Rệp sáp tên vô lại ! (Phần I)
Như đã hứa với bà con nông dân cộng đồng Giatieu.com, bạn Tieuphong gửi đến bài viết để chia sẻ với cộng đồng. Trân trọng những đóng góp quý báu của một nông gia giàu tri thức lẫn kinh nghiệm, Giatieu.com xin giới thiệu những kinh nghiệm trồng và chăm sóc tiêu của Tieuphong như một đóng góp vào kho tàng kinh nghiệm của nông dân trồng tiêu nước ta hiện nay.
Các bạn thân mến !
Sau 3 năm vật lôn với con rệp sáp, nay tôi mạo muội chia sẻ một số giải pháp là kinh nghiệm của bản thân và tổng hợp các tài liệu khoa học để phòng trừ. Rất mong nhận được những phản hồi chia sẻ, những ý kiến đóng góp tích cực, chân tình của cộng đồng Giatieu.com.
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Rệp sáp là loài sinh trinh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính (không cần con đực). Rệp sáp đẻ trứng thành ổ, một con cái có thể đẻ khoảng 300-400 trứng, tỷ lệ nở trứng khá cao khoảng 80%. Rệp sáp đẻ trứng sớm, trứng nở sau 3-5 ngày, trưởng thành sau 25-30 ngày là bắt đầu đẻ trứng, từ khi đẻ đến lúc ngừng đẻ và chết khoảng 20-30 ngày. Vậy vòng đời của rệp sáp cũng phụ thuộc vào thời tiết, biến động trong khoảng 45-60 ngày tuổi. Chính thời tiết đã quyết định phần lớn sự phân bố, phát triển và hoạt động cũng như sự phát sinh thành dịch của rệp sáp. Nhiệt độ, đây là yếu tố ngoại cảnh rất quan trọng, rệp sáp là loài động vật máu lạnh nhiệt độ của cơ thể chúng gần bằng với nhiệt độ của môi trường chung quanh và thay đổi cùng với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
Những vị khách không mời mà đến
Hắn (rệp sáp) thường xuất hiện vào mùa nắng, là loại sâu hại nguy hiểm với cây tiêu, sống cộng sinh với các loài kiến đỏ, kiến đen… Bản thân Hắn di chuyển rất khó khăn nên mọi sự đi lại của chúng đều phụ thuộc vào kiến. Kiến chăm sóc Hắn rất chu đáo và hút chất mật do hắn tiết ra. Trên cây tiêu, Hắn trú ẩn trong hệ rễ phụ bám quanh trụ choái, mặt dưới lá, gié hoa và ở trong khe nách chùm quả thành nhiều lớp, nhiều lứa tuổi nằm chồng lên nhau. Ở dưới đất, Hắn làm ổ(măng xông) dưới mặt đất chừng 5-10cm sâu xuống khoảng 40-60cm tập trung phá hoại các vùng rễ. Mật số rệp tăng dần theo thời gian. Theo những nghiên cứu khoa học mới, khi phá hoại lâu ngày ở rễ, chúng còn cộng sinh với loài nấm BORNETINA ở trong đất, sợi nấm kết thành lớp dày tạo thành những khối u lớn có bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh cổ rễ và các đoạn rễ mà nông dân mình thường gọi là đóng măng xông quanh rễ, bên trong có rất nhiều rệp đủ mọi lứa tuổi cắn phá. Cây tiêu cằn cỗi, lá vàng héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy, không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Tiếc rằng tôi không có nhiều thông tin về nấm Bornetina sp. để chia sẻ với các bạn.
Biện pháp phòng trừ
Chúng ta có hai lựa chọn, sinh học hoặc hóa học. Cả hai biện pháp trên đều có thể diệt được rệp sáp ở trên cây tiêu hoặc khi rệp sáp manh nha bám vào bộ rễ tiêu. Trước khi tiêu diệt, ta phải hiểu được sinh lý và đời sống của chúng. Thuốc trừ sâu gốc hóa học có rất nhiều loại để diệt rệp sáp, có thể sử dụng đơn hoặc phối trộn với nhau. Tuy nhiên rệp sáp và kiến rất tinh quái. Trên cây, chúng làm ổ ở trong hệ rễ phụ nên khi phun, thuốc không tiếp xúc được với rệp. Dưới đất cũng vậy, do hệ rễ nằm sâu trong đất nên ta khó đưa thuốc đến bề mặt của rệp, nên cũng khó tiêu diệt được rệp như ý muốn.
Sử dụng loại thuốc nào đó để diệt rệp sáp có hiệu quả thì ít nhất cũng phải phun lại lần hai sau 7 ngày, vì lần hai là lần diệt lũ rệp con mới nở, và cũng có thể phun nhiều hơn hai lần vì kiến lại tha rệp ở nơi khác đến để tìm nguồn thức ăn cho chúng. Vì không nắm bắt được sinh lý của chúng nên nông dân mình thường chủ quan không phun lặp lại theo quy trình, thời gian sau thấy rệp bùng phát lại phun phun, xịt xịt… như thế gây nên sự lờn thuốc và ô nhiễm môi trường.
Theo điều tra của Cục y tế dự phòng, hàng năm nước ta có trên 5.000 trường hợp nhiễm độc hóa chất BVTV phải cấp cứu tại bệnh viên và có trên 300 trường hợp tử vong. Thế đấy, vậy mà chỉ cách đây vài hôm thôi khi xem bản tin trưa của đài VTV1, nói về dịch rệp sáp trên cây cà phê ở Lâm Đồng gây hại trầm trọng và khuyên nông dân sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ, nghe mà buồn làm sao…
Phòng trừ bằng biện pháp sinh học
Tôi biết đến đâu chia sẻ đến đó, có 4 loại sản phẩm tôi đã sử dụng qua để phòng, trừ rệp sáp là Dầu khoáng, Dầu sáp, Vi nấm 3 màu, Nấm xanh nấm trắng.
-Dầu khoáng, là sản phẩm lấy từ mỏ dầu, không mùi hôi, không gây dị ứng, an toàn cho con người và môi trường. Tôi đã sử dụng lâu lắm rồi, có lẽ đã hơn 10 năm, nếu tôi nhớ không nhầm thì có ưu điểm tuyệt vời là sau khi phun trên rau màu, cây ăn trái thời gian cách ly chỉ có 2 ngày nhưng chỉ tiếc rằng hiệu quả diệt rệp sáp không cao, chỉ khoảng 30%.
-Dầu sáp, là sản phẩm sinh học làm từ dầu dừa, có ưu điểm diệt rệp sáp rất cao sau 2 lần phun. Tuy nhiên do rệp sáp ẩn nấp rất tinh quái (rệp làm hang ổ trong hệ rễ phụ bám trên trụ tiêu) nên khó đưa thuốc vào tận hang ổ của chúng. Nếu được phối trộn với vi nấm 3 màu thì vi nấm sẽ phát huy đúng vai trò của nó là lùng sục vào tận hang ổ của rệp sáp để tiêu diệt chúng. Nhưng vi nấm cũng có khuyết điểm là chỉ sử dụng khi nhiệt độ ngoài trời thấp, hay sử dụng vào mùa mưa thì hiệu quả cao hơn.
-Nấm xanh, nấm trắng cũng là sản phẩm sinh học, ký sinh gây hại côn trùng, được dùng ở hệ rễ. Hiệu quả diệt rệp sáp rất tuyệt vời, nhưng phải biết cách sử dụng vì nó là sinh vật sống như nấm Tricoderma vậy, khi đưa vào trong đất phải kèm theo nguồn thức ăn để nuôi vi nấm.
Nhưng nấm xanh, nấm trắng cũng không sao diệt được nấm Bornetia sp. là nấm cộng sinh với rệp sáp. Tôi cũng đã dùng nhiều loại thuốc hóa học nhưng cũng không sao tiêu diệt được loài nấm này, lũ rệp sáp cứ như được nằm trong xe bọc thép, chúng cứ ung dung mà cắn phá rễ tiêu. Cho nên phá vỡ được sự công sinh của nấm Bornetia sp. với rệp sáp như là một thách thức đối với nông dân trồng tiêu và sự tiến bộ của nền khoa học nông nghiệp hiện nay.
Theo tôi canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh học không chỉ là sử dụng các sản phẩm hữu cơ sinh học mà phải biết cân bằng sinh thái trên vườn cây của mình, biết nuôi dưỡng những loài thiên địch, quản lý nuôi dưỡng cỏ dại, tỉa cành tạo tán để điều hòa nhiệt độ trong vườn tiêu của mình…
Tieuphong (Giatieu.com)
49 phản hồi cho bài "Rệp sáp tên vô lại ! (Phần I)"
Chân thành cám ơn bài viết của anh đã nghiên cứu tìm hiểu “tên vô lại” rất khoa học đăc điểm sinh học và sinh thái của chúng, nhưng những sản phẩm anh đã giới thiệu không có tác dụng gì mấy như anh đã nói. Chính sản phẩm này tôi đã dùng của công ty “T N”. Theo các nguồn tin tôi được biết công ty này đã bị thu về hàng trăm tấn hàng kém chất lượng.
Chính sản phẩm này anh tieuphong cũng giới thiêu cho nhiều người trên diễn đàn dùng nhưng hiệu quả đem lai không đáng kể như quảng bá ghi trên bao bì.
Vậy mong các bạn tìm hiểu thật kĩ những sản phẩm mình dự định mua. Đời sống bây giờ “vàng thau lẫn lộn” nhất là hàng thuốc BVTV. Biết yếu điểm những người dân lao động trình độ văn hóa có giới hạn, nhẹ dạ cả tin nhất là khi tiêu bị bệnh thì “ai chỉ gì dùng nấy”.
Diễn đàn mở ai cũng có thể xem và góp ý không tốn tiền nhưng tất cả đều phải lấy chữ “TÂM” làm đầu. Đêm nào tôi cũng xem, tham khảo những bài viết của các bạn nhưng thật sự tôi không dám góp ý. Chân thành cám ơn Ban quản trị và các bạn. Thân!
chào anh Tiêu Phong và gia đình Giatieu.com. Quả nhiên anh viết bài này là chìa khoá mà bấy lâu nay rất nhức nhối đối với bà con trồng tiêu. Tận đáy lòng tôi cũng như những nông dân trồng tiêu cảm ơn các anh đã cho chúng tôi cuộc sống này được sung túc hơn.
Nhân đây anh cũng cho tôi biết những loại nấm mà anh nói trên hiện thị trường có phổ biến hay không? và có nhãn hiệu gì? Quả thật tôi cũng thiên về hữu cơ hơn là hoá học, mong anh giúp bà con cụ thể hơn. Một lần nữa cảm ơn các anh và chúc gia đình các anh mạnh khoẻ và thành đạt.
Phàm là loại thuốc độc với sinh vật này ắt hẳn sẽ độc với sinh vật khác. Có thể do khoa học chưa thử nghiệm nên chưa đưa ra kết luận mà thôi.
Tôi được biết dầu khoáng là chất có thể diệt côn trùng, sâu mọt nên trước đây (khoảng từ trước chiến tranh thế giới 2) được sử dụng như là chất bảo quản nông sản, được bôi lên các bao tải dự trữ trong kho.
Nhưng mới nhất là nghe có nhiều nước cấm, vì độc với người. Bạn nào thường đọc tin thị trường tiêu Ấn Độ thì biết vụ gần 8.000 tấn tiêu của Sàn NCDEX bị cấm xuất kho vì phát hiện sử dụng dầu khoáng để bảo quản. Ủy ban ATVSTP Ấn Độ đang điều tra về việc này… Ở nước ta thì tôi không rõ về việc sử dụng loại dầu khoáng. Có thể tương tự như thuốc DDT phun rộng rãi để trừ muỗi trước đây nay đã bị cấm. Tieuphong cần kiểm tra lại !
Vài dòng trao đổi với cộng đồng.
Khi ngừa tuyến trùng thì loại này nó cũng chết theo, tôi thường dùng Basudin dạng hạt. Khác với tuyến trùng phát triển mạnh vào mùa mưa, đặc điểm của rệp sáp là phát triển mạnh vào mùa khô. Vì vậy khi ngừa tuyến trùng vào cuối mùa mưa thì cũng ngừa luôn loại này. Do nó bài tiết ra đường nên dẫn dụ các loài kiến cộng sinh tới ăn đường, đồng thời làm lính canh bảo vệ nó chống các loài ăn thịt như bọ rùa,… Lượng đường dư sẽ làm nấm bồ hóng phát triển mạnh. Tạo thành lớp măng xông bảo vệ nó, có xịt thuốc rầy cũng không hiệu quả. Vì vậy muốn trừ rệp phải tiêu diệt lính canh, gỡ bỏ áo giáp nó bằng cách bỏ thuốc diệt kiến, trị nấm sau đó tiêu diệt rệp là vấn đề quá đơn giản. Nhà tôi chưa bao giờ lo lắng rệp sáp. Thấy kiến là tôi tiêu diệt ngay. Ngoài ra việc tạo cành tỉa tán thông thoáng cũng làm cho nó không có chỗ cư trú. Tưới ban đêm cũng làm giảm loại này…
Chỉ cần loại trừ môi trường sống của nó. Dẫn dụ thiên địch về. Tiêu diệt vây cánh kiến + nấm bồ hóng. Tăng cường nấm đối kháng, nấm ký sinh côn trùng… Thì rệp sáp nó cũng mong manh như pha lê vậy.
Sao trên tôi mua không ra loại thuốc Basudin này chỉ có thuốc Vibasu thôi, nên tiêu diệt tuyến trùng & rệp sáp không thật hiệu quả. Vùng Lộc Ninh này cũng là đất trồng tiêu nổi tiếng mà các loại thuốc không phong phú như ở Đồng Nai. Ví như các loại phân bón lá chuyên dùng cho cây hồ tiêu, đạm cao hoặc ít, rồi phân bón hữu cơ sinh học NPK+TE tìm mua cũng không có, toàn là các loại phân vô cơ mà thôi.
Em cũng mới xuống giống ít bưởi ở Lộc Ninh. Không mua được basudin vì chỉ có vibasu. Không biết hiệu quả thế nào. Nói như bạn Litinh88 thì cũng không phải. Sao cũng xe máy cấu tạo như nhau mà xe Nhật với xe lắp ráp VN lại khác nhau?!
Chào cộng đồng Giatieu.com. Chào chú tieuphong.
Nhà cháu đang bị một loại rệp sáp (mà theo cháu tìm hiểu là rệp sáp dính hay gọi là rệp baba) đặc tính của loài rệp này là chúng chỉ ở một nơi cố định không thể di chuyển được. Khi nhỏ chúng chỉ bằng que tăm, khi lớn chúng bằng khoảng một hạt nhân cafe nhỏ, khi lớn chúng có một lớp sáp rất dày khoảng 2/3 cơ thể. Cháu đã phun thuốc hóa học, dầu sáp nhưng vẫn không trừ được, mà vườn nhà cháu rất nhiều, chúng bám trên thân và cành không bám trên lá. Qua đây cháu xin cộng đồng giúp giùm cháu. Cháu xin cảm ơn. Rệp nhiều quá phun không chết, bố cháu còn phải đi từng cây bắt. Cộng đồng ai có kinh nghiệm chia sẻ dùm cháu. Hiện tại cháu rất lo.
Cộng đồng giatieu.com xem có đúng không nhé.
Trích từ 1 dietmoiquocphong.vn
Ta chỉ cần dùng nước rửa chén Mỹ Hảo hòa cùng với thuốc Ditarex theo công thức: 50g thuốc Ditarex + 100 ml nước rửa chén Mỹ Hảo cho 1 bình 15 lít lắc đều rồi phun vào nơi có rệp lúc trời nắng to. Tốt nhất vào quãng thời gian từ 9 -10 giờ. Ta phun liên tục 5 lần cách nhau 5 ngày. Thuốc Ditarex chỉ là yếu tố làm cho rệp ngộ độc, choáng váng chứ rệp không chết. Rệp chết là do nước rửa chén. Nước rửa chén không có độc tố gì tại sao làm cho rệp chết? Vì ta phun vào cành, lá cây nơi có rệp, nước rửa chén ngưng đọng lại, sau khô dần. Trời càng nắng thì càng nhanh khô. Rệp bị dung dịch bọc kín nên chết do thiếu không khí, cộng với ngộ độc từ thuốc Ditarex. Nếu dùng nước rửa chén không pha thuốc Ditarex rệp cũng chết nhưng lâu hơn. Sở dĩ tôi diệt rệp phấn trắng bằng cách này là do tôi thí nghiệm: Nhúng tờ giấy vào dung dịch nước rửa chén, đem phơi khô rồi đốt tờ giấy khó cháy, bởi thiếu không khí. Từ đấy tôi suy ra cách trừ rệp phấn trắng bằng nước rửa chén Mỹ Hảo.
Đọc bài này thấy hay quá, cũng có chung ý tưởng với bạn nhưng tôi thì hơi khác. Tôi thường thấy rệp sáp ít di chuyển nên có cách nào trói chặt và giết chết nó thì hay biết mấy. Thử nghiệm vài lần tôi đã thành công với một chế phẩm rất bất ngờ đó là nước vôi trong. Tôi lưu ý là nước phải trong nhé, vì nếu phun nước đục thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Chọn ngày nắng ráo mới phun, phun đẫm tán lá, sau một lúc nước sẽ khô nhưng cacbonat canxi dính bám vào rệp sẽ đông cứng và bao bọc nó, trói chặt nó, giết chết nó. Phun kiểu này không độc nhưng vườn cây không được đẹp, lá cứ bẩn bẩn nhưng không sao, chỉ vài cơn mưa là lại sạch ngay. Quan trọng nhất là rệp hết bạn ạ. Tôi dùng cách này cho cam, chanh, quýt.
Nước rửa chén là gốc kiềm, còn thuốc trừ sâu là gốc a xít. Nếu pha chung với nhau thì có được không? Ở chỗ tôi cách đây khoảng chục năm người ta cũng pha nước rửa chén hàm lượng đậm đặc để diệt kiến vàng trên cây cà phê. Kiến có chết nhưng cà phê không phát cành được.
Hoa tuylip !
Dạng thuốc:Nhũ dầu, Viết tắt: ND, EC. Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.
Dễ bắt lửa cháy nổ
Dung dịch : DD, SL, L, AS. Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa
Bột hòa nước: BTN, BHN, WP, DF, WDG, SP. Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù
Huyền phù: HP, FL, SC. Lắc đều trước khi sử dụng
Hạt: H, G, GR. Chủ yếu rãi vào đất
Viên :P. Chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi.
Thuốc phun bột: BR, D. Dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp
Bác Tiêuphong, bác Vịnh ơi… mình có thể trộn nấm xanh nấm trắng vào phân chuồng ủ rồi bón luôn được ko bác (phân chuồng cháu ủ với nấm trichoderma).
Cháu cám ơn.
Chào cháu. Để tìm hiểu vấn đề cặn kẽ hơn, cháu nên đọc bài viết này rồi rút ra nhận định cho mình. Nếu có gì thắc mắc thì cháu hỏi ngay nhé ! Thân.
>> http://www.giatieu.com/mot-so-hieu-biet-khi-su-dung-nam-trichoderma-va-nam-ky-sinh/3612/
Dạ! Cháu hiểu rồi… Cháu cám ơn bác, cảm ơn diễn đàn có những kiến thức, kinh nghiệm rất tuyệt vời để trao đổi giúp đỡ bà con nông dân. Chúc cho diễn đàn ngày càng phát triển và đuơc nhiều người biết đến.
Chào diển đàn. Mình ở Emnang Cưmga Đ.lăk đọc qua các bài trên diễn đàn của các bạn để đúc rút kinh nghiệm. Mình dùng sinh học được 5 năm, chủ yếu là tricoderma cộng phân bón lá sinh học. Mình thấy cây tiêu cũng như cà phê không phải trị rệp sáp cây xanh và năng suất vẫn ổn định. Chúng ta cùng nhau hướng tới sinh học một nền nông nghiệp sạch đảm bảo cho người têu dùng trong nước cũng như thế giới. Thân
Chào bạn.
Bạn nói cây tiêu cũng như cà phê không phải trị rệp sáp là nhận thức chủ quan không đúng, bởi vì vùng bạn may mắn chưa bị rệp sáp tấn công mà thôi.
Đôi lời trao đổi cùng bạn. Thân
Tieu lep nói đúng đó. Khi tiêu mà bị rệp sáp còn nguy hiểm hơn cà
Chào 2 bạn tiêu lép, Nguyễn Chinh. Diển đàn này là một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm hướng tới một nông nghiệp bền vững. Ông bà ta xưa kia làm gi có thuốc này thuốc nọ nhưg sâu bọ đâu có như ngày nay. Bây giờ ta đang quay lại thời đó các bạn ạ, cho nên nền nông nghiệp Việt Nam cũng như thế giới đang hướng tới sinh học. Mình dùng sinh học 5 năm rồi thấy hiệu quả, các côn trùng phá hoại ít lại gần hơn. Vùng mình ẩm thấp, rệp sáp cũng nhiều những nhà họ không dùng sinh học 1 năm họ cũng phun 2, 3 lần nhưng mình thì không phun. Đó là cách đối ứng. Chia sẻ cùng các bạn hướng tới sinh học chứ mình đâu dám chủ quan, các bạn xài là biết ngay. Chúc các bạn khỏe.
Cho em hỏi. Vườn tiêu nhà em năm nay tròn 2 năm tuổi, tiêu bắt đầu phủ trụ nhưng có hiện tượng teo đọt, vàng lá cành có hiện tượng ngưng phát đọt non. Cho em hỏi tiêu nhà em bị bệnh gì và cách xữ lý. Xin cảm ơn.
Chào anh Vịnh và mọi người. Tôi nghe anh bạn nói dùng long nảo bỏ vào gốc tiêu ngừa được rệp sáp. Cộng đồng gía tiêu có ai làm thử chưa. Tôi đang thử nghiệm nhưng thấy lo. Xin anh Vịnh và công đồng tư vấn cho. Xin cảm ơn và xin chào thân ái.
Tại chỗ mình cách đây hai năm có phong trào dùng long não giống như bạn, và đa số là chưa kịp làm thôi nôi cho cây tiêu luôn. Không biết là do long não hay do bệnh…
Nếu anh Hùng đã thử nghiệm rồi nếu có kết quả thế nào nhớ chia sẻ với moi người nha.
Long não ở chỗ mình đã có người thử nghiệm qua cho cây cà phê hoàn toàn không hại cây nhưng kết quả không khả quan rệt sáp vẫn như thường. Cho nên không nên dùng cho cây tiêu vì cây tiêu rất nhạy cảm… thân
Long não chỉ có chức năng xua đuổi côn trùng dùng khi chưa có rệp sáp, còn khi bị rệp sáp mà dùng thì không tháy tác dụng
Chào tất cả mọi người trên đàn mình chuẩn bị mua máy phun thuốc để sục gốc cho hồ tiêu không biết thuốc nào diệt rệp sáp tốt có hiệu quả và dùng chung với thuốc tuyến trùng tervigo thì góp ý cho mình với.
Chào @Đông triệu
Cháu dùng thuốc có hoạt chất Carbosulfan như Amitage, Marshal,… vừa diệt rệp sáp vừa trừ tuyến trùng có hiệu quả cao. Việc gì phải dùng nhiều loại thuốc cho tốn tiền…!
Thân
Bác Vịnh cho cháu hỏi, thuốc Amitage 400ec như bác nói có dùng chung với phân biogel được không bác? Cháu sợ dùng chung phân sẽ mất chất, cháu mới trồng tiêu nên không biết nhiều.
Xin chào cộng đồng giatieu.com
Cho cháu hỏi dùng các loại thuốc như Amitage, basudin, diazon, marshai, carbosulfan… để trừ tuyến trùng rệp sáp, những thuốc này có tiêu diệt vi sinh vật trong đất hay không. Có thể dùng chung với nấm tricodatma được không. Xin chân thành cảm ơn.
Chào @Xuân Hiệp, các loại thuốc bảo vệ thực vật khi dùng đều tiêu hao vi sinh vật ít hay nhiều tùy vào loại thuốc và liều lượng bạn sử dụng. Nếu dùng thuốc trị rệp sáp thì phải cách ly khoảng 10 ngày sau đó bổ sung lại vi sinh vật đã bị tiêu hao. Không trộn chung bất kì loại thuốc BVTV nào với trichoderma.
Thân!
Chào mọi người , cho em hỏi tiêu tơ nhà em bị rệp sáp nhẹ. Em ko muốn dùng hóa học. Vậy thời điểm này em dùng vi nấm 3 màu + đạm cá diệt rệp sáp có hiêu quả ko ạ
Bác Vịnh ơi. Nhà cháu nhiều rệp trắng mà cháu dùng thuốc phun trên lá mà không thấy đỡ. Theo bác cháu nên dùng loại nào để phun trên thân và lá. Loại nào để đổ gốc. Nếu mà muốn đồng thời xử lý tuyến trùng thì dùng loại nào. Cháu còn là sinh viên nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Mong bác giúp. Cháu xin cảm ơn
Bạn sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Carbosulfan như Amitage, Marshal… để phun lên cây diệt các loại côn trùng gây hại và đổ gốc để diệt rệp sáp gốc và tuyến trùng luôn.
Cần phải xử lý thuốc 2 lần liên tiếp cách nhau 7-10 ngày mới đạt hiệu quả cao.
Anh có thể cho em 1 loại thuốc cụ thể hơn được không ạ . Em xin cảm ơn.
Chào cháu @chu văn linh.
Anh Châu Phong đã trả lời cho cháu, theo bác là đã quá cụ thể, quá rõ:
-Mua thuốc trừ sâu Amitage, Marshal… để xử lý theo nội dung trao đổi, liều lượng có trên bao bì.
-Nếu tìm không có tên thuốc đó thì cháu có thể mua thuốc trừ sâu bất kỳ, bán gần nơi cháu ở, miễn là thuốc có chứa hoạt chất Carbosulfan.
Bác thấy có gì khó hiểu đâu mà cháu phải yêu cầu cụ thể hơn
Nghe cháu là SV khiến bác hết sức bất ngờ !
Chào tất cả mọi người. Nhà em mới trồng tiêu đựơc 1 năm mà rầy trắng quá trời. Em ra cửa hàng BVTV thì họ bán cho loại Bop 600ec đễ trị rầy trắng và tuyến trùng. Mọi người cho em hỏi loại thuốc trên xài có được không và cách pha như thế nào. Em xin cám ơn
Thuốc xài cũng được, xem hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
̣Đầu tiên em xin cám ơn bác Châu Phong. Em nhờ bác tư vấn cho 1 chuyện nữa. Để trị rầy trắng ở gốc thì mình pha thuốc rồi đổ vào gốc tiêu, nhưng mấy chú hàng xóm gần nhà em thì bảo là dùng máy xịt gốc hay hơn, em phân vân là không biết dùng cách nào.
Chào các bạn cho mình hỏi tiêu nhà mình bị rầy trắng mà mình không biết có rệp sáp không. Mình muốn trị luôn tuyến trùng, mình đi mua thuốc amitage không có, vậy dùng Nokaph 20ec được không ạ. Mong ý kiến nhanh của các bạn, mà mình đổ gốc và phun lá được không ạ.
Nokaph và các loại thuốc chứa hoạt chất Ethoprophos cực độc với người và môi trường, ở Âu – Mỹ đã cấm sử dụng từ lâu. Bạn thận trọng và chỉ dùng khi thật cần thiết.
Phun, đổ gốc trực tiếp, vào chỗ sâu rầy thường hoạt động và trú ẩn.
Sử dụng thuốc BVTV phải theo hướng dẫn có trên bao bì.
Đã nhiều lần tôi lên tiếng khuyến cáo bà con dứt khoát không dùng Nokaph vì hoạt chất Ethoprophos cực độc như @Trung Anh nói. Mình tự cứu mình trước đã, nhưng bà con mình “thà chết không chịu hy sinh”.
Chú TVB đã từng bộc lộ chú vào nằm viện gần 2 năm trời vì hậu quả từ việc dùng loại thuốc này, nhưng rất tiếc không có gì để kiểm chứng. Biết sao giờ !?
Quan điểm của chú Nguyễn Vịnh là không cho phép tuyên truyền, khuyến cáo những gì “lợi bất cập hại” cho bà con nên cũng hạn chế sự trao đổi.
