Phân đạm, những điều cần biết

, Khuyến cáo, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 36

phan damBón phân là việc làm thường xuyên của nhà nông. Làm quanh năm, lâu dần trở thành thói quen, trở thành kinh nghiệm. Nhưng do nhận thức chưa đầy đủ nên còn gây ra những thất thoát, lãng phí rất đáng tiếc. Giatieu.com đưa ra một số nhận thức và kinh nghiệm sử dụng đạm cho cây tiêu ở mọi giai đoạn cần thiết để tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng đạt hiệu quả cao.

>>  Hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng thực vật

>> Kinh nghiệm phân biệt và chọn mua phân hóa học đúng chất lượng

Đạm – dưỡng chất thiết yếu

Trong 13 loại dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng thì đạm đứng vị trí hàng đầu về lượng hấp thụ với tầm quan trọng cao nhất, chiếm 2-3% tổng vật chất khô của cây trồng. Mỗi năm, cả nước sử dụng trên 2 triệu tấn đạm urê, đây là loại đạm dễ sử dụng vì không làm thay đổi tính axit, bazơ của đất; riêng vùng Nam bộ là hơn 1 triệu tấn.

Tuy nhiên đây lại là loại phân bón dễ thất thoát, đặc biệt qua con đường bay hơi khiến lượng đạm cây trồng hấp thụ được chỉ từ 30 – 40 % lượng cung cấp. Việc sử dụng phân đạm sao cho hiệu quả, tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường là quan tâm hàng đầu của tất cả bà con nông dân nói chung và người trồng tiêu nói riêng.

Khi đạm vào trong cây sẽ được tổng hợp để giúp tạo thành các loại protein từ đơn giản đến phức tạp, hay còn gọi là chất thịt, thành phần cơ bản của cơ thể sống. Nó tham gia vào cấu tạo của axit nucleic và có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể cây trồng.

Ngoài ra, đạm còn là thành phần của diệp lục tố tạo nên màu xanh cho lá cây, đây chính là yếu tố thiết yếu giúp thực vật quang hợp, biến đổi năng lượng của ánh sáng để chuyển đổi nước và cacbonic thành đường bột, nuôi sống toàn thể giới động vật.

Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng.

Bón thiếu phân đạm, cây sẽ sinh trường còi cọc, lá già toàn thân biến vàng, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ.

Bón thừa phân đạm, cây trồng sẽ lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ bị đổ ngã, chậm ra hoa và khó đậu quả. Mặt khác, thừa đạm làm tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh do cây thiếu sức đề kháng, lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các loại côn trùng và nấm bệnh gây hại.

Hiện nay, nhà nông học khuyến cáo chỉ sử dụng phân đạm với liều lượng vừa đủ, tránh hiện tượng dư thừa, làm một số nông dân hiểu nhầm đây là chất độc khi bón quá mức cần thiết. Cần phải khẳng định phân đạm không phải là chất độc, các bất lợi xảy ra khi bón thừa đạm đều do cây “quá bổ”. Tiêu dài lóng, tay mềm, dễ bị gãy tay khi gặp gió lớn.

Thất thoát đạm và cách hạn chế

Đạm urê dùng để bón cho cây (NH2)2CO thường là chất rắn màu trắng, dễ tan trong nước, chứa khoảng 46% N. Khi gặp nước, urê sẽ bị thủy phân tạo thành đạm amôn (NH4), là loại đạm cây dễ hấp thu. Tuy nhiên, khi cây không hấp thụ kịp, amôn nhanh chóng bị enzym phân giải thành amôniac (NH3) và bốc hơi có mùi khai. Bên cạnh đó, đạm urê còn bị phản nitrat hóa, tạo thành oxit nitơ và bay hơi. Đây là 2 con đường bay hơi gây thất thoát chủ yếu khi sử dụng đạm.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thất thoát như nhiệt độ, độ ẩm, độ pH của đất… Vào lúc thời tiết nắng nóng, lượng đạm bị thất thoát trong một ngày có thể lên tới 50 %.

tuoi tu dong ho tieuĐể tránh thất thoát khi bón urê cho tiêu, nên áp dụng cách bón lấp. Tuy nhiên, cách này rất mất thời gian, công sức và trong thực tế cách này rất ít được áp dụng. Các biện pháp như bọc phân đạm trong các chất khác cũng có một số hiệu quả nhưng chưa cao.

Chia lượng phân đạm cần bón ra làm nhiều lần để bón là cách sử dụng hiệu quả nhất. Theo khuyến cáo của nhà nông học, bón đạm nói riêng và phân khoáng nói chung cho cây tiêu nên chia làm nhiều lần, không chỉ giúp cây thường xuyên có phân để hấp thu mà còn khỏi bị “sôc” vì tiêu là loại cây khá mẫn cảm. Ngoài ra, có thể bón đạm trực tiếp cho tiêu bằng cách :

-Hòa tan phân đạm trong nước với tỷ lệ 5 phần ngàn để tưới cho tiêu qua hệ thống tưới tiết kiệm.

