Rệp sáp tên vô lại ! (Phần II)

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 31

Trồng lạc dại che phủ vườn tiêu ở Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Bấy lâu nay chúng ta đã mắc một sai lầm lớn vì không ý thức được rằng lợi ích lớn nhất của côn trùng chính là loài ăn thịt côn trùng.

>> Phần I: Rệp sáp tên vô lại !

Nhiều loài côn trùng như châu chấu sinh sản nhanh đến nỗi chúng có thể bao phủ Trái Đất chỉ trong một mùa sinh sản. Tuy nhiên lại có hằng trăm loài côn trùng khác ăn trứng của chấu chấu, một số loài thì ăn cả những con trưởng thành. Vai trò này trong sinh thái thường được cho là của chuỗi thức ăn, mạng lưới lưới thức ăn tự nhiên, gọi chung là thiên địch, có vai trò cân bằng và ổn định hệ sinh thái. Sự quan tâm với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu từ nguồn gốc hóa học có thể có tác dụng ngược lại, vì chúng ta đã không nhận ra rằng trong tự nhiên chính sinh vật đã tự kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát các quần thể có hại. Vì thế việc kiểm soát dịch bệnh bằng thuốc hóa học có thể dẫn đến sự bùng phát một loại dịch bệnh nào đó…

Cỏ dại

Trong mắt nhiều người, cỏ dại là những thực vật mọc ở nơi mà con người không mong muốn hoặc là những thứ gây phiền toái cho con người.

Tuy nhiên, cỏ dại cũng mang lại nhiều lợi ích như: làm giảm vận tốc dòng chảy, ngăn chặn sự xói mòn giữ đất không cho nước cuốn trôi ; một số loài cỏ dại hấp thụ được các khoáng chất có độc tính, lọc nước, chống ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường ; duy trì độ ẩm của đất ; tăng độ phì cho đất….

Theo tôi, nếu chúng ta canh tác các loại cây ngắn ngày như bắp, đâu, lúa, các loại rau củ… thì đúng là cỏ dại đã gây nhiều phiền toái. Nhưng trên những vườn cây lâu năm như tiêu, cà phê,… các loại cây ăn trái… những nhà khoa học đã khuyên nhà nông nên giữ cỏ dại một cách có kiểm soát. Vì ngoài các lợi ích nêu trên, cỏ dại còn là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loài côn trùng có ích. Tôi quan sát mỗi khi rệp sáp bùng phát thành dịch, phần lớn chúng phá hoại phần trên của cây, hút các chất dinh dưỡng trên các đọt non, phần còn lại chúng trú ẩn và chích hút ở phần rễ của nhiều loài cỏ dại như cỏ chỉ, cỏ chồi hôi, cỏ gấu…

Trường hợp nếu không có cỏ dại trong vườn tiêu thì lũ rệp sáp cắn phá ở đâu, cái gì ngoài cây tiêu ra.

Như vậy, cỏ dại có ảnh hưởng hai mặt đến nông nghiệp và đời sống con người, vừa có hại vừa có lợi, do đó tùy trượng hợp cụ thể mà phòng trị triệt để chúng, hay lợi dụng chúng làm những việc có ích khác. Một khi đã cân bằng được sinh thái trong khu vườn của mình việc quản lý dịch bệnh phần lớn dựa vào bàn tay của các loài thiên địch hoặc chúng ta có thể can thiệp bằng cách sử dụng các sản phẩm sinh học hỗ trợ thêm để tiêu diệt sâu bệnh. Cho nên những vườn cây chưa được phủ kín bằng lạc dại tạm thời nên nuôi cỏ dại và có biện pháp tích cực khống chế nó.
Ngoài ra, việc tỉa chồi tạo tán trên cây trụ sống và tưới tiêu cũng góp phần không nhỏ vào việc quản lý dịch hại cây trồng.

Rệp sáp, tên vô lại !

Bọ đầu dài cắn phá đọt tiêu non

Như chúng ta đã biết thời tiết quyết định phần lớn sự phát sinh và phát triển thành dịch của côn trùng, cho nên việc tỉa chồi tạo tán hợp lý để cây có bóng râm trong mùa nắng hoặc trồng xen canh  những cây như điều, bơ…vừa có thêm thu nhập vừa làm cây chắn gió, che nắng vì cây tiêu rất thích hợp với ánh nắng tán xạ .Tưới tiêu cũng vậy, khi lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới bép xoay, nên lắp đặt thêm các co ống để tưới tay phòng khi những năm hạn hán bùng phát dịch bệnh. Khi tưới nước cũng nên tắm mát cho cây tiêu, việc này góp phần hạn chế sự lây lan và bùng phát dịch bệnh một cách đáng kể.

Nên tiêu diệt kiến định kỳ, cứ khoảng từ 2-3 tháng dùng cá tươi + regent làm bã diệt kiến. Xin được nhắc lại, khi nấm bornetina cộng sinh với rệp sáp đóng măng xông bao quanh rễ, bản thân tôi chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để xử lý chúng.

Việc sử dụng các sản phẩm sinh học cũng là điều đáng nói. Các loài vi nấm nói chung rất kỵ các loại thuốc gốc hoá hoc. Rửa sạch các dụng cụ phun thuốc là điều rất quan trọng, nếu không vô tình chúng ta đã tiêu diệt chúng trước khi chúng được sử dụng một cách hữu ích.

Trước khi đặt niềm tin vào sản phẩm nào đó hãy kiểm tra tính hiệu quả của nó. Cách làm đơn giản như sau: sau khi phun thuốc vào sâu, rầy đem chúng vào nhà lấy cái rổ úp lên chúng khoảng 5-7 ngày sau lấy kính lúp mà soi nếu vi nấm phát huy tác dụng thì sâu sẽ bị thối rữa do nấm ký sinh vào chúng, với rệp sáp nếu còn sống thì chân chúng ngo ngoe cử động nếu chết thì chúng nằm im thân thể khô teo lại. Phải thay đổi cách làm thôi, không thì cả đời làm nông của chúng ta cứ phải chạy theo rầy, rệp khổ lắm.

Chúc các bạn thành công!

Tieuphong  (Giatieu.com)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
31 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Thật lòng cảm ơn bác Tieuphong vì bài viết rất hay. Đây chính là điều tôi cần để tiếp sức cho những ý tưởng tương tự đã nuôi nấng bấy lâu nay. Tôi sẽ tiến hành theo hướng bền vững vì cây tiêu.

  2. Xin hỏi ai biết ở Chư Sê, Chư Pưh có vườn tiêu nào nhiều lạc dại, chỉ giúp để mình xin giống nhé! Xin cảm ơn. 01662.807000

    • Chịu khó đi xa 1 chút ra mấy chỗ bán cây cảnh trên quốc lộ 14 như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh – Plei Ku mà mua về trồng vài tháng sau cứ thế mà nhân ra nhé anh. Còn không lân la ra quảng trường Đại Đoàn Kết, công viên Đồng Xanh xin về làm giống.

    • Mình ở Chư Sê, nếu bạn cần thì lên đây cắt vài bao về làm giống. Tiện thể anh em mình trao đổi với nhau về cây tiêu nhé, đồng hương mà. Nếu lên thì fone nhé:
      01 222 666 291

  3. Cảm ơn bác Tiêuphong và cộng đồng giatieu thật nhiều, cháu đang ở Thuận Hạnh – ĐăkNông, cháu đang tìm gây giống lạc dại, nhưng mà không có, xin mọi người ai ở Đăk Nông nếu có cho cháu xin giống về trồng được không ah. Cháu xin chân thành cảm ơn!
    Mà cháu nghe nói lạc dại trồng được bằng hạt, vậy có thể mua giống ở đâu? Nếu ai có cho cháu xin giá luôn ah. Xin phản hồi tại đây, ngày nào cháu cũng vào giatieu học hỏi kinh nghiệm của mọi người cả. Một lần nữa chúc sức khỏe và thành công tới mọi người.

  4. Việc diệt kiến lợi hại chưa rõ ràng, việc này tôi nghĩ cần có nhũng đúc kết thực tế mới chắc chắn, đôi điều chia sẻ.

  5. Bạn @Duy daknong. Mình thấy chỗ đường đôi cầu vượt Đak Nông rất nhiều lạc dại, bạn xuống đó tìm mua xem sao!

    • Cảm ơn anh trihai, chỗ anh nói là thị xã Gia Nghĩa phải không ạ? Cái đó do bên quản lý đường bộ cảnh quan gì đó em không nhớ, ở đầu đường, họ giữ để nhân giống, và của công nên không ai tự ý cho được. Ngắt trộm vài dây thì được, cuối mưa năm ngoái em có ngắt một nắm về trồng mà vào khô nên nó vẫn y chang thế. Em không biết bao giờ mới phủ kín vườn được nên rất mong mọi người giúp em với.

    • Năm nay nếu bạn muốn nhân lạc dại để phủ kín thật nhanh thì bạn làm theo cách này nhé : Nếu xin ko đủ để trồng nhiều, bạn ráng xin sớm, mỗi trụ tiêu bạn trồng 1 khóm 1-2 dây, trồng sau lưng trụ để tránh dẫm đạp, sau 1 thời gian nó bò ra bạn cắt và giâm ra xung quanh. Nếu không đủ, cuối mưa bạn vẫn theo cách đó – tưới tiêu mùa khô đủ ẩm cho lạc dại phát triển – đảm bảo đến đầu mưa năm sau – 1 trụ nhân ra 50 trụ vô tư – Năm ngoái mình xin được mấy ôm, ko biết thế là trồng dày như trồng khoai lang – Nay ken dày nhưng ko hiệu quả. Những cây trồng sau lưng trụ thì nay bò cả m2. Tha hồ cắt giống. Mùa khô này hoa lạc nở, màu vàng điểm trên nền thảm xanh ngát – đi vô vườn thấy mát mẻ – Ngoài những lợi ích đem lại thì bản thân chủ vườn cũng thấy phấn khởi, bớt chói chang.

    • @Cua : cảm ơn bạn rất nhiều. Đầu mưa này mình sẽ thực hiện theo cách của bạn và cách của bác trung_tin_727, mình hy vọng sẽ thành công. Một lần nữa xin cảm ơn sự góp ý giúp đỡ của mọi người. Cảm ơn BQT đã tạo điều kiện. Thân chúc sức khoẻ bà con.

  6. @Duy đăknông chào bạn!
    Bạn có thể xuống đoạn Nhân Cơ, hôm trước mình đi thấy có 1 cơ sở cây giống bán lạc dại giống. Nếu bạn muốn lấy nhiều thì chịu khó xuống Bình Phước xin, vừa rồi mình cũng phải qua đó.

    • @xuân lực : cảm ơn bạn nhiều! BP khu nào vậy bạn? Mình đợt này cũng có về BP cắt tiêu giống.

    • @ duy đăknông: Chào bạn! Bạn qua Bình Phước thì nhiều lắm, trước mình xin ở Bình long-Bình Phước. Bạn trồng thì nên trồng vào trong bồn tiêu, nếu trồng trên bờ mùa nắng không tưới được nó chết hết bạn. Vừa rồi mình làm vậy nên năm nay lại phải đi xin về trồng lại.

  7. Để gây giống lạc dại thì ban có thể trồng một ô khoảng vài chục mét vuông rồi tưới nước như trồng rau ấy. Nếu thuận lợi thì 3,4 tháng sau có thể gây giống cho cả ha luôn. Anh hàng xóm của mình chỉ từ 3 ngọn giống mà đã gây ra cả vườn tiêu đó thôi

    • Cảm ơn bác trung_tin_727 rất nhiều, nghe bác bày nước mà trong lòng mừng quá. Chỉ tiếc bác ở quá xa. Hy vọng một ngày gần nhất được tham quan và học hỏi nhiều hơn từ bác. Chúc bác sức khoẻ. Cộng đồng giatieu phát đạt.

  8. Chào cả nhà!
    Khi đi ngang quan đồng ruộng và sau tìm hiểu về tác dụng, tôi chợt nảy ra ý định trồng bèo Lục bình vào vườn tiêu. Nghe hơi hoang đường nhỉ, để tiến hành thử nghiệm rồi chia sẻ với cộng đồng.

  9. @Xuân lực: mình tính về Bù Đốp(190km) cắt tiêu giống. Xuống BL nữa thì xa quá. Thôi đành vậy. Mình sẽ lưu ý khi trồng. Cảm ơn bạn đã nhiệt tình giúp mình.
    @All: cháu tính phủ kín bằng hoa cúc trong bồn trước, trên bờ từ từ trồng lạc dại, như thế có được không ạ? Cháu băn khoăn nữa là giống cúc cháu trồng. Năm ngoái cháu trồng 4 cây hoa cúc, thân cành lá như cúc vạn thọ bông vàng trưng tết. Cây của cháu thấp hơn, bông nhỏ hơn, rất nhiều bông, cánh lớn của hoa màu đỏ tím, cánh nhỏ màu cam, mùi thân lá và mùi hoa giống như hoa cúc trưng tết, không biết trồng loại này có tác dụng không thưa mọi người? Hoa già tới đâu cháu ngắt phơi rồi cất đi, số này cháu ươm trong vườn rau, mưa tháng trước cháu nhổ ra trồng mỗi ngã tư 2 cây, sắp có hoa rồi. Còn đợt hoa già cuối cháu làm biếng nên nhổ gốc đi quật vào trụ tiêu, mỗi trụ một cái nhẹ để hạt hoa rụng vừa phải, giờ vào mưa nó cũng lên được nửa gang tay. Hơn 3 tháng nữa là hoa già hết rồi, hơn 1ngàn2 cây ở ngã tư, còn số lít nhít trong gốc thì nhiều lắm ạ.

  10. @duy đăknông: Bạn cứ đi dọc đường thấy nhà ai trồng trước cổng thì vô hỏi xin hoặc mua chắc họ cho thôi.

  11. Xin chào các bạn ! mình mới bước vào tập tò trồng tiêu mong được mọi người chỉ giúp.
    Vườn tiêu nhà mình không biết bị bệnh gì mà phần giữa trụ tiêu là vàng, đốm nâu kèm theo rụng đốt. Bệnh kéo dài làm trụ tiêu phần giữa bị trống đi (do rụng hết đốt, lá), mình có dùng Ridomil gold phun mà sao bệnh không giảm bớt, mong các bạn cho ý kiến và cách phòng trừ. Xin chân thành cảm ơn.

  12. Chú trung tin-727 ơi. Nhà cháu ở Iale, Chư Pưh. Chú cho cháu xin ít lạc dại làm giống nha chú. Cháu cám ơn chú nhiều lắm.

  13. Cháu là Hậu ở Cư Jut Đak Nong, cháu năm nay cũng trồng vài trăm nọc tiêu ở đất dốc, muốn hỏi các chú các bác cháu có thể trồng rau má để phủ đất vườn tiêu được không?

  14. Tạo môi trường cho sinh vật có ích tồn tại và phát triển để hạn chế, tiêu diệt các loài sinh vật có hại là giải pháp tối ưu để có sản phẩm nông nghiệp sạch. Nhà nước nên quan tâm hổ trợ, …lợi ích xã hội là hết sưc to lớn.

  15. Chào Tiêu phong
    Dùng thuốc hoá học trị rệp sáp nhanh hơn nhưng độc hại cho người dùng và tổng thể vườn tiêu đó là điều mọi người đã biết xong chuyển qua dùng sinh học thì lại là điều rất đông người chưa thấy được kể cả kết quả và sản phẩm có bán trên thị trường hiện nay. Xin anh cho bà con biết một số loại Sp anh đã dùng để chúng tôi tham khảo, sử dụng cho vườn tiêu nhà. Hiện nay rệp sáp gốc đang nhiều quá.
    Rất mong sự chia sẻ của anh

    • Chào bạn @nam
      Để trừ rệp sáp, bạn có thể dùng loại thuốc Permethrin nhập khẩu từ Anh, sử dụng rất hiệu quả và an toàn, ngành y tế thường dùng để nhúng mùng.

  16. Xin chào bạn Trang BP
    Rất cám ơn sự trao đổi của bạn xong tôi còn băn khoăn là loại thuốc Pemethrin này nó có tiêu diệt đi những vi khuẩn có ích cộng với các vi khuẩn có trong các chế phẩm tôi đã bổ xung cho tiêu không. Nếu anh đã dùng có hiệu quả mong anh trao đổi kỹ hơn để chúng tôi dễ bề sử dụng nó.
    Cảm ơn anh

  17. Chào bạn @nam!
    Phòng ngừa rệp sáp thì dùng sinh học, khi trị rệp sáp phải dùng hóa học, bạn Trang BP chia sẻ kinh nghiệm trị bằng thuốc Permethrin là rất chính xác, dùng thuốc này thì vi khuẩn có lợi vẫn bị tiêu diệt ít nhiều, nhưng không sao có thể bổ sung lại bằng phân chuồng hoặc phân Biogel, điều quan trọng là ít ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Để nhiểm rệp sáp không chữa trị kịp thời thì rất nguy hiểm, nếu bị nặng chỉ nhổ bỏ mang đi đốt, có chữa khỏi cây cũng khó phát triển vì rễ đã bị phá hủy gần như hoại tử. Bạn cho mình địa chỉ mail mình gửi cho bạn vài hình ảnh về rệp sáp phá hoại rễ tiêu.
    Thân!

  18. Cám ơn bác Tiêuphong, bài viết của bác hay, rất sâu sắc. Em thêm được một kinh nghiệm về bài viết của của bác.

  19. Xin hỏi bạn @Trang BP có thể chia sẻ cách sử dụng thuốc Permethrin như thế nào cho hiệu quả ko, vườn mình bị rệp sáp dưới tán gốc khá nhiều, mong mọi ng tư vấn giúp.

  20. Chào chị @TRang BP!
    Chị cho em hỏi thuốc Permethrin mua ở đâu? Và giá của loại thuốc đó ! Em có đến tiệm thuốc BVTV nhưng họ không bán loại này. Xin chân thành cảm ơn !

  21. Cháu chào cộng đồng ạ, chào bác Tieuphong.
    Bài viết của bác tieuphong thật bổ ích. Tuy nhiên riêng về phần cỏ dại thì cháu vẫn đắn do đôi phần. Không ai có thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của lạc dại nhưng vào mua mưa cháu sợ nó chính là tác nhân gây ngập úng, vì thế cháu không dám trồng. Các bác cho cháu lời khuyên nhé. Cháu cảm ơn ạ.

Gửi phản hồi mới

(?)