Thu tiền tỉ nhờ dùng giun biến rác thải thành phân bón

Nuôi giun trùn quế bằng rác thải để cho ra loại phân bón hữu cơ có giá trị, nông dân Điện Biên đã thu tiền tỉ mỗi năm từ mô hình nông nghiệp mới này.

Trang trại nuôi trùn quế của anh Trịnh Văn Khỏe tại bản Cang, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ. Ảnh: Quang Đạt
Trang trại nuôi trùn quế của anh Trịnh Văn Khỏe tại bản Cang, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ. Ảnh: Quang Đạt

Nằm sâu trong bản Cang, xã Mường Phăng, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, mô hình sản xuất phân trùn quế của anh Trịnh Văn Khỏe đang trở thành một điểm sáng trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Với quy mô gần 1.000m2 và công nghệ hiện đại, cơ sở của anh Khỏe không chỉ cung cấp nguồn phân bón chất lượng cao cho bà con nông dân địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ.

Nuôi giun trùn quế là cơ hội làm giàu cho người dân vùng cao. Ảnh: Quang Đạt
Nuôi giun trùn quế là cơ hội làm giàu cho người dân vùng cao. Ảnh: Quang Đạt

Mô hình sản xuất phân trùn quế của anh Khỏe không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương. Mỗi tháng, cơ sở sản xuất ra khoảng 15 tấn phân trùn quế ra thị trường, với giá bán từ 4.500-5.000 đồng/kg, mang lại doanh thu khoảng 1 tỉ đồng/năm – đây là nguồn thu nhập đáng kể cho thấy tiềm năng phát triển của mô hình này.

Theo anh Khỏe, phân trùn quế được xem là “vàng đen” của nhà nông. Đây là loại phân bón hữu cơ không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện chất lượng đất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Đặc biệt, phân trùn quế còn giúp bảo vệ môi trường bằng cách xử lý rác thải hữu cơ.

Mô hình sản xuất phân trùn quế rất phù hợp tại tỉnh Điện Biên. Ảnh: Quang Đạt
Mô hình sản xuất phân trùn quế rất phù hợp tại tỉnh Điện Biên. Ảnh: Quang Đạt

“Nhận thức được những lợi ích to lớn mà phân trùn quế mang lại, tôi đã quyết định đầu tư và triển khai hoạt động từ năm 2022 đến nay” – anh Khỏe nói.

Điều đặc biệt là quá trình sản xuất phân trùn quế không hề phức tạp, người dân hoàn toàn có thể tự làm phân trùn quế tại nhà bằng cách tận dụng những vật liệu đơn giản như thùng xốp và các loại rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hằng ngày.

Cũng theo anh Khỏe, để sản xuất phân trùn quế cần có sinh khối (giun và kén giun, môi trường sống, phân giun tầng gần mặt luống – có thể mua ở các cơ sở sản xuất giống). Còn thức ăn cho giun thì rất đa dạng, từ rác thải hữu cơ sinh hoạt như cơm nguội, rau củ quả thừa đến các loại phế phẩm nông nghiệp.

Mỗi tháng cơ sở của anh Khỏe sản xuất ra 15 tấn phân. Ảnh: Quang Đạt
Mỗi tháng cơ sở của anh Khỏe sản xuất ra 15 tấn phân. Ảnh: Quang Đạt

Còn anh Trần Văn Sơn – người đồng sáng lập mô hình sản xuất phân trùn quế tại Điện Biên thì cho biết, sau khoảng một tháng đầu tư, người dân có thể xuất bán được phân trùn quế. Với những ưu điểm vượt trội, mô hình sản xuất phân trùn quế đang mở ra nhiều triển vọng phát triển cho nông nghiệp Điện Biên.

“Hiện nay tại tỉnh Điện Biên đang tập trung phát triển nông nghiệp hữu cơ, do đó nhu cầu về phân bón hữu cơ ngày càng tăng. Việc sản xuất phân trùn quế sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, tạo việc làm cho người dân và góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững” – anh Sơn cho biết thêm.

Nguồn QUANG ĐẠT (báo Lao Động)

Có thể bạn quan tâm:

Nuôi gà sao làm giàu

Khi ở nhiều nơi nuôi gà khó "đầu ra" thì các trang trại nuôi gà sao vẫn bán đều đều. Họ cho biết: Khách ăn một lần gà sao là lần sau vẫn thích ăn gà sao. Thịt gà sao ăn ngon và ngọt thịt hơn. Nguồn gốc nó từ gà rừng.

Nuôi gà sao làm giàu

Ca cao xen điều – người nghèo có thể làm giàu

Chưa tính giá thị trường lên xuống, trừ chi phí đầu tư và công lao động, trồng cao su cho hiệu quả kinh tế thấp hơn so với trồng ca cao xen điều.

Ca cao xen điều – người nghèo có thể làm giàu

Làm giàu từ trồng xen tiêu trong vườn cà phê

Tận dụng chiều cao, thân thẳng, ít có cành rậm rạp của cây lồng mứt để dùng làm trụ tiêu, cách làm này đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp gia đình anh Y Men Êban (buôn Sut MDrưng, xã Cư Suê, huyện Cư Mgar) trở thành hộ có kinh tế khá giả.

Làm giàu từ trồng xen tiêu trong vườn cà phê
Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *