Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp
Streptomyces sp. đã được công nhận rộng rãi là vi sinh vật công nghiệp quan trọng do tiềm năng của nó trong việc sản xuất đa dạng các chất chuyển hóa thứ cấp bao gồm cả thuốc kháng sinh, tác nhân kháng u, chống ký sinh trùng, thuốc ức chế miễn dịch và các enzyme.
Một số hoạt chất và sản phẩm tiêu biểu từ xạ khuẩn:
-Thuốc kháng sinh: streptomycin, erythromycin, tetracylin, neomycin, chloramphenicol, vancomycin, gentamicin.
-Thuốc kháng nấm: nystatin, amphotericin.
-Thuốc chống ung thư: doxorubicin, bleomycin, mitomycin.
-Thuốc ức chế miễn dịch: rapamycin.
-Thuốc diệt cỏ: bialaphos.
Tổng quan và tiềm năng ứng dụng xạ khuẩn trong sản xuất nông nghiệp
Xạ khuẩn Streptomyces là gì?
Xạ khuẩn (danh pháp khoa học: Antinobacteria; tiếng Anh: Actinomycetes) là một nhóm vi khuẩn thật (Eubacteria) phân bổ rất rộng rãi trong tự nhiên. Trước đây được xếp vào nhóm Tản thực vật (tức nấm), nhưng ngày nay được xếp vào nhóm vi khuẩn (Schizomycetes).
Phân loại xạ khuẩn Streptomyces
Streptomyces là chi lớn nhất của ngành Actinobacteria và là một chi thuộc nhánh Streptomycetaceae.
Tính đến nay đã có hơn 500 loài vi khuẩn streptomyces đã được mô tả.
Giống như hầu hết các Actinobacteria khác, Streptomyces là vi khuẩn Gram dương(+), có bộ gene với tỷ lệ GC% cao. Vi khuẩn này được tìm thấy chủ yếu trong đất và thảm thực vật mục nát.
Đặc điểm xạ khuẩn Streptomyces
Streptomyces có cấu trúc giống nấm nên một số người lầm tưởng Streptomyces là nấm. Nhánh của chúng có sự sắp xếp của các tế bào hình sợi thành một mạng lưới gọi là sợi nấm. Chúng có thể chuyển hóa các hợp chất khác nhau bao gồm: đường, rượu, acid amin và các hợp chất thơm bằng cách sản xuất các enzyme thủy phân ngoại bào. Do gene của chúng lớn nên trao đổi chất của chúng cũng đa dạng, trong đó có hàng trăm nhân tố phiên mã kiểm soát biểu hiện gene, cho phép chúng đáp ứng nhu cầu cụ thể.
Streptomyces sinh bào tử, tạo mùi đặc trưng, là kết quả từ sản sinh geosmin trong quá trình chuyển hóa các chất.
Streptomyces được nghiên cứu rộng rãi và được biết đến nhiều nhất là chi của họ xạ khuẩn (Actinomyces).
Môi trường nuôi cấy xạ khuẩn Streptomyces
Để phân lập xạ khuẩn Streptomyces người ta thường dùng phương pháp thạch đĩa với các môi trường dành riêng cho xạ khuẩn như các môi trường GauseI, GauseII, môi trường Krasilnicov, hệ thống môi trường ISP.
Vai trò của xạ khuẩn Streptomyces
Streptomyces thường sống ở trong đất và có vai trò là vi sinh vật phân hũy rất quan trọng. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn Streptomyces là khả năng hình thành kháng sinh. Trong số 8.000 kháng sinh hiện nay trên thế giới thì hơn 80% là có nguồn gốc từ xạ khuẩn.
Các kháng sinh có nguồn gốc từ xạ khuẩn có tính phổ kháng khá rộng ; là kháng sinh có tính chất chọn lọc.
Khả năng kháng khuẩn của kháng sinh là một đặc điểm quan trọng để phân loại xạ khuẩn. Nhiều chủng xạ khuẩn có khả năng tổng hợp đồng thời 2 hay nhiều chất kháng sinh có cấu trúc hóa học và có tác dụng tương tự nhau. Quá trình sinh tổng hợp kháng sinh phụ thuộc vào cơ chế điều chỉnh đa gene, ngoài các gene chịu trách nhiệm tổng hợp kháng sinh, còn có các enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp các tiền chất và cofactor.
Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces trong nông nghiệp
Việc sử dụng kháng sinh trong trồng trọt nhằm mục đích như chống lại các bệnh do nấm gây ra trên rau quả và cây trồng, chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra, diệt côn trùng và cỏ dại… kiềm chế các bệnh thực vật sinh ra từ đất.
So với thuốc hóa học, dùng các chất kháng sinh trong bảo vệ thực vật vừa có tác dụng nhanh, dễ phân hũy, có tác dụng chọn lọc cao, độ độc thấp không gây ô nhiễm môi trường, còn có khả năng ức chế các vi sinh vật đã kháng thuốc hóa học. Chất kháng sinh và các dịch lên men của các chủng sinh kháng sinh còn dùng xử lý các hạt giống với mục đích tiêu diệt nguồn bệnh ở bên ngoài và bên trong hạt, diệt bệnh cả ở các bộ phận nằm trên đất của cây và khử trùng đất.
Sự đối kháng giữa các vi sinh vật ở trong đất là cơ sở của biện pháp phòng chống bệnh cây. Sự có mặt của xạ khuẩn đối kháng trong đất làm giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh của cây. Thông thường một loại xạ khuẩn đối kháng có thể ức chế một vài loại nấm gây bệnh nhưng có những loài hoạt động rộng có thể ức chế nhiều tác nhân gây bệnh có trong đất.
Không phải tất cả các hoạt tính kháng nấm in vitro đều thể hiện trong đất (khoảng 4 – 5 %) nhưng chúng có vai trò quan trọng trong việc ức chế nấm gây bệnh và ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh cho cây. Đây là qui luật cân bằng sinh học trong tự nhiên. Nếu sự cân bằng mất đi, lập tức sẽ nảy sinh ra bệnh khi trong đất có sẵn mầm gây bệnh.
Xạ khuẩn chống nấm ngoài việc tiết kháng sinh còn tác dụng lên khu hệ vi sinh vật thông qua các enzyme phân giải. Ngoài ra nhiều xạ khuẩn còn tiết ra chất sinh trưởng thực vật cũng như kích thích các khu hệ vi sinh vật có lợi trong vùng rễ.
Năm 2002 tại Ấn Độ đã phân lập được chủng Streptomyces sp. 201 có khả năng sinh kháng sinh mới là z – methylheptyl iso – nicotinate, chất kháng sinh này có khả năng kháng được nhiều loại nấm gây bệnh như Furasium oxysporum, Furasium solani…
Ở Việt Nam cũng sử dụng nhiều chế phẩm kháng sinh trong BVTV nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản… và đã phân lập được một số chủng xạ khuẩn có khả năng chống Pyricularia oryae gây bệnh đạo ôn và F. oxysporum gây bệnh thối rễ ở thực vật. Tuy nhiên việc sử dụng chất kháng sinh trong lĩnh vực BVTV ở nước ta vẫn còn mức độ rất thấp do tập quán canh tác đã quen dùng một số hóa chất BVTV nhất định.
Đọc thêm : >> Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi
Theo Wikipedia, FistaNet
291 phản hồi cho bài "Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp"
Cả tháng nay trời mưa dầm nên em không ra rẫy được. Trưa nay ra thì thấy tình trạng tiêu đã như vậy rồi. Xin gửi diễn đàn giatieu.com mấy tấm hình, em xin được tư vấn giúp ạ. Em cám ơn.
– http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thu-huyen1.jpg
– http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thu-huyen2.jpg
– http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thu-huyen4.jpg
Tiêu của bạn bị nấm chết nhanh, đã có hiện tượng rụng lá xanh là bệnh đã nặng.
Lúc này bạn tuyệt đối không được bón các loại phân bất kỳ để nhanh chóng tập trung chữa bệnh trước đã. Bón phân sẽ làm cho bệnh càng nặng thêm.
Có 2 lựa chọn để bạn mua thuốc : Thuốc hóa học và thuốc sinh học (kháng sinh), tùy bạn…
Xin nói thêm, với cây chưa rụng lá xanh sẽ cứu được. Còn những cây đã rụng lá xanh chỉ được khoảng 50-60% nếu là thuốc hóa học, nên dùng thuốc sinh học hiệu quả cao hơn.
Xin cám ơn @Hoàng
Để sáng mai em ra thị trấn kiếm thử xem. Có thể cho em xin cái tên thuốc không ạ…
-Thuốc hóa học loại hỗn hợp 2 hoặc 3 hoạt chất, nên dùng loại hỗn hợp 2 hoạt chất Mancozeb + Melataxyl 72WP
-Thuốc kháng sinh Streptomyces, hoặc hỗn hợp nhiều loại vi sinh vật nhưng vi khuẩn Streptomyces là chính.
Chú ý mua thuốc của các thương hiệu tin cậy, thuốc có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ, rõ ràng, bạn có thể kiểm chứng được.
Anh @Ngok có thể giới thiệu cho em địa chỉ mua xạ khuẩn Streptomyces tin cậy.
Cám ơn anh nhiều !
Bạn liên hệ với chú Ri, sđt 0944.385 518, Km 8 – QL27, chú có ship.
Em mua thuốc trừ nấm theo giatieu.com chia sẻ. Cửa hàng đưa ra nhiều loại khác nhau, nhưng họ nói mua loại hoạt chất mancozeb 1 gói riêng, metaxyl 1 gói riêng được rẻ tiền hơn là loại hỗn hợp cả 2 hoạt chất. Em xin hỏi như vậy có được không? Em cần gấp ạ…
Bạn nên mua loại hỗn hợp của nhà sản xuất, không nên tự ý mua các sản phẩm đơn chất về để tự phối trộn thành hỗn hợp, vì có thể xảy ra những phản ứng hóa học không mong muốn làm biến chất, giảm bớt hiệu quả, mà mình không lường trước được !
