Phát triển chanh dây theo hướng bền vững
Cây chanh dây (Passiflora Incarnata Lour) được nhập nội và trồng tại tỉnh Đăk Nông từ năm 2007, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Tuy nhiên, do phát triển tự phát đã bộc lộ nhiều hạn chế. Để ổn định diện tích và phát triển chanh dây theo hướng bền vững, Đăk Nông đã và đang đề ra nhiều giải pháp thiết thực.
Việc trồng chanh dây tại Đăk Nông đã đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, qua đó, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ dân. Trong thời điểm từ đầu năm 2009 đến tháng 7 năm 2010, chanh dây phát triển mạnh tại các vùng Đăk R’Lấp, Đăk G’Long và ven thị xã Gia Nghĩa. Tại thời điểm này, trồng chanh dây thu lợi nhuận rất cao do giá bán có lúc lên tới 9.000 đ/kg, thậm chí, với giá bán bình quân 5.000 đ/kg, người trồng vẫn thu lãi hơn 281 triệu/ha/năm.
Những năm đầu, do cầu vượt cung và vì lợi ích trước mắt, nông dân ở các địa phương đã tự phát trồng tràn lan, đưa diện tích chanh dây có lúc lên tới 1.500ha, sản lượng gần 100.000 tấn. Từ đây, tại Đăk Nông cũng đã hình thành 8 cơ sở thu mua, chế biến chanh dây, công suất mỗi kho lạnh đạt 50 tấn nước múc/1ngày, chủ yếu là sơ chế thành nước múc đóng chai.
Việc phát triển diện tích ồ ạt trên địa bàn tỉnh cùng với việc mở rộng diện tích trồng chanh dây tại các tỉnh lân cận làm cho thị trường chanh dây có tổng cung lớn hơn tổng cầu và làm cho người trồng chanh dây đã phải nếm “trái đắng”. Theo quy luật cung – cầu, đã đẩy giá chanh dây rớt đáy, từ 9.000 đ/kg xuống còn 2.000 đ/kg từ cuối 2010 đến nay. Ngoài ra, người trồng còn bị các đại lý thu mua ép giá, cùng lúc cây trồng bị dịch bệnh tấn công, gây thiệt hại nặng nên đến nay, diện tích chanh dây chỉ còn khoảng 100ha và cơ sở chế biến duy nhất tại huyện Đăk R’Lấp.
Theo Chi cục BVTV, Đăk Nông sẽ phát triển chanh dây theo hướng bền vững và ổn định diện tích toàn tỉnh khoảng 200ha. Để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ tập trung tổ chức tốt các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Trong đó, chú trọng vào công tác nhân giống chanh dây tại chỗ thay thế dần nhập khẩu nước ngoài để chủ động nguồn giống và hạn chế các loại sâu bệnh hại. Người nông dân sẽ được hỗ trợ, khuyến khích sử dụng giống tốt, chất lượng cao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm…Điều quan trọng là tạo được sự gắn kết giữa “5 nhà”… để “các nhà” “sát cánh” cùng nông dân, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi với người trồng.
5 phản hồi cho bài "Phát triển chanh dây theo hướng bền vững"
Tôi muốn trông cây chanh dây nhưng ko biết bán ở đâu nên tôi muốn hỏi là nếu tôi trồng cây chanh dây có nơi tiêu thụ ko? Tôi ở Ea Kar Đak Lak.
Kính mong giúp đỡ.
xin cảm ơn!
Nếu trồng tập trung với khối lượng nhiều thì thương lái sẽ tới tận nơi nhập. Còn nếu trồng rải rác, khối lượng ít thì chỉ bán lẽ ra thị trường thôi.
Bạn không phải lo. Có chanh dây là có người tới hỏi mua, tuy nhiên ở đó phải được nhiều. Chúc bạn thành công.
Em nghe nhiều người giới thiệu dùng phân sinh học biosol phun cho chanh dây rất tốt phải không mọi người ?
Phân hữu cơ sinh học rất tốt với các loại cây trồng nhưng phải dùng đúng cách.
Nên dùng biogel đổ gốc là chính vì cây ăn qua rễ mới căn bản. Biosol để phun lá tăng cường bổ sung những khi cần thiết như làm bông, chống rụng trái non…