Rau muống, vị thuốc dân giã

Mùa hè có nhiều loại rau khác nhau, nhưng rau muống vẫn là loại rau dân giã, dễ chế biến, dễ ăn và có thể thu hái quanh năm nhưng hễ vào dịp hè thì vẫn là loại rau thích hợp hơn cả.

Là loại rau sống thuộc vùng nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Ngoài tên gọi là rau muống còn nhiều tên Hán tự gọi khác nhau như Vô tâm thái hay Ung thái hoặc Uông thái, Thông thái, Không tâm thái…

Tên khoa học của rau muống là lpomoea aquatica Forsk, thuộc họ khoai lang, có tài liệu gọi là họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Lá rau muống hình tam giác hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím tùy theo từng giống rau muống. Quả nang, chứa 4 hạt có lông màu hung.

Đông y cho rằng, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh Tâm, Can, Tiểu trường, Đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc của nấm độc, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc, hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…

Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiểu chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai chóng mặt, đau đầu do huyết áp cao, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, tiểu tiện đục hay ra máu, trĩ, lỵ…), sản phụ khó sinh, khí hư, bạch đới, phù thũng toàn thân do thận, bí đái, tiểu đường, quai bị, chứng đẹn trong miệng ở trẻ, lở ngứa, loét da, Zona (giời leo), rôm sảy, sởi thủy đậu ở trẻ em, ong đốt, rắn giun cắn…

Nguồn Báo Nông nghiệp Việt Nam

3 phản hồi cho bài "Rau muống, vị thuốc dân giã"

Phan Phát

1/Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi:
-Trị chứng “Lở loét, Zona”: Lấy ngọn rau muống và lá cây vòi voi, cùng giã nát, đắp lên vết lở loét của bệnh Zona.
-Trị chứng “Trúng độc”: Lấy rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

2/Theo kinh nghiệm dân gian:
-Trị chứng “Say sắn”: Lấy một nắm rau muống,rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.
-Trị chứng “Sưng quay bị”: Lấy 1 bó rau muống tươi, rửa sạch, luộc chín, ăn cả nước lẫn cái. Ăn vài lần là khỏi.

3/Theo “Nam dược Thần Hiệu”:
-Trị chứng “Phụ nữ bí tiểu tiện”: Lấy một nắm to cọng rau muống, giã nát đắp vào rốn sẽ đi tiểu được. Rất kiến hiệu.

bá Lương

Để được tư vấn những việc cần tế nhị, bạn có thể gửi email hay điện thoại cho anh Phan Phát.
Admin.

joshep quý

Rau muốn tuy rất tốt nhưng chứa nhiều kali, ăn quá nhiều dẫn tới thừa kali gây vọp bẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *