiệu quả thấp nên tiêu vẫn thiếu dinh dưỡng.

  141. Cảm ơn những chia sẻ của anh Vịnh rất nhiều. Em cũng học được ở anh nhiều điều khá bổ ích. Em sẽ làm hướng anh vẽ. Xin chúc anh sức khoẻ để đóng góp cho cộng đồng gia tiêu ngày càng lớn mạnh. Xin chào anh, hẹn gặp lại anh sau

  142. Xin cảm ơn @tieu lep đã cho minh hiểu thêm về dòng nấm tricho. Mình cũng đã bổ sung tricho đối kháng và pseud cho vườn tiêu nhà mình để phòng bệnh cho cây. Một lần nữa xin cảm ơn @tieu lep. Xin chúc sức khoẻ và hẹn gặp lại sau

  143. Con chào bác Vịnh và cộng đồng giatieu.com
    Bác Vịnh cho con hỏi là tiêu của nhà con là tiêu kinh doanh và cũng đang trong thời điểm đang chuẩn bị ra chuỗi bông rồi nhưng con thấy tiêu nhà con bị bệnh thán thư và côn trùng hút chích nhiều quá. Bây giờ con tính phun phân bón lá và Ridomil Gold để trị nấm, bỏ qua côn trùng để tháng sau mới trị nó được ko bác?

    • Chào bạn. Nếu chuỗi bông mới ra khoảng 2-3cm thì chưa có vấn đề gì. Bạn cần phun thuốc diệt côn trùng trước, 5-6 ngày sau phun Ridomil trị nấm cũng được. Hoặc bạn kết hợp Ridomil + Regent để diệt cả hai loại một lúc. Pha đúng liều lượng hướng dẫn thì không có gì phải lo, thời gian làm bông còn dài mà

  144. Chào mọi người. Cho mình hỏi giờ phun phân bón lá biosol và đổ gốc biogel. 1 tuần sau bỏ phân npk có hợp lí không ạ.

    • Chào bạn. Sau khi đổ biogel 1-2 tuần rễ sẽ bung manh.
      Bỏ phân NPK sớm quá tiêu cũng chưa ăn được. Với tiêu kinh doanh thì 1-1,5 lạng/lần là nhiều rồi, tiêu cũng không ăn hết ngay mà sẽ bị bốc hơi. Nếu tiêu con thì bạn bón ít hơn.

  145. Chào bạn Trang BP !
    Sử dụng 2 loại phân này có cần bổ sung cho tiêu các chất nào khác trong quá trình ra bông đậu trái không ?…
    Căn cứ vào thành phần các chất trong phân, sử dụng phân này kết hợp với phân hữu cơ thay thế hoàn toàn phân hóa học như vậy được chứ … Rất mong được sự hồi âm.

    • Chào bạn. Các dòng phân sinh học tổng hợp thế hệ mới gần như nhà sản xuất đã kết hợp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây trồng trong quá trình canh tác.
      Tuy nhiên, liều lượng hiện chỉ mới thay thế khoảng 30 % phân hóa học. Do đó mình cần kết hợp với phân hữu cơ để tính toán và điều chỉnh liều lượng được khuyến cáo cho hợp lý hơn

  146. Chào bạn thanh sang !
    Nếu bạn có điều kiện thì bạn nên bỏ phân chuồng càng nhiều càng tốt những loại phân công thức chì dùng vào thời điểm như ra hoa nuôi trái, hồi phục sức cho tiêu trong giai đoạn nuôi trái và mới thu hoạch xong.
    Bạn nên cân nhắc trong quá trình bỏ phân đễ đáp ứng đầy đủ các chất cần thiết trong từng giai đoạn.
    Chúc bạn sức khỏe, vui vẻ

  147. Chú Vịnh ơi. Chuỗi bông nhà cháu dài khoảng 4-5cm rồi. Ba cháu biểu bỏ phân NPK cho tiêu để tăng sức cho chuỗi bông dài hơn. Vậy cháu có nên bỏ NPK không chú, hay mình bỏ ít thôi hả chú. Xin chú tư vấn giúp, cháu cám ơn nhiều.
    À, cháu đổ biogel được gần 3 tuần rồi đó chú. Chú trả lời cháu gấp gấp chú nhé !

    • Chào cháu @Hồng Ân.
      -Đổ biogel 3 tuần thì nay bón phân NPK cũng vừa hợp lý. Tuy nhiên chú lưu ý thêm là: thời gian qua trời khá khô hạn, không rõ nhà cháu có duy trì tưới giữ ẩm tốt cho tiêu không. Thiếu ẩm là rễ sẽ phát triển kém, chưa đủ sức để hấp thu phân NPK.
      -Theo chú, cháu chỉ bón khoảng 100 gr/gốc. Cách tốt nhất là hòa loãng 2 kg NPK trong 1 phuy nước rồi tưới đều cho khoảng 20 gốc tiêu kinh doanh, vừa hạn chế thất thoát phân, vừa tăng cường giữ ẩm cho tiêu. Nếu có hệ thống tưới tự động thì kết hợp bón phân quá tốt. Khi bông bung phấn thì bón NPK lặp lại với liều lượng như lần này.
      – Không rõ trời khô hạn còn kéo dài bao lâu, bà con đang lo. Nhà cháu cố gắng tăng cường tưới giữ ẩm nhé. Tiêu cũng cần khá nhiều nước trong giai đoạn làm bông lắm đó.
      Thân

  148. Chào diễn đàn, cho mình hỏi vườn tiêu nhà mình đang có hiện tượng thối rễ chết nhanh, bây giờ cách xử lí như thế nào, và sử dụng thuốc gì ạh? Vườn tiêu đang tốt gần chớm đầu trụ tự nhiên vàng rũ chết héo gần 10 trụ giờ lo quá. Mong diễn đàn tư vấn để xử lí kịp thời ạh.

    • chào bạn @hoangyen , Văn Dân đã làm năm trước bằng biện pháp sục gốc hỗn hợp tervigo với ridomil, pha 200 ml tervigo + 200 gr ridomil cho 1 phuy 200 lit đổ khoảng 30-40 gốc. Đổ hết cả vườn thì càng tốt, nếu không phải bao vây vùng dịch bệnh, bán kính 5 gốc tiêu lấy cây bệnh làm tâm. đồng thời xịt lên cây ridomil + phytocide, cách làm cũng tương như đổ gốc. Sau 15-20 ngày bạn nhắc lại lần nữa.
      Chúc bạn thành công .

  149. Khổ ! Ai cũng biết phòng bệnh là hơn chữa bệnh, tức là lấy sinh học mà phòng, lấy hóa học mà chữa. Nhưng rồi cứ để mất bò mới lo làm chuồng. Tôi thấy như anh Trịnh Văn Ba ở thị trấn Ea K’Nốp thường xuyên bổ sung trichoderma đối kháng nên không còn lo dịch bệnh xâm hại vườn tiêu nhà mình nữa là đúng nhất.
    Hóa học đâu phải để mà phòng, thế mà ai cũng phun thuốc hóa học nghĩa là sao? Chỉ 2-3 tuần là hóa học bay hơi mất hết rồi !

    • Chào chú và bà con cộng đồng.
      Cho cháu được hỏi, cháu nghe nói nấm phytophthora gây bệnh chết nhanh chết chậm là nấm thủy sinh, hoạt động mạnh nhất là lúc bị ngập úng hay mưa dầm. Vậy nhà cháu để qua tháng 7 khi bắt đầu có mưa dầm rồi bỏ tricho để ngừa được không chú? Vì nếu mình bỏ sớm thì nấm tricho cũng bị tiêu hao khi mình dùng các loại phân thuốc hóa học khác.
      Mong được chỉ bảo, cháu cám ơn chú và cộng đồng ạ.

    • Tôi xin trích câu nói của anh Nguyễn Vịnh, chữa bệnh thì dùng hoá học, còn phòng bệnh thì dùng sinh học. Sao bạn không dùng tricho để phòng bệnh ngay từ bây giờ mà để mưa dầm? khi đó trở thành ổ dịch thì còn gì mà phòng nữa

  150. Chào chú Vịnh.
    Cháu đang làm rẫy giúp người quen, có mấy trăm tiêu không được chăm sóc kĩ.
    Hiện cây tiêu có bộ rễ kém, dây cắt bắn đọt chậm vậy trước mắt cháu cần dùng phân gì để cải thiện bộ rễ ạ?
    Cháu xin cảm ơn!

  151. Xin chào @Đỗ Hải, theo mình bạn nên dùng biogel đổ gốc và phun biosol, đây là loại phân bón đa thành phần giúp cây phát triển tốt, kích thích ra rễ mạnh, đặc biệt là hồi phục tiêu suy.
    Bạn cũng nên kiểm tra độ pH, nếu pH trong đất thấp thì cũng làm cây kém phát triển.

  152. Cho cháu hỏi là Biosol có pha chung với nấm Pseudomonas để phun lên lá tiêu để phòng bệnh được không chú? Cháu thấy tiêu nhà cháu mới ra bông mà đã bị bọ xít chích làm cong và rụng lác đác, ở trên lá non có nhiều trứng nhện đỏ vậy theo chú cháu nên dùng thuốc gì phun để trị? Có người nói phun thuốc muỗi cũng tốt mà cháu không biết có được không chú? Cháu mới làm tiêu nên chưa có nhiều kinh nghiệm.

    • Bạn pha chung được, nhưng phải hòa loãng biosol rồi mới cho vi khuẩn Pseud vào sau và không phun lúc tiêu đang ra bông. Theo tôi, bạn chọn giải pháp bón gốc thì tốt hơn.
      Hiện nay côn trùng chích hút xuất hiện khá nhiều, phải phun thuốc phòng trừ liên tiếp 2 lần cách nhau 7-10 ngày. Thị trường rất nhiều loại thuốc diệt côn trùng chích hút có hiệu quả, miễn là không bị gặp hàng nhái, hàng dỏm. Thuốc muỗi phun rất tốt nhưng đắt tiền cho nên thị trường có nhiều hàng chất lượng kém giá rẻ, cần lưu ý.

  153. Vườn ươm, vườn tiêu mình vẫn lấy phân tươi (phân cút, phân gà) phân cá làm chủ lực. Bón hòa tan theo nước cùng nấm trichoderma + pseudomonas. Bón phân tươi nên đối chứng lượng phân và cách bón trước 15 ngày. Vườn tiêu trồng lạc dại + vạn thọ. Trụ sống (keo dậu) hiện phát triển tốt, nhung chưa biết sau này ra sao? Cộng đồng có kinh nghiệm tiên liệu giúp, vườn ươm, và tiêu con không phun kích thích và phân bón lá nào. Còn gì nữa để an toàn hơn cộng đồng biết xin mách giúp.
    Chân thành cảm ơn!

  154. Chào bà con. Chào chú Vịnh. Cháu mới đi thăm 1 vài vườn tiêu ở Tuy Đức Đak Nông. Và cháu thấy người ta có 1 phương pháp khá lạ. Đôn dây hom thân chính (họ bảo mục đích để giúp tiêu bền như trồng tiêu lươn). Cháu rất mong chú Vịnh cùng bà con phân tích hộ cách làm trên…

    • Trong nhiều phản hồi, mình đã viết về di truyền tế bào chất. Hom tiêu là đời bố mẹ, thân cành lá mới là đời con, có tế bào chất trẻ hơn hôm tiêu. Đôn tiêu có 2 mục đích: 1 lấy bộ rễ mới, 2 cho cành ác ra thấp. Trồng bằng thân chính đáp ứng mục đích 2, nhưng chưa đáp ứng mục đích 1, cần đôn để toàn dây tiêu là tế bào mới (đời con) có tế bào chất trẻ hơn nên tuổi thọ cao hơn.

  155. Cháu chào bác Nguyễn Vịnh. Bác có thể cho cháu hỏi cháu có thể phối hợp xịt Agrifos 400 cùng với Biogel hoặc Biosol trong 1 lần phun lá hoặc tưới gốc được không ạ. Cám ơn bác

    • Chào cháu @Trọng Buôn Hồ
      -Hoạt chất chủ yếu của Agrifos 400 là hỗn hợp của 2 muối P, K nên thân thiện với môi trường, giúp cân bằng NPK trong cây và cây khỏe, có sức đề kháng bệnh tật cao hơn.
      Tuy nhiên, khi sử dụng phải tuân thủ nguyên tắc “pha riêng xịt chung”, tức là hòa loãng Biosol, Agrifos thành 2 dung dịch riêng rẽ, sau đó mới trộn chung để phun qua lá.
      -Trong phân đổ gốc Biogel có phối trộn nhiều loại vi sinh vật nên không pha chung với thuốc BVTV bất kỳ. Chỉ phối trộn được với nấm trichoderma để ngừa bệnh.
      -Khi sử dụng Agrifos 400 cần tưới nhẹ cho tiêu, đảm bảo độ ẩm cao mới có hiệu quả.
      Thân

  156. Bạn @tuan le ở Châu Đức BR-VT.
    Bạn điện thoại cho anh Dũng cố vấn kỹ thuật để biết địa chỉ bán ở Kim Long.
    Còn về tiêu rụng bông là do sinh lý thôi. Vườn tôi cũng đang rụng do thời tiết năm nay thay đổi nhiều nắng gắt kéo dài rồi mưa dầm 2 đến ba ngày liền. Tôi cũng về công ty mua về tưới gốc và xịt trên cây 2 tuần liền. Tuần tới tôi xịt KNO3 theo chỉ dẫn của anh Nguyễn Vịnh.

  157. Chào bác Nguyễn Vịnh. Cháu xin được hỏi bác là. Cách đây 4 ngày có 1 cơn mưa, nhưng mấy ngày hôm nay ngày nào trời cũng nắng to. Cháu định chiều hôm nay sẽ xịt phân bón lá Biosol và đổ gốc Biogel. Nhưng cháu thấy nắng quá và đất hơi khô. Không biết như vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc không. Dự định 4h chiều hôm nay cháu sẽ xịt. Cám ơn bác ạ!

  158. Xin chào anh Vịnh và tất cả các bạn trên diển đàn giatieu.com. Sáng nay mình đi thăm vườn tiêu thì phát hiện thấy lá tiêu non mới ra nhưng bị quăn lá và có chấm trên mặt lá. Vậy hiên tượng đó có phải là nấm bệnh ko, có ảnh hưởng đến dé tiêu ko? Nhờ anh Vịnh và các bạn tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

    • Chào bạn. Theo bạn kể thì tiêu có 2 nguyên nhân
      -Do trời có nắng to, quá sức chịu đựng nên lá non bị quăn lại.
      -Do côn trùng chích hút, chủ yếu là nhện đỏ.
      Cần tăng cường tưới giữ ẩm, phun thuốc diệt côn trùng, nhớ phun nhắc lại sau 7-10 ngày.
      Tất nhiên sẽ làm cho gié tiêu ngắn lại nếu không xử lý, khắc phục kịp thời.
      Bạn nên nhớ, đây cũng là triệu chứng ban đầu của nguy cơ bị bệnh tiêu điên.

  159. Chào các bạn. Do biến đổi thời tiết nên trời rất khô hạn. Hiện nay tiêu đang ra bông, nếu không cung cấp đầy đủ phân, nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất. Nhiều vườn tiêu đã có hiện tượng ít bông, chuỗi ngắn, lá non bị quăn, rụng chuỗi, bị bồ cào, côn trùng chích hút cũng xuất hiện khá nhiều, nhất là nhện đỏ… là những điều cần chú ý !
    Phải tăng cường tưới giữ ẩm, không cần nhiều, chỉ tưới cầm chừng chờ những cơn mưa. Nếu trong khoảng 1 tuần, trời không mưa thì phải tưới, với khoảng 10-15 lít nước/gốc. Do thiếu ẩm, tiêu không hấp thu phân được, nên bón phân gốc bằng cách hòa loãng với nước tưới hoặc phun phân bón lá loại nhiều thành phần dinh dưỡng để hỗ trợ bông, phòng trừ côn trùng chích hút…
    Lượng bông, độ dài của chuỗi, hiện tượng bồ cào… sẽ tác động chủ yếu lên sản lượng sau này.
    Thân

  160. Chào bạn @tuan le. Mình ở Phú Cường, Định Quán, gần bến xe buýt 22. Khu vực mình hiện nay nắng gay gắt, 4-5 ngày không tưới kịp là mấy dây tiêu nằm sát mặt đất cháy luôn. Hiện nay mình đang cải tạo lại vườn, qua một lần tưới gốc hai lần xịt trên cây thì phân này rất hiệu quả. Mình thử nghiệm rất nhiều loại phân bón qua lá nhưng chưa thấy loại nào hiệu quả bằng kể cả các loại phân sinh thái. Chúc bạn cùng gia đình giatieu.com một vụ mùa thắng lợi, hiệu quả cao.

  161. Chào anh Nguyễn Vịnh và cộng đồng, vườn tiêu nhà tôi đã xử lý ra hoa bằng 2 lần biogel và 1 lần biosol, sau những cơn mưa đầu mùa, tôi bồ sung thêm phân hóa học, nhưng với tình hình nắng hạn thất thường như hiện nay, chuổi tiêu đã bị nghẹn lại, nửa vườn chuổi tiêu ra được 50% nữa còn lại tiêu có đâm cựa nhưng chỉ ra lá non, lá non đã lớn, quan sát nách lá tôi tháy chồi và mầm hoa còn khả năng phát triển thêm. Tôi phải xử lý như thế nào trong lúc này? Rất mong được anh Vịnh + cộng đồng tư vấn và góp ý. Chúc anh + cộng đồng nhiều sức khỏe, cám ơn.

    • Chào @Sang Trí
      -Tiêu ra lá non nhiều là do bón phân hóa học (nhiều đạm) sớm quá.. Chồi và mầm có hiện tượng nghẹn là do sử dụng biosol không đúng cách, chưa đủ hiệu quả để kích thích tiêu bung hoa mạnh hơn. Có thể còn do đất không đủ ẩm nữa.
      Phun thêm 1 lượt biosol với nồng độ 1,5ml pha 1 lít nước và chú ý cách phun, thời điểm phun. Quan trọng nhất là phải tưới nước nhiều, có đủ ẩm, để tiêu làm bông hiệu quả hơn.
      -Bạn cần xem kỹ nhưng thành phần có trong phân sinh học biogel+biosol để điều chỉnh cách sử dụng loại phân này hợp lý hơn nữa.
      Thân

  162. Cháu đang hồi phục vườn tiêu suy trồng lẫn 1 đến 3 năm, cháu mới xịt phân giàu amino trên bao bì có ghi dùng cho tiêu phát triển bộ rễ, nhưng quan sát cây tiêu cháu xin phép có mấy câu hỏi mong mọi người giúp đỡ, cháu xin cảm ơn trước ạ:
    1. Tiêu bị nhện đỏ chích hút, cháu đã xịt thuốc trị muỗi (hàng chuẩn, nhà chủ có), đã có dấu hiệu kết quả tốt, cháu sẽ tiếp tục phun nhắc lại?
    2. Dàn tiêu xanh, nhưng cháu kiểm tra toàn bộ cây rễ đều đang phát triển, chỉ một trụ bị thối rễ chết hai dây (bồn tiêu làm theo kiểu mu rùa), cháu xin hỏi có phải là bệnh chết chậm? Cháu định nhổ bỏ (đã phủ trụ) luôn có tốt không? Bây giờ cháu cần phòng trừ như thế nào? Cháu đang nhân sinh khối Trico nên phải đợi 4 ngày nữa mới bỏ được?
    3. Cháu chưa yên tâm với phân giàu amino đã dùng nên sắp tới cháu sẽ tìm và chuyển sang dùng Biosol và Biogel hơn phải không ạ.

  163. Chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com.
    Khu vực Đông Nam Bộ và từ Đak Song Đak Nông trở về Bù Đăng Đ Xoài năm nay mưa sớm và nhiều. Gia Lai mưa muộn, nhưng thu hoạch cũng muộn hơn.
    Về làm bông hồ tiêu, bạn Trang BP và anh Nguyễn văn Chinh nói rất đúng.
    Nói về dinh dưỡng rồi bệnh và thuốc cho cây tiêu, cũng gần giống và phức tạp như con người ta vậy.
    Chúng ta ai cũng biết hồ tiêu cây có giá trị kinh tế cao, nhưng khi hỏi tại sao để nó ntn? thì ai cũng nói tôi bận lắm ko làm kịp chú ạ , lại hỏi đã dùng phân thuốc gì chưa? thì bảo dùng nhiều lắm rồi. Vậy trồng lâu năm thế này anh chị có biết là mỗi năm chi phí đầu tư cho 1 trụ tiêu là bao nhiêu ko? thì ko biết…!
    Sơ qua một ít thực tế “buồn” như vậy.

    Tôi chia sẻ đôi điều sau:
    + Nếu là cây dễ chăm sóc thì hồ tiêu = giá khoai lang lâu rồi.
    + Đã là cây có giá trị kinh tế cao thì phải tìm hiểu và học đúng nơi, đúng chỗ để học, chứ nếu ko gặp khó sẽ nản.
    + Quan trọng nhất phải thường xuyên xem Vườn và trao đổi để nhận biết, đâu là bệnh, đâu là thiếu dinh dưỡng, lúc nào là phòng, lúc nào là trị bệnh – hoạt chất nào là phòng bệnh, hoạt chất nào là trị bệnh…
    + Phải nắm được đầu tư hết bao nhiêu, lên kế hoạch đầu tư tới nơi !
    + Phải có sổ theo dõi bỏ phân và xịt thuốc, cũng là nhật ký cho những năm sau đó.
    Nếu làm được như vậy, sẽ biết mình đã dùng thuốc gì, phân gì có tốt ko, và nhìn lại thời gian năm đó mưa gió thế nào, và cũng để rút ra được kinh nghiệm chăm sóc và quản lí được dịch cho từng năm, và biết được thu, chi/1 trụ tiêu. Đảm bảo sau 2 vụ sẽ nắm bắt được chức năng và hiệu quả của phân, thuốc tương đối.

    Có 3 dạng đất khó và ko thể trồng tiêu:
    1; thiếu nước tưới.
    2; pH thấp.
    3; đất trũng, có thể xì nước mạch vào mùa mưa, như ở Chư Sê – GiaLai
    Đôi dòng trao đổi cùng cộng đồng. Mong được bổ sung và góp ý !

  164. Theo dữ liệu thời tiết mà Dan Viet đang có, so sánh với lý thuyết thì năm nay, chỉ có khu vực Gia Lai là thời tiết thuận lợi cho tiêu, hiện tượng như anh @ Lê Minh Trọng mô tả có thể xãy ra với nhiều vùng nguyên liệu, việc ra hoa, kết trái năm nay có thể không thuận lợi so với năm ngoái do:

    1/ Lượng mưa không đều và không liên tục vào thời điểm ra hoa kết trái.
    2/ Chênh lệch nhiệt độ cao nhất/Thấp nhất năm nay cao hơn trung bình nhiều năm, dễ dẫn đến “sốc” cho cây tiêu.

    Dan Viet hoàn toàn không có bất cứ kinh nghiệm gì về canh tác, mong các cô, chú, các bạn trồng tiêu ở các vùng nguyên liệu trọng điểm như: Bình Phước, Gia Lai, Dak Nong, Dak Lak, BRVT, Đồng Nai có ý kiến về việc làm bông cho cây tiêu năm nay, so sánh với năm ngoái.(Tốt hơn-Vẫn vậy-Kém hơn)
    Kính chào!

  165. Hôm qua mình ghé thăm ông chú. Ổng nói là năm nay tiêu ra bông mà không ra lá, rồi bông thi nhau rụng, là do thời tiết 3 phần còn con người 7 phần.
    -Thời tiết 3 là đan xen vài hôm nắng rồi vài hôm mưa, nhiệt độ chênh lệch khi cao khi thấp quá đột ngột làm cây bị sốc nhiệt nên phản ứng.
    -Con người 7 là do mới thu, bán được giá cao, nên sẵn tiền đổ phân thuốc tùm lum quá sức chịu đựng của cây tiêu. Đặc biệt là dùng phân thuốc không theo nhu cầu và sinh lý của cây mà dùng theo ý mình muốn. Cứ ra hiệu thuốc BVTV nghe nói thuốc này thuốc nọ nhiều bông nhiều trái, tăng năng suất, cao sản… là vơ về hàng đống mà xài.
    Mình thấy ông chú nói rất có lý nhưng bà con nông dân thì biết thế nào là nhu cầu và sinh lý của cây để lựa chọn?

    • Mình xin được bổ sung một số vấn đề cùng với bạn @Trung Anh như sau:
      1-Thời tiết tác động quan trọng đến cây trồng rất nhiều, trong đó có cây tiêu. Từ nắng gắt chuyển sang mưa rất nhanh nên biên độ rất lớn làm cho cây bị sốc. Hiện nay thời tiết không còn theo qui luật nữa, nắng mưa bất thường một phần do biến đổi khí hậu trên toàn cầu
      2-Nông dân hiện nay nhất là trồng tiêu, hầu như không nắm được bệnh của cây tiêu, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và người xung quanh. Các đại lý đang kinh doanh thực chất lợi nhuận là trên hết, cái nào có lợi cho đại lý thì họ bán cho nông dân, chứ thực chất họ kinh nghiệm và kiến thức về cây tiêu, và các bệnh thường gặp của cây tiêu họ còn yếu.
      Đôi lời chia sẻ với cộng đồng.

  166. Chào chú Nguyễn Vịnh và mọi người. Tiêu nhà cháu bị tuyến trùng rễ, trời mưa dầm làm thối rễ non, lá vàng… Chú Vịnh giúp cháu với, lần đầu tiên cháu trồng tiêu nên không có kinh nghiệm.
    Chú cho cháu hỏi sục thuốc Tervigo + Ridomil gold vào gốc tiêu có kết hợp được với phân sinh học biosol và biogel không ạ, hay mình sục thuốc riêng. Cháu chân thành cám ơn chú ạ.

    • Chào cháu @hoang phat
      Nội dung cháu hỏi đã được chú phản hồi rất nhiều lần trên diễn đàn. Cháu cố gắng đọc thêm trang Trồng và chăm sóc tiêu, sẽ thu nhặt nhiều kiến thức rất hay cho mình.
      -Mưa dầm dễ thối rễ tơ, là cơ hội cho nấm bệnh thâm nhập gây hại cây tiêu. Phải đào mương, đắp đất, chống úng… Tuyệt đối không bón phân hóa học lúc này, đặc biệt, bón urê, DAP vào là cây chết ngay. Nếu tiêu cần dinh dưỡng, thích hợp nhất là phun phân bón lá Biosol. Chú ý bón nấm đối kháng trichoderma để ngừa bệnh.
      -Trong phân Biogel có rất nhiều vsv có lợi, không được trộn với thuốc BVTV.
      Thân.