Cảm ơn bạn Trung Anh nha. Sáng nay mình lại một lần nữa đi tìm thuốc và mình đã tìm và mua được marshal 200sc dạng nước và phun rồi mình kèm theo dùng luôn marshal dạng hạt bỏ xuống gốc để tri tuyến trùng luôn. Xin hỏi bạn mình làm như vậy đã được chưa và như vậy thì rầy sáp hay những côn trùng chích hút có chết không ạ. Cám ơn ban nhiều
Cháu chào Bác Vịnh và bà con nông dân trên diễn đàn. Nhà cháu mới gửi mua được 10 kg nấm trihoderma dạng bột màu trắng, năm nay cháu mới biết đến loại nấm này (vì nhà cháu cũng mới trồng tiêu 2 năm nay nên chưa có kinh nghiệm về phân, thuốc cho tiêu). Cháu có thể trộn chung nấm trichoderma với phân sinh học Biogel để bón 1 lượt được không? và bón liều lượng như thế nào là được, vì người ta mua về chia lại cho cháu được nhiêu đó nên cháu không thấy bao bì nhãn mác vì vậy cháu chưa biết rõ cách sử dụng, mong các bác tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn rất nhiều.
Chắc là bạn mua nấm tricho loại sản xuất ở cấp thôn, xóm, bán truyền tay nhau không có gì để đảm bảo cả. Nấm tricho dùng để ủ phân, phòng bệnh, loại tốt thì phòng tốt, loại kém thì phòng kém… Đừng để khi tiêu phát bệnh chết rồi mới ân hận nhé bạn…
Chào bạn.
Bạn có thể trộn chung nấm trichoderma với biogel hoặc biosol đều được, như vậy càng tốt phun một lần đỡ tốn công bạn nhé. Còn nấm tricho bạn nên hỏi người mua giúp về nhãn mác, liều lượng vì hiện nay các sản phẩm nhái, giả rất nhiều. Bạn nên ra cửa hàng thuốc BVTV uy tín chọn mua những sản phẩm có thương hiệu rõ ràng để tránh thiệt hại do hàng giả nhé. Còn cách sử dụng tùy loại tricho, loại phun xịt được, loại dùng ủ phân không xịt được. Thông thường thì loại phun xịt pha 1kg phuy 200l để phun cho 100-150 nọc. Chào bạn! Thân.
Cảm ơn hai bạn Ngok và Việt Trung đã chia sẻ, có lẽ mình phải ra cửa hàng thuốc BVTV hỏi kĩ hơn rồi mới sử dụng.
Cháu chào bác Vịnh,
Nấm trắng – nấm xanh khi bỏ phải cách 15 ngày sau mới bỏ nấm trichoderma, cháu không biết mấy loại nấm này “nằm” chung một chỗ có sao không bác vì ba, mẹ cháu định bỏ mà cháu không rành rất mong bác có thể giải đáp thắc mắc giùm cháu.
Cháu cám ơn!
Chào cháu @Nguyễn Thị Lệ Hằng.
Do tính chất là nấm đối kháng nên tricho có khả năng “tiêu diệt” nấm trắng – nấm xanh.
Hoặc do quy luật cạnh tranh sinh tồn nên chúng có thể tranh giành dinh dưỡng khiến một loại không phát triển được, mà phần thắng thường nghiêng về nấm tricho do quân số chúng thường đông hơn (nhưng cả hai sẽ bị tiêu hao nhiều). Cháu cần chú ý các khuyến cáo của nhà sản xuất có trên bao bì.
Chú @tieuphong đã viết trong bài này, cháu tham khảo thêm nhé.
Thân
>> http://www.giatieu.com/mot-so-hieu-biet-khi-su-dung-nam-trichoderma-va-nam-ky-sinh/3612/
Cháu cám ơn bác đã phản hồi.
Chào anh Vịnh. Tiêu nhà em năm thứ 3 mà sao lá có màu bạc, trắng vậy thì nên làm cách nào? bác có thể giải đáp thắc mắc dùm em k? Em cảm ơn!
Tiêu thiếu trung-vi lượng, chủ yếu là ma-nhê (Mn). Nếu bạn dùng biosol+bogel để phun và đổ gốc như cộng đồng góp ý tuần trước thì chắc sẽ không có câu hỏi này !