Ứng dụng các sản phẩm có gốc Phosphonate và Phosphate

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 7

nha mau phan lanHiện nay, trên thế giới có rất nhiều sản phẩm thuốc trừ bệnh cây và phân bón có gốc từ Phosphonate được cung cấp cho thị trường, phân bón cho cỏ sân golf là một ví dụ.

Mặc dù các sản phẩm này có cùng hoạt chất (active ingredient – viết tắt là a.i), nhưng rất khác nhau về tên thương mại, công thức, thuật ngữ ghi nhãn, mục đích sử dụng và giá cả. Một số sản phẩm được đăng ký là Thuốc trừ nấm bệnh và được khuyến cáo để trị bệnh cây. Một số khác, cũng cùng hoạt chất (a.i) nhưng được bán như là phân bón (Ví dụ: K-Phite, Ele-Max Foliar Phosphite hay Nutri Phite P+K,…).

Những phát minh gần đây đã đánh giá hiệu quả của cả 2 loại phân bón ở dạng dung dịch hòa tan, có gốc Phosphate (hỗn hợp gồm mono và diphosphate: KH2PO4 và K2HPO4) và gốc Phosphonate (hỗn hợp gồm mono và diphosphonate: KH2PO3 và K2HPO3). Trong đó, thành phần lân (P2O5hh) thể hiện trong cả 2 công thức của Phosphonate và Phosphate.

Phosphate rất quan trọng để phát triển rễ, quá trình quang tổng hợp và hô hấp của cây. Phân lân gốc Phosphate không có tác dụng trực tiếp đối với bệnh cây, tuy nhiên thiếu lân gốc Phosphate, cây sẽ rất mẫn cảm với nhiều bệnh tiềm ẩn. Quá trình trao đổi chất và sinh trưởng – phát triển của cây trồng là một thể thống nhất, các yếu tố dinh dưỡng và ngoại cảnh cũng như các yếu tố nội tại đều có một mối quan hệ tương hỗ. Do đó, những yếu tố dinh dưỡng cũng tham gia tích cực trong phòng và trị bệnh, ngược lại những yếu tố, thành phần trong nông dược vẫn có thể đóng vai trò dinh dưỡng cho cây.

Phân bón dạng Phosphonate sẽ được vi khuẩn trong đất và một số enzym trong cây chuyển hóa sang dạng Phosphate và tham gia quá trình trao đổi lân bình thường như Phosphate, sự chuyển hóa này mất thời gian vài tuần. Phosphonate chuyển hóa trong cây không thể so sánh với Phosphate nhưng các ion Phosphite trực tiếp diệt nấm, một ưu thế không thể có đối với phosphate.

Trên cơ sở khoa học này, chúng ta nên nhìn nhận hay khuyến cáo như sau:

– Đối với cây ngắn ngày, nếu chỉ mục đích là cung cấp lân thì nên bổ sung bằng các chế phẩm gốc Phosphate, tốt nhất là loại phun qua lá vì cây hấp thu lân nhanh hơn. Nếu mục đích là phòng trị bệnh (Phytophthora, Pythium, Plasmopara,…) thì ngoài các thuốc BVTV chuyên dụng, nên sử dụng các chế phẩm gốc Phosphonate vì vừa phòng trị bệnh vừa cung cấp lân cho cây.

– Đối với cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp) thì nên sử dụng các chế phẩm gốc Phosphonate vì ngoài tính năng phòng trị bệnh (Phytophthora, Pythium, Plasmopara,…), sau thời gian ngắn Phosphonate sẽ chuyển hóa thành Phosphate cung cấp lân cho cây và càng có ý nghĩa khi mà các loại phân bón, nhất là phân DAP (chủ yếu cung cấp Lân dễ tiêu) giá tăng quá cao.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa & Ths Đặng Đức Thắng

(Trung tâm Nghiên cứu Đất-Phân bón và Môi trường phía Nam)

7 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Bài viết được tác giả thực hiện đã khá lâu.
    Giatieu.com đăng lại để cung cấp thêm hiểu biết cơ bản về các muối của phosphate.
    Ngày nay nhận thức và ứng dụng phosphate và phosphonate đã sâu sắc hơn nhiều !

  2. phosphonate (PO3) có diệt nấm có lợi không? nếu diệt nấm có hại mà diệt luôn nấm có lợi thì chưa chắc tốt.

    • Cái gì cũng có 2 mặt luôn tồn tại song song, đừng đòi hỏi cao quá hay tuyệt đối hóa mà phải biết thích ứng.
      Vấn đề có lợi hay không còn tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người mới là quan trọng.
      Phân thuốc tốt mà không biết cách sử dụng thì hiệu quả thấp, càng thêm tốn kém chứ ích gì.
      Có sao người ta mới khuyến cáo theo “4 đúng”…

  3. Con giun đất , rất có lợi cho đất và cây trồng. Nhưng khi vườn tiêu đã bị nhiễm bệnh chết nhanh chết chậm thì giun đất góp phần rất lớn trong việc lan truyền bệnh. 1 ý để các bạn tham khảo !
    Riêng việc ta đang thảo luận khó nói lắm; lộ công thức sẽ bị ăn cắp ngay.
    Đôi điều chia sẻ.

  4. Con “giun” trong nông nghiệp được ví như chiếc máy cày rất hữu ích. Không những chúng có tác dụng cày bừa cho ta mà bản thân con giun còn tiết ra nhiều hợp chất hữu cơ có lợi cho các loại cây nông nghiệp. Vậy mà hiện tai tôi thấy, có rất nhiều người đem thuốc độc diệt giun, phản khoa học vô cùng.
    Cây tiêu là lại cây rất không chịu úng, hễ nước về, chỉ cần ngâm trong vài tiếng là chết hết, chứng tỏ bộ rễ của nó rất mẫn cảm với nước, đất không tơi xốp, khi mưa xuống nước không thoát cũng làm rễ tiêu chịu không được. Nói tóm lại, là do nước, do cách canh tác, cách cải tạo đất không đúng dẫn đến tiêu chết.

    • Bạn nói đúng. Giun là máy cày. Nhưng tại sao diệt giun. Vì có côn trùng gây hại. Còn nếu giun không thì ai mà đi diệt giun hả bạn. Chết giun 1 thời gian sau bạn bón phân làm tơi xốp đất, ttưới vườn đủ ẩm, thì sẽ lại có giun thôi.

  5. Giun đất thật tuyệt vời, đó chính là điều mà thượng đế dành cho nông nghiệp! Mỗi ngày giun đất chui lên mặt đất nhiều lần để hít thở nên đã để rất nhiều lỗ hở giúp cho đất trao đổi oxy và các vi sinh vật hoạt động hiệu quả hơn.

Gửi phản hồi mới

(?)