-Hòa tan phân đạm với tỷ lệ 1,5 – 2 phần trăm để phun trực tiếp lên lá cây vào sáng sớm hay chiều mát.

Giatieu.com (St)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
36 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Trước kia tôi bón phân cho cà phê, tiêu. Mỗi lần bón rất ít chỉ bắng nửa người khác, ai cũng cũng cười. Cà phê trong mùa mưa bón từ 4 – 5 lần còn tiêu thì không tính lượt mà bón theo từng cây. Còn theo bài báo nói là phun phân đạm. Theo tôi hầu hết các loại cây thời kỳ nào cũng cần đủ chất “đa trung, vi lượng” đã mất công phun lá thì phun những loại phân chuyên phun lá.

    • Chào bạn.
      Cười là một tính cách của người Việt, vừa thể hiện tính lạc quan nhưng cũng là một bản năng. Chỉ có người Việt mới có lối CƯỜI TRỪ. Cười để che dấu cái dốt, cái lạc hậu của mình mà tưởng là mình hơn người, hay thậm chí cười mà không hiểu vì sao mình cười. !

  2. Sao phun lá thì hòa loãng 2% trong khi tưới gốc chỉ có hòa 5 phần ngàn. Đúng ra thì phải hòa 5% chứ nhỉ.

    • Chào @Sáng_tiêutơ
      Ví dụ bạn hòa để tưới gốc giữ ẩm cho tiêu khoảng 10 lít/trụ và xịt lên lá khoảng 1 lít/trụ. Bạn tính tỷ lệ hòa loãng theo khuyến cáo và lượng sử dụng cho 1 trụ xem thử thì bạn sẽ hiểu ngay.

  3. Cảm ơn Trang BP đã chữa cháy. Vì có điều kiện cần mà không thấy điều kiện đủ. Nếu mình vẫn xịt lá và tưới gốc cùng 1lít/trụ thì lợi bất cập hại. Thân

  4. Chào bác Nguyễn Vịnh. Cho cháu hỏi hiện nay thấy nhiều người khuyến cáo nên sử dụng phân đạm chậm tan. Bên cạnh đó lại có loại phân NPK dạng nước. Vậy để dùng cho cây công nghiệp thì cháu nên chon loại nào? Cháu cảm ơn bác.

    • Thị trường phân bón rất đa dạng chủng loại, thành phần. Lời khuyên đúng đắn nhất là bạn căn cứ vào nhu cầu của cây, uy tín của thương hiệu và chất lượng của sản phẩm được công bố rõ ràng, minh bạch, chứ không dựa vào cái sự “nổ” của quảng cáo.
      Sử dụng phân dạng nào cũng có ưu điểm của nó hết, quan trọng là biết cách dùng tùy theo loại. Còn nông dân như rơi vào mê hồn trận bát quái của nhà sản xuất. Cách tốt nhất là chia sẻ kinh nghiệm để dùng với bà con chung quanh mình…

  5. Mình cũng bón phân ure cho cà phê cứ mưa xong là mình bón nên phân tan ngay. Nhưng xin hỏi khi phân đã tan rồi mà mấy ngày sau trời nắng, không mưa như vậy phân có bị bốc hơi không có cần tưới không?

    • Mưa xong là bón nên phân tan ngay, có nghĩa là hơn 90 % phân đã bay hơi trong lúc tan rồi chứ không cần phải đợi mấy ngày sau đâu bạn à !
      Bạn cần phải bón phân trước lúc trời mưa.

  6. Chú Vịnh cho cháu hỏi tiêu cháu bị chết nhanh nhưng lá có dấu hiệu thừa đạm, nên xử lý như thế nào?

    • Thừa đạm thì bón vôi, chết nhanh thì đổ thuốc…
      Chứ còn cách nào khác nữa..?!

    • Chào bạn lê minh vũ! bạn đã xác định đó là bệnh chết nhanh bạn kiểm tra xem cổ rễ và rễ có thối hết ko, nếu thối hết rồi chỉ còn cách nhổ bổ đi thôi. Bệnh chết nhanh rất khó chữa mà chỉ hiệu quả khi dùng tricho để phòng ngừa thôì. Còn dư đạm thì bạn lần sau bón phân giảm đạṃ, bạn nên xác định từng giai đoạn sinh trưởng của cây mà bón phân cân đối và hợp lý.

    • Cảm ơn bạn Liêm. Tiêu mình lá xanh mướt, đang bị chết nhanh. Mình bón DAP đợt trước nghi là thừa đạm nấm tấn công, giờ minh bón thêm Kali được ko ?

  7. Bác cho em hỏi. Em có bịch phân bón dạng hạt màu đỏ giống phân ure. Vậy nó là phân gì? tác dụng?
    Em cảm ơn! Em chỉ trồng cây linh tinh chủ yếu là hoa thôi ạ, thêm vài cây họ bầu bí.

  8. Chào bạn! Tiêu đang bệnh sao bạn ko lo chữa trị mà cứ lo đổ phân vậy.
    Nếu thấy biểu hiện trên cây thiếu kali thì bạn bón kali, nhưng theo mình bạn nên bón phân cân đối có đầy đủ các thành phần đa, trung và vi lượng cho tiêu thì tốt hơn. Bón phân đơn như bạn đang làm sẽ thừa cái này thiếu cái kia, mất cân đối dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng cuả tiêu.

  9. Chào các bác,
    Xin hỏi các bác có kiến thức và kinh nghiệm về phân urê bón cho rau như : Rau cải, rau muống, rau khoai, rau dền … (bón vào gốc hoặc phun trên lá) sau bao nhiêu ngày thì rau mới thu hoạch được bà dùng rau một cách an toàn, không có lương dư của phân . Hiên nay mua rau vẫn sợ dư lượng của phân và thuốc. Xin chân thành cảm ơn các bác.

    • Xịt urê trực tiếp chắc chắn sẽ có dư lượng nitrat vô cơ rất nhiều. Các loại rau ăn lá nên xịt phân sinh học hữu cơ, vừa rất hiệu quả mà rau củ cũng an toàn hơn. Tùy thuộc vào loại phân sinh học hữu cơ bạn tin cậy, lựa chọn, mà có thể không cần thời gian cách ly.

    • Chào cháu Hoàng Minh Đồng !
      Muốn rau sạch, ngon, năng suất cao, an toàn, giá thành thấp, cháu hãy dùng phân sinh học tổng hợp Biosol – biogel – lâu nay chú vẫn sử dụng riêng cho rau ngót. Cho dù chỉ là trồng xen 1 phần nhỏ trong vườn hồ tiêu nơi đất dốc nhưng vẫn thu mỗi năm từ 25 => 30 triệu đồng. Năm nay mưa nhiều rau đắt chắc được nhiều hơn ! Tránh dùng phân hóa học cho rau.
      Dùng 1 thời gian cháu sẽ thấy thích.
      Thân chào !

  10. Mình bón phân cho lúa (dùng ure vàng) giờ bị thừa phân. Sợ cây lúa sẽ bị đổ ngã. Không biết phải làm gì để giảm bớt lượng phân thừa trong cây lúa để tránh đổ ngã.

  11. Chào bạn !
    Bạn cho mình hỏi pha Urê như thế nào để ra được dung dịch 1,5% với 5 phần ngàn? cám ơn !

    • Bạn tính đơn giản như vậy :
      – 1,5% là pha 1,5 kg ure với 100 lít nước.
      – 5 phần ngàn là pha 5 kg ure với 1000 lít nước (hoặc 0,5 kg với 100 lít nước)

    • Có thể gây cháy lá và cành non, vì lượng bón phân urê 1 lần như vậy là quá nhiều !

  12. Bạn vui lòng tham khảo theo link này:
    >> http://giacaphe.com/11535/cach-tinh-ra-so-luong-phan-don-can-thiet-de-bon/
    >> http://giacaphe.com/6964/phoi-tron-phan-don-de-bon-cho-ca-phe/
    Đặc biệt, đọc kỹ phần thảo luận của cộng đồng để rút ra bài học kinh nghiệm, tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc mà bạn đang gặp phải. Nếu có vướng mắc, vui lòng phản hồi để làm sáng tỏ.
    Giatieu.com !

  13. Xin chào cộng đồng giatieu.com
    Vì em xài đtdđ nên tìm đường link nhân sinh khối tế bào nấm không thấy, mong mọi người giúp đỡ cho em xin. Em cám ơn trước.

  14. Bạn gõ từ khóa.. “cách nhân sinh khối nấm trichoderma tại nhà” là đủ thông tin kỹ thuật để tham khảo…

    • Không phải ai cũng nhân sinh khối nấm thành công, làm gia tăng mật số nấm. Vì nhân trong điều kiện tự nhiên chứ không phải trong môi trường vô trùng được kiểm soát chặt chẽ. Phần lớn chỉ mới kích hoạt nấm phát triển, sinh khối lên trắng nhưng không biết sẽ để lại được bao nhiêu số bào tử nên không kết luận được.
      Mình chỉ biết nếu ai cũng nhân thành công dễ dàng thì sẽ không có nhiều hãng sản xuất nấm ra đời…!

    • Thiếu ánh sáng thì lá cây sẽ không quang hợp được để chuyển hóa các loại phân bón thành chất dinh dưỡng để nuôi cây, cho nên cây bị cớm thường sinh trưởng chậm.

  15. Ví dụ định kì bón đạm cho cây 7 ngày là 100g mà mình lại chia đều lượng phân ra 10g bón mỗi ngày thì bị gì ạ.

    • Bị thừa phân chứ bị gì !
      Hình như bạn nói nhầm ý mình muốn hỏi.

    • Chia làm nhiều lần bón sẽ không bị hao hụt vì phân bay hơi nhưng lại tốn công.
      Cần tính toán thật kỹ để tránh lãng phí !

Gửi phản hồi mới

(?)