  167. Chào chú Vịnh và cộng đồng!
    Xin tư vấn dùm cháu: Hiện nay tiêu nhà cháu xuất hiện rất nhiều trứng màu trắng, nhỏ như đầu kim và có nhiều chấm đen nằm mặt dưới của lá non, người ta bảo đó là trứng của bọ trĩ. Lá tiêu nhỏ, đốm đốm vàng, chuỗi bông tự nhiên ngắn lại. Thời gian này cháu dự định phun thuốc Permethin 50EC trộn chung với Biosol có được không chú (tiêu đang ra bông và thụ phấn). Cách đây 5 ngày cháu có đổ gốc Biogel rồi.
    Mong chú giúp đỡ. Chân thành cám ơn chú.

    • -Khả năng bị bọ trĩ chích hút rất cao, làm cho tiêu bị mất sức.
      -Kết hợp phun Biosol + Permethrin vừa diệt côn trùng vừa tăng sức cho tiêu rất hợp lý.
      Nên phun vào buổi chiều để khỏi hư bông. Chú ý trời mưa !

    • Chào bạn Gia Huy!
      Vườn tiêu lớn nhà mình cũng từng bị giống vậy. Ban đầu tưởng trứng rầy hay bọ trĩ, mua thuốc rầy về xịt, không hết, sau đó lang thang trên internet, nghe người ta nói mới biết đó là trứng nhện đỏ, con nhên đỏ mắt thường ko nhìn thấy, nên chỉ thấy trứng của nó, lại nhầm tưởng trứng bọ trĩ hay rầy, nếu là bọ trĩ hay rầy thì phải thấy chứ. Vậy nên mình mua thuốc diệt nhện đỏ về xịt ( Ortus 5EC). Kết quả rất tốt. Bạn thử dùng sản phẩm diệt nhện đỏ xem sao. Chú ý là mùa này tiêu đang ra hoa, dùng loại thuốc nào có nhũ dầu càng thấp càng tốt.
      Thân!

  168. Cháu chào chú Vịnh.
    Tiêu nhà cháu 2 năm tuổi, hiện tại có một số trụ bị vàng một vài dây phía trên ngọn. Cháu bẻ ra thấy lõi bị thâm đen và thối bên trong, ở phía dưới thì đọt ra nhiều, phía dưới trụ vẫn xanh bình thường, cháu moi rễ thì thấy vẫn bình thường, không bị tuyến trùng. Đầu mùa cháu có đổ Tervigo+ Ridomild Gold rồi. mùa này mưa nhiều, vườn tiêu hơi thấp, cháu đã đào mương hết mỗi hàng, PH vườn 4.8 -5.2. Chú cho cháu hỏi đó là bệnh gì, hay bị thiếu gì để cháu chữa trị. Hiện tại cũng có nhiều vườn bị hiện tượng tương tự vườn cháu. Chỉ xảy ra ở tiêu 2,3 năm tuổi.
    Cháu xin cảm ơn!

    • Chào cháu @Bảo Long
      Bên trong thâm đen, có mùi thối là do nhiễn nấm gây thối thân, thối cổ rễ. Nếu đã đổ thuốc Ridomil thì lần này thay bằng Agri-fos 400 và dùng Coc 85 pha đậm đặc gấp 3-4 lần để quét lên vùng cổ rễ và đoạn thân sát đất.
      Sau đó, dùng vôi+lân Văn điển để nâng độ pH lên, và phun bón lá, bổ sung trung vi lượng, đổ gốc amino sinh học để hồi phục cây.
      Tham khảo thêm ý của chú Thắng Lợi trả lời bạn @lê văn hiếu.
      Nhớ điều chỉnh pH phải từ từ, chia làm 2-3 lần, để khỏi gây sốc cho tiêu.
      Thân

  169. Chú Vịnh ơi. Tiêu nhà cháu năm nay ra toàn lá, rất ít bông? Mà hầu như khu vực chỗ cháu tiêu kinh doanh đều ra như thế. Đến tháng 8 này mấy người nói tiêu ra đợt cuối cùng, có phải vậy không chú. Nếu tiêu ra đợt này thì mình có phải phun thuốc gì không ạ. Nghe chú gần nhà nói phun KNO3 là nó ra đều phải không?
    Chú tư vấn giúp cháu nhé.

    • Chào @nguyen manh ha
      Cháu có thể phun KNO3 liên tiếp tuần/lần xen kẻ với biosol+biogel để kích thích nếu trước đó chưa bón phân hóa học các loại mà chỉ bón phân chuồng ủ hoai hay phân hữu cơ vi sinh…
      Thân

    • Chú ơi, phun liên tiếp là trong vòng mấy tuần ạ. Chú nói rõ hơn giúp cháu được không? và liều lượng phun như thế nào? Phun KNO3 xong bao lâu thì mình phun Biosol ah?
      Chú tư vấn giúp cháu nhé

    • Theo chú tư vấn thì là bạn phun liên tiếp, xen kẻ KNO3 và Biosol, với khoảng cách mỗi tuần một lần, phun cho tới khi nào tiêu ra bông thì thôi. Nhưng quan trọng là trước đó bạn phải ngừng bón phân hóa học. Nếu bạn bón thêm phân hóa học NPK, DAP… thì tiêu chỉ ra lá thôi.

  170. Chào chú Nguyễn Vịnh chào bà con. Như cháu đã chia sẻ lần trước là nhà cháu có xịt nhầm thuốc cỏ cháy lên tiêu. Đến giờ tiêu đã ra lá nhưng thưa tay, bông đợt đầu ra đã rụng sạch, từ khi xit nhầm thuốc cỏ đến nay cháu đã xịt 4 lần phân bón lá biosol + biogel, và đổ 1 lần phân cá, mỗi lần cách nhau từ 7 – 10 ngày. Mong chú và mọi người tư vấn. Nhìn tiêu mà xót quá… Cảm ơn chú và mọi người.

  171. Chào cộng đồng, cho cháu hỏi tiêu mới trồng được 1 tháng, dây ác đã ra rễ và lên mầm, nên sử dụng phân bón gì vậy bà con. Có nên sử dụng phân hay ko, nhờ bà con nhiều kinh nghiệm chỉ dạy cho cháu, xin chân thành cám ơn.

  172. Chào anh Vịnh và chào mọi người cộng đồng. Tôi mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm chăm sóc và bón phân. Tiêu tôi bây giờ bắt đầu phủ trụ và đã phủ trụ. Tôi tính mua phân NPK định bón đợt này nhưng hôm nay tôi lướt qua trên Internet tôi thấy anh và mọi người đề cập tới Biosol và Biogel thế cho tôi hỏi thêm như thời tiết hiện nay có nên bón phân NPK hay là bón Biosol- Biogel chỉ giúp tôi với!
    Xin cảm ơn anh Vịnh và cộng đồng rất nhiều!

    • Chào anh Nguyễn Vịnh cho tôi hỏi thêm anh hay phòng tuyến trùng và rệp bằng thuốc gì tư vấn cho tôi với và mỗi năm phòng bao nhiêu lần?
      Cảm ơn anh!

  173. Chào @Văn Dũng
    -Trời mưa nhiều, khả năng tiêu bị thối rễ tơ rất cao. Lúc này mà bón phân hóa học dễ khiến cho tiêu “tiêu” luôn, nhiều bà con không phân biệt được, nhầm tưởng là tiêu bị bệnh.
    -Làm gì có thuốc phòng, chỉ có thuốc trị bệnh. Tôi không dùng thuốc hóa học để phòng mà chỉ dùng khi thấy sâu bệnh tác hại cụ thể.
    Bà con nên ý thức phòng ngừa chủ yếu bằng nấm đối kháng trichoderma, mỗi năm tối thiểu 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, trước khi trời có mưa dầm. Lúc nào nghe tin xung quanh có hiện tượng dịch bệnh bùng phát thì bổ sung thêm lần nữa. Phân sinh học Biogel đổ gốc cũng hạn chế được tuyến trùng…
    Thân

  174. Cảm ơn anh Vịnh đã phản hồi câu hỏi trước của tôi, anh cho tôi hỏi thêm hôm qua tôi đã mua được phân bón biogel-biosol như thời tiết hiện nay đang mưa dầm tôi có tham khảo trên như phân biogel pha chung với trichoderma dùng máy để sục gốc trực tiếp xuống rễ có ảnh hưởng gì không? Anh chỉ giúp tôi với! Chờ phản hồi anh.

  175. Chào @Văn Dũng. Câu hỏi của anh giống câu hỏi kỳ trước tôi đã hỏi anh Vịnh. Tôi xin thuật lại cho anh rõ, nấm tricho mà pha chung với biogel thì quá tốt vì nó có nguồn nuôi dưỡng. Còn anh không cần phải sục gốc sẽ ảnh hưởng đến rễ, anh pha chung với nước mà đổ rễ sẽ tìm đến mà ăn phân, không phải lo.
    Chào anh

  176. Cháu chào chú Vịnh!
    Cho cháu hỏi? Vườn tiêu cháu trồng được 2 năm một số cây đã phũ trụ, nhưng mấy ngày gần đây cháu thấy hiện tượng bị rụng lá già ở gốc, cây thì phát triển bình thường. Cách đây 2 tháng cháu có đổ Tervigo + Ridomild Gold và sau 20 ngày đã đổ nấm đối kháng tricoderma cho cả vườn. Vậy tiêu của cháu có phải bị bệnh không, cách chữa trị như thế nào, xin chú tư vấn giúp. Cháu xin chân thành cảm ơn!

    • Chào cháu @badinh
      Rụng lá già ở gốc có thể là biểu hiện ngộ độc hóa chất nhẹ từ phản ứng sinh lý của cây do sử dụng phân thuốc chưa hợp lý. Mưa nhiều khiến các loại nấm thủy sinh như Phytophthora, Fusarium… gây bệnh chết nhanh chết chậm dễ bùng phát. Theo dõi kỹ, chống úng tốt. Tuyệt đối không để nước mưa đọng ở gốc làm thối rễ, cơ hội cho nấm bệnh tấn công. Đổ nấm đối kháng trichoderma rồi thì quá tốt. Trời mưa dầm rất khó cho cây hấp thu dinh dưỡng, tạm thời ngưng bón phân hóa học, tranh thủ ngày khô ráo phun phân bón lá, phân amino đổ gốc hỗ trợ cho tiêu.
      Thân

  177. Chào bác Nguyễn Vịnh và các bác trên diễn đàn. Cháu ở Lộc Ninh, hôm nay cháu được đọc những dòng chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc tiêu của bác cùng bà con trồng tiêu trên diễn đàn cháu thấy rất hữu ích. Vì nhà cháu mới mua vườn tiêu nên chưa biết cách chăm sóc, cháu có 2 câu hỏi đang băn khoăn mong các bác chỉ dẫn giúp cháu.
    Hôm nay nhà cháu vừa xịt phân bón lá cho tiêu, khi pha có pha chung với thuốc sâu, điều đáng nói là pha cùng một phi với 2 loại (phân và thuốc) chứ không pha loãng riêng 2 loại rồi mới đổ chung vào 1 phi để xịt. Và điều thứ hai là tiêu đang ra bông non và đang thụ phấn nếu xịt vào thời điểm này thì có bị bồ cào không? Cháu rát mong được các bác trên diễn đàn chia sẻ để cháu có thêm kinh nghiệm. Cháu cảm ơn rất nhiều

    • -Phân bón lá được phép pha chung với thuốc BVTV thường có ghi rõ trên bao bì. Để tránh phản ứng hóa học làm mất tác dụng, phân và thuốc phải được pha riêng rẽ thành 2 dung dịch, sau đó mới trộn chung theo đúng liều lượng để phun. Để khỏi làm hư bông đang nở, phải phun vào buổi chiều. Tính số lượng phun hết trong ngày để pha, không pha thừa để qua đêm.

  178. Cần lưu ý, theo kinh nghiệm của tôi, không nên nếu không muốn nói là không được pha chung phân bón lá với thuốc trừ sâu rầy. Không biết có làm giảm công hiệu của phân (?), nhưng thuốc trừ sâu rầy thì hầu như là mất tác dụng. Các bạn xem lại, vì bản thân tôi đã bị và chỉ sau 5 ngày không thấy hiệu quả, tôi đã xịt riêng thuốc trừ sâu và hiệu quả ngay lập tức.

  179. Cảm ơn các bác đã đọc và chia sẻ những băn khoăn của cháu. Hiện nay tiêu nhà cháu loại 2 năm mới phủ nọc bị mấy chục trụ vàng lá có chấm nâu đen ở nửa nọc phía dưới, thời gian trước cháu cũng đổ thuốc trị bệnh mấy lần rồi nhưng tiêu vẫn bị vàng lá không dứt hẳn. Các bác biết loại thuốc nào trị được bệnh này xin chỉ giúp cháu với
    Còn loại tiêu 8 năm đang được thu hoạch cây xanh tốt bông ra tương đối nhiều, theo các bác có cần đổ thuốc phòng bệnh không, mong các bác góp ý giúp cháu, cháu xin cảm ơn rất nhiều

    • Chào cháu @Ngô Thị Nhung
      Theo bác, cháu cần đo độ pH đất và dùng vôi + lân Văn điển để điều chỉnh vì khả năng đất bị dư acid là rất cao, làm cây khó hấp thụ chất dinh dưỡng, nhất là trung – vi lượng, khiến cây vàng rực mà không hiểu vì sao, chữa mãi cũng không hết… Phun Metaxyl để chữa bệnh đốm lá. Sau đó dùng phân sinh học Biogel+Biosol giúp tiêu nhanh chóng xanh lại và xây dựng chế độ chăm sóc hợp lý cho tiêu.
      Phòng bệnh không phải bằng thuốc, mà bằng trichoderma + pseudomonas. Đổ nhiều lần không dứt là do trị không đúng thuốc, đúng bệnh. Bạn Châu Phong đặt vấn đề rất chính xác, hình như cháu chưa có kiến thức gì về cây tiêu mà chỉ chăm bón theo cảm tính.
      Cháu nên dành nhiều thời gian để vào đọc trang Trồng và chăm sóc tiêu và đọc thêm các thảo luận trên diễn đàn để học hỏi về cây tiêu nhiều hơn nữa.
      Thân

  180. Cháu chào bác Vịnh và mọi người trên diễn đàn, cháu muốn nhờ mọi người tư vấn giúp cháu. Cháu xin nói rõ về tình hình dùng phân , thuốc của vườn nhà cháu để mọi người biết tư vấn giúp cháu. Từ đầu mùa đến nay tiêu nhà cháu đã bón phân bò (được ủ chung với trichoderma trong khoảng gần 4 tháng) và 2 lần bón phân NPK (mỗi lần 250g cách nhau khoảng 1 tháng), cháu cũng đã xịt thuốc trị nấm 1 lần lúc đầu mùa khi chưa mưa đều. Cách đây 1 tuần cháu xịt phân bón lá (loại phân của Mĩ, cháu không nhớ nhãn hiệu gì, nhưng khi xịt có pha chung với thuốc trừ sâu bị sai quy cách mà sau đó mọi người chỉ cháu mới biết) chắc có lẽ tác dụng của lần xịt thuốc vừa rồi sẽ không cao.
    Giờ cháu nghe loại phân bón lá Biogel+Biosol bón rát hiệu quả cháu cũng muốn mua về dùng cho vườn nhà, vậy thời điểm này cháu dùng phân này được không hay để thêm một thời gian nữa đã.
    Khi tưới gốc bằng Biogel cháu pha chung với trichoderma có được không, cháu đọc ở trên thì thấy pha chung 2 loại này được. Cháu rất mong sớm được mọi người chỉ dẫn và tư vấn. Cháu xin cảm ơn rất nhiều.

    • Chào bạn Ngô Thị Nhung.
      Bạn có thể dùng phân sinh học Biogel+Biosol cho cây tiêu quanh năm để giảm bớt lượng phân hóa học, giúp môi trường sinh thái bền vững hơn. Nhà mình cũng mới sử dụng phân này năm ngoái thôi, nhưng mình thấy nó có nhiều ưu điểm nổi trội, nhất là vào nhưng giai đoạn quan trọng như làm bông, chống rụng chuỗi, dài chuỗi, chắc hạt, hồi phục cây sau thu hoạch… Mình cũng thấy rõ là cây tiêu khỏe, ít bị sâu bệnh, hạn chế tuyến trùng.
      Đặc biệt là cây tiêu xanh mướt, không thấy hiện tượng bạc lá, vàng lá, xuất hiện nữa nhờ các vi sinh vật hữu ích, các chất auxin, cytokinin, GA3 và đa-trung-vi lượng cần thiết tích hợp đầy đủ trong loại phân này.
      Bạn nên đọc thật kỹ bài viết do nhà sản xuất giới thiệu trên giatieu.com. Hy vọng bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho cây tiêu nhà bạn.

  181. Cảm ơn bạn Chi Mai nhé, về tác dụng của Biogel+Biosol như vậy là quá tuyệt rồi nhỉ, nhưng mình muốn hỏi rõ thêm vui lòng tư vấn cho mình nhé, mới tuần trước nhà mình dùng phân bón lá của Mĩ, giờ dùng Biogel+Biosol ngay có sao không, vì mình nghĩ lần xịt trước không hiệu quả lắm do chưa có kinh nghiệm pha chung phân và thuốc trừ sâu, nên mình muốn dùng Biogel+Biosol để giúp cho cây tiêu khoẻ mạnh nhưng lại sợ bón nhiều thứ cách nhau gần như vậy không tốt.

  182. Chào cộng đồng giá tiêu, xin chào anh Vịnh! tôi nhờ tư vấn giúp: Tôi được các anh tư vấn nên trước đây gần 1 tháng đã tìm mua 2 loại phân bón lá Biogel+Biosol để tưới gốc và phun lá cho tiêu con mới trồng đồng thời bón gốc nấm đối kháng Trichioderma. Hiện nay vườn tiêu đã được cải thiện đáng kể ngọn non phát triển và lá xanh hơn (do vườn nhà tôi trước đây trồng trên đất cà phê chưa được sử lý kỹ và không được bón lót phân chuồng). Sau khi sử dụng thấy hiệu quả tôi muốn sử dụng lại lần 2 cho vườn cây nhà mình, tuy nhiên khi kiểm tra độ pH trong đất chỉ có 4,6 nên tôi muốn nâng độ pH bằng lân nung chảy Văn Điển. Vậy thời điểm này tôi dùng tiếp tục dùng chế phẩm sinh học này đồng thời khi bón lân có được không hay phải để thêm một thời gian nữa mới sử dụng. Mong các anh góp ý, xin cảm ơn nhiều.

    • Chào bạn.
      Bạn có thể nâng độ pH đất lên bằng vôi hoặc lân Văn Điển, mục tiêu là đưa pH về mức 5,5 – 6,5 độ là mức thích hợp để cây hồ tiêu sống khỏe, chống chịu với các loại bệnh. Tuy nhiên không nóng vội dễ gây sốc cho tiêu mà nên chia làm nhiều lần, mỗi lần khoàng 2-3 lạng/gốc. Bạn có thể dùng phân biosol phun lá ngay, riêng với phân biogel đổ gốc nên cách ly khoảng 7 – 10 ngày hoặc sau vài cơn mưa để bảo tồn vi sinh vật hữu ích có trong phân.

  183. Anh Vịnh và diễn đàn thân mến! Tôi sử dụng phân bón Biogel cho tiêu con với kg/100 gốc được khoảng 1 tháng rồi, trước đó tôi có rải nấm Tricho dạng bột sau đó còn tưới thêm phân bón vi sinh hữu cơ dạng viên với một lượng ít hiện tại thấy cây tiêu phát triển khỏe hơn, giờ tôi chuẩn bị tưới Biogel lần 2 và bón thêm tricho với lượng 1kg chế phẩm bột /100gốc như vậy có nhiều quá không và tần suất bón có gần quá không và có sợ cây bị rối loạn dinh dưỡng không. Mong các anh tư vấn giúp, cảm ơn nhiều.

  184. Xin chào tất cả các bạn. Mình đã dùng Biogel để ủ phân rồi, thấy rất hiệu quả các bạn ạ. Dùng 1kg biogel pha với 500 lit nước và 2kg nấm tricodetma để qua một đêm sáng hôm sau mới ủ. Cứ một lớp vỏ cà hoặc bã thực vật dày khoảng 30cm rồi rưới đều nước biogel lên và cũng trải một lớp phân chuồng cũng làm như thế. Lưu ý phân và bã thực vật phải được tưới nước ướt đẩm trước khi ủ, làm từng lớp một như thế đống ủ càng cao càng tốt. 10 dến 15 ngày ta phải mở bạt tưới thêm nước, thường xuyên kiểm tra đóng ủ thấy nóng là tốt. 45 đến 60 ngày là đem di bón được.

  185. Chào toàn thể gia đình giá tiêu.com. Cảm ơn anh Vịnh và mọi người đã giới thiệu phân sinh học này.
    Tôi mua hai thùng biogel+biosol về dùng thấy hiệu quả vô cùng, và cũng giới thiệu cho anh em xài. Ai cũng công nhận tiêu xanh hơn lá dày hơn, nói chung là đáng đồng tiền.

    • Xin góp ý.
      Khi đổ gốc phân sinh học Biogel, bà con nên cho thêm vi nấm đối kháng trichoderma vào để phòng ngừa các bệnh nấm cơ hội vào mùa mưa cho tiêu luôn.
      Rất thuận tiện vì Biogel sẽ là thức ăn giúp cho vi nấm trichoderma hoạt động mạnh hơn.

  186. Chào anh Vịnh và cộng đồng giatieu.com, chúc tất cả gia đình ta có một mùa bội thu. Tôi ở 312 Đak Mil Đak Nông, dùng phân này thấy rất tốt giá cả lại hợp lí mà bạn nào chưa tin thì mua mỗi thứ một hộp để dùng đối chứng. Trước đây tôi cũng nghiện phân thuốc hóa học lắm nhưng từ ngày vào trang giatieu.com nghĩ rằng mình phải thay đổi về hướng hữu cơ. Nói thật với anh Vịnh và cộng đồng là thay đổi mình khó thật đấy, bây giờ nhiều lúc lên cơn nghiện rắc vô cơ thì mình lại lấy biogel và bịch tricho trộn vô xách đi đổ hết nghiện luôn, vài lời vui cùng gia đình ta.

    • -Hình dưới : thiếu kẽm trầm trọng, xịt kẽm qua lá hiệu quả ngay. Cần xịt 2 lần, cách nhau từ 15 ngày. Còn thịt lá vàng, gân lá xanh, mép lá không dợn sóng tôn : thiếu calci
      -Hình trên : bạn hái 1 lá lật mặt lá, lấy cây tăm, (dùng kính lúp), gạt trên vết bệnh sẽ thấy những màng nhện, rất nhỏ phủ trên đó và quanh nó: đã bị nhện đỏ chích hút, dùng bất cứ thuốc trừ sâu nào cũng diệt được và xịt lần 2 cách nhau khoảng 1 tuần.

    • Hai tấm hình tiêu tơ này có khá nhiều vấn đề:

      1.Có khả năng đất bị dư acid nên đã làm cho tiêu không hấp thụ trung vi lượng được. Bạn phải kiểm tra độ pH đất và dùng vôi + lân Văn Điển điều chỉnh pH lên mức 5,5 – 6,5 độ cho tiêu phát triển khỏe mạnh. Đồng thời phun phân bón lá sinh học biosol để cung cấp đầy đủ trung vi lượng cho tiêu xanh trở lại. Khi điều chỉnh độ pH phải chia làm nhiều lần để tiêu khỏi bị sốc.

      2.Có dấu hiệu bị côn trùng chích hút, cụ thể là nhện đỏ và bọ trĩ. Phun thuốc diệt côn trùng như bác Hoàng Văn Lập góp ý. Phải phun nhắc lại sau 7-8 ngày mới diệt sạch lớp trứng côn trùng mới nở. Có thể kết hợp thuốc diệt côn trùng với phân bón lá, pha riêng rẽ trước khi trộn chung, phun lúc sáng sớm hay chiều mát. Sau đó đổ gốc phân sinh học biogel + nấm tricho đối kháng để tăng sức và ngừa bệnh ở hệ rễ cho tiêu.

  187. Bữa nay tôi tính mua phân sinh học Biogel về đổ gốc tiêu để làm chắc hạt có được ko? xin được bà con góp ý tư vấn. Tôi tính bỏ thêm nấm trico nhưng có vẻ như muốn hết mưa rồi thì có nên bỏ thêm không? Xin cám ơn bà con cộng đồng.

    • Theo tôi tính, thu hoạch sớm cũng còn 4-5 tháng nữa, trời cũng chưa thực sự chuyển mùa nên bà con vẫn phải tích cực chăm sóc phân thuốc cho tiêu.
      Bạn dự định đổ gốc Biogel lúc này rất hợp lý, các chất tăng sinh có trong phân biogel sẽ giúp hạt tiêu tăng dung trọng, mà tăng dung trọng là tăng tiền đó. Phân sinh học Biogel còn giúp hạn chế tuyến trùng mùa khô nữa.
      Bón thêm tricho đối kháng thì lúc nào cũng tốt, giúp bảo vệ hệ rễ trước các loại sâu bệnh không chỉ riêng cho mùa mưa mà thôi.

    • Liên hệ chỗ chị Trúc ngoài thị trấn Ea H’leo xem.
      Sđt: 0934.757523

  188. Cảm ơn bạn Hoàng mình đã mua được rồi. Các bạn trên diễn đàn cho mình hỏi tiêu của mình hạt đang chuẩn bị già thì có cần phun biosol để làm hạt to và tốt hơn không và cho hỏi thêm là tiêu của mình ươm đã nứt đọt rồi có được phun biosol để phát triển không. Chúc các bạn trên diễn đàn sức khỏe. Thân!

    • Nếu bạn muốn cần làm hạt to và tốt hơn thì phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây thì bạn lựa chọn biogel+biosol là hợp lý rồi đó.

  189. @Đông Triệu nên đổ biogel để giúp cho tiêu ươm ra rể tốt hơn, vì tiêu ươm bộ rễ là quan trọng nhất.

  190. Tiêu con mới trồng cần phân biogel đổ gốc để hệ rễ phát triển giúp cây nhanh lớn, chống chịu với các loại bệnh từ rễ. Còn mùa này cần phân biosol phun lá cho tiêu tơ và tiêu kinh doanh nuôi hạt nhiều hơn, do đất bắt đầu khô làm cho rễ tiêu lấy dưỡng chất trong đất cũng khó khăn hơn.

  191. Cảm ơn bạn Trần Dũng và Đỗ Thành Trung mình cũng mới đổ gốc biogel và phun biosol thấy rất tốt, những cây lá bị vàng cũng đang phát triển lại.

  192. Cho em hỏi, nhà em sử dụng phân sinh học biogel+biosol cho tiêu kinh doanh từ đầu mùa đến nay theo liều lượng trên bao bì. Nay tiêu kinh doanh bắt đầu làm hạt, em muốn dùng thêm phân chuồng ủ hoai, phân NPK, thì em phải dùng với liều lượng bao nhiêu? và cách dùng? Mong được bà con tư vấn cho em, em xin cám ơn nhiều.

    • Chào Xuân Lan, vào thời điểm này muốn làm hạt chắc hạt thì bạn dùng thêm NPK 16-16-8 với liều lượng khoảng 100-150gr cho một gốc tiêu kinh doanh xen kẻ với biogel+biosol là tốt nhất. Nên hòa nước NPK để tưới gốc cho khỏi làm hỏng rễ và thất thoát phân, dùng 2kg NPK pha 1 phuy 200lit tưới 10 lít/1 gốc. Thân

  193. Lượng phân biogel+biosol theo khuyến cáo sẽ giảm khoảng 30% phân hóa học.
    Phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ủ hoai bón tối thiểu 10kg/gốc/năm chia làm 2 lần.
    Nếu có thêm phân ammino, phân cá, phân bánh dầu tự ủ nữa thì rất tốt.
    Cần điều chỉnh cân lượng để bón cho phù hợp, tránh dư thừa nhưng cũng không được để cây thiếu dinh dưỡng, nhất là tiêu trong thời kỳ kinh doanh. Thông thường cây cho năng suất cao hơn cần bón phân nhiều hơn. Chú ý bù thêm lượng phân thất thoát tiêu hao do bốc hơi, rửa trôi nữa.
    Với nhà nông có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vườn là biết cây cần gì.

  194. Chào tất cả mọi người trên diễn đàn
    Tiêu mình là tiêu kinh doanh, mình có hòa phân biogel vào bình 8lít lượng đậm đặc rồi mình vừa tưới vừa xịt biogel theo nguồn nước xuống bồn tiêu và tiêu đang thời kỳ làm hạt mình hỏi làm như vậy có được không.

    • Cách làm của bạn cũng được, miễn là bạn thấy thuận tiện cho bạn là được.
      Còn mình cũng làm cách tương tự, mình pha 1 hộp biogel trong can 20 lít, xách theo để bên cạnh. Khi cho vòi nước tưới vào gốc tiêu, mình đổ phân theo luôn, đảm bảo đủ lượng phân cho mỗi gốc tiêu theo như nhà phân phối đã tư vấn.

  195. Chào chú Vịnh và tất cả mọi người, cho cháu hỏi cháu định tủ vỏ trấu lúa chưa sử lý tricho vào gốc tiêu để giữ mát tiêu vào mùa nắng, vậy cho cháu hỏi có bị nấm bênh gì cho tiêu không. Cháu cảm ơn

    • Vỏ trấu chưa hoai mục không nên tủ gốc tiêu, vì khi phân hũy sẽ làm nóng gốc. Có thể dùng rơm rạ hay cây lá khô che nắng cho gốc tiêu. Mỗi năm mỗi làm như vậy cực cái thân, trồng lạc dại khỏi lo nghĩ gì.

    • Trồng lạc dại góp phần giữ ẩm cho tiêu chứ không thể che nắng được. Muốn che nắng bạn phải trồng cây trụ sống hoặc làm dàn lưới.
      Tiêu con mùa khô thiếu ẩm mà còn bị nắng gắt rất dễ phát sinh bệnh tiêu điên.

  196. Xin chào cộng đồng !
    Hiện nay ở chỗ tôi thời tiết đang chuyển dần qua mùa khô, xin tư vấn cho tôi cách chăm sóc tiêu như thế nào cho hợp lý, tôi xin cám ơn cộng đồng.
    Xin nói thêm, tiêu của tôi đang kinh doanh năm thứ 6, dự kiến thu khoảng 4 – 4,5 kg mỗi nọc.

    • Chào Kim Châu ! Không biết phải xưng hô thế nào đây, thôi thì xưng là bạn vậy nha ! Thành thật vấn đề bạn cần quá rộng nhưng tôi cũng có vài ý kiến như sau :
      Thứ 1: chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng cho cây tiêu để hạt tiêu chắc từ giờ đến lúc thu hoạch, và mục đích khác là chống suy cây sau khi thu hoạch, sử dụng biogel và biosol đúng lúc vv… để năm sau vẫn cho năng suất cao.
      Thứ 2: rệp sáp phát triển mạnh về mùa này, nên quan sát và xịt thuốc khi bệnh mới phát triển.
      Thứ 3: sau khi thu hoạch thì lại làm bông cho tiêu và tiếp tục qui trinh chăm sóc.
      Thân chào ! Chúc Kim Châu thành công .

    • Chào @Kim Châu.
      Bạn @huydung đã góp những ý rất cơ bản, cần tham khảo kỹ càng.
      Tôi chỉ xin bổ sung thêm mấy khía cạnh nhỏ.
      1. Thời điểm này cần phải giữ ẩm cho tiêu kinh doanh. Có 2 việc cần làm: tủ gốc giữ ẩm và tưới giữ ẩm. Thiếu ẩm, tiêu không hấp thụ được dinh dưỡng để nuôi hạt, sẽ dẫn đến năng suất sụt giảm và chắc chắn sẽ suy cây, ảnh hưởng việc làm bông và năng suất vụ sau.
      2. Bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng để cho tiêu làm chắc hạt, gia tăng dung trọng hạt,… bằng cách tăng cường phân amino sinh học, đạm cá, bánh dầu,… và các chất trung vi lượng qua đổ gốc, phun lá mà phân hữu cơ sinh học biogel+biosol là lựa chọn không thể thiếu được.
      3. Phòng chống các loại sâu bệnh, đặc biệt là côn trùng chích hút và các loại nấm gốc. Tăng cường vsv đối kháng Tricho + Pseud và các vsv hữu ích khác đầy đủ để giúp cây luôn khỏe, chống chịu với mùa khô hạn sắp tới và hãm nước, làm bông vụ sau đạt hiệu quả cao.
      Tôi cũng xin nhắc: hãy cẩn trọng, không lạm dụng hóa học, sử dụng liều lượng hợp lý.
      Đã có hàng vạn trụ tiêu ở Tây nguyên mùa này ra đi vì lạm dụng phân thuốc hóa học.
      Xin có đôi lời góp ý.

  197. Vôi+lân, phân hữu cơ hoai mục, phân amino đạm cá, bánh dầu, tricho, biogel+biosol, 1số NPK 20-20-15… là những thứ cơ bản nhất mà cây tiêu cần. Với đất nghèo dinh dưỡng cần bón nhiều phân hữu cơ để cải tạo cho đất, bón phân hóa học chỉ để bổ sung kịp thơi, làm thức ăn nhanh bổ sung các chất trong từng giai đoạn với hàm lượng cực nhỏ, bỏ làm nhiều lần…
    Cây tốt khỏe, đất tơi xốp thoát nước nhanh sẽ hạn chế được nấm bệnh.

  198. Chào cộng đồng giatieu.com, cháu có mấy câu hỏi như sau mong mọi người trả lời giúp cháu:
    1.Nhà cháu có 2 vườn tiêu nhỏ. 1 vườn bị bệnh vàng lá rồi thối rễ… có xử lí 2 lần thuốc, giờ thì bệnh đã ngừng rồi. Cháu muốn bón phân bón sinh học biosol-biogel, nhưng chỗ cháu không có bán nên cháu muôn hỏi là thay thế bằng loại nào ạ? cả bón gốc và phân bón lá.
    2.Còn vườn tiêu còn lại vẫn xanh tốt nhưng khi đào bên dưới gốc kiểm tra cháu thấy có rầy trắng. Cháu muốn dùng Tervigo + Ridomil-Gold đổ gốc thì có được không ạ.
    Cho cháu cám ơn.

    • Chào bạn. Phân sinh học đổ gốc và phun lá loại nhiều thành phần như biogel+biosol trên thị trường có rất nhiều thương hiệu, thật giả lẫn lộn, rất khó để tư vấn giúp bạn. Bạn nên tự mình quyết định lựa chọn thương hiệu nào để sử dụng.
      Còn bán ở đâu thì bạn có thể gọi đt về Công ty để hỏi. Các cửa hàng ở gần chỗ tôi cũng không bán, vì họ cho rằng lợi nhuận thấp, tôi phải gửi đi mua xa hơn.
      Trị rệp sáp gốc nên kết hợp trị tuyến trùng bằng các loại thuốc có hoạt chất Carbosulfan. Còn Ridomil Gold là thuốc diệt nấm. Bạn muốn dùng loại nào thì cần xác định mục đích để chọn.

  199. Chào mọi người,
    Cháu đang có ý tưởng pha 10 hộp Biogel vào phuy phân cá đã ủ (200 lít phân cá nguyên chất). Khi dùng chỉ cần lấy 4 lít phân pha với 200 lít nước để tưới cho tiêu.
    Cháu nhờ mọi người tư vấn cách làm này có vấn đề gì không. Ví dụ như vi sinh vật trong Biogel pha với phân cá để thời gian dài khoảng 1 năm có bị ảnh hưởng gì không ?
    Cháu cám ơn

    • Xin chào bạn @Nguyen Trung Truc

      Biogel có chứa những dòng vi khuẩn để sử dụng ủ phân cá rất tốt. Bạn có thể sử dụng 1-2kg Biogel cho 01 phuy ngâm cá (200lit), không nên sử dụng hơn liều này.
      Bản thân vi khuẩn trong Biogel ở dạng tiềm sinh (không hoạt động). Khi gặp môi trường thuận lợi thì vi khuẩn trong Biogel sẽ tự phá vỡ trạng thái tiềm sinh và hoạt động mạnh mẽ …
      Sau khi quá trình phân giải cá hoàn thành bạn nên pha thêm Biogel để tưới gốc cho cây trồng ngay, không pha rồi để quá lâu làm hoạt lực của các vi sinh vật yếu đi, không có lợi.

      Trân trọng kính chào bạn.

  200. Chào tất cả mọi người trên diễn đàn. Hôm qua mình nhân lúc trời mát không mưa cũng không nắng mình xịt biosol cho tiêu nhưng đến tối thì mưa liệu trong 2>3 tiếng cây hấp thụ phân biosol hết chưa mình sợ bị rửa trôi hết.

  201. Cộng đồng giatieu cho em hỏi.
    Tuần trước em mới đổ phân sinh học Biogel cho vườn tiêu 300 trụ, có kết hợp thêm nấm trichoderma-MX đối kháng nữa. Sáng nay em đi kiểm tra vườn thì thấy lác đác có một số trụ bị rụng đọt non.
    Cho em hỏi tiêu bị bệnh gì và cách xử lý. Tiêu của em mới trồng năm ngoái. Em xin cám ơn.

    • Đã dùng nấm trichoderma phòng ngừa được 1 tuần nhưng vẫn rụng đọt non là do phòng ngừa chậm một bước, nấm bệnh đã lây nhiễm, thâm nhập vào cây tiêu trước đó rồi. Cho nên tôi thường khuyến cáo phải đổ nấm trichoderma đối kháng cho tiêu ngay khi nghĩ đến nó, đừng để bị muộn. Bạn đọc thêm cơ chế hoạt động của nấm đối kháng sẽ rõ hơn điều này.
      Dùng thuốc diệt nấm Mexyl hay Romil phun cho những cây bị rụng đọt 2 lần cách nhau 7 ngày và những cây chưa rụng 1 lần cũng được. Khi không còn hiện tượng rụng đọt non, dùng phân sinh học để hồi phục và bổ sung nấm tricho cho tiêu, chú ý thời gian cách ly sau phun thuốc.

    • Chào bạn Châu Phong. Trời chắc là vẫn còn mưa vì nay chỉ mới cơn bão số 4, mình có cần bổ sung nấm tricho cho tiêu nữa không nhỉ? Vì mình nhớ bác Vịnh nói chỉ cần dùng 3 lần/năm là được, nhưng mình cũng cứ lo lo…

    • Theo tôi nghĩ, nếu những vườn chung quanh bạn có dấu hiệu bị bệnh nhiều hơn, đồng nghĩa với bào tử nấm có nguy cơ lây lan sang vườn bạn nhiều hơn, thì bạn phải bổ sung nấm đối kháng tricho cho tiêu nhiều hơn nữa.
      Khi giặc xâm lược càng đông thì đội quân phòng vệ phải càng nhiều chứ !

    • Chào bà con và các bạn.
      Trước đây tôi khẳng định chỉ cần đổ nấm Trichoderma mỗi năm 3 lần để phòng bệnh, 2 lần chính trước khi mưa nhiều vào đầu và cuối mua mưa và 1 lần tăng cường, bổ sung giữa mùa mưa. Nay có lẽ chỉ đổ 3 lần/năm không còn phù hợp.
      Nguyên nhân để thay đổi cũng khá nhiều, tôi tóm gọn vào mấy ý:
      Chất lượng nấm tricho trên thị trường kém hơn, hoạt lực yếu, mật số thấp, không kiếm được loại vừa ý vì chung quanh mình không bán…
      Dịch bệnh tràn lan, môi trường ngày càng xấu, tiêu trồng càng nhiều thì nguồn lây nhiễm, nấm bệnh chắc chắn nhiều hơn, nếu không tăng thêm tricho thì không thể bảo vệ tiêu nổi. Không chỉ tiêu chết mà cây muồng đen làm trụ sống cho tiêu leo cũng chết ngày càng nhiều khiến tôi phải thay đổi. Và không loại trừ bà con buộc phải dùng thuốc hóa học diệt trừ sâu bệnh lây lan nhiều lần hơn cũng làm tiêu hao số nấm tricho đã đổ…
      Tôi chưa bao giờ nghĩ nấm chết nhanh chết chậm lại gây bệnh cho tiêu con mà nay đã thấy có khá nhiều, nhiễm từ cây được lấy hom giống để ươm mà ta hay nói là nguồn giống không sạch, giống trôi nổi, không bảo đảm. Và còn rất nhiều nguyên nhân khác…
      Như vậy hỏi sao tôi không thay đổi.
      Thân

    • Cháu cũng thấy vậy chú ạ.
      Mấy năm trước có những vườn tiêu gần nhà cháu rất đẹp, trồng trụ gỗ xen trụ sống cây muồng đen, mỗi nọc tới mùa thu bình quân 7-8kg tiêu khô. Bà con các nơi đến tham quan, cắt giống cứ nườm nượp hết xe này tới xe khác suốt cả ngày. Mà nay còn lèo tèo chỉ vài trụ, xơ xác vài chùm hạt, không đủ cho nhà ăn.
      Các chú chủ vườn qua nhà cháu tâm sự là chữa chạy cũng nhiều thầy nhiều thuốc, phun nấm tricho, nhiều loại sinh học nữa để phòng ngừa đầy đủ, tốn kém cũng nhiều, mà tiêu cứ chết, muồng cũng chết. Có lẽ các chú phải dọn dẹp vườn, trồng bắp đậu vài năm rồi tính sau. Có chú thì đã dọn vườn sạch sẽ, cấy lại cà phê xong cả rồi, còn tuyên bố không bao giờ đụng tới cây tiêu nữa. Cháu thấy khó quá !

  202. Chào Kiều Hạnh. Bạn có thể kiểm tra kĩ lại vườn tiêu nhà mình xem có bị các loại sâu cắn lá hoặc đọt non không? hiện tượng bị sâu cắn khác với bị bệnh. Nếu bị nấm bệnh tiêu có thể chết cây, vàng lá, rụng đốt vv… nhưng khó có chuyện tiêu tơ mà lại rụng đọt non được.

  203. Năm nay năng suất tiêu nhà em thấy cũng khá. Em tính phun thêm phân bón lá, để giúp tiêu làm chắc hạt và không bị suy, không anh hưởng đến vụ sau.
    Bạn em khuyên nên phun biosol nhưng em nghĩ chỉ phun vẫn không đủ.
    Xin cho em lời khuyên, em cám ơn.

    • Chào bạn. Làm chắc hạt không gì ngoài amino acid (acid amin hữu cơ) có trong phân cá, bánh dầu và các loại phân hữu cơ khác giàu đạm. Còn để chống suy tiêu cần phải thêm nhiều dưỡng chất khác như trong các loại phân tổng hợp nhiều thành phần. Sử dụng loại nào tùy thuộc vào quá trình chăm bón của mỗi người để có sự lựa chọn hợp lý.
      Hiện nay tôi vẫn đang sử dụng phân sinh học Biogel + Biosol theo định kỳ, bổ sung bằng 10 kg NPK và 2 lít phân cá tự ủ, pha chung trong tẹc 1.000 lít để tưới cho 100 gốc tiêu kinh doanh. Tôi xin chia sẻ để bạn và bà con tham khảo.
      Nếu không có phân đạm tự ủ (cá, bánh dầu) thì bạn có thể tăng số lượt dùng cả 2 loại phân Biogel+biosol vì cây đang cần nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.
      Quan trọng nữa là mình phải duy trì đủ ẩm thì cây mới hấp thu dinh dưỡng được. Điều này hơi khó cho những vườn trồng xen với cà phê

    • Chào chú Thắng Lợi cho cháu hỏi pha NPK chú dùng phân đơn hay là nhà sản xuất phổi trộn sẵn. Loại phối trộn sẵn thì dùng loại nào để dễ hòa tan vậy chú. Cháu cảm ơn

    • Tôi thường pha phân hóa học để tưới cho tiêu kinh doanh theo 2 giai đoạn:
      -Giai đoạn đầu: pha NPK 16-16-8.
      -Giai đoạn sau: pha DAP + Kali đỏ.
      Liều lượng, cách sử dụng đơn giản như đã trao đổi trong phản hồi trên.
      Cần chú ý mục tiêu của giai đoạn sau là làm chắc hạt, chống suy cây và hỗ trợ cho tiêu phân hóa mầm hoa sau thu hoạch nên cây cần tích lũy dưỡng chất P, K nhiều hơn. Tất nhiên mình phải loại trừ phân giả, phân kém chất lượng mới đạt được mục tiêu này.

  204. Tôi không thể hiểu : tiêu – tại sao cứ phải làm bồn ! tôi có cảm nghĩ làm bồn là mua sẵn quan tài về cho nó !
    Tôi thương nói với bạn bè : nắng : đào bồn, chắc chắn có đứt rễ : mở cổng kính mời tuyến trùng và các nấm bệnh đi vào – đồng thời khi tưới ta gom thêm ở chung quanh chảy vào gốc. Mùa mưa
    lấp lại – ta lại gom vào gốc một số lương khá nhiều – đã không có cách nào vào được trước đó. Các bạn nên nhớ không có đất nào là không có tuyên trùng và nấm bệnh, mặc dù ban có ngừa cách nào đi nữa.
    Tôi nói không muốn làm cho các bạn bi quan, nhưng để cho các bạn thấy được cách làm nào mà mang lại hiệu quả lâu dài. Mấy tháng trước, trên trang này có những hình ảnh bồn tiêu đầy nước và có bạn đã phải thốt lên : trồng lúa hay sao !
    Tôi đi thăm một loạt vùng cao nguyên và trở về qua Bình Phước – Bình Dương… Những nơi chết, tôi cảm nhận do làm bồn.
    Hãy quay về với chăm sóc băng sinh học thì chắc chắn sẽ có vươn tiêu bền vững.

  205. Có anh Cường ở xã Ea Hồ, Krông Năng, Dak Lak, đến thăm tôi. Anh ấy trồng 3.000 trụ, vì cho rằng: Độ dốc lớn, đất thấm tốt nên làm bồn và không rảnh thoát nước. Hậu quả là trên 1/3 đã ra đi ở năm 2013 !
    Rút kinh nghiệm và học hỏi qua diễn đàn, anh ấy đã làm hệ thống thoát nước tốt nên vườn tiêu nhà anh ấy năm nay không sao. Anh ấy còn khẳng định với tôi rằng: “Yếu tố thoát nước tốt chiếm 90% trong việc phòng bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu”. Tôi nói 90% vẫn chưa đủ !
    Vừa rồi tôi có đi một số nơi, một số tỉnh, huyện… Việc làm “hố tử thần” cho tiêu hoặc để chảy tràn còn nhiều lắm ! Bảo thủ, cực kì bảo thủ ! Làm vậy tiêu chết là phải.
    Vậy mà vẫn kêu nhà nước… nhà khoa học… Trong khi việc trong tầm tay thì không chịu làm, bó tay !
    Đôi điều chia sẻ cùng anh Lập và cộng đồng !

  206. Chào cộng đồng. Tôi mới sử dụng biogel+biosol thấy rất tốt, lá xanh hơn, bông tiêu dài hơn. Tôi tham khảo diễn đàn thấy nói dùng làm bông rất tốt. Nên năm sau tôi định dùng để làm bông cho tiêu. Tôi thắc mắc là nếu dùng biogel+biosol làm bông thì có cần dùng kết hợp thêm gì không hay chỉ dùng 2 loại này là đủ. Chân thành cảm ơn giatieu.com

    • Phân sinh học hữu cơ biogel+biosol là loại phân nhiều thành phần (đa yếu tố), bạn ko cần kết hợp thêm gì nữa. Nếu dùng thường xuyên các auxin sẽ tự cân đối dinh dưỡng.
      Xu hướng hiện nay là các nhà sản xuất cho ra đời nhiều thương hiệu phân đa yếu tố, kể cả dòng phân hữu cơ lẫn vô cơ, giúp bà con khỏi mất công lo lắng thiếu chất này chất khác. Thỉnh thoảng tăng cường nấm đối kháng trichoderma cho đất để ngừa các bệnh nấm là được.
      Bà con hãy để nhà khoa học lo bớt cho mình.

  207. Chào anh Vịnh và cộng đồng giá tiêu.com. Tôi mới trồng tiêu từ đầu mùa mưa tới nay hiện đã cao được khoảng hai mét, nhưng ở phần dưới gốc một mét trở xuống không ra ác. Vậy giờ tôi đôn có được không, quy trình đôn như thế nào. Trong quá trình đôn trước và sau đôn có bón được phân sinh học biogel+biosol không. Rất mong anh Vịnh và cộng đồng mạng tư vấn giúp cho.

    • Qui trình hay cách đôn tiêu đã được trao đổi khá nhiều lần trên diễn đàn giatieu.com. Bạn cố gắng tìm đọc, tôi xin chia sẻ những việc cơ bản.
      Đôn tiêu thường từ nhánh ác đầu tiên trở xuống, hoặc bấm ngọn cho ra ác rồi mới đôn. Có thể đôn bất kỳ lúc nào thấy chăm sóc thuận tiên. Tôi thường đôn khi tiêu có 4-5 nhánh ác.
      – Chuẩn bị phân chuồng hay phân hữu cơ ủ hoai khoảng 4-5 kg/gốc, nấm trichoderma đối kháng, lân Văn điển 0,3-0,5kg/gốc, phân biogel…và thuốc diệt côn trùng mối mọt như basudin, vifuran vv…
      – Đào hố 2 bên hay quanh trụ. Trộn đều phân ủ, nấm tricho, lân và một ít thuốc, cho vào hố đảo đều, lấp nhẹ.
      – Cắt bỏ lá trên phần thân tiêu sẽ lấp, kể từ dưới nhánh ác, để khô vết cắt mới tiến hành đôn. Nên dùng thuốc sát trùng vết cắt và dụng cụ cắt.
      -Cẩn thận gỡ nhẹ rễ khí sinh, giữ cho thân không bị trầy xước gập gãy, hạ chìm xuống đất 5-7cm theo rảnh sau khi đảo trộn hố lần nữa. Phân bổ ngọn tiêu đều quanh trụ, lấp đất phần thân đã cắt bỏ lá, nén vừa phải. Chỉ đổ sinh học Biogel để giúp nhanh ra rễ, không dùng hóa học lúc này. Che nắng cho tiêu mới đôn, tưới nước duy trì đủ ẩm…

  208. Cảm ơn anh Thắng Lợi nhiều lắm. Tôi chờ phản hồi này từng giờ bởi tôi mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm. Tiện đây anh cho tôi hỏi, tiêu nhà tôi khi trồng mỗi trụ tôi trồng từ 2 đến 3 dây. Nhưng do kỹ thuật lấy giống không đảm bảo nên nó bị chết chỉ còn từ 1 đến 2 dây, vậy tôi có cần phải trồng dặm thêm không. Tôi sợ trồng dặm nó không đều sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Vậy anh có cách nào gúp tôi sao cho trên một trụ tiêu đủ số lượng dây không. Tôi nghe người ta nói đôn xong bấm ngọn luôn có phải không anh. Rất mong sự phản hồi của anh càng nhanh càng tốt. Tôi ở Cty Thắng Lợi, Krông Păk, xin cám ơn.

    • Có thể bấm ngọn để lấy thêm thân hoặc trồng dặm, tùy theo cách nào thuận tiện cho quá trình chỉnh hình tạo tán sau này. Khi đôn tiêu không nên bấm ngọn ngay, cần để cây sinh trưởng bình thường trở lại đã.
      Trường hợp này nếu có tiêu chiết để trồng dặm rất hợp lý.
      Tôi ngày trước cũng ở Cty.

  209. Cho cháu hỏi cách chăm sóc tiêu.
    Nhà cháu có trồng tiêu xen trong cà phê, diện tích khoảng 8 sào. Ngoài ra có 3 sào trước đây cũng trồng cà phê nhưng vì già cỗi, năng suất thấp, nên ba cháu phá đi không tái canh cà phê mà chuyển đổi qua trồng tiêu, đã cho thu bói năm ngoái, năm nay cho năng suất cũng tương đối.
    Hiện nay đang mùa khô, cà phê hái xong rồi. Tiêu dự kiến tới tháng 3 âm lịch mới hái, nhưng hiện tại trông khá xơ xác. Cháu nghe nói nếu không biết cách chăm là tiêu sẽ suy, ảnh hưởng năng suất vụ sau, nên cháu muốn tham khảo các biện pháp chăm sóc từ nay cho tới khi thu hoạch. Mong được diễn đàn tư vấn, cháu xin chân thành cám ơn.

    • Chào Thương bình phương cây suy thì đơn giản là thiếu phân nên bón phân cho cây. Mùa khô thì nên hòa loãng phân NPK tưới vừa giữ ẩm cho tiêu. Đất ẩm thì tiêu mới ăn phân được. Kết hợp dùng thêm phân amino như phân cá, bánh dầu tự ủ nữa thì phục hồi rất nhanh, hoặc dùng biogel+biosol thì phục hồi rất nhanh chống, đôi điều chia sẻ.
      Thân

    • Vì không tưới nước trong thời kỳ làm bông cà phê, nên có thể phun phân bón lá để chống suy tạm thời cho tiêu. Khi bắt đầu tưới và bón phân cho cà, chắc chắn tiêu sẽ cùng ăn phân nên không còn lo tiêu bị suy.
      Phun phân bón lá biosol ngay sau khi tưới để giúp cà phê tăng khả năng nở hoa đồng loạt và đậu trái nhiều nhờ các chất auxin, GA3…, kết hợp phun dưỡng cây cho tiêu luôn. Tuy nhiên sẽ khó hãm nước làm bông cho tiêu trong lúc này vì phải tưới cà, nhưng không cần lo vì thường hái tiêu muộn. Mùa khô rễ tiêu rất yếu, hấp thu phân thấp, không như cây cà.
      Nên nhớ, phun phân bón lá lúc này tiêu hấp thu ít vì thiếu độ ẩm là đúng, nhưng không phun thì tiêu càng suy hơn, đành phải chấp nhận ít còn hơn không.
      Với 3 sào tiêu sắp hái, phải luôn tưới giữ ẩm trong mùa khô và bón phân đầy đủ. Có thể phun bón lá sinh học, bón gốc amino hữu cơ, hữu cơ sinh học… Nếu bón hóa học NPK thì nên hòa loãng trong nước để tưới; không bón trực tiếp vì rễ yếu, dễ gây hại cây.
      Tuyệt đối không để tiêu bị suy, sẽ dẫn tới hiện tượng năm được năm mất. Một số trường hợp suy cây kéo dài có thể dẫn đến chết cây.
      Khi vào hãm nước làm bông cho tiêu thì theo như diễn đàn và bác Vịnh đã trao đổi.

    • Sao cháu thấy có nhiều ý kiến không nên bón phân hóa học vào lúc này vì đã vào mùa khô mà chú?

    • Ý kiến như vậy là chưa thực sự rõ ràng. Cần phải xác định được trong trường hợp nào là cần bón và trường hợp nào là không nên bón phân hóa học NPK trong mùa khô.
      -Nếu duy trì được độ ẩm, rễ tiêu không tổn thương vì khô hạn thì nên bón phân gốc, tiêu sẽ hấp thụ tốt hơn. Không được rải trực tiếp lên gốc, dễ bị hao hụt do bay hơi. Nên hòa loãng cùng nước tưới giữ ẩm, hiệu quả sẽ cao hơn.
      -Phân bón lá chỉ phun bổ sung, tăng cường kịp thời, nhanh chóng. Nhưng khi khô hạn, không giữ được ẩm hay rễ đã yếu, tổn thương, thì không còn lựa chọn nào khác. Chú ý chỉ phun lúc trời mát, khi nắng đã dịu.

  210. Chú ơi, ba cháu tính phun phân bón lá cho tiêu vì tiêu nhà cháu qua tết mới hái nên ba cháu sợ tiêu bị suy. Nhưng mấy chú cạnh nhà cháu bảo đừng phun vì mua này tiêu không ăn được. Ba cháu bảo cháu hỏi ý kiến của chú xem thế nào rồi tính. Chú tư vấn cho ba cháu với nhé.
    Cháu xin cám ơn chú và cộng đồng ạ.

  211. Chào cháu Trà My!
    Ba cháu sợ tiêu bị suy nên phun phân bón lá là đúng rồi, nên phun vào buổi chiều sau 4 giờ thì hiệu quả sẽ cao hơn. Trời càng bớt nắng thì phun càng tốt.
    Có thể hoà loãng 1 kg phân biogel cho 150 gốc tiêu kết hợp với nước tưới giữ ẩm luôn.

  212. Chào các bác cháu ở Kon Tum, theo cháu đọc thấy rất hay. Nhưng không biết có hợp cafe và khí hậu ở Kon Tum không. Mà Kon Tum về đất đai khí hậu khác ở ĐăkLăk lắm. Liệu có hiệu quả và nên dùng không ạ. Các bác cho cháu lời khuyên với.

    • Phân bón là thức ăn của cây trồng, cây nào cũng có nhu cầu cần thêm phân bón để thâm canh, tăng năng suất. Việc sử dụng phân bón không phụ thuộc vào thời tiết. Với loại phân bón còn xa lạ, cách hợp lý nhất là nên sử dụng cho một diện tích hay lượng cây trồng nhỏ để đối chứng hiệu quả và tự mình rút ra kết luận. Tất nhiên, phân tốt còn phải biết sử dụng đúng cách nữa mới phát huy hiệu quả tối đa. Đôi lời chia sẻ.

  213. Xin chào cộng đồng!
    Tiêu nhà tôi trồng cứ vào mùa nắng là lá lại rụng nhiều, có bụi rụng không còn lá nào cả nên năng xuất cho vụ sau là rất thấp. Vậy nếu tôi dùng Biosol và Biogel thì có khắc phục được tình trạng trên không? Mong được công đồng tư vấn. Xin cảm ơn !

    • Đây là hiện tượng rụng lá sinh lý, do vào mùa khô bạn không tưới nước giữ ẩm thường xuyên kèm theo tiêu bị thiếu dinh dưỡng. Tăng cường tưới nước giữ ẩm và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ hết rụng lá ngay.
      Bạn dùng phân biosol+biogel thì quá tốt rồi, nhưng phải dùng đúng theo nhà phân phối tư vấn.
      Phân tốt mà dùng không đúng cách thì hiệu quả sẽ thấp, rất lãng phí.

  214. Có biosol, biogel mà bỏ định kỳ cho tiêu để chống suy thì tốt quá đi, sợ ko có mà bỏ. Hỏi gì nữa làm ngay đi thôi. Nhớ giữ ẩm đất cho tới đợt hãm nước làm bông

  215. Chào bác Dan.
    Ba cháu đang có vườn tiêu khoảng 600 trụ, năm nay mới cho trái bói mà hiện tượng rụng trái mà nhìn thấy xót xa. Ba cháu có phun thuốc trừ sâu muỗi đót chích thì thấy đỡ 1 phần. Tiêu nhà cháu còn có hiện tượng vàng lá thun đọt và hiện tại có 1 số gốc vàng và chết. Nhà cháu trồng trụ sống có xen canh trụ chết ạ. Ba cháu lo là bị hiện tượng tiêu chết nhanh chết chậm, bị 1 số vấn đề về bệnh như nấm, kí sinh trùng. Ngoài ra bác cho cháu hỏi như dùng phân sinh học này được không và như khoảng 600 gốc thì bón bao nhiêu phân và địa chỉ liên hệ. Cháu xin cảm ơn.

    • Chào bạn. Tiêu nhà bạn đã có hiện tượng vàng lá thun đọt và 1 số gốc đã chết là vấn đề nghiêm trọng rồi.
      Bạn cần tham khảo kỹ trao đổi này của bác Vịnh để tiến hành rà soát và xử lý khẩn trương từng bước để khắc phục ngay. >> http://www.giatieu.com/bieu-hien-benh-quan-sat-ho-tieu-va-cach-cham-soc/6003/#comment-16056
      Phân sinh học biosol+biogel sử dụng rất tốt cho cây trồng trong mọi giai đoạn. Bạn tham khảo các trao đổi của bà con trên diễn đàn sẽ rõ hơn. Liên hệ số đt chú Ri (0944.835 518).
      Quá trình xử lý có chi tiết nào chưa rõ bạn nêu lên diễn đàn để cộng đồng hỗ trợ giúp bạn.
      Chúc bạn thành công.

  216. Chào chú và công đồng mạng cho cháu hỏi.
    Cháu vừa thu hoạch tiêu xong, cháu định xịt đồng đỏ có đươc không. Cháu cảm ơn.

    • Chào cháu @lethaovan
      Việc đầu tiên sau thu hoạch là vẫn tiến hành tưới nước giữ ẩm, bón phân hồi sức chống suy cây, cắt tỉa những cành èo uột và cành ở tầng thấp. Chú ý không bón phân hóa học và không được tưới nhiều nước vào lúc này, sẽ làm bung đọt non sớm…
      Tính 40-50 ngày trước mùa mưa theo địa phương để hãm nước. Giai đoạn này có thể rửa cây, diệt côn trùng bằng các thuốc sâu bệnh. Nếu đã sử dụng biogel+biosol thì không nhất thiết phun đồng đỏ, có thể thay bằng loại khác nếu có trùng lặp.
      Thân

  217. Anh Vịnh ơi – hầu như thu hoạch xong rồi, nhưng cây tiêu ở vùng của mình đã trổ lác đác trong khi hái. Cây tiêu không bị suy như mọi năm, lá non và bông vẫn ra tuy không nhiều. Tôi thấy trái hẳn với quy trình chăm sóc như mọi năm, bây giờ mà “tưới giữ ẩm” sẽ bung bông ngay hàng loạt, đất rất khô. Không phải một mình tôi mà rất nhiều người trong tinh trạng này, làm sao cho đừng trổ bông bây giờ ? Làm sao cho rụng bông đã trổ.
    Chưa có năm nào như năm nay – mình thất thu 1/2 – Các bạn có bị tình trang này chưa ? ai có kinh nghiệm xin giúp.

    • Chào bác Lập !
      Ở Đông Nam bộ đã thu hoạch xong, Tây nguyên chỉ mới nửa đường nhưng có nhiều điều để nói, xin hẹn bác dịp khác. Bác có tìm hiểu nguyên nhân lá non và bông vẫn ra như bác nói không? Rất mong bác trao đổi cụ thể :
      Trong khi hái bác vẫn tưới nước không? lượng nước tưới như thế nào? nếu bác tưới nhỏ giọt thì bác cho con số ước lượng trên mỗi gốc bao nhiêu lít và khoảng cách bao nhiêu ngày giữa 2 lần tưới. Trong thời gian này bác có bón phân không? loại phân gì, liều lượng bón cho 1 gốc.
      Tôi rất cần nhưng thông số kỹ thuật để chẩn đoán được chính xác, mong bác giúp.
      Chúc bác sức khỏe. Thân

  218. Cảm ơn anh – trong khi thu, mình tưới khu vục thu rồi khoảng 20lit/1 gốc thời gian trên dưới 15 ngày 1 lần – nơi chưa thu 50lít 10 ngày 1 lần – đã bỏ phân cách 45 ngày trước khi thu : 150g kaly/1gốc.
    Chào anh và cám ơn nhiều !

    • Chào bác. Lỡ để đất khô, rồi bón nhiều lân, kali và tưới nước, thì tiêu sẽ trổ bông lai rai. Bón phân chống suy tiêu cần phải cân đối các dưỡng chất. Bác bón vậy khác gì dùng KNO3 để kích bông trong khi nước tưới chưa đủ giữ ẩm, nên cây tiêu đang trong trạng thái giống như hãm nước ngắn hạn, khi gặp nước tưới sẽ bung đọt non, trổ bông là không tránh khỏi. Lớp bông này chắc chắn sẽ bị bồ cào.

  219. Chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com! Cháu vừa đổ phân biogel cho tiêu chiều nay, cháu thấy nhà phân phối hướng dẫn 1kg/200lit nước/200 trụ tiêu. Như vậy là 1 lít cho 1 trụ tiêu, khi vào gốc tiêu cháu thấy lượng phân chỉ chiếm 1 diện tích rất nhỏ trên hố. Vậy lượng phân đó có đủ tới để nuôi rễ không chú ? Nên đổ phân trước khi tưới hay tưới ẩm trước khi đổ phân. Xin chú chỉ cách giúp! Cháu chân thành cảm ơn.

    • Nhà phân phối hướng dẫn liều lượng như vậy là hợp lý, còn làm sao để cho cây ăn đều là do cách mình đổ. Bạn nên kết hợp cùng tưới giữ ẩm cho tiêu mùa này luôn, pha 1 hộp vào tẹc 2 khối để phun đều quanh 200 gốc, mỗi gốc 10 lít là vừa. Bạn đổ góc nào thì phân phải ở góc đó chứ, muốn phân tỏa rộng thì càng phải tưới nhiều nước hơn.

  220. Chào cộng đồng! chào chú Vịnh!
    Cộng động và chú cho hỏi: Tiêu nhà tôi trồng đang cho lứa trái đầu tiên nhưng khoảng hơn tháng nửa mới thu hoạch. Trong thời gian này do sợ tiêu bị suy cây nên tôi vẫn tưới nước bón phân đều nên bông tiêu cứ ra. Một số người bảo tôi cứ để như vậy sau này hái tiêu trái mùa bán được giá. Chú và cộng đồng cho tôi hỏi nếu để như vậy thì đến khi để trái vụ sau có ảnh hưởng gì không? tiêu có ra hoa nửa không? Hay là khi mình thu lần cuối thì hái hết các bông tiêu non luôn để tập trung để trái cho vụ sau? Rất mong chia sẽ của cộng đồng và chú Vịnh. Xin cảm ơn!

    • Để giữ cho tiêu không bị suy thì phải chăm bón, tưới nước bình thường như quanh năm.
      Cần lưu ý là hạn chế bón phân hóa học và tưới nước chỉ vừa đủ ẩm, mỗi lần tưới khoảng 15-20 lít/gốc là được. Bón phân hóa học và tưới nước nhiều sẽ làm tiêu bung đọt non và có thể ra bông luôn, chăm sóc càng vất vả thêm.
      Cây nào đã lỡ ra bông cứ dể mà ăn và chăm bón bình thường…
      Thân

  221. Chào chú Vịnh
    Tiêu nhà cháu mới thu hoạch xong. Giờ việc làm đầu tiên là gì để cho năng suất cao cho vụ sau
    Thời điểm này bón phân đc ko và bón phân gì là hợp lý nhất

    • Chào cháu @nguyển đức eakar
      1.Vẫn duy trì tưới giữ ẩm, chỉ tưới sơ, tưới nhắp nhắp cho tiêu không bị khô rễ tơ. Không được tưới nhiều, có thể làm tiêu bung đọt non, lá non…
      2. Bón phân để hồi phục, chống suy tiêu sau thu hoạch, chủ yếu các loại phân amino hữu cơ, phân sinh học như biosol+biogel. Không dùng các loại phân hóa học, kể cả bón gốc và phun lá, cho tới khi hãm nước.
      3. Có thể phun thuốc diệt côn trùng khi tưới giữ ẩm, nhất là tuyến trùng rễ và phun thuốc rửa cây, diệt nấm bệnh…cắt tỉa những cành thấp.
      Canh thời gian hãm nước làm bông, trước khi mưa khoảng 40 – 45 ngày.
      Dành thời gian đọc thêm những phản hồi trên trang này để vận dụng hợp lý cho tiêu của nhà mình.
      Thân

  222. Chào bác Vịnh và cộng đồng giá tiêu, cho mình hỏi trên thị trường bây giờ có bán loại phân Lân và Vôi kết hợp. Chúng ta có nên sử dụng nó cho tiện lợi hơn được không và chất lượng bằng sử dụng lân Văn Điển và vôi riêng lẻ không, cảm ơn mọi người

    • Trong phân lân thường có rất nhiều vôi. Như trong lân Văn Điển có chưa đến 20% P nhưng lại có hơn 30 % CaO.
      Sử dụng như thế nào là chất lượng? Bạn phải căn cứ vào nhu cầu và mục đích sử dụng chứ !

    • Vậy cho mình hỏi bón khử chua cho tiêu Có cần lấp đất không hay chỉ rác trên bề mặt thôi

  223. Xin chào cộng động!
    Tiêu nhà tôi đang xanh tốt, bổng dưng ngày hôm sau khoảng 10 bụi đổ lá dữ dội (không phải là do thiếu dinh dưỡng vì tôi tưới nước bón phân tương đối đều đặn). Lượm lá rụng lên quan sát thì thấy có lắm tấm các đốm đen, các quần đen vàng. Cộng đồng cho hỏi là hiện tượng gì? Có phải thán thư không? Và tôi nên xử lý thế nào? Mong được phản hồi sơm vì tình hình đang rất nóng, tôi sợ nó sẽ lây lan ra khắp vườn… Xin cảm ơn.

    • Chào cháu @lê thanh tú. Tiêu của cháu có thể bị sốc do bón phân thuốc hóa học quá liều trong khi rễ đang tổn thương vì khô hạn. Cũng không loại trừ tiêu đang có nguy cơ bùng phát chết nhanh do nấm Phytophthora. Kiểm tra lá kỹ, nếu vết đốm lan rộng khá nhanh và lá rụng dữ dội thì khả năng bệnh chết nhanh bùng phát rất cao.
      Xử lý bằng thuốc diệt nấm có 2 hoạt chất Mancozeb + Melataxyl 72 WP như Romil, Mexyl, Ricide, Vimonyl… phun và đổ gốc 2-3 lần liên tiếp cách nhau 1 tuần.
      Cháu chụp vài tấm hình gửi qua email cho bác để xác định rõ hơn.
      Thân

  224. Xin chào cộng đồng giatieu.com!
    Mong mọi người tư vấn giúp con, rất gấp:
    1. Tiêu kinh doanh nhà con vừa rồi bị tuyến trùng và nấm, con đã xử lý thuốc anvil và vimoca. Sau gần 2 tuần con quan sát thấy lá tiêu bị nấm ít đi (các mảng vàng xung quanh đốm nấm hẹp dần lại) con nghĩ tiêu đang bắt đầu hồi phục nên đã đổ gốc biogel+ phun biosol sau 1 tuần con thấy tiêu xanh lại (cách đây 3 tuần). Hôm nay con ra vườn tiêu thì thấy dưới gốc 1 trụ bị rụng 1 cành có chuỗi trái, con cầm lên bẻ thử thì thấy rất giòn (rụng lóng tháo khớp). Vậy xin cho con hỏi đó là hiện tượng gì? cách xử lý?
    2. Tiêu nhà con đang bị rệp sáp (chỉ mới vừa lớm chớm), nhưng hiện nay đang là mùa khô con buộc phải dùng phương pháp hóa học: mua Marshall về đổ gốc + phun. Cách này thì con sợ chết lượng nấm tricho mà con đã phun + bón trước đó.
    3. Vừa rồi trên chỗ con có 1 đợt mưa kéo dài 5 ngày, sau đợt mưa này con thấy có 1 số trụ tiêu bị rụng 1, 2 chuỗi trái. Cho con hỏi đây có phải là rụng do thời tiết không ạ, và trong giai đoạn này, để tiêu to, chắt hạt thì nên bón phân gì ạ (ưu tiên phân sinh học)
    Mọi người cho con hỏi thêm 1 vấn đề nữa là: khi con đổ gốc + phun phân biosol, con có kết hợp thêm hũ phân bón lá (trong thành phần chỉ có phân hóa học + vi lượng) hũ phân bón này có nhiều loại cho các giai đoạn riêng của tiêu, xin mọi người tư vấn giúp con có nên làm như thế hay ko.
    Con xin cảm ơn mọi người, chúc mọi người có 1 ngày tốt lành!

    • Chào Trần Việt Phú. Tôi xin góp ý theo 3 điểm trên :
      1. Xử lý anvil 1 lần chưa đủ để sạch nấm bệnh, cần phối hợp thêm…
      Vimoca thì quá độc hại cho môi trường, nên hạn chế dùng.
      2. Do mới xử lý vimoca, nên tạm thời dừng lại… cho đất sống với.
      Các vsv hữu ích + tricho… khó mà tồn tại được.
      3. Dùng phân bio kết hợp phân hóa học để phun hay đổ gốc là điều tối kỵ, tôi không chắc đã có phản ứng gì xảy ra nhưng lần sau nên tránh.
      Tôi xin hỏi, trong biosol còn thiếu chất gì? kết hợp thêm hũ phân hóa học nhằm để cung cấp thêm chất gì cho cây? Cho biết rõ hơn mới góp ý được

  225. Xin chân thành cảm ơn bạn tiêu lép đã chỉ ra những vấn đề chết người trong cách xử lý của mình!
    Vấn đề 1 và 2: khi nghe bạn nói mình suy nghĩ lại + đọc trên diễn đàn thì thấy rất đúng. Mình đã sai.
    Nhưng dù gì thì mình cũng đã làm, và cũng may là vấn đề nấm + tuyến trùng có lẽ đã giải quyết được (mình kiểm tra thấy màu vàng xung quanh vết nấm dừng phát triển + tiêu ra lá non + kiểm tra dưới đất thấy có mọc ra rễ tơ mới màu trắng, ko biết như vậy có phải là đang hồi phục hay không?). Nếu lần sau (hi vọng là đừng có lần sau) mà có bị mình sẽ theo cách khác. Nhưng còn cái vụ rụng cành có chuỗi trái + rụng trái như mình đã nói ở trên thì sao? Mong bạn tiêu lép và các cô chú, anh chị em trên diễn đàn ai biết thì chia sẽ giùm. Có đúng hay sai gì mình (con) cũng hết sức cảm ơn, vì biết là thời đại này đi kiếm 1 người mở lòng 1 cách “miễn phí” thì hơi khó.
    Còn về vấn đề thứ 3, vì mình cứ nghĩ đó cũng là phân bón lá, thành phần nó chỉ chứa đạm, lân, kali và các chất vi lượng thôi, chứ ngoài ra không có thành phần gì khác, nên mình sử dụng nó để kết hợp vs phân bio để nó cộng với lượng phân sẵn có trong phân bio. Ý của mình là như thế, mong bạn tiêu lép và mọi người nhận xét về cách suy nghĩ của mình.
    Còn về vụ rệp sáp, cái vimoca mình bỏ là nằm ở khu khác, còn khu hiện giờ bị rệp lại là khu khác (khu này là tiêu tơ, mình làm theo nguyên tắc trên diễn đàn là theo hướng hữu cơ bền vững, tới bây giờ thì không có bệnh hoạn gì, tiêu phát triển rất đẹp) bạn tiêu lép à. Mình học theo cách của Bác Nguyễn Vịnh: trị bằng hóa học, ngừa bằng sinh học, nên mình mới định làm thế. Mong bạn tiêu lép và các cô chú anh chị em tư vấn dùm mình (con)
    Mình(con) xin thành thật cảm ơn!!!

    • Chào @Trần Việt Phú.
      Sai rất cơ bản là tùy tiện phối trộn giữa phân thuốc hữu cơ và vô cơ, có thể dẫn đến khả năng cao là gây phản ứng làm mất chất, cây rụng lá… và chết.
      Thông thường, việc phối trộn nhằm mục đích bổ sung, hỗ trợ cho nhau, nghĩa là bổ sung chất ở loại này có mà loại kia thiếu hay ngược lại. Ở đây bạn phối trộn 2 loại phân bón lá chỉ do cảm tính, không nhận thức được vì sao, có vẻ như không tin tưởng vào các sản phẩm phân bón mình đã mua để dùng cho tiêu, rất lãng phí, tốn kém.
      Theo tôi, đã không tin thì không nên dùng vì cũng không biết chắc điều gì sẽ xảy ra cho tiêu nếu vẫn phối trộn tùy tiện. Hơn nữa, tiêu là loại cây trồng khá mẫn cảm với phân thuốc.
      Cần rút kinh nghiệm.
      Thân

  226. Chào cộng đồng giá tiêu.
    Cho mình hỏi tiêu nhà mình bị:
    1. Dư acit
    2. Tuyến trùng nhẹ
    3. Bị côn trùng chích hút
    Mọi người cho mình hỏi quy trình về cách trị và thời gian khoảng cách trị như thế nào được không, cảm ơn mọi người.

    • Chào @phan tran
      Vài câu hỏi rất giản đơn, nhưng cũng làm nhiều bạn lúng túng.
      Theo tôi, cần sắp xếp việc nào xử lý trước – sau, rồi tìm biện pháp xử lý và loại thuốc thích hợp, sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì…
      Sau đó, xem có thể kết hợp chung các việc với nhau không. Sắp xếp lại ta có 2 nhóm việc:
      1. Xử lý tuyến trùng + côn trùng chích hút bằng thuốc hóa học cùng loại như Amitage, Marshal… Chú ý xử lý kép 2 lần liên tiếp cách 7 – 10 ngày.
      2. Đo độ pH đất để xác định lượng vôi+lân cần dùng. Chú ý điều chỉnh từ từ, chia làm nhiều lần để tránh gây sốc cho tiêu. Việc này làm vào mùa mưa sẽ hợp lý hơn.
      Thân

  227. Chào anh Nguyễn Vịnh và cộng đồng giá tiêu, vườn tiêu nhà tôi bước vào kinh doanh năm nhất hôm nay thấy mấy trụ có hiện tượng rũ lá nhẹ. Vậy đã nên tiến hành hãm nước, hay phải tưới nước rồi sau đó mới hãm nước (phần lớn các trụ vẫn xanh tươi). Nếu tưới thì tưới cả vườn hay chỉ tưới những cây rũ lá. Và tưới thì một trụ khoảng mấy lít nước ? Xin lỗi vườn nhà tôi ở khu vực đồn điền CaDa cũ, huyện Krông Pắc – Đắc Lắc. Xin anh và cộng đồng lời khuyên kịp thời. Chân thành cảm ơn anh và cộng đồng.

    • Có lẽ bạn bắt đầu hãm nước là vừa được, những cây có hơi rũ cứ mặc nó. Nếu bạn không an tâm thì có thể tưới sơ, chú ý mỗi gốc không quá 10 lít nước.

  228. Xin chào cộng đồng, xin chào Bác Vịnh!
    Mong cộng đồng và bác Vịnh tư vấn giúp con vấn đề này: Con đọc một số bài viết trên điễn đàn này, thấy một số thì nói là bón trước khi thu hoạch 1 tháng để hạt chắc + chống suy sau khi thu hoạch, còn 1 số thì lại hướng dẫn là sau khi thu hoạch thì bón để chống suy tiêu, vậy cuối cùng là bón như thế nào là hợp lý ạ!
    Con xin cảm ơn, chúc bác Vịnh và cộng đồng 1 ngày tốt lành!

    • Tôi thấy 2 ý cũng như nhau bạn à. Vấn đề cuối cùng là sau thu hoạch tiêu không có dấu hiệu bị suy, tức là khi bước vào giai đoạn hãm nước làm bông thì tiêu phải sung. Có sung bông mới nhiều, chuỗi bông dài, khả năng thụ phấn, kết hạt sẽ cao… Trên diễn đàn hay nói vui là để tiêu suy mà hãm nước thì sẽ “tiêu” luôn cũng không ngoài ý chống suy tiêu sau thu hoạch.

  229. Được lời khuyên của cộng đồng mình bắt đầu hãm nước. Vậy mình định bón phân biogel cho vườn tiêu có được không ? Nếu bón tiêu có bung hoa bây giờ không ? mình sợ lắm, nếu bón thì hòa lượng nước như thế nào là hợp lý, và trong thời gian hãm nước cần bón mấy lần biogel ? Phun mấy lần biosol thì tốt ? (mình đã phun một lần biosol cách đây ba ngày) rất mong được cộng đồng giúp đỡ. Chào thân ái.

