Thị trường tiêu Ấn Độ: Dự kiến giá tiêu năm tới sẽ ở mức cao do nguồn cung thắt chặt
(18/11) – Giá hạt tiêu trên thị trường thế giới vẫn duy trì ổn định hơn do nguồn cung thắt chặt, mặc dù thấp hơn nhiều so với giá tiêu Ấn Độ.
Theo thống kê của Cộng đồng Hạt tiêu Quốc tế (IPC), tại Hội nghị Thường niên vừa kết thúc ở Kuching, Malaysia, dự kiến năm 2014 toàn cầu sẽ thiếu hụt 6.300 tấn hạt tiêu so với sản lượng ước tính của năm 2013.
Hiện tượng này đã được phản ánh trên thị trường trong những tuần gần đây. Giá tiêu hiện vững chắc hơn gần như trong tất cả các nguồn gốc.
Tuy nhiên, tại Brazil, nơi hạt tiêu đang được thu hoạch, giá vẫn thấp hơn các nước sản xuất khác.
Nhu cầu nội địa mạnh mẽ cùng với hàng có sẵn bị thắt chặt ở Ấn Độ đã đẩy giá cả ở đây lên mức chưa từng có. Giá giao ngay đạt kỷ lục lịch sử trên 500 Rupi/kg. Thậm chí có người mua tiêu xô ở mức giá trên 500 Rupi. Lượng tiêu dung trọng cao có sẵn hiện là rất khan hiếm, nguồn tin thị trường nói với Business Line.
Khi giá tiêu tăng lên hàng ngày, những người đang nắm giữ hàng rời khỏi thị trường. Thời gian gần đây, thấy nhiều người mua hơn người bán.
Những khách hàng ngành công nghiệp, những người không dự trữ hàng tồn kho và mua tiêu dùng với hy vọng rằng giá sẽ giảm là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bây giờ không có sự lựa chọn nào khác, họ phải mua ở mức giá hiện hành với bất cứ loại hàng nào có sẵn.
Cần phải có hàng để cho các nhà máy hoạt động nhằm đảm bảo sự hiện hữu của họ trong thị trường ngành công nghiệp, vì người mua có thể không còn khả năng trì hoãn mua hàng của họ nữa, họ cho biết. Đồng thời, những ngày này nhu cầu trong nước mạnh mẽ do là mùa mua hàng để phục vụ cho nhu cầu mùa đông.
Tổng số nhu cầu trong nước trong năm 2013 ước đạt 47.500 tấn. Nhập khẩu trong năm nay được dự báo là 12.750 tấn. Biến động về tiền tệ và giá tiêu cao ở các nước sản xuất khác đã khiến việc nhập khẩu không thực hiện được.
Theo thương mại, việc công bố số liệu tồn kho theo thống kê của IPC là không thực tế. Khi nguồn cung trong năm nay bị thắt chặt và do đó khi giá cao hơn rất nhiều đang chi phối thị trường nên cơ hội giữ hàng lại là không. Vì vậy, không thể trông chờ một khối lượng tồn kho cao mang sang năm 2014 như mong muốn.
Nếu những dự đoán của các nước sản xuất trở thành sự thật, có khả năng nguồn hàng bị thắt chặt trong năm 2014 và do đó dự kiến giá cả sẽ vẫn ổn định vững chắc trong năm tới.
Sản lượng Ấn Độ năm 2014 được dự báo ở mức 45.000 tấn so với 58.000 tấn ước tính của năm 2013, ghi nhận mức giảm 13.000 tấn. Tồn kho của năm 2013 mang sang được dự kiến khoảng 9.760 tấn. Như vậy, hàng sẵn có trên thị trường nội địa có thể bị thắt chặt trong năm 2014.
Trên các thị trường kỳ hạn, cả quốc gia và khu vực, giá cả đã tăng vọt trong tuần trước. Tại sàn NMCE, hợp đồng tháng Mười Hai và tháng Giêng tăng tất cả 3.242 Rupi và 1.547 Rupi lên mức 52.250 Rupi/tạ và 51.831 Rupi/tạ (tương đương 8.313 USD/tấn và 8.247 USD/tấn). ( 1 USD = 62,8496 Rupi )
Tương tự tại sàn IPSTA, hợp đồng tháng Mười Hai và tháng Giêng đã tăng tất cả 3.014 Rupi và 3.932 Rupi lên mức 51.014 Rupi/tạ và 51.932 Rupi/tạ (tương đương 8.117 USD/tấn và 8.263 USD/tấn).
Giá giao ngay tăng vọt 1.900 Rupi lên mức 49.800 Rupi/tạ (tương đương 7.924 USD/tấn) cho loại tiêu xô và 51.800 Rupi/tạ (tương đương 8.242 USD/tấn) cho loại tiêu chọn, nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong bối cảnh hàng có sẵn vẫn bị thắt chặt.
Giá tiêu đặc chủng Ấn Độ trên thị trường quốc tế nằm ở 8.750 USD/tấn (c&f) đối với châu Âu và 9.050 USD/tấn (c&f) đối với Mỹ.
Lampong Asta báo giá ở mức 8.425 USD/tấn (CIF), New York trong khi hàng Brazil Asta đã được người bán báo cáo giá chào đã vững chắc hơn.
3 phản hồi cho bài "Thị trường tiêu Ấn Độ: Dự kiến giá tiêu năm tới sẽ ở mức cao do nguồn cung thắt chặt"
Vậy mà năm nay nhà mình bị chết mấy chục nọc tiêu đang kinh doanh, thế mới đau.
Giá tiêu cứ tăng như vậy thì ai ngăn cản diện tích trồng tiêu bùng nỗ được ? Trong khi cây cà phê thì ngày càng già cỗi mà giá cà phê thì quá bèo bọt.
Giá vật tư phân bón nhập khẩu do nước ngoài SX, họ khống chế giá ta phải mua đắt của họ. Bây giờ họ phải nhập khẩu Hồ tiêu của ta, ta không chế giá và cũng bắt họ phải nhập giá đắt cũng là lẽ công bằng thôi. Giá như Cafe ta cũng làm được như giá hồ tiêu thì người SX Cafe dễ thở quá.
Còn việc sẽ gia tăng DT hồ tiêu thì cũng là chuyện bình thường bởi từ trước đến giờ có mặt hàng nào giữ giá, ổn định giá ngay cả khi đó là của nhà nước thì cũng tăng giá liên tục chứ có chịu giảm đâu : xăng, dầu, điện…? cuộc sống của dân thì dân tự lo chứ có ai lo cho dân đâu.