    • Chào cháu @Hiền25.
      Có vẻ như cháu chưa hiểu hãm nước làm bông là gì ! Bước vào giai đoạn hãm nước là ngưng tất cả phân thuốc lên gốc tiêu. Những việc như chống suy, hồi phục sau thu hoạch, rửa cây, xử lý nấm bệnh, tuyến trùng gốc… đều phải làm xong trước đó.
      Có lẽ do không hiểu mục đích cũng như cách thức hãm nước nên cháu mới nghĩ hòa bao nhiêu nước với phân biogel để đổ gốc. May là cháu hỏi nên chưa xảy ra điều đáng tiếc.
      Chỉ khi bắt đầu vào mùa mưa thì cháu phun ngay 1 lần phân bón lá biosol rồi chú sẽ hướng dẫn tiếp. Hoặc cháu tìm đọc trên các thảo luận của năm ngoái để thực hiện.
      Thân

  230. Tôi muốn sử dụng phân sinh học của Ấn Độ cho tiêu của mình sau khi thu hoạch thì tôi phải sử dụng như thế nào cho hợp lý. Xin hướng dẫn cho tôi.
    Cám ơn cộng đồng giatieu.com.

    • Bạn có thể phun bón lá biosol và đổ gốc biogel để hồi phục, chống suy cho tiêu sau thu hoạch.
      Sau thời gian tiến hành hãm nước làm bông, tiếp tục sử dụng 2 loại này để thúc ra bông, thụ phấn, đậu hạt… rất hiệu quả mà không lo thiếu chất, vì đây là loại phân bón thế hệ mới, tích hợp nhiều thành phần trong một sản phẩm.
      Bạn tham khảo thêm những thảo luận, trao đổi ở trên trang này.

  231. Chào bác Vịnh và cộng đồng giatieu.com cho cháu xin được tư vấn.
    2 ngày nay ở chỗ cháu có mưa liên tiếp vào buổi chiều tối, nói chung là mưa rất lớn, nhưng tiêu kinh doanh của cháu mới hãm nước khoảng 3 tuần. Vậy bây giờ cháu tiếp tục hãm nước hay bón phân cho tiêu bung bông. Mong bác và cộng đồng hỗ trợ, tư vấn cho cháu phải làm gì lúc này. Cháu xin cám ơn.

  232. Hiện nay thời tiết chưa thực sự vào mùa mưa nhưng đã có vài cơn mưa lớn ở các tỉnh. Bà con cứ mặc kệ nó, vì khả năng trời sẽ trở lại khô hạn đến cuối tháng Năm như dự báo thời tiết cho biết. Lúc này bà con không được bón phân bất kỳ, nhất là phân hóa học sẽ làm tiêu bung đọt non và ra toàn lá.
    Với từng trường hợp riêng, bà con có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trên diễn dàn giatieu.com

  233. Chỗ tôi mưa 2 trận liền tôi cứ nghĩ như mọi năm hãm nước 30 ngày rồi thấy mưa như vậy mang biogel đổ và sịt biosol mong tiêu nó ra hoa vào dịp Cốc Vũ tới vì ở khu mình đây thường là mưa nhiều. Hiện nay trời lại nắng ko biết ra sao? làm nông dân cũng khó chứ phải không các bạn. Mong các bạn giúp tôi với, lỡ như trời ko mưa thì phải làm sao?

    • Theo tôi, bạn không cần lo. Vì Cốc Vũ khoảng 1 tuần nữa trong khi từ nay tới lúc tiêu bung bông phải cả tháng, nên có 2 phương án để lựa chọn.
      1. Tiến hành sử dụng biogel+biosol để làm bông luôn. Nếu khô hạn trở lại thì chủ động…tưới.
      2. Để theo tự nhiên. Nếu không mưa thì tiêu sẽ nhú cựa có phần chậm lại, tùy đó rồi tính sau.

    • Chào @truongquockhang
      Chọn khoảng tiết Cốc Vũ cho tiêu ra bông thì quá thuận lợi vì đã có 2 cơn mưa. Nếu không an tâm thì bạn có thể tưới nước thêm cho thật đẫm, tưới… như mưa !
      Tiếp tục xịt biosol ít nhất 2-3 lần nữa cách nhau 1 tuần/1 lần để kích cho bông ra mạnh và đều. Dưới gốc bón thêm kali đỏ khoảng 100-150 gr/gốc. Cách tốt nhất là pha loãng 2-3 kg kali/1 phuy 200 lít tưới cho khoảng 20 gốc để chống thất thoát phân và hạn chế gây tổn thương rễ.
      Sau đó, nếu đã vào mùa mưa thì bón lân Văn Điển 200-300gr/gốc rải đều quanh gốc, và tiến hành bón phân chuồng ủ hoai, phân vi sinh hữu cơ các loại đã chuẩn bị, mỗi gốc tối thiểu 5-6 kg. Nhớ kết hợp thêm nấm tricho + biogel để phòng bệnh cho tiêu.
      Bạn có thường xuyên kiểm tra độ pH đất trồng tiêu của mình không?
      Thân

    • Mình xin cảm ơn bạn Chi Mai và cảm ơn bác Vịnh nhiều lắm. Nhờ giatieu.com mà năm ngoái tiêu nhà mình ra đi vài trụ thôi. Vẫn biết là không nên làm phiền bác Vịnh nhiều, nhưng hôm nay bác nói là bỏ kali đỏ nhưng em mới mua kalium sulfat về bỏ sầu riêng loại K2O 50% và S 17%, tính tiện thể bỏ luôn cho tiêu. Bác lại bảo có đo pH ko? thú thật với bác em chưa đo bao giờ, chỉ đoán theo đọt theo lá như bài chăm sóc tiêu trên giatieu.com mình thôi bác à. Em sợ bón loại này làm chua đất nên chưa bón, theo bác có nên bón phân này không? Hay mua kali đỏ. Mong bác bớt thời gian giúp em với. Cảm ơn bác nhiều lắm.

    • Chào @truongquockhang.
      Tôi khuyến cáo bón kali đỏ, còn nghe hay không là tùy bạn.
      Bón sunfat kali cho cây ăn trái thì phải bón thêm nhiều vôi+lân nữa trái cây mới đầm đà hương vị. Bón nhiều phân sunfat dễ làm cho trái sượng.
      Thân

  234. Cháu xin chú Vịnh hướng dẫn cách chăm sóc tiêu khi bắt đầu có những trận mưa rào đầu mùa, Bây giờ ở chỗ cháu ở lác đác có mưa, mà cháu mới trồng tiêu nên không biết làm việc gì trước, việc sau: Ví dụ cháu không biết là nên bón phân biogel + trichoderma trước hay là bỏ thuốc trị tuyến trùng, trị nấm trước rồi mới bón các loại phân? mong chú hướng dẫn

    • Ốm đau thì phải cần thuốc bệnh trước khi dùng thuốc bổ. Nhưng nếu không phát hiện được nấm bệnh, tuyến trùng thì bỏ thuốc trị cái gì?
      Bạn cố gắng suy nghĩ và phải nhận thức hiệu quả của những gì mình làm cho cây tiêu. Đọc thêm các thảo luận trên diễn đàn để tự rút ra bài học kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu cho mình. Tất nhiên bón phân, ngừa bệnh, là những việc phải làm thường xuyên.

  235. Xin chào cộng đồng Giatieu!
    Con chào bác Nguyễn Vịnh!
    Hiện nay, con đang tìm hiểu về cách tự chế lò hun trấu (tạo than sinh học) nhưng tìm mãi mà không thấy nơi nào có hướng dẫn cụ thể. Nay con mạn phép hỏi trên này, mong mọi người ai đã sử dụng mô hình này rồi thì tư vấn dùm con được không ạ! Nếu mọi người ngại gõ phím thì có thể cho con xin số điện thoại để con liên lạc nói chuyện cũng được. Con cảm ơn rất nhiều.
    Kính chúc cộng đồng thật nhiều sức khỏe!

  236. Chào cộng đồng.
    Hiện nay một số địa phương đã có vài cơn mưa liên tiếp. Nhưng theo dự báo của ngành Khí tượng Thủy Văn còn khoảng 3 tuần hay muộn hơn nữa mới có thể bước vào mùa mưa. Bà con không nên tưới theo để cho tiêu bung bông. Nếu lỡ tưới rồi thì sẽ vất vả.

    Có 2 phương án lựa chọn như @ Thắng Lợi trao đổi.
    1.Nếu tiêu nhú cựa non khá nhiều thì tưới thêm cho thật đẫm và phun biosol, đổ gốc biogel cho bung cựa, bung chuỗi luôn. Tuyệt đối không bón phân hóa học NPK hay DAP, vì rễ đang tổn thương do khô hạn và tiêu sẽ chỉ ra lá. Có thể phun thêm KNO3 hay bón gốc tối đa khoảng 150-200gr Kali đỏ giúp chuỗi bung đều hơn. Khi cựa non ra nhiều, vẫn duy trì phun biosol theo hướng dẫn và bón các loại phân ủ hoai có tăng cường thêm nấm tricho để phòng ngừa sâu bệnh. Nếu trời trở lại nắng gắt, cần phải tưới nước để giữ ẩm tốt cho tiêu làm bông
    2.Nếu chỉ nhú cựa non lác đác thì tuyệt đối không tưới. Phải đợi vào mùa mưa thật sự mới chăm phân thuốc cho cựa non bung đều như bình thường.
    Cần tính toán theo từng trường hợp cụ thể, tránh rập khuôn một cách máy móc, không hợp lý.
    Thân

  237. Xin chào cộng đồng giatieu! con chào Bác Vịnh!
    Xin cảm ơn Bác đã tin dự báo thời tiết cho mọi người! Nhưng mà, sao nay mới tháng 4 mà sắp vào mùa mưa hả Bác? chỗ của con phải vào cuối tháng 8 mới vào mùa mưa mà? tiêu chỗ con đến nay còn chưa thu hoạch nữa kìa? cho con hỏi địa phương Bác là ở tỉnh nào mà mùa mưa khác xa chỗ con thế? con xin cảm ơn!

  238. Chào cô chú trên diễn đàn. Nhà cháu có mấy trăm trụ tiêu mới trồng, mùa khô vừa rồi do không có kinh ngiệm nên nhà cháu bỏ phân npk quá nhiều nên tiêu có dấu hiệu bị cháy lá non ngừng phát triển. Cháu có dùng lân đỏ và magê xịt qua lá mà nó vẫn phục hồi kém. Vậy cho cháu hỏi cách khác phục nó ntn. Cháu cảm ơn!

    • Bó tay luôn. NPK bạn bỏ quá nhiều thế mà lại khắc phục lại bằng hóa học tiếp, trong khi bạn lại vào diễn đàn bàn về biogel+ biosol. Vậy bạn sử dụng thử đi, đỡ phải lo nghĩ nhiều.
      Chúc bạn thành công

    • Bạn cần biết kali clorua là kali đỏ nhưng không phải tất cả kali có màu đỏ đều là kali clorua.
      Tuy nhiên kali clorua là loại phổ biến nhất trên thị trường.

  239. Một số bà con ở gần nhà tôi dùng KNO3 phun xen kẽ với biosol để làm bông nhưng một số người thì bảo KNO3 làm cháy lá non mà chỉ đổ kali đỏ pha loãng. Xin hỏi diễn đàn cách nào để làm bông đúng nhất. Mong được tư vấn. Cảm ơn.

    • Chào Phùng trảng bom. Cộng đồng trao đổi thường dùng KNO3 để dùng với biosol nhưng hiện nay đa số KNO3 toàn là hoá chất côg nghiệp. Chú Vịnh cũng khuyên hạn chế dùng KNO3 vì hàng kém chất lượng. Nên dùng kali đỏ để thay thế thì tốt hơn vì có công ty uy tín trên thị trường nên khó làm giả.
      Thân.

  240. Mùa bông năm ngoái diễn đàn đã trao đổi nhiều về sử dụng Kali trắng KNO3 phun để làm bông rồi, bạn nên dành thời gian đọc lại để rút kinh nghiệm. Bài học cay đắng năm ngoái tôi rút ra được là không sử dụng những sản phẩm khi không tin chắc về chất lượng và cũng không sử dụng theo kiểu “nghe nói”… Bạn nên tìm kiếm những người thân hay bà con lân cận thực sự tin cậy để trao đổi, tham khảo trước rồi mới mua.
    Để làm bông thì bạn dùng biosol+biogel xen kẽ với kali đỏ pha loãng để tưới là chắc ăn nhất, nếu gặp kali đỏ kém chất lượng thì pha loãng cũng đỡ gây hại cho tiêu.

  241. Chào chú Vịnh! Chào đại gia đình nhà hồ tiêu. Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi có nên trộn thuốc phòng bệnh tuyến trùng với phân đổ gốc biogel không ạ? Nếu trộn được thì nên trộn với loại thuốc nào là phù hợp nhất và cách trộn ra sao?

    • Biogel là phân sinh học, có chứa nhiều vi sinh vật (EM) hữu ích. Bạn xem kỹ lại thành phần để biết mình nên trộn với loại thuốc nào?
      Mà thuốc phòng bệnh tuyến trùng bạn nói là thuốc gì vậy?

  242. Cho cháu hỏi, cháu sử dụng biosol+biogel để làm bông theo qui trình như thế nào là hợp lý.
    Cháu muốn tăng cường thêm Bo và NPK nữa được không? Xin tư vấn cho cháu .

    • Tôi thấy biosol+biogel là phân sinh học tổng hợp, chứa đầy đủ các chất cần cho cây trồng. Bạn nên sử dụng theo liều lượng được nhà phân phối hướng dẫn. Muốn tăng cường gì thêm là quyền của người sử dụng, miễn sao đừng lãng phí, tốn kém vô ích.
      Nếu có thắc mắc gì thêm thì bạn có thể gọi điện thoại về công ty để được tư vấn. Theo tôi diễn đàn chỉ nên trao đổi những gì cần thiết chung cho cộng đồng tham khảo. Đôi lời chia sẻ.

    • Tôi đồng ý với @tiêu lép. Quy trình sử dụng phân sinh học biogel+biosol để làm bông đã trao đổi rất nhiều trên trang này rồi. Bạn nên tự tìm đọc để thu thập kinh nghiệm phù hợp với mình. Biogel+Biosol là phân bón sinh học thế hệ mới đa thành phần. Nếu sử dụng đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây thì các chất điều hòa sẽ phát huy tác dụng mà không phải lo lắng. Nếu cần riêng tư thì gọi đt hỏi nhà tư vấn, phân phối, của công ty.

  243. Cháu chào chú Vịnh và bà con trên diễn đàn giá tiêu! Qua học tập trên diễn đàn cháu cũng học được một số kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc tiêu, nhưng có một điều cháu còn mơ hồ muốn chú giái đáp giúp cháu ạ. Đó là tác dụng cuả nấm Trichoderma, khi cháu trộn trichoderma cùng với phân bò, cháu còn cho bón gốc cùng với phân biogel, nhưng chú cho cháu hỏi để phòng bệnh tốt cho tiêu thì khi đã cho trichoderma cháu có thể đổ thuốc hóa học diệt nấm cho tiêu như Aliett, Ridomil… thế nào là hiệu quả mà không hại đến nấm đối kháng? Cháu xin cảm ơn!

    • Thuốc hóa học như Aliette, Ridomil… là thuốc diệt nấm, nên sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào nếu không diệt được nấm thì thuốc cũng sẽ gây ức chế, bất lợi cho nấm. Khi đã sử dụng nấm trichoderma để ngừa các bệnh hệ rễ và kết hợp biogel để phòng rệp sáp, tuyến trùng rồi thì không cần phải đổ hóa học để phòng nữa.
      Diễn đàn giatieu.com kêu gọi bà con không đổ thuốc hóa học để phòng vì dùng hóa học lặp lại nhiều lần dễ bị nhờn thuốc, gây hại cho môi trường và chỉ có hiệu quả ngắn ngày, nên rất tốn kém. Chỉ dùng thuốc hóa học khi dấu hiệu sâu bệnh đã rõ ràng, cụ thể. Trong khi dùng sinh học như nấm tricho, các loại vi khuẩn có lợi (EM) kể cả trong phân hữu cơ để phòng thân thiện với môi trường mà hiệu quả được lâu dài hơn, tiết kiệm hơn.

    • Cho con hỏi? Mình bổ sung Tricho vào đầu và cuối mùa mưa để ngừa là đạt chưa? Đầu mùa thì ủ phân với nấm tricho bỏ gốc và cuối mùa mưa thì tưới bổ sung với Biogel. Còn nếu bệnh thì phải sử dụng thuốc hóa học rồi!

    • Bón tricho đầu và cuối mùa mưa là đúng rồi. Còn số tricho ủ phân đã bị tiêu hao gần như sạch sẽ. Do trong quá trình ủ sinh nhiệt cao đã đốt chết, cần bổ sung tricho mới khi đưa phân ủ hoai đi bón.
      Bình quân mỗi năm bón tricho 4 lần, tùy tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung đầy đủ cho số bị tiêu hao mới đảm bảo việc phòng ngừa sâu bệnh. Chủ quan chỗ này dễ bị trả giá trong khi sâu bệnh ngày càng tràn lan…
      *Lưu ý: Dòng tricho phân hũy hữu cơ, dòng tricho đối kháng nấm bệnh, dòng tricho săn tuyến trùng,… là khác nhau.

  244. Cùng bạn Tiêu Lép – Xin lỗi Bạn nhé, mình xin bổ sung một chút trong comment ngày 27-5 bạn nói “nên sử dụng…. ” có lẽ bạn quên chữ “không nên” ? Trị bằng hóa – ngừa bằng sinh là phương châm tốt nhất như chúng ta đã biết .
    Bạn Vương Hổ : tác dụng của tricho là tiêu diệt các loại nấm ác (nấm gây hại cho cây) nhung không diệt nấm hữu ích (bạn của tricho).
    Khi ủ phân, tricho không bị tiêu diệt sạch sẽ như bạn nói đâu – vì nhiệt độ chỉ trên dưới 50 độ không làm chết tricho được, tôi luôn đo bằng nhiệt kế loại dài 0,5m (mua ở đương Cống Quỳnh -Saigon)
    Nhắc Vương Hổ biết rõ luôn nhé : trị bằng hóa trước – cách ly – rồi mới đưa tricho vào và không được dung bất cứ một loại thuốc trị nấm nào nữa – trừ khi cần trị (cục bộ)…
    Lập Cây Gáo.

    • Chào anh Lập Cây Gáo, thấy anh còn lên diễn đàn là vui rồi !
      Xưa các cụ lão nông sức lực không thua gì trai tráng, mà nay nhiều anh sao có vẻ ọp ẹp sớm quá ! Điểm danh trên diễn đàn anh sẽ thấy… Xin trao đổi với anh 2 tí :
      1. Viết “Cho nên…” chính xác hơn anh ạ. Rút kinh nghiệm, tôi sẽ viết câu rõ ràng hơn.
      2. Nhiệt độ đống ủ thấp, trên dưới 50 độ, sẽ làm chậm thời gian ủ, và không diệt được các mầm bệnh có trong chất ủ, nên sẽ không làm tricho chết.
      Nếu nhiệt lên tới 70 độ, đống ủ sẽ phân hũy nhanh hơn (phương pháp ủ phân hữu cơ gọi là ủ nóng), thời gian ủ ngắn hơn, và do đó, sẽ làm cho vi sinh vật có lợi cũng như có hại bị tiêu diệt, kể cả nấm tricho…. Tiêu diệt mầm bệnh cũng là một trong những mục đích chính của việc ủ phân hữu cơ theo phương pháp ủ nóng.
      Khi ủ nóng là phải tủ đống ủ thật kín, thậm chí còn khuyên trát đất bùn xung quanh, hạn chế mọi sự bốc hơi làm mất chất, tạo môi trường yếm khí… Có lẽ anh chưa làm theo cách này !
      Xin có lời trao đổi với anh. Chúc anh luôn vui vẻ, cố gắng giữ gìn sức khỏe anh nhé.
      Thân

  245. Con xin chào các bác các chú trên diễn đàn giatieu.com!. Cho con hỏi ? Ở chỗ con có một số cây tiêu đang ra bông mà gặp phải trời nắng cả tuần nay ạ! Giờ con muốn phun biosol vào có được không ạ!. Con sợ trời nắng quá sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra bông tiêu ạ!

    • Chào cháu @cườnglongkhánh.
      Hiện nay thời tiết vẫn rất nóng, một số vùng gần cả tuần không có mưa nên độ ẩm rất thấp. Nhưng nhiều bà con đang trong giai đoạn làm bông, cần phải tưới để giúp cây đủ ẩm và ra bông bình thường. Nếu khoảng 5-6 ngày không mưa thì phải tích cực tưới giữ ẩm. Để đất khô sẽ làm hư rễ tơ và chuỗi bông bị chững lại, phát triển kém, thậm chí bị hư chuỗi.
      Cháu có thể phun mà không lo ngại vì biosol là phân sinh học, không gây tác hại cho cây trồng như phun phân thuốc hóa học.
      Thân

  246. Chào cộng đồng giatieu.com chú Vịnh…Cho con hỏi trừ mối thì mình sử dụng thuốc gì là hiệu quả ít ảnh hưởng tới nấm tricho vậy chú? Chổ con có nhiều con này lắm!

    • Bạn moi quanh gốc tiêu vài lổ sâu 3-4cm rồi cho xuống một nhúm khoảng 10gr thuốc bột Vifuran, Diazan… thuốc sẽ ngấm từ từ nhưng diệt mối rất hiệu quả, ít gây hại cho tricho.

    • Bạn ra tiệm thuốc mua một ít thuốc nhúng mùng, hòa ra theo chỉ dẫn, rồi cuốc đầu tổ mối ra đổ vào, mối sẽ chết sạch hơn cả Diazan và Vifusuper đấy.

    • Bạn mua thuốc đặc trị mối trong ngành xây dựng hay dùng đó. Hiệu quả cực kỳ.

  247. Cộng đồng cho tôi hỏi. Tôi dự tính đổ biogel lần 2 để làm bông như khuyến cáo nhưng 5-6 ngày nay ở chỗ tôi không có giọt mưa nào mà trời thì rất nóng. Như vậy tôi có thể tưới biogel lần 2 cho tiêu kinh doanh được không? tôi xin được tư vấn. Cám ơn cộng đồng.

    • Chào anh! không biết vườn anh làm bông đến giai đoạn nào rồi, nếu đã ra lá non và chuỗi mà trời không mưa 4-5 ngày thì anh phải tưới rồi, anh có thể kết hợp đổ gốc biogel luôn ạ.

  248. Cộng đồng lưu ý ! Tuy đã vào mùa mưa nhưng tình trạng nắng nóng, khô hạn hiện nay thật đáng lo ngại vì phần lớn diện tích tiêu đang trong giai đoạn làm bông.
    Theo bác Nguyễn Vịnh đã nhắc nhở, bà con không được để cho đất thiếu ẩm sẽ làm tiêu bị cháy rễ tơ, dễ dẫn tới suy tiêu, phải hồi phục rất tốn kém. Nếu 4-5 ngày trời không có mưa là phải tưới ngay, không được để quá, với lượng nước trung bình 50 lít/gốc. Phải thực hiện bón phân, chăm sóc, làm bông… theo đúng kế hoạch đã được tư vấn.
    Cũng lưu ý nữa là bà con tạm thời chưa rong tỉa cành cây che bóng cho tiêu vì trời đang còn rất nóng, tiêu bị phơi nắng đột ngột sẽ dễ bị cháy chuỗi non, hoặc chuỗi bông sẽ phát triển chậm lại, bông dễ bị bồ cào làm tiêu sụt giảm năng suất, thất thu cho vụ mùa tới.
    Dự báo thời tiết năm nay sẽ có El Nino nên nguy cơ bị khô hạn kéo dài là rất cao, bà con cần chú ý duy trì tưới giữ ẩm tốt cho tiêu kinh doanh.

  249. Thấy bà con trong thôn theo nhau rong cành cây che bóng cho tiêu nên nhà mình cũng làm theo.
    Trong khi trời đang còn nóng gay gắt, cả tuần mới có lác đác vài hột mưa càng làm nóng thêm, tưới nước theo liên tục mà vẫn cứ nóng.
    Tiêu ra bông không có cành che bóng nên bị háp nắng, chuỗi bông cong như lưỡi liềm, vàng chạch…
    Kiểu này thêm 1 vụ thất thu nữa rồi, đúng là hết sức tai hại !

  250. Anh Vịnh ơi. Tiêu của em đc 2 năm rồi, đã rải tricho đc 3 tuần mà bây giờ vẫn rụng đọt. Em trộn tricho+pseud để phun và đổ gốc đc ko? Mong anh giúp.

    • Trước khi rải tricho + pseud bạn đã xử lý nguyên nhân gây rụng đọt chưa. Tricho và pseud là sản phẩm sinh học chỉ dùng để phòng ngừa còn trị bệnh phải dùng hoá học bạn nhé. Rụng đọt có thể là do nấm. Bạn nên trừ bệnh rồi mới ngừa bệnh.

  251. Cháu chào chú Vịnh và cộng đồng. Hơn 10 ngày nay khu vực cháu thường xuyên có mưa nhiều, thậm chí không có một tý nắng. Cứ tình trạng này cháu lo tiêu bị xâm nhập bởi nấm gây hại, cháu đã xử lý nấm bằng thuốc hóa học ở đầu mùa mưa và đã đổ trichoderma sau đó 15 ngày. Cháu muốn hỏi là đổ trichoderma như vậy thì thời gian bao lâu lại đổ lại để tiêu không bị nấm bệnh gây hại? (cháu đã đổ trichoderma được 20 ngày)

    • Chào cháu @Hồ Tiến Vương
      Để trả lời chính xác câu hỏi của cháu là cực kỳ khó. Bởi lẽ:
      -Phụ thuộc vào số lượng và chất lượng nấm tricho của thương hiệu cháu đã dùng.
      -Phụ thuộc vào môi trường của vườn tiêu như: đã nhiễm bệnh hay chưa? Lượng vi sinh hữu ích (EM) trên vườn có nhiều không? Chung quanh có vườn nào đã bị bệnh làm chết cây chưa?
      -Trước đây cháu đổ thuốc hóa học đã tiêu diệt hết mầm bệnh chưa? …
      Đánh giá nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh ở mức độ nào?…

      Mỗi năm đổ tricho ít nhất 4 lần, chưa tính phải tăng cường trong các trường hợp xét thấy cần thiết. Cho nên cháu không chủ quan nhé.
      Thân

  252. Cho cháu hỏi: Biogel, 1kg pha được bao nhiêu lít nước và 1 hố tiêu đổ mấy lít nước. ví dụ: tiêu 1 năm mình đổ mấy lít, 2-3 năm đổ mấy lít… vì cháu chưa hiểu về vấn đề này lắm. Mong mọi người giúp đỡ.
    Thân

    • Theo chú Ri tư vấn cho mình thì 1kg biogel đổ cho 200-250 gốc tiêu mới trồng hay 150-200 gốc tiêu năm 2-3 và 120-150 gốc tiêu kinh doanh. Pha với lượng nước không hạn chế, càng nhiều càng tốt. Mùa khô phải đảm bảo đủ ẩm cho tiêu, mùa mưa đổ khoảng 2-3 lít/ 1 gốc là vừa. Theo đó để tính lượng nước mà pha nhé.
      Nên kết hợp pha chung với tricho để ngừa bệnh cho tiêu luôn.

  253. Chào chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng giatieu.com. Hiện nay đang ở đầu mùa mưa tiêu nhà cháu năm nay năm thứ 4. Vậy nhờ chú Vịnh và bà con tư vấn cho con nên bón loại thuốc nào để phòng trừ các bệnh về mùa mưa ạ.
    Con xin chân thành cảm ơn

    • Phòng trừ các bệnh hệ rễ không ngoài việc dùng thuốc hóa học diệt rệp sáp, tuyến trùng. Sau thời gian cách ly đổ nấm đối kháng trichoderma để phòng, mỗi năm khoảng 4 lần là được.
      Khi chung quanh có hiện tượng bệnh bùng phát thì đổ nấm tricho tăng cường thêm.

  254. Vậy cho em hỏi? Hôm nay em đã xịt biosol với liều nhẹ rồi vậy thì em có cần xịt biogel ngày không hay là để vài hôm nữa, nếu phải xịt ngay thì liều lượng là như thế nào mong anh chị giúp cho! Em cám ơn nhiều.

  255. Em chào mấy anh chị trên diễn đàn, anh chị cho em hỏi với ạ. Tiêu nhà em năm nay là được 4 năm rồi, năm ngoái thu bói không được bao nhiêu vì không ra hoa mấy. Năm nay cũng vậy ra hoa ít lắm, giờ vẫn còn có những cây giờ mới ra lá non. Giờ em mới biết đến loại thuốc biosol mới biogel, giờ em đổ gốc và phun có được không mấy anh chị. Em có 600 trụ tiêu năm nay thu bói nhưng trụ ra hoa trụ không, bây giờ em dùng thuốc này có được không mấy anh chị. Em mong anh chị tư vấn giúp em với ạ. Em cám ơn mấy anh chị.

    • Bạn đọc kỹ những ý kiến thảo luận trên trang này sẽ tìm được câu trả lời đúng đắn cho mình. Phân thuốc dù có tốt mà sử dụng không đúng cách, không hợp lý thì cũng không hiệu quả.
      Nhà phân phối sẽ tư vấn cho bạn cách sử dụng hợp lý.

  256. Mọi người và bác Vịnh cho cháu hỏi chút ạ. Nhà đã cho tiêu ăn phân có ủ nấm trichoderma đã ủ được 3 tháng liệu làm như vậy đã phòng bệnh cho cây tiêu được hay chưa. Nếu chưa thì còn phải làm gì nữa không ạ.

    • Quá trình ủ phân, enzyme của nấm tricho tiết ra sẽ làm nhiệt trong đống ủ phát sinh và tăng cao nên sẽ đốt chết các hạt cỏ dại, các loại nấm bệnh và chắc chắn sẽ đốt chết tất cả nấm tricho cho vào khi ủ phân. Khi đưa phân ủ hoai ra bón, bạn cần bổ sung lớp tricho khác mới phòng bệnh được.
      Bạn cũng cần phân biệt dòng tricho phân hũy hữu cơ khác với dòng tricho đối kháng.

  257. Xin chào cộng đồng Giatieu.com. Xin chào anh Nguyễn Vịnh.
    Lần đầu tiên tôi đọc, tham khảo diễn đàn, thấy phân sinh học Biosol và Biogel có nhiều ưu điểm cho cây tiêu, tôi rất là tâm đắc.
    Tôi đang ở Bàu Lâm, Xuyên Mộc, BR-VT. Tiêu nhà tôi bắt đầu nhú cựa và một số khác bung bông nhưng không đều, xin hỏi lúc này mà đổ và xịt Biosol, biogel có muộn không? Và quy trình áp dụng như thế nào thì tốt nhất? Tôi chân thành cảm ơn !

    • Phân sinh học biosol+biogel có thể sử dụng quanh năm cho cây hồ tiêu cũng như mọi cây trồng khác. Có thể xem qui trình sử dụng và hiệu quả tác động đặc biệt của loại phân này đã được nhà phân phối giới thiệu rõ ràng trên bài viết.
      Bạn cũng cần tham khảo thêm các trao đổi, thảo luận của diễn đàn.

  258. Chào mọi người. Cho cháu hỏi chút ạ. Nhà cháu mới đổ biogel pha với nấm tricho được 5 ngày. Nhà cháu dự định là phun thuốc biosol với thuốc muỗi riêng. Vậy cho cháu hỏi phun như vậy có hiệu quả không ạ.

    • Bạn dự tính phun riêng ra là rất tốt, sẽ hạn chế những sự cố đáng tiếc xảy ra khi trộn chung mình không lường trước được mà phân thuốc cũng đạt hiệu quả cao hơn.

    • Cho cháu hỏi một vấn đề nữa ạ. Ngoài việc cho ăn phân có ủ tricho. Lần đầu đổ biogel với nấm tricho cách 1 tháng cháu đổ lần 2. Cháu tính sau lần này là cháu cứ định kỳ 2 tháng cháu đổ lại một lần. Liệu làm như vậy có đủ để phòng bệnh cho tiêu chưa ạ.

    • Đổ nấm tricho định kỳ 2 tháng như bạn để phòng bệnh là rất tốt, tuy nhiên về phân biogel cần tăng cường số lần đổ và lượng phân thêm nữa mới đủ sức để nuôi cây bạn nhé.

  259. Em xin Chào bác Vịnh và mấy anh chị trên diễn đàn. Bác Vịnh và mấy anh chị cho em hỏi với. Tiêu nhà em giờ bị cháy lá mà cứ cháy từ đuôi lá lên đến giữa lá ạ, tiêu bị bệnh gì và chữa thuốc gì chỉ em với ạ. Em lo quá.

    • Chưa đủ cơ sở để kết luận tiêu của bạn bị bệnh gì. Tuy nhiên, giai đoạn này tiêu bị nấm thán thư là phổ biến, có nguồn gốc sâu xa là do bón nhiều đạm và độ ẩm quá cao.
      Có thể chụp vài tấm hình thấy rõ vết cháy trên lá và hình ngọn lá bị cháy gửi qua email của bác Vịnh để nhờ bác xem giúp và tư vấn chữa trị cho..

  260. Chào diễn đàn, chào bác Vịnh. Cho em hỏi tiêu nhà em mới trồng được ba tháng, lên được 30cm. Vừa rồi bị côn trùng chích hút, em có phun 3 lần mỗi lần cách 7 ngày đúng liều lượng thuốc mới hết côn trùng chích hút. Tuy nhiên em thấy cây đứng lại ko phát triển ngọn.
    Ngọn mầu xanh lá mạ, em vẫn bỏ phân chuồng hoai và tricho.
    Thấy cây không phát triển bẩy ngày sau em lại đổ amino và phun phân bón qua lá amino bẩy ngày sau em thấy cây đã lên lại ngọn tím đẹp bình thường. Nay em ra thăm vườn thấy côn trùng lại chích hút, em định đổ thuốc phòng trừ nấm mùa mưa định kì và phun côn trùng chích hút được không hay là để cho cây phục hồi đẹp lại mới phun. Nếu phun thì phải cách bao lâu em mới đổ gốc được phân Biogel và phun biosol, liều cây nhỏ vậy 160 trụ 1kg hai lần được không bác. Mong bác hồi âm sớm. Thân

    • Loại côn trùng chích hút chủ yếu cắn phá đọt non, lá non nên ngọn bị đứng lại một thời gian rồi mới hồi phục như bạn thấy là đúng rồi. Việc phòng trừ côn trùng chích hút thì phải phun thuốc BVTV lên cây, chủ yếu lên lá và ngọn, với đổ thuốc dưới đất tác động nhau không nhiều nên không đáng lo. Tuy nhiên vì sao bạn không dùng nấm đối kháng tricho để phòng nấm bệnh cho tiêu lâu dài mà lại đổ thuốc BVTV chỉ được 1-2 tuần rồi đổ thuốc lại à? Sau khi đổ thuốc BVTV cần cách ly khoảng 2 tuần mới đổ phân biogel, còn phun biosol thì chỉ cần cách ly 1 tuần thôi.
      Bạn có thể đổ 1kg biogel chia làm 2 lần cho 160 cây tiêu con và cách khoảng 2 tuần sau là đổ lại để bảo đảm đủ dinh dưỡng cho tiêu. Nên kết hợp đổ chung với nấm tricho phòng các bệnh cơ hội mùa mưa cho lợi công.

  261. Chào bác Nguyễn Vịnh cho cháu hỏi tiêu nhà cháu trước khi ra hoa cháu có xịt thuốc diêt côn trùng chích hút, nhưng khi tiêu bung cựa và lá non thì xuất hiện côn trùng chích hút rất nhiều nên cháu có mua thuốc BVTV về xịt tiếp vì sợ tiêu đang ra hoa sợ ảnh hưởng tới chuỗi tiêu nên cháu chỉ xịt có 1 lần cách đây 25 ngày. Khi cháu xịt thuốc thì thấy côn trùng chết tương đối nhiều, hiện nay tiêu cháu đã tượng hạt màu xanh nho nhỏ. Mấy ngày nay chổ cháu mưa liên tục sáng nay cháu qua rẩy thấy chuỗi tiêu rụng nhiều, nhờ bác tư vấn giùm cháu hiện tượng rụng chuỗi có phải là do mua nhiều quá cây trồng thiếu quang hợp, hay do côn trùng chích hút, hay cây trồng cháu thiếu chất gì.
    Từ đầu mùa giờ cháu bỏ 2 lần NPK 16/16/8 tổng cộng 2 lần là 4 lạng gốc, cộng với phân bò ủ hoai 1 rùa bỏ 5 cây. Rất mong bác phản hồi giùm cháu, cháu chân thành cảm ơn bác nhiều.

    • Chào cháu @nhân đạo, chào bạn @chimcugay và các bạn cùng lên diễn đàn.

      -Sai lầm khi diệt nhện đỏ chích hút lá non không chỉ riêng cháu mà nhiều bà con cũng mắc. Phải xử lý kép khi phun thuốc BVTV (phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày) vì loại côn trùng này có vòng đời ngắn, sinh sôi và lây lan rất nhanh. Nếu không diệt triệt để, nó nhanh chóng xuất hiện trở lại. Nếu sợ bông bồ cào thì chỉ phun lúc chiều muộn.

      -Tiêu rụng chuỗi nhiều sao cháu không phun sinh học biosol chống rụng? Có thể kết hợp chung với thuốc diệt côn trùng chích hút, nhưng phải “pha riêng xịt chung”.

      -Bỏ phân NPK cũng được, nhưng quan trọng ở cách bỏ. Để tránh lãng phí khi bón phân hóa học các loại, cháu nên pha 2-3 kg trong phuy 200 lít rồi xả cho 20 gốc, hoặc 10-15 kg trong tẹc 1000 lít xả cho 100 gốc tiêu. Liều lượng này sẽ không gây tổn thương cho rễ tiêu hoặc cho nấm tricho mình đã đổ trước đó để phòng bệnh.

      -Cần bỏ bao nhiêu phân/năm cho tiêu, cháu phải tính toán và cân đối giữa các loại cho hợp lý. Phải làm sao đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho tiêu khỏe, chống chịu bệnh tật, cho năng suất cao là được. Nhưng cháu đã nhìn cây tiêu có thể đoán biết nó no hay đói chưa?
      Cháu cố lên, cần gì cứ lên diễn đàn trao đổi nhé.

      -Cần trao đổi riêng, gửi hình ảnh…, email về : nguyenvinh@giatieu.com

      Thân.

  262. Cam ơn Châu Phong. Mình không biết côn trùng chích hút ở đâu mà nhiêu quá trời. Phun hoài chỉ hết được mấy bữa lại có. Phun nhiều tiêu tơ muốn không lớn nổi. Lên lá nào lại bị chích hút đến lá đó vàng dộp luôn.
    À cho mình hỏi tiêu mình có một số cây lá nhỏ tí kéo dài có phải cây đó là tiêu điên không mình nhổ bỏ đi hay cứ kệ nó.
    Châu phong và mọi nguòi có cách nào để trị côn trùng chích hút triệt để không chỉ em với.
    Không biết diễn đàn có đăng được ảnh cây tiêu không nhỉ. Xin chúc toàn thể mọi người lên diễn đàn luôn luôn mạnh khoẻ và chia sẻ kinh nghiệm cho người mới. Cám ơn Châu Phong.

    • Côn trùng chích hút nhiều sẽ làm lá non, đọt non không phát triển, cây bị rối loạn dinh dưỡng, cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu điên. Nên kết hợp phun thuốc BVTV với phân bón lá biosol để vừa diệt côn trùng vừa tăng sức cho tiêu phát triển bình thường trở lại. Phun thuốc BVTV quá liều có thể làm vàng lá, rụng lá… càng nguy hại thêm.
      Bạn gửi hình ảnh qua email của bác Vịnh để bác cho đăng lên.

  263. Em chào Chi Mai và cộng đồng giá tiêu, em đã tham khảo và tham gia diễn đàn được 1 năm trở lại đây, em muốn hỏi chị và mọi người tư vấn việc sử dụng nấm trichoderma: Vào đầu mùa mưa năm nay em đã đổ trichoderma cùng với biogel cho tiêu, đã đổ phân chuồng, bây giờ em thấy thời tiết đang mưa dầm không biết có nên tiếp tục đổ trichoderma không hay là chờ trời nắng mới đổ? có thể đổ chung trichoderma, pseudonomas với biogel không? Người bán thuốc ở chỗ em nói đổ trichoderma càng nhiều càng tốt, không biết có đúng không?

  264. Chào bác Vịnh. Vườn tiêu nhà cháu trồng bằng dây ác xen vào cafe, nay đã được 1 tháng rồi. Mầm ra dài nhất được 10 cm, có cái thì đang mới nhú ,nhưng mầm ra thấy nhỏ trông rất yếu. Khi trồng cháu đã bón lót phân chuồng với vỏ cà ủ mục rồi. Bây giờ cháu định bón phân DAP tưới gốc có được ko? Bón với lượng như thế nào? hay có loại phân nào bón tốt hơn ko ạ? Xin bác tư vấn cho cháu.

    • Trước tiên bạn phải đổ phân sinh học biogel để cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho tiêu con phát triển mạnh, đặc biệt là hệ rễ, kết hợp bón nấm tricho để phòng các loại bệnh cơ hội mùa mưa cho tiêu luôn. Sau đó bạn muốn bón theo kiểu gì thì bón.

  265. Chào @nho, tiêu mới trồng thì đổ gốc biogel là được rồi. Đợi vào mùa khô thì mới dùng hoá học cho chắc. Mùa mưa rễ hay bị thối lắm, bón hoá học dễ ra đi.

  266. Cám ơn câu trả lời của anh Châu Phong và anh Thành Trung. Em có câu hỏi nữa mong mọi người tư vấn giúp em nhé. Tiêu em trồng được 1 năm, khoảng 1 tháng nữa cắt dây bây giờ đổ biogel đc ko? 1 lít biogel kết hợp với mấy kg nấm tricho là đc? Còn tiêu kinh doanh giờ mới đang ra bông có đổ đc biogel ko? Do em chưa sử dụng thuốc này bao giờ nên ko biết mong mọi người giúp em nha.

  267. Chào @nho, tiêu 1 tháng nữa cắt dây thì giờ bỏ biogel tốt chứ sao đâu giúp cây khoẻ dây mới khoẻ được. Hoà bao nhiêu kg tricho thì xem hướng dẫn trên bao bì. Tiêu đang ra bông đổ biogel giúp kích ra bông mạnh hơn kéo chuỗi dài, 1kg nên đổ 100-120 gốc kinh doanh.

  268. Chào cộng đồng giatieu.com. Chào chú Vịnh.
    Cháu có 1 thắc mắc muốn nhờ các cô các bác có kinh nghiệm tư vấn giúp. Khi cháu mua trichoderma về bón thì người bán bảo mua loại đổ gốc hay xịt, cháu không biết là nếu phun thì nấm nó sinh trưởng và sống như thế nào. Nếu mình phun thì có lợi ích bằng đổ gốc hay không. Cháu xin cám ơn mọi người.

    • Chào bạn Việt.
      Người bán hàng bảo mua loại tưới hay xịt là thế này:
      Khi nhà sản xuất làm ra thành phẩm mang bào tử Tricoderma, họ cấy bào tử vào trong các giá thể khác nhau, bột cám gạo, bột vỏ cà phê, xác bã thực vật.v.v. nên giá thể này có những độ mịn (mạt) khác nhau. Cũng có khi họ cho đóng chai dạng nước để dễ hòa tan khi tưới, xịt. Vậy nên khái niệm tưới hay xịt là phụ thuộc vào giá thể mang bào tử Tricoderma chứ không phải chủng loại đâu, hầu hết các vi sinh vật hữu ích bạn đều có thể xịt và tưới được. Với dạng để xịt, nhà SX thường làm giá thể mịn hoặc dang lỏng để dễ hòa tan và không tắc bép xịt nên giá thành thường cao hơn, còn dạng để tưới thì họ làm bằng giá thể thô, có thể bổ sung Humic, Fulvic kèm theo.

  269. Cháu chào chú Vịnh và mọi người, cháu có một chút hiểu biết còn kém trong trồng tiêu nên muốn hỏi chú và mọi người: Hiện nay tiêu nhà cháu đang ra bông, cháu đã đổ phần chuồng, đổ thuốc tuyến trùng, đổ thuốc diệt nấm bệnh sau đó đổ trichoderma và phân biogel cho tiêu vào đầu mùa mưa. Hôm nay khi xới ít đất lên cháu thấy dưới gốc rất nhiều con sâu con, cháu mong chú và mọi người giúp đỡ cháu xử lý mà ko gây hại gì cho nấm đối kháng? cháu cảm ơn nhiều!

    • Dùng phân thuốc hóa học cách gì cũng gây hại ít nhiều cho nấm tricho.
      Theo mình, do xử lý không dứt điểm, chưa đúng cách nên chưa đạt hiệu quả, sâu bệnh vẫn còn dai dẳng trong đất. Mình cũng không rõ sâu con bạn nói là con gì để góp ý chính xác.
      Mong những câu hỏi lần sau bạn cung cấp dữ liệu rõ ràng, cụ thể hơn.

  270. Xin bổ túc để các ban hiểu rõ hơn về tai sao chỉ xịt tiêu vào thời điểm chiều muộn : ban sáng tiêu nở bông – không đươc xịt bất cứ thứ gì – và thời gian thụ phấn sẽ vào thời gian từ 9g sáng trưa đến 14g chiều – và để bảo đảm và an toàn cho kết quả tốt – nên chỉ có thể xịt từ 16g chiều – (nhưng không phải bất cứ thứ gì cũng xịt được) nông dân chúng ta phải chấp nhận.
    Đúng nhất là chúng ta nên làm tất tần tật những cái cần làm từ thời gian các mầm bông mới “tỉnh ngủ” và cho tới lúc bông dài khoảng 1 phân (chưa nở) là xong hết rồi.

  271. Cháu xin chào diễn đàn. Cháu chào bác Nguyễn Vịnh. Nhà cháu có ít tiêu năm nay vừa cắt giống, tình trạng cắt giống xong giờ tiêu có rất nhiều cây bị xoăn lá vàng. Vậy cháu xin hỏi biện pháp để giảm tình trạng nêu trên thì làm thế nào ạ. Nếu giờ cháu dùng 2 loại phân biosol va biogel thì có được không . Cháu xin cảm ơn !

    • Kiểm tra lại thật kỹ xem, không phải bị xoăn lá vàng do thiếu dinh dưỡng hay vì cắt giống, mà bị một loại nhện đỏ chích hút làm mất lớp biểu bì. Hiện tượng này chỉ xảy ra trên lá còn non.
      Phun thuốc BVTV diệt côn trùng kết hợp phân bón lá Biosol tăng sức cho tiêu, xử lý kép, cách nhau 7 ngày. Loại côn trùng này rất nhỏ, chỉ thấy rõ bằng kính lúp, sinh sôi, lây lan rất nhanh nên bà con phải thường xuyên theo dõi để tiêu diệt mới triệt để.

  272. Tôi có 1ha tiêu, đi đi tìm tìm thì ông Anh hàng xóm kêu nên dùng loại phân của Ấn Độ gì đó hiệu quả lắm, ổng chia cho dùng thử. Lấy hộp phân đó đi mua về dùng toàn bộ vườn từ lúc đầu mùa đến giờ, tiêu trổ bông nhiều và đồng loạt, họ nó nói nếu dùng phân này thì tốt đất tốt cây nên giảm rất nhiều NPK. Lúc đầu bán tính bán nghi cũng chưa tin mấy, lúc làm bông là trúng đợt bệnh liên miên ko đi ra đại lý chở phân NPK đc, chỉ dùng 2 loại phân bón lá và phân xịt gốc này thôi. Không ngờ hiệu quả tốt như thế, nhờ xài biosol và biogel mà tôi chẳng thấy rụng chuỗi tiêu bao nhiêu luôn. Lân la lên mạng mới thấy mọi người dùng quá trời luôn, ở Xuân Lộc, Đồng Nai tôi họ dùng phân hóa học nhiều khủng khiếp nên nắng lên tiêu vàng và héo chết quá, nên tôi không dám dùng NPK luôn. Giờ biết phân này mua đủ xài cho cả năm luôn.

  273. Chào quí vị trên diễn đàn. Tôi có một thắc mắc mong diễn đàn giải đáp giùm, tôi đổ biogel + tricho trên vườn tiêu được một tháng rồi, mà sao hiện tượng chết nhanh, thỉnh thoảng bị một dây trên trụ ? do mua tricho kém chất lượng ? hay nắng quá tricho chết rồi ? Mong diễn đàn cho ý kiến. Chân thành cảm ơn quí vị.

    • Chào cháu @văn được.
      -Thỉnh thoảng bị chết dây là do nấm Rhizoctonia kết hợp với nấm Phytophthora và Fusarium gây ra. Khi thấy chết dây có nghĩa là tiêu đã bị nhiễm nấm ít nhất 3 tháng trước, hay có thể nhiễm từ một vài năm trước, nay mới bộc lộ.
      -Khi hiện tượng chết dây đã xuất hiện thì rất khó chữa trị, chỉ ngăn chặn lây lan là chính. Bệnh nếu không làm chết thì cũng làm cây mấy sức, ốm yếu dai dẳng, rất khó phục hồi. Chữa trị phải tích cực, đồng bộ, khá tốn kém, mà khả năng khỏi bệnh cũng không cao. Một số trường hợp chọn cách tiêu hũy là hợp lý nhất.
      -Phải đổ nấm tricho để phòng trước khi bị nhiễm nấm bệnh, do cơ chế của nấm là kẻ đến trước sẽ tiết ra enzyme để gây độc, đối kháng, ngăn chặn kẻ đến sau. Trường hợp của cháu mới đổ tricho 1 tháng đồng nghĩa là không còn khả năng đối kháng vì bào tử nấm tricho mới đổ đã không hoạt động nổi do là kẻ đến sau…
      Mong những giải thích trên giúp cháu hiểu thêm.
      Thân

  274. Đại lý bán thuốc BVTV ở chỗ em khuyến cáo phải pha chất bám dính vào phân bón lá để phân không bay hơi và cây mới có đủ thời gian để hấp thu.
    Em xin hỏi diễn đàn mình cần pha bám dính vào phân biosol để phun cho tiêu không?

    • Chào @Hồng Nguyên.
      Cần hiểu cơ chế của chất bám dính để sử dụng hợp lý, có hiệu quả cao.
      -Sau khi phun thuốc lên lá cây, mưa, nắng gió, thời tiết khô hanh… sẽ làm thuốc bay hơi, bị rửa trôi… Chất bám dính có mục đích giữ thuốc BVTV lại trên lá cây lâu hơn. Vì vậy, khi côn trùng ra cắn phá lá cây thì thuốc vẫn còn hiệu lực gây độc cho chúng.
      -Trái lại, trong phân bón lá thường có chất nitơ, giúp cây dễ hấp thu, nhưng cũng dễ bay hơi. Nên khuyến cáo thường phun phân bón lá lúc ít nắng gió, cường độ ánh sáng thấp… các lỗ khí khổng sẽ mở tối đa để hút phân vào qua lá. Nhưng chất bám dính sẽ làm bít lỗ khí khổng, níu giữ phân lại ngoài bề mặt, thì lá hấp thu cách nào?
      Tóm lại, chất bám dính chỉ pha trộn với thuốc BVTV mà không pha với phân bón lá.
      Hy vọng giúp mọi người hiểu rõ để sử dụng chất bám dính hiệu quả hơn.
      Thân

    • Axit Alginic là chất hữu cơ ở thể keo (gel) chứ không phải chất bám dính và không có tác dụng bám dính.

  275. Con cảm ơn chú Vịnh rất nhiều, nhờ chú mà con có thêm hiểu biết. Không riêng gì con mà một số anh em trên diễn đàn có thêm kiến thức chăm sóc vườn cây, đặc biệt là vườn hồ tiêu. Chúc chú và gia đình luôn vui khỏe…

  276. Xin chào mọi người cho em hỏi, mình có thể pha biogel phân cá và tricoderma đậm đặc để khoảng mười ngày sau đó mói hòa loãng với nước để tưới cho cây có được không?

    • Bạn không nói rõ mình để 10 ngày nhằm mục đích gì mà không tưới ngay sau khi pha?

  277. Mình mới đọc báo Thanh Niên thấy Sở NN&PTNT Lâm Đồng khuyến cáo nông dân trồng chè xuất khẩu đã lạm dụng phân bón thuốc BVTV hóa học nên bị đối tác trả hàng về. Vậy mà mình khuyến cáo dùng phân sinh học Ấn Độ này cho nhà vườn trồng các loại rau củ quả, chè… mà có ai nghe đâu ! Tại sao ?

  278. Xin chào anh Vịnh và cộng đồng, cho em hỏi hòa biogel và phân hóa học NPK tưới cho tiêu được không?

    • Bạn có thể cho thêm phân NPK vào phân sinh học Biogel để tưới gốc cho tiêu. Nhưng phải hòa loãng hai loại phân riêng rẽ rồi mới cho vào chung để đổ gốc, với lượng phân NPK vừa phải để không gây hại cho các vi sinh vật hữu ích (EM) có trong biogel.

  279. Mọi cho cháu hỏi. Nhà cháu sắp cắt dây làm giống, bố cháu dự tính là sau khi cắt dây khoảng 3 tuần sẽ tiến hành bón phân cho cây tiêu. Gia đình cháu làm như liệu có ảnh hưởng gì đến cây tiêu không ạ. Mong bác Vịnh và mọi người tư vấn ạ

    • Không sao đâu bạn. Bạn tăng cường bón các loại amino, đạm cá, bánh dầu tự ủ hay phân sinh học, phân hữu cơ rủ hoai, hạn chế bón các loại phân hóa học sẽ không bị tiêu điên hay bị rối loạn dinh dưỡng.

  280. Thưa các chú và cộng đồng giá tiêu. Hiện tại tiêu nhà cháu đang có bông, số ra trước đang nuôi hạt nhỏ li ti. Hôm nay cháu thấy 2 hiện tượng cần xử lý mà chưa dám quyết định:
    01. côn trùng cắn chuỗi bông kha khá.
    02. xuất hiện bệnh thán thư trên lá.
    Cháu dự tính phun cacbenzin + thuốc diệt muỗi có được không ? Hay phải phun riêng lẻ mới hiệu quả ? Mong các chú và cộng đồng hồi âm sớm. Tuy có vài trăm trụ tiêu, nhưng chưa có kinh nghiệm gì, nhờ cộng đồng giúp đỡ. Xin cảm ơn tất cả và rất mong sớm được trả lời…

    • Lầm nông bạn đừng sợ tốn công, nhất là công chăm bón phân thuốc.
      Mình không bao giờ phối trộn vì ít nhiều vẫn có phản ứng xảy ra không lường được.

  281. Xin chào mọi người trên cộng đồng, tiêu nhà em mới trồng được 1 năm, đang lên xanh, đẹp. Ở khu vực em ở mọi người nói là phân bò bón cho tiêu mới tốt, nhưng em thấy mua phân bò khó quá, người thì mua phải phân giả, người mua được thì phải đi rất xa mà lại đắt nữa. Em định mua phân gà công nghiệp về ủ rồi bón cho tiêu không biết có được không. Mong mọi người tư vấn giúp, xin cảm ơn mọi người.

    • Chào bạn. Phân gà và các loại phân khác như phân heo, phân dê, xác bả thực vật đều có thể ủ để bón cho tiêu. Nhưng nhớ phải ủ thật kỹ theo quy trình, dùng nấm tricho để ủ, khi bón thì nhớ bổ xung thêm nấm tricho nhé. Bạn nên đọc bài cách ủ phân chuồng trong mục Trồng và chăm sóc tiêu nhé. Thân.

  282. Xin chào mọi người trên diễn đàn. Mình mới mua được một ít bao phân gà, mình chuẩn bị ủ nhưng mình đang băn khoăn là nên sổ ra hết để ủ với trico, hay đổ trico vào từng bao phân gà rồi chất thành đống để sau nầy mang đi bón cho tiện. Mong các bạn cho ý kiến. Xin cảm ơn.

    • Bạn nên tìm kiếm thông tin để tăng cường nhận thức sự khác nhau của việc ủ phân hay không cần ủ.
      Tôi tin chắc bạn sẽ có quyết định đúng đắn cho mình.

  283. Chàu xin chào bác Vịnh, chào mọi người trên cộng đồng giá tiêu. Hiện nay tiêu nhà cháu có chỗ có qủa rồi, có chỗ lại đang ra bông nhưng cháu thấy rụng chuỗi khá nhiều (cháu đã đổ gốc biogel và xịt biogol) nhưng có nhiều bông cháu thấy có quả rồi mà một số quả của cùng một chuỗi bị đen lại và thối, một số chùm quả thì lại bi rệp sáp (mặc dù cháu đã đổ gốc trị tuyến trùng rồi). Bác cho cháu hỏi có phải quả tiêu bị như vậy là do côn trùng chích hút quả không? Và có thể dùng thuốc gì để trị cả hai cho hiệu quả, cháu xin cảm ơn, rất mong nhận được phản hồi của bác và mọi người.

    • Cần xác định rụng chuỗi do dinh dưỡng hay sinh lý mới dùng phân sinh học biosol để chống rụng. Còn rụng chuỗi do nấm bệnh hay côn trùng cắn phá, bạn phải dùng các loại thuốc trừ sâu bệnh để xử lý mới chính xác.
      Bạn kiểm tra chuỗi xem bị đen trước rồi mới rụng hay rụng rồi mới đen sau?

  284. Cháu chào mọi người cho cháu hỏi chút ạ. Nhà cháu mới cắt dây làm giống xong. Chỗ cháu lại mưa lâu ngày lên có dấu hiệu của bệnh chết nhanh. Bây giờ cháu tính xục thuốc nấm kết hợp didomingold. Cháu làm vậy liệu cây tiêu có bị điên không ạ. Do nhà cháu mới cắt làm giống xong, nên cháu sợ nó bị điên.

    • Cho cháu hỏi thêm chút ạ. Tiêu mà bị cháy mép là có phải là bị về rễ hay nấm trên lá ạ.
      Tiêu nhà còn có nấm địa y gây đốm đen ở lá. Có biện pháp nào để diệt nấm địa y không ạ

    • Sao lại phải hỏi, có dấu hiệu bệnh phải chữa ngay để hạn chế lây lan, huống gì là bệnh chết nhanh, chậm trễ là vô phương. Sợ tiêu bị điên chứ không sợ tiêu chết?
      Tiêu bệnh không nên lấy giống, tiền thuốc sẽ hơn tiền giống, còn chưa tính công nữa. Tốt nhất là hũy bỏ số giống đó, tìm kiếm nguồn giống sạch bệnh mà lấy.
      Cháy mép lá có nhiều nguyên nhân như bị nấm bệnh, phun thuốc quá liều, phun thuốc gặp nắng gắt, thiếu cây che bóng, thiếu ẩm…
      Phun các loại thuốc gốc đồng để diệt nấm địa y.

  285. Chào mọi người. Mình có 1 thắc mắc xin được mọi người giải đáp là. Khi bón phân chuồng ủ hoai mọi người thường khuyên là phải lấp lại. Nếu như vậy thì mỗi lần bón mình cứ lấp lại thì gốc tiêu sẽ càng ngày càng vun lên cao như vậy thì rất khó để tưới thuốc khi cần và phân nằm trên vậy liệu rễ có hút được không. Xin được hướng dẫn của mọi người.

    • Bạn nên áp dụng cách bón lấp, sẽ có 2 ưu điểm nổi bật:
      -Hạn chế sự bay hơi làm thất thoát dưỡng chất.
      -Bảo vệ các vi sinh vật hữu ích không bị tiêu hao do thiếu ẩm và ánh nắng thiêu đốt.
      Bón lấp trong môi trường ẩm sẽ hòa tan các dưỡng chất giúp cho rễ cây dễ hấp thụ hơn.
      Phân thuốc sẽ tự thấm xuống khi đủ ẩm. Rễ cũng cơ chế riêng để hấp thụ dưỡng chất có trong đất.

    • Chào Anh Thắng Lợi.
      Việc bón phân và lấp đất lại thì anh nêu ở trên là rất có nhiều lợi ích. Nhưng em vẫn thắc mắc là mình cứ lấp đất thường xuyên như vậy vào gốc 1 năm 2 lần thì gốc sẽ vun cao lên hơn so với mặt đất. Như vậy gốc sẽ càng ngày càng bị lấp. Nên em không biết phải xử lý như thế nào nhờ anh thông suốt.

  286. Chào bác Vịnh: Tiêu nhà em trồng được 45 ngày bằng thân ác. Nay em bón phân biogel để kích nhanh ra rễ được không? có cần cho thêm chất gì nữa không bác?

    • Hiệu quả của phân biogel đã được giới thiệu trên, bạn có thể kiểm tra các thành phần xem còn thiếu chất gì tiêu con cần thì cứ mạnh dạn bổ sung thêm.
      Theo tôi, cần bổ sung nấm đối kháng trichoderma để phòng các bệnh nấm cơ hội mùa mưa.

  287. Xin chào mọi người trên cộng đồng, sau khi tham khảo nghiên cứu trên diễn đàn, tôi đã sử dụng phân biogel kết hợp với trichoderma cho tiêu, tôi có chút thắc mắc là: khi đã thường xuyên bón phân chuồng ủ hoai mục, và biogel + trichoderma rồi không biết ở giữa và cuối mùa mưa có cần đổ thuốc trị tuyến trùng, cho tiêu nữa không? vì tôi nghe nói tuyến trùng mình phải đổ ít nhất 1 năm 2 lần. Rất mong mọi người giúp đỡ.

    • Không rõ bạn chăm tiêu sau khi tham khảo nghiên cứu trên diễn đàn hay là theo nghe nói? Nếu nghiên cứu bạn sẽ thấy sử dụng phân sinh học biogel+biosol kết hợp nấm tricho thường xuyên với phân chuồng ủ đúng cách thì chất cytokinin+tricho sẽ giúp bạn không còn phải lo tuyến trùng nữa!

  288. Em xin cảm ơn bác Châu Phong. Cũng tại em mới trồng tiêu nên kiến thức còn hạn chế, có gì ko hiểu, hoặc còn mơ hồ em thắc mắc rất mong các bác các chú, anh chị trên diễn đàn có kinh nghiệm trao đổi giúp đỡ. Em xin cảm ơn nhiều!

  289. Bác Châu Phong cho em hỏi là tiêu em đã đỏ trichoderma + biogel rồi (2 tháng đổ một lần) nhưng hiện nay có khoảng 4 gốc tiêu bị vàng lá, rụng đốt có trụ vàng nhiều em muốn hỏi là em tiếp tục đổ biogel + trichoderma hay là em đổ thuốc hóa học trị nấm cho 4 gốc tiêu đó? Rất mong bác phản hổi cho em để khắc phục, em xin chân thành cảm ơn!

    • Chưa xác định được nguyên nhân làm cho tiêu bị vàng lá rụng đốt thì giúp bạn khắc phục bằng cách nào đây? Cần phải tìm hiểu thêm nữa mới được, chưa xác định đúng thì không chữa trị đúng đâu bạn à.

    • Mới đổ biogel+tricho thì chưa nói được đều gì trong khi bệnh đã gây rụng đốt tháo lóng thì ít nhất nấm bệnh đã thâm nhập vào tiêu của bạn hơn ba tháng trước, thậm chí có thể là năm trước, nay mới bùng phát để gây hại.
      Bạn xem tiêu có thể bị ngập úng cục bộ làm vàng lá thối rễ hoặc do độ pH đất quá thấp làm tiêu không hấp thụ được trung vi lượng cũng gây vàng lá rụng đốt…

  290. Cám ơn Thanh Hà rất nhiều !
    Cho mình hỏi thêm là tiêu mình cắt giống xong (phần gốc tiêu còn lại) thì thời gian bao lâu mình có thể phun biosol và bón biogel+tricho (biogel+tricho mình bón cách đây khoảng 20 ngày). Rat mong được bạn tư vấn thêm.

  291. Em xin cảm ơn anh Thành và anh Trọng đã giúp đỡ, các bác xem em định mua thuốc aliet đổ vào 4 gốc tiêu đó còn những trụ tiêu còn lại em tiếp tục đổ biogel + trichoderma có được ko ạ?

  292. Chào các bác, lâu nay em có lên mạng có đọc được những bài chia sẻ kinh nghiệm của các bác và có áp dụng một số kinh nghiệm của các bác. Đầu mùa mưa em có rải vôi và lân vđ và áp dụng kỹ thuật làm bông, bón phân chuồng ủ tricho dùng biosol và biogel và nấm đối kháng tricho kết hợp bón npk nhưng tiêu của em vẫn bị vàng không phát triển được. Nói tóm lại là tiêu suy không biết em bón phân mất cân đối ở khâu nào. Mong các bác có kinh nghiệm chỉ cho em với. Cám ơn các bác, chúc các bác mạnh khỏe.

    • Chăm bón như bạn thấy cũng khá đầy đủ rồi, mình gợi ý cho bạn mấy việc sau: Cần coi kỹ lại xem tiêu có bị úng cục bộ làm thối rễ tơ, hay do bón phân hóa học sau mưa dầm cũng làm thối rễ tơ? Kiểm tra trên lá non coi có côn trùng chích hút làm mất diệp lục? Nếu tiêu vẫn suy thì coi lại số lượng phân bón đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho tiêu chưa..? Bạn đã đo độ pH đất và điều chỉnh chưa vậy? Hay bạn chụp vài tấm hình gửi qua email bác Vịnh để đưa lên diễn đàn cho cộng đồng coi lại cho kỹ hơn…nhé !

  293. Bác Vịnh và diễn đàn cho cháu hỏi: cháu mới mua biogel về dùng, cháu ko tưới mà dùng vòi sục gốc, làm như vậy có ảnh hưởng tới bộ rễ làm nấm tấn công ko ạ, và có cách nào để giảm tác hại ko… Xin diễn dàn góp ý cho cháu với.

    • Pha loãng nước theo nhu cầu rồi tưới bình thường. Không cần phải sục gốc, sẽ gây tổn thương rễ tiêu ngoài ý muốn, tạo cơ hội cho nấm bệnh thâm nhập mùa mưa. Nên kết hợp chung với nấm tricho để phòng bệnh cho tiêu.

  294. Chào cộng đồng: Tiêu tơ nhà em trồng được gần 4 tháng, tiêu phát triển bình thường. Nay có dây đã ra ác nhưng có hiện tượng rụng lá ở gốc và giữa thân (một dây rụng 2 đến 3 lá), lá dưới gốc hơi vàng, trên vẫn xanh, ngọn vẫn phát triển tím. Không biết mưa nhiều làm úng rễ không hay bị bệnh gì. Em thường bón biogel+tricho và phun biosol. Cộng đồng giúp em với. Cảm ơn!

    • Tiêu bị ngập úng làm thối rễ tơ, dẫn tới vàng lá, rụng lá.
      Khơi thông mương rảnh, chống úng cục bộ. Phun phân bón lá chống suy và đổ các loại phân gốc để hồi phục rễ. Lúc này hạn chế tối đa việc bón phân hóa học nhất là không bón nhiều phân đạm.

  295. Xin chào cộng đồng. Cho em hỏi mấy câu, mong cộng đồng giúp em với. Em mới vào nghề.
    1/ Em trộn phân heo đã hoai với tricô bột, tưới nước đạt độ ẩm 70% mang đi bón ngay cho tiêu có được không?
    2/ Khi bón phân hữu cơ vi sinh có nên bón sát gốc tiêu hay xung quanh tán tiêu?
    3/ Khi bón phân hữu cơ vi sinh. sau 1 thời gian em có thể mua tricô bột rắc lên phần phân hữu cơ đã bón có được ko?

    • Bạn chăm bón có vẻ rắc rối, không hợp lý.
      1.Phân heo đã ủ hoai có thể cho thêm tricho trước khi đem bón hoặc rắc ngay khi bón cũng được, miễn là rắc càng sớm càng tốt. Nhưng tưới nước trước để làm gì khiến cho việc bón phân thêm vất vả? Nếu thấy cần thì tưới sau khi bón.
      2.Vét rãnh sâu vài cm quanh tán, bón lấp. Tránh phơi phân ngoài nắng làm mất chất, tiêu hao vi sinh vật hữu ích có trong phân.
      3.Rắc tricho phòng bệnh cho tiêu theo định kỳ, mỗi năm khoảng 4 lần.
      Khi thấy nguy cơ dịch bệnh lan tràn, bổ sung tricho thêm.
      Lưu ý: Dùng tricho phòng bệnh mới đạt hiệu quả cao, dùng để trị bệnh hiệu quả sẽ rất thấp.

  296. Cháu chào chú Nguyễn Vịnh, chào đại gia đình Giatieu. Chú Vịnh cho cháu hỏi, cháu có nghe có người nói cây họ cúc có tác dụng xua đuổi tuyến trùng, nhưng cũng có người nói cây họ cúc lại có tác dụng thu hút tuyến trùng khi cây ra hoa. Cháu không biết nghe ai nên rất mong chú trả lời giúp, mà cây cúc quỳ thì có đuổi được tuyến trùng không ạ? Cháu cảm ơn chú nhiều, chúc chú và gia đình sức khoẻ.

    • Chào cháu @Địa Ngưu.
      Chú chỉ biết một số bông vạn thọ và bông họ cúc có tác dụng xua đuổi vì mùi hương gây khó chịu cho nhiều loại côn trùng, chứ không phải là tất cả. Trong tự nhiên có nhiều loại bông màu sặc sỡ nhằm thu hút côn trùng để giúp thụ phấn, cho nên bướm đến đẻ trứng và sâu non cắn phá bông cũng nhiều, kể cả cúc, vạn thọ….
      Chú cũng có thông tin acid tiết ra từ một số rễ cây họ cúc có tác dụng gây ức chế khiến tuyến trùng không sinh sản được. Đó là chất cytokinin có trong phân sinh học biogel+biosol. Nếu sử dụng loại phân sinh học này thường xuyên cho cây trồng thì đất sẽ không còn tuyến trùng nữa, nhưng không phải ai cũng nhận biết điều này.
      Chất cytokinin cũng đã được một số công ty thuốc BVTV ở nước ta sản xuất và đăng ký phòng trừ tuyến trùng đất.
      Thân

    • Cháu cám ơn chú! chú cho cháu hỏi có phải trichoderma đối kháng có thể tiêu diệt các loại nấm khác không ạ? kể cả pseud, nấm xanh, nấm trắng, nấm tím…?

  297. Chào chú Nuyễn Vịnh, chú hãy chỉ cháu khi mà tiêu bị thán thư rỉ sắt với mật độ rất dày làm vàng lá rụng lá rụng trái non. Vậy ta nên làm như thế nào để phục hồi lại cây. Tiêu cháu được 10 năm tuổi Sử dụng thuốc Stargolg 5SL với phân bón lá trung vi lương liệu có khắc phục được không ạ. Cháu hoang mang quá mong chú giúp cháu khắc phục.

    • Thuốc này trị bệnh rỉ sắt hiệu quả không cao. Dùng thuốc gốc đồng, gốc nhôm như Boocdo, Đồng đỏ, Aliette… sẽ hiệu quả hơn.
      Sau đó dùng các loại phân, ưu tiên phân hữu cơ, phân sinh học, kết hợp các loại amino để hồi phục tiêu.
      Nội dung này cũng được chia sẻ khá nhiều rồi. Bạn cố gắng tìm đọc.

  298. Chào cộng đồng hồ tiêu! Nhà em có nuôi dê, nhưng khi em dùng men trichoderma để ủ phân dê thì phân dê không tan hoặc là tan rất ít. Ai có kinh nghiệm trong quá trình ủ phân dê? Chia sẻ cho mình với? Xin chân thành cảm ơn.

    • Phân dê ủ lâu hoai mục lắm, có 2 cách như sau:
      C1: phơi khô sau đo đem xay (nhanh)
      C2: ủ đống lại và tưới nước thường xuyên chỉ có nước mới làm phân dê rã ra được

    • Chào @Hoang Dang
      Sai lầm của bà con là đem phơi khô phân chuồng trước khi ủ làm nhiều chất dinh dưỡng bay hơi cạn kiệt, dễ biết nhất là nước tiểu chứa phần lớn đạm amoniac và làm tiêu hao nhiều vi sinh vật hữu ích (EM) có sẵn trong hệ tiêu hóa của súc vật theo phân ra ngoài. Sở dĩ phải phơi khô chỉ nhằm giảm bớt trọng lượng khi vận chuyển đi xa là chính. Cũng có người phơi khô cho vào bao như dự trữ nông sản…!
      Ủ để phân hũy thành mùn humat cho cây hấp thụ khác với xay nhuyễn chỉ giúp đất tơi xốp. Ủ lâu hoai là do ủ không đúng cách, ít đảo trộn, hệ vsv khi ủ quá yếu kém, không loại trừ ủ phải tricho kém chất lượng. Chỉ có nước mới làm phân dê rã ra? cháu hiểu nhầm điều rất quan trọng rồi ! Nước làm phân rã khác với sự phân hũy thành mùn humat. Đành rằng khi bón phân dê đã rã, các vsv tự nhiên trong đất sẽ chuyển hóa thành chất để cây hấp thụ được. Quá trình này sẽ bao lâu là phụ thuộc vào lượng vsv có sẵn. Nhưng với môi trường quá nhiều phân thuốc hóa học như hiện nay liệu còn được bao nhiêu vsv ? cây phải chờ đợi bao lâu mới được ăn? Trong khi cây hấp thụ phân đã ủ hoai ngay khi được bón.
      Chú không nói nhiều vì đây là điều rất đơn giản, tuy nhiên sẽ không đơn giản với những hiểu biết sai lệch, còn cảm tính như của cháu. Cháu còn trẻ, cố gắng nhìn mọi việc với bản chất khoa học, lý tính, tham khảo ý kiến thảo luận của cộng đồng nhiều hơn nữa, chắc chắn cháu sẽ gặt hái nhiều thành quả hơn !
      Thân.

    • Dạ cháu cảm ơn chú ah cũng nhờ có diễn đàn mà cháu đã rút ra được thêm kinh nghiệm

  299. Muốn phân dê nhanh hoai thì khi ủ cần đảo trộn nhiều lần và giữ độ ẩm đống thích hợp. Nếu không làm như vậy thì đống ủ của bạn rất lâu hoai.

  300. Chào chú Vịnh và cộng đồng.
    Tiêu cháu trồng bằng thân ác được 4 tháng. Vừa rồi cháu có bón Biogel và phun Biosol (01 lần). Cháu dự định 10 ngày phun Biosol 1 lần theo định kỳ như vậy có nhiều quá không, có ảnh hưởng gì không? Cháu sợ tiêu còn nhỏ bộ rễ còn ít nên bón lá nhiều quá sợ mất cân đối. Cảm ơn chú và cộng đồng!

    • Tiêu còn nhỏ ưu tiên đổ gốc biogel để phát triển bộ rễ. Nhưng không rõ bao nhiêu ngày bạn đổ gốc 1 lần với liều lượng ntn? Theo mình nên phun biosol thưa hơn, khoảng 3 tuần/1 lần chẳng hạn. Sử dụng phân sinh học quá ít sẽ không đủ dinh dưỡng và ko phát huy hết các hiệu quả đặc biệt của phân sinh học. Nhưng nhiều quá thì không sợ tồn dư độc hại, chỉ sợ lãng phí, “viêm màng túi” của bạn thôi.

  301. Chào chú Vịnh & diễn đàn! Tiêu nhà cháu trồng có xen đậu lạc (đậu phộng) sắp thu hoạch. Cháu dự định lấy cây lạc tủ gốc cho mùa nắng, nhưng sợ rệp sáp. Cháu tính phòng ngừa bằng cách hữu cơ: giả ớt, tỏi, gừng để phun lên sau khi tủ gốc như vậy có ảnh hưởng đến tiêu không. Hoặc có thuốc phòng ngừa rệp sáp sinh học nào không, nhờ chú và diễn đàn tư vấn giúp. Cảm ơn chú & diễn đàn.

    • Bạn sợ cây lạc sẽ sinh ra rệp sáp? Nếu không thì rệp sáp ở đâu mà có?
      Cách tốt nhất sau khi tủ gốc là dùng trichoderma sp. tưới lên để giúp phân hũy cây lạc thành mùn và phòng ngừa các loại sâu bệnh cho hồ tiêu luôn.

  302. Xin cho cháu hỏi, cháu mới trồng 500 trụ tiêu cắt bằng dây ác được năm tháng. Cách đây hai tháng cháu đã xử dụng một hộp phân hữu cơ biogel + 6kg NPK 16-16_8 tưới cho 300 trụ 30 ngày bón lại một lần như nhà phân phối hướng dẫn. Khi trồng cháu đã bón lót phân bò hoai mục, cháu có hai vấn đề muốn hỏi:
    Lượng phân sử dụng như vậy đã được chưa, có cần thêm phân gì nữa không, sau này nhân giống lên có ảnh hưởng gì đến hom giống hay không? Cháu xin cám ơn.

    • Lượng biogel đổ gốc sử dụng như vậy là hơi thấp, sẽ không phát huy hết hiệu quả của loại phân hữu cơ sinh học này.
      Với 500 gốc, bạn nên sử dụng khoảng 2 hộp/tháng/lần cho tiêu dưới 1 năm là vừa.
      Nếu kết hợp thêm tricho để phòng bệnh luôn thì quá tốt.

    • Chào Trần Tích, tiêu con bạn dùng 2kg biogel đổ cho 500 trụ là ok rồi. 1 tháng/lần không cần bỏ hóa học đâu.

  303. Chào anh Vịnh, cho em hỏi chút. Khi tưới phân cá có hòa chung lân đỏ hoặc KNO3 được không anh? Giúp em với! Cám ơn anh và cộng đồng nhiều.

    • Phân cá là kết quả thủy phân lên men sinh học tạo thành. Nên hạn chế tối đa việc phối trộn với các chất hóa học để không gây hại cho các vi sinh vật hữu ích…

  304. Cám ơn Thanh Hà nhiều, vì lần đầu dùng phân cá nên chưa có kinh nghiệm. Cho mình hỏi thêm mình có mấy cây bị rệp sáp, khi phát hiện thì đã muộn không phục hồi được. Mình muốn phòng chưa biết dùng sản phẩm nào. Tư vấn giúp mình với.

  305. Cám ơn mọi người nhiều nha, cháu sẽ tăng lượng biogel lên. Cháu thấy cộng đồng nhắc nhiều đến tricho để phòng bệnh rất hiệu quả nhưng cho cháu hỏi cháu có thể mua ở đâu? Cháu đang ở Bình Phước. Cháu xin cám ơn nhiều.

  306. Xin chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu.com. Cháu đã đọc ở mục trồng và chăm sóc tiêu, bài biểu hiện bệnh quan sát hồ tiêu và cách chăm sóc (phần 2 tiêu tơ), có đoạn chú phản hồi bạn @thuydương ngày 13/12/2013: “tăng cường sử dụng tricho + pseud để phòng bệnh định kỳ” cho cháu hỏi dùng pseud phòng bệnh như chú nói ở trên có đúng không ạ. Xin cám ơn chú nhiều.

    • Chào cháu @trần tích.
      Việc áp dụng tri thức để thực hành mọi vấn đề không thể bất biến mà cái mới, cái tiến bộ sẽ thay thế cái cũ chứ cháu !
      Cháu nên đọc và áp dụng theo những cái mới nhất, cái cũ để tham khảo…
      Pseud là vi khuẩn đối kháng. Việc sử dụng loại vi khuẩn này trong môi trường tự nhiên tệ hại như hiện nay phải “cực kỳ thận trọng”… Lâu rồi chú cũng không còn khuyên dùng pseud để phòng bệnh nữa mà chỉ dùng để chữa bệnh, nghĩa là chỉ phun pseud cho cây khi bệnh đã xuất hiện để tránh “lợi bất cập hại”,… Hy vọng cháu hiểu rõ ý chú !
      Thân.

  307. Xin nhắc chung với tất cả cộng đồng về 2 từ thường được viết tắc trên Giatieu.com.
    -Pseud là từ viết tắc để chỉ loài vi khuẩn Pseudomonas
    -Tricho là từ viết tắc để chỉ loài vi nấm Trichoderma
    Đây là hai loài vi sinh vật được khuyến cáo sử dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp hiện nay.
    Tuy nhiên, bà con cần chú ý các vi sinh vật này còn chia ra nhiều chi và mỗi chi thường có một chức năng khác nhau.
    Trong thực tế có nhiều sản phẩm dùng chung nên không cần thiết phải ghi rõ, hoặc nhà sx không muốn công bố nên họ chỉ ghi chung, ví dụ trichoderma sp. Bà con cần hiểu là trong sản phẩm này có nhiều chi tricho khác nhau, có thể dùng vào những việc khác nhau theo nhà sản xuất khuyến cáo.
    Vì vậy, bà con cần nắm rõ để sử dụng các loài vi sinh vật này có hiệu quả hơn.

  308. Xin chào cộng đồng giatieu ! Chào anh Nguyễn Vịnh quý mến!
    Vườn tiêu kinh doanh nhà tôi đang vào chắc hat, tôi muốn nâng tỷ trọng hạt thì phải phối trộn như thế nào là phù hợp cho nọc 5kg/trụ ?
    Rất mong ý của anh và cộng đồng.
    Chúc anh và cộng đồng sức khỏe !

  309. Xin chào cộng đồng! Xin mọi người cho em hỏi hiện nay tiêu nhà em đang còn non mà có hiện tượng rụng trái non tương đối nhiều, nhiều khi ra vườn nhìn thấy rất chán nản, xin mọi người chỉ cho em cách khắc phục, em xin cảm ơn!

    • Sao không thấy các cao thủ trồng tiêu trả lời giúp bạn @Hồ Tiến Vương vậy?
      Hồ Tiến Vương ơi, bạn thật làm khó cho những cao thủ này quá.

    • Không phải bạn @Hồ Tiến Vương làm khó, mà nội dung bạn muốn hỏi lại là ưu điểm nổi trội của phân sinh học biosol+biogel, trên trang này đã nói nhiều lắm rồi nhưng bạn ấy quá lười, không chịu tự đọc mà chỉ muốn hỏi.
      Chúng tôi cũng chán nản vì không muốn lặp lại quá nhiều lần về một vấn đề, cũng là cách muốn giúp bạn ấy cần phải tự đọc để nâng cao hiểu biết của chính mình vậy !

    • Bạn @lê thanh tú à !
      Chúng tôi không dám nhận là “cao thủ trồng tiêu” như bạn gọi đâu. Chúng tôi được học tập đào tạo chuyên ngành cũng như nhiều bạn khác, may mắn hơn là gia đình có trồng tiêu nên chúng tôi có điều kiện kết hợp lý thuyết nhà trường với kinh nghiệm trồng tiêu của gia đình mình. May mắn nữa là nhờ diễn đàn giatieu.com có nhiều bác lão nông khả kính như các bác Hoàng Văn Lập, Nguyễn Vịnh, Trịnh Văn Ba, tieuphong, tiêu lép, Thắng Lợi,… các bạn Trang BP, Châu Phong, Thanh Hà, Ngok, Trung Anh, Đổ Thành Trung, … đã chia sẻ kinh nghiệm thêm mà với chúng tôi là những bài học trồng và chăm sóc tiêu sâu sắc, vô giá… Bên cạnh chính là những câu hỏi, thắc mắc, yêu cầu của các bạn cũng đã cung cấp thêm nhiều bài học thực tế cho chúng tôi mà không sách vở nào có được.
      Chỉ tiếc là sau khi chúng tôi tư vấn, không rõ các bạn đã thực hiện thành công hay thất bại, hầu như các bạn ít khi phản hồi kết quả nên chúng tôi rất khó để đúc kết những gì đã chia sẻ. Giá như các bạn hiểu được điều này…!
      Cám ơn bạn đã giúp tôi có cơ hội để bày tỏ vài cảm nghĩ của mình !

  310. Cho mình hỏi xí, nếu đổ gốc phân biogel + tricho thì có nên tưới cho đất ướt k vậy! Mình đổ gốc xong mình tưới tiêu luôn không biết có làm phân loãng đi k? Thân!

    • Bạn cần hiểu: việc tưới cho đất ướt không phải vì tricho hay vì phân mà cây phải có nước mới hấp thụ được phân. Khi sử dụng phân sinh học như biogel thì bạn không lo bị loãng vì quá nhiều nước mà chỉ ngại tốn công hoặc lo tiêu bị úng thôi !

    • Có sự khác biệt cơ bản là phân hữu cơ không bị bay hơi như phân vô cơ.
      Bạn nên pha nhiều nước cho cây dễ hấp thụ.

  311. CHo em hỏi. Bây giờ tiêu nhà em mới được nửa trụ mà có hiện tượng lá bị vàng, rể có hiện tượng bị sưng. Giờ em phải làm sao ạ.

    • Khả năng tiêu đã bị tuyến trùng tấn công rễ làm vàng lá. Đổ thuốc có hoạt chất carbosulfan như Marshal, Amitage,… và phun bón lá sinh học để trợ sức tạm thời cho tiêu. Chú ý, tuyệt đối không sử dụng các loại phân hóa học khi rễ đang bị tổn thương.
      Xử lý xong, sử dụng các loại phân vi sinh vật để kích cho ra rễ mới và các loại phân hữu cơ ủ hoai, phân vi sinh hay phân sinh học giúp tiêu mau hồi phục, sau đó mới tiến hành chăm sóc bình thường.

  312. Chào cộng đồng tôi tham khảo giá tiêu thấy phản hồi về bộ đôi sp Ấn Độ này rất tốt, tôi sẽ sử dụng phân này kết hợp với phân bò ủ hoài nhà có sẵn để dùng cho tiêu mà không cần dùng đến sử dụng phân thuốc hóa học nữa.

    • hì ! Giờ bạn mới biết, nhà mình xài gần 3 năm nay rồi !

    • Chào Van Chuong mình mới dùng gần năm nay thôi nhưng kết hợp thêm ít hóa học, năm nay mình định không dùng đến hóa học nữa mà hoàn toàn là sinh học. Bạn áp dụng chưa có thể chia sẻ cách dùng của bạn cho mình tham khảo thử cảm ơn nhé.

    • Chào bạn, mình mua sản phẩm này trên chú Ri, ở Km 8, QL 27. Chú tư vấn cho mình cách sử dụng sản phẩm này và cách chăm sóc phòng bệnh cho tiêu tích cực nhiệt tình lắm, có gì là mình chạy lên chú tư vấn liền.
      Ra Tết mình còn sử dụng kết hợp thêm humic để tăng dung trọng tiêu, thấy hạt tiêu cũng bóng mẩy được lắm.
      Nhà mình chưa thu hoạch đại trà.

  313. Xin chào bác Vịnh mấy chú, mấy bác vả anh chị trên diễn đàn!
    Cháu tưới phân Biogel cho tiêu sau khi tưới nước 1 ngày bằng cách hòa loãng vào phuy 200l và dùng máy phun thuốc nhưng thấy lâu và tốn điện quá. (Thường thì 1000 gốc ở nhà tưới nước hơn 2 ngày và tưới phân cũng mất 2 ngày từ 7h sáng tới 8h tối) Mọi người có cách nào để rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng phân nước không ạ? cháu tính lắp bồn hòa phân trên cao rồi dẫn tưới nhưng chi phí cao quá. Cháu mới lập gia đình ra riêng nên còn khó khăn về tài chính. Kính mong mọi người giúp đỡ cho ý kiến!
    Cháu xin chân thành cảm ơn!

    • Tại sao không kết hợp phân đổ gốc biogel chung với tưới giữ ẩm luôn mà phải cách 1 ngày sau ?

  314. Chào @Hoàng!
    Em không tưới kết hợp bón phân được vì em sử dụng chung giếng khoan với người khác, và bơm giếng khoan lớn quá. Em chỉ có 1 mình nên tưới không là đã đủ bở hơi tai rồi. Ở em nguồn nước khan hiếm lắm, 5 nhà sử dụng chung 1 giếng nên em chỉ được dùng 2 ngày thôi (12 ngày em tưới 1 lần). Em mới lập gia đình, ra riêng nên chưa có điều kiện nhiều… Lỡ mê cây hồ tiêu nên trồng nhưng chưa chủ động được vật chất.

    • Khoảng cách giữa 2 lần tưới quá xa có thể làm đất khô và cháy rễ tơ. Nếu bón phân hóa học lúc này sẽ làm cây tổn thương thêm, thậm chí có thể gây chết cây. Cố gắng nghĩ cách bón phân tưới nước sao cho phù hợp với mình và có hiệu quả là được. Xin chia sẻ khó khăn hiện nay của bạn.
      Mình gợi ý 1 cách kết hợp: bạn hòa loãng 1 hộp biogel trong can 20 lít nước, sau đó đưa ra vườn đổ 1 lít nước phân chia đều cho 5 gốc tiêu rồi tưới nước lên.
      Bạn cẩn thận vì tưới nhiều nước có thể khiến tiêu bung cựa non. Nên tưới ít và giữa 2 lần tưới ngắn lại đỡ hại rễ !

  315. Chào anh @Duy Duy
    Anh có thể tự chế cho mình cái van châm phân để sử dụng.
    Không lẽ lên net nhiều mà anh không biết điều này !

  316. Xin chào diễn đàn gia tiêu. Cho mình hỏi nhà mình có 5 sào trồng cà phê năm nay cà phê rẻ quá mà chặt bỏ để trồng mới. Vì kinh tế gia đình khó khăn nên dự tính, cưa bớt chồi trồng cây gòn vào rồi trồng tiêu lươn tiêu lươn ra ác thu hoạch cà phê rồi cưa bỏ có được không ? Xin cộng đồng giatieu tư vấn mình với. Cám ơn. Kính chúc mọi người sức khỏe.

    • Tỉa bớt cành cà phê phía để trồng cây gòn để vừa chăm tiêu vừa chăm cà phê cho tới thu hoạch là lựa chọn khá hợp lý. Mình ủng hộ cách làm này. Chúc bạn thành công !

  317. Cám ơn bạn Châu Phong : hiện nay minh đang đào hố phơi đất, dự tính rắc vôi và trộn một ít thuốc basudin xuống hố để khử trùng và kiến, có hợp lý không ? Trước khi trồng mình trộn 3 xẻng phân bò đã ủ, cách làm như vậy có được không ? Mình trồng tiêu chưa có kinh nghiệm, xin diễn đàn tư vấn giúp mình với cám ơn.

  318. Thân chào cháu !
    Đào hố, bón vôi, đảo đất – phơi đất ải… Rất tốt. Đưa thuốc xuống lúc này là thừa, đã là thừa thì không tốt. Vài lời chia sẻ cùng cháu !

  319. Thưa bác Trịnh Văn Ba. Cháu không hiểu là thừa ở chỗ nào, xin giúp cháu rõ hơn về khâu làm đất trồng tiêu đi ạ. Cháu cũng cho phân bò và cho thuốc xuống trước khi trồng mà…

    • Chào Canh, bác Ba nói thừa là thừa ở chỗ rắc thuốc hạt đó bạn. Bạn dùng vôi là đã sát khuẩn đất, tiêu diệt mầm bệnh trong đất rồi. Mùa nắng gắt này rắc thuốc làm gì, nắng cũng làm tuyến trùng tiêu hao bớt rồi. Đến khi nào trồng tiêu lúc đó bón thuốc hạt sẽ hiệu quả hơn nhé. Thân

  320. Chào chú Vịnh, chào bà con cộng đồng giatieu
    có vài vấn đề mà hiện nay nhà của cháu đang gặp phải nhưng chưa biết xử lý thế nào mong chú và bà con diễn đàn tư vấn giúp
    1. Tiêu tơ nhà cháu trồng được 1 năm hiện nay bị kiến đỏ bu khắp cây cháu đã xịt thuốc rầy liều nhẹ nhưng nó vẫn không hết
    2. trên thân có ít rệp sáp nhưng không biết dưới gốc có hay không nếu muốn ngừa rệp sáp thì cháu nên dùng thuốc gì
    3. Cháu có đổ Nokaph bột được 1 tháng rồi giờ cháu tính bỏ thêm 1 lần Basudin kèm theo là xịt Biosol sau khoảng 20 ngày thì cháu đổ thêm Biogel

    Như thế có được không hả chú? cháu có lạm dụng thuốc quá không? nghe người ta nói Nokaph trị được rệp sáp mà cháu đổ 1 gốc 300gr có bụi chết cháu nhổ lên vẫn thấy rệp sáp bám vào nên cháu mới tính bỏ thêm Basudin cho chắc ăn
    Cảm ơn hồi âm của chú và cộng đồng giatieu

  321. Chào cộng đồng cho mình hỏi tiêu nhà trồng đc năm rưỡi trên trụ cây muồng lên được 3 m năm vừa rồi tiêu ra trái cho nên cây không được sung và ra nhánh. Vậy đổ Biosol, Biogel có được không. Mong mọi người đã dùng rồi cho mình biết với. Xin cảm ơn.

    • Biogel+Biosol là phân bón sinh học hỗn hợp nhiều thành phần.
      Còn tiêu của bạn đang cần gì?

    • Biogel+Biosol dùng để hồi phục cây sau thu hoạch tốt hơn vì không gây hại rễ do có thời gian bị thiếu ẩm. Tuy nhiên bạn cần chú ý lượng nước pha loãng, chỉ cần vừa đủ ẩm để chuẩn bị bước vào giai đoạn hãm nước làm bông.

  322. Chào cộng đồng giá tiêu
    Trước nay tôi vẫn dùng phân hóa học nhưng gần đây tiêu tôi chết nhiều quá nghe bà con giới thiệu website này tôi lên tham khảo thì thấy rất hợp lý và áp dụng trồng tiêu. Tôi cũng đã tham khảo về sản phẩm Bio này về nguyên tắc bón phân thì tôi cũng hiểu mình phải xem lá tiêu để biết khi nào cần bón phân. Nhưng qua sản phẩm Bio này tôi nghĩ thế này không biết có hợp lý không nếu sai mong được góp ý để hoàn thiện vì cuộc sống là phải học hỏi đúng không. Thà biết sai để sửa còn hơn cả đời không biết mình sai.
    Về Biogel tôi tính pha loãng hơn liều lượng của nhà sản xuất và anh em trong diễn đàn và cứ mỗi tháng tôi tưới phân này 1 lần (tiêu tôi mới kiến thiết lại năm 1 thôi và sử dụng tưới nhỏ giọt nên áp dụng bón phân rất dễ dàng) theo tôi nghĩ như vậy sẽ không gián đoạn đến quá trình hấp thu và phát triển của vây, cũng không sợ mất phân của cây.
    Mong đươc anh và cộng đồng góp ý kiến nhiệt tình để tôi học hỏi thêm kinh nghiệm vì xưa giờ toàn dùng hóa học. Chân thành cảm ơn.

    • Phân hữu cơ thất thoát trong quá trình sử dụng thường không đáng kể nên có thể chăm bón theo cách phù hợp với điều kiện riêng của vườn rẫy nhà mình mà không rập khuôn máy móc. Phân biogel hòa loãng tưới theo nhỏ giọt cũng đã nhiều bạn áp dụng rồi, miễn sao phù hợp với định tính và định lượng được tư vấn đều đạt hiệu quả.
      Trường hợp của bạn không cần quan tâm đến lượng nước nhưng phải chú ý đến số lượng cây được bón để cân đối.

  323. Chào Bác Vịnh
    Cho em hỏi dùng nước thải + xác từ hầm biogas tưới cho tiêu có thay cho lượng phân chuồng bỏ hàng năm được không, có nguy hiểm gì không ?
    Hằng năm vẫn phun xịt tricho dạng viên 3 lần trên đất trồng.

  324. Chân thành cảm ơn bạn Trung Anh đã bổ sung kiến thức làm tiêu cho mình trong hai câu hỏi vừa qua. Thực sự chỗ mình ko có hai loại phân này mình phải đi 50km mới mua được. Chiều mình tiến hành đổ biogel sau một tuần mình phun thêm biosol như vậy có được không mọi người cho xin ý kiến . Thân chào và chúc cộng đồng sức khỏe và nhiều niềm vui.

    • Tại sao chiều nay đổ biogel sau 1 tuần mới phun thêm biosol mà không phun ngay?
      Do phân bón qua rễ tác dụng chậm nên dùng phân bón lá dể giải quyết cấp thời nhưng bạn làm ngược lại là sao?
      Bạn cố gắng nâng cao hiểu biết để sử dụng các loại phân bón đạt hiểu quả hơn !

  325. Xin chào cộng đồng giá tiêu
    Tôi thấy các anh vẫn thường bảo nếu chỉ sử dụng Biogel – Biosol thì phài dùng liều lượng gấp 3 tôi cũng hơi thắc mắc, nếu tăng lượng phân lên trong 1 lần bón (vd thường 1kg tưới 100 gốc bây giờ 1kg chỉ tưới 35 gốc vậy nó có quá liều lượng ảnh hưởng đến cây không). Nếu không ảnh hưởng thì với lượng phân tăng như thế cây có hấp thụ hết được không? Nếu tăng lần bón lên nếu không có hệ thống nhỏ giọt thì mất công quá. Tôi hỏi cũng hơi ngố vì xưa giờ toàn xài hóa học muốn chuyển qua hết hữu cơ mà vẫn còn bỡ ngỡ quá. Rất mong được cộng đồng góp ý.
    Chân thành cảm ơn nhiều.

    • Dùng phân hữu cơ sinh học không sợ quá liều như hóa học mà chỉ sợ lãng phí. Làm nông đừng ngại tốn công thì bạn mới thành công. Hiệu quả của việc tưới nhỏ giọt với tiêu chỉ là tương đối chứ không phải là giải pháp tuyệt hảo.
      Muốn bớt lo thì bạn cần phải nâng cao năng lực quan sát như bác Nguyễn Vịnh hay nói: nhìn sắc thái cây thì phải biết cây cần gì, no hay đói để cho ăn !

  326. Mong giatieu.com sau này có một bài hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng phân bón lá của từng giai đoạn cuả tiêu. như kiến thiết cơ bản nên dùng phân bón lá hàm lượng như thế nào… Xin chân thành cảm ơn

    • Mong muốn của bạn khá hợp lý nhưng rất khó định lượng vì rất nhiều vấn đề. Có thể cùng xịt 1 lần nhưng hiệu quả của ông hàng xóm cao hơn mình là do đầu phun, lực nén, tỷ lệ pha trộn, thời điểm xịt, cách xịt,… Đặc biệt là theo từng loại phân bón lá, bón gốc khác nhau nữa.
      Nói chung xịt phân bón lá khoảng 20-25 ngày/lần theo liều chỉ định là ok.

    • Không dễ đâu, đặc biệt với những loại phân trên bao bì ghi zậy mà không phải zậy !

  327. Cảm ơn @Trung Anh
    Vấn đề là sợ lãng phí đó Trung Anh ah, vì biết rằng phân hữu cơ không như hóa học quá liều, còn nhân công nếu mình làm vài hecta thì sử dụng nhân công thường xuyên quá tốn kém. Dẫu biết rằng vạn sự bất nhất nhưng mà vẫn không thể không băn khoăn.
    Chúc @Trung Anh sức khỏe, chân thành cảm ơn

  328. Kính chào cộng đồng giá tiêu.
    Hiện nay mùa khô đọt tiêu phát triển rất nhỏ, tôi đã bón Biogel và xịt Biosol rồi nhưng ngọn tiêu vẫn không mập lên lại được. Vậy nếu giờ tôi bón phân bò đã ủ hoai mục + Trichoderma + Vôi + Lân + Biogel thì lượng phân đó có giúp ngọn tiêu phát triển mập lên lại được không? Hay phải đợi mưa xuống thì tiêu mới phát ngọn mập lại, nếu vậy bón số lượng phân này vào giai đoạn nào là hợp lý. Cảm ơn cộng đồng hồi đáp.

    • Phân hữu cơ ủ hoai có thể bón quanh năm, nhưng tốt nhất là bón sau thu hoạch hay vào đầu mùa mưa. Muốn tiêu phát triển mạnh vào mùa khô bạn cần phải tưới nước đầy đủ theo nhu cầu cây cần !

  329. Chào cộng đồng, khi phun biosol lên lá thì mình có phải cần tưới ẩm đất cho cây dễ hấp thu phân hơn không. Vì bây giờ đang vào thời kỳ hãm nước, xin mọi người cho ý kiến và chia sẻ.
    Xin cảm ơn mọi người.

    • Đang vào thời kỳ hãm nước thì ngưng tất cả mọi việc chăm bón, tưới tắm cho tiêu.
      Bất đắc dĩ mới xử lý thuốc sâu bệnh nếu xét thấy thật cần thiết…
      Phun bón lá nhằm mục đích gì vào lúc này vậy?

  330. Chào bác Nguyễn Vịnh và Cộng đồng mạng. Tôi mới tập trồng cây hồ tiêu, nên cũng chưa có kinh nghiệm lắm, hiện nay tiêu nhà tôi đã được 8 tháng kể từ khi trồng, nhưng không hiểu vì sao mà lá tiêu non lại có màu vàng ngà, lớn hơn một tí thì có những đốm trắng như hình :
    Tôi không hiểu là cây tiêu bị bệnh gì hay thiếu chất gì, vì vậy tôi rất mong mọi người chia sẽ và hướng dẫn cách để phục hồi cho cây tiêu được hiệu quả.
    Xin cảm ơn.
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/04/phamvanhai1.jpg
    >> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2016/04/phamvanhai2.jpg

    • Tiêu tơ bị nhện đỏ chích hút lá non và thiếu trung-vi lượng, chủ yếu là thiếu magiê. Có thể xử lý bằng cách phun sinh học biosol kết hợp thuốc diệt côn trùng, pha riêng xịt chung vào lúc chiều muộn liên tiếp 2-3 lần sẽ khỏi.
      Tăng cường bón lân Văn Điển hay trung vi lượng loại giàu chất magie.

    • Hầu như tới 98% tiêu của bà con trồng đều bị như vậy !
      Đơn giản là do đất đai thoái hóa, xói mòn, thiếu chất… đặc biệt là đất bazan đỏ thường nghèo chất magie…!

  331. Tiêu của bác không có vấn đề gì cả. Biểu hiện này là thiếu magie bác mua lân văn điển hoặc mua magie phun trực tiếp lên lá

  332. Các bác cho em hỏi vườn tiêu của em thiếu nước trầm trọng, trời mới mưa xong nhưng vườn tiêu giờ rất vàng và có hiện tượng rụng đốt. Các bác cho em lời khuyên để cứu vườn tiêu.

  333. Xin diễn đàn cho em hỏi. Tiêu em hãm nước rồi, hôm nay em tưới ướt đẫm ngày mai em tính đổ biogel + tricho và phun biosol có được không. Xin diễn đàn cho em lời khuyên, cảm ơn diễn đàn.

    • Được, Nhưng tại sao bạn không đổ biogel + tricho ngay lúc tưới cho nốt công rồi phun biosol luôn mà phải để qua ngày mai?

  334. Tưới đẫm mà tưới bét thì không sao, chứ tưới dí mà tưới đẵm bỏ phân sẽ đi xuống âm phủ, đất đang khô. Qua ngày mai bỏ không hay hơn à. vừa tưới vừa bỏ phân chộn rộn cả lên…

  335. Bà con lưu ý:
    1. Nếu có mưa chưa đủ làm tiêu cựa mình, vẫn còn trạng thái ngủ nên chờ thêm những cơn mưa lớn cho thật thấm đất, không nóng vội.
    2. Mưa làm tiêu cựa mình, dấu hiệu thật rõ ràng mới tưới theo cho thật đẫm, chấm dứt giai đoạn hãm nước để bắt đầu quá trình làm bông vụ mới.
    2. Tùy theo thực tế của mỗi vườn hoặc theo quy trình làm bông những năm trước để áp dụng. Trường hợp riêng lẽ có thể trao đổi thêm trên diễn đàn.
    3. Với tiêu con, tiêu tơ, bón ngay vi nấm đối kháng tricho đẻ phòng bệnh và rải vôi để cải thiện độ pH đất.
    Lưu ý: Nên hạn chế sử dụng hóa học, ưu tiên hữu cơ, sinh học, để khỏi gây tổn hại cho rễ tơ mới hình thành sau khi có mưa. Đặc biệt, cần giảm lượng đạm xuống mức tối thiểu, tăng lượng lân, kali và các trung-vi lượng để tiêu kinh doanh phân hóa mầm hoa mạnh mẽ hơn.
    Những trao đổi riêng tư xin gửi qua email: nguyenvinh@giatieu.com
    Thân

  336. Xin chào chú Vịnh ! Con trồng tiêu xen trong cà phê nên hãm nước rất khó. Vừa rồi mưa nên con đã tưới theo, con đã bón hai lần phân cá có thêm biogen, một lần biosol, một lần kali đỏ một cây môt lạng. Bây giờ một số trụ đã ra bông nhưng còn một số trụ chỉ thấy lá non không thấy chuổi. Giờ con định xịt KNO3 liệu có ra hoa được không chú hay phải sử lý như thế nào mong chú hồi âm sớm giùm. Cháu cám ơn chú, chúc chú và gia đình luôn mạnh khỏe !

    • Bạn đã xử lý không phù hợp nên tiêu ra nhiều lá ít chuỗi, tham khảo ý kiến của Bác Vịnh ở trên sẽ rõ hơn. Giờ bạn phun biosol liên tục tuần/lần may ra các chất điều hòa sinh trưởng như auxin, GA3… có thể giúp cải thiện được.
      Hình như năm ngoái bạn cũng làm vậy và anh @Châu Phong đã góp ý rồi, nhưng có vẻ bạn không quan tâm nên kết quả năm nay vẫn không thay đổi được gì !

  337. Chào Tuấn, mình nghĩ khi làm bông không nên bón đạm mà bạn lại bón đạm cá rất giàu đạm thì đương nhiên nó ra lá nhiều là đúng rồi. Giờ khắc phục chỉ dùng biogel-biosol để thúc ra hoa. Chúc thành công.

    • Mục đích giảm đạm tối đa nhằm tạo sự mất cân đối về dinh dưỡng để làm bông. Trong trường cụ thể này là đã thừa đạm. Nếu sử dụng siêu lân, siêu kali hay KNO3 đều vẫn có nhiều đạm (N). Các bạn cần cân nhắc, thận trọng…!