Điều quan trọng nhất là tiêu đang bệnh, có nguy cơ xóa sổ biết bao tiền của công sức đầu tư của gia đinh thì không lo mà lo mắc rẻ chi nữa trời…
Quan trọng là bạn phải suy tính hiệu quả để lựa chọn loại thuốc nào chứ !
Theo một nhà sản xuất thuốc BVTV cho biết, nếu bạn muốn mua loại thuốc đơn chất về để tự phối trộn lẫn nhau thành thuốc hỗn hợp thì nên mua 2 sản phẩm của cùng một NSX mới có thể tránh được phản ứng không mong muốn này.
Như vậy, tốt nhất là bạn nên mua thuốc đã được NSX hỗn hợp, không nên tự mình phối trộn.
Em ra đại lý thuốc bvtv, chị bán hàng giới thiệu mấy loại sản phẩm hỗn hợp streptomyces, trichoderma, bacillus và gì nữa em quên rồi. Em hỏi chỉ cần loại vi khuẩn kháng sinh streptomyces nhưng đại lý không có, họ bán loại hổn hợp thôi. Trên bao bì sp có nhà sản xuất, họ cũng có ghi hàng nhập khẩu nhưng không có địa chỉ rõ ràng nên em chưa mua.
May là bạn em nói có ở chỗ chú Ri bán Bio Ấn Độ, nên em đã nhờ bạn đến mua gửi về tối nay rồi, hàng nhập khẩu của Mỹ. Tốt quá, sáng mai em xử lý sớm… Cám ơn cộng đồng đã hỗ trợ cho em !
@ thuhuyen sử dụng sản phẩm Streptomyces có kết quả thế nào? Mong bạn chia sẻ cho cộng đồng tham khảo nhé !
Dùng thuốc hóa học xịt nấm chưa ăn thua, bệnh này mà dùng sinh học thì cây toi rồi. Sinh học thì tốt nhưng cấp bách thì bắt buộc hóa học. Lâu dài, phòng bệnh thì sinh học tốt, cũng giống ta uống thuốc tây và thuốc nam vậy…
@Longhoang đã có sự nhẫm lẫn rồi…
-Sttreptomyces là vi khuẩn sinh ra kháng sinh nên còn gọi là kháng khuẩn, được nuôi cấy để lấy chất kháng sinh làm thuốc trị bệnh. Như vậy, xếp nó vào thuốc tây hay thuốc nam, và dùng để phòng bệnh ?
-Các loại thuốc trị bệnh thông thường đều có gốc hóa học, nhưng khi phải uống hay chích thuốc kháng sinh thì bệnh đã nặng hay còn nhẹ? Suy ra, dùng thuốc nào sẽ mau khỏi hơn?
-Dùng hóa học trị bệnh, có thể diệt được bệnh nhưng làm cây cũng suy theo. Dùng kháng sinh cũng diệt bệnh nhưng cây sẽ khỏe và sẽ nhanh chóng hồi phục, nên chọn cách nào?
-Nhắc lại 1 quan điểm của giatieu.com: Thuốc để trị bệnh chứ không phải để phòng bệnh.
Không lẽ dăm bữa nửa tháng lại đi bệnh xá chích vài mũi thuốc hay kiếm vài viên thuốc uống… để phòng bệnh. Có ai đã làm vậy chưa?
Tôi rất muốn nói theo cách để bà con nông dân dễ hiểu. Nhưng đi sâu vào chuyên môn thì khác gì làm khó bà con. Rất mong được bà con trao đổi thêm để sáng tỏ hơn.
Thân
Nói chính xác, không phải dùng chất sinh học mà là dùng vi sinh vật, bắt nó làm việc một cách chủ động !
Xin hỏi Anh Vịnh và mọi người, Em có nên dùng xạ khuẩn Streptomyces để trị bệnh thán thư, rỉ sắt, nấm hồng cho cà phê? Dạo này ngồi co cẳng vì mưa nhiều, lên internet đi lang thang rồi cũng quay về giatieu.com.
Những bệnh này rất phổ biến trên cây cà phê, rất nhiều loại thuốc chữa tốt !
Lựa chọn sử dụng loại thuốc hóa học hay vi sinh vật là tùy bạn.
Vấn đề quan trọng là mua được thuốc có chất lượng và sử dụng hợp lý, đúng cách.
Tất nhiên, dùng thuốc vi sinh vật tổng hợp hoặc xạ khuẩn streptomyces thân thiện với môi trường hơn và có hiệu quả nhiều mặt hơn.
Tôi hiểu giatieu.com muốn cổ động bà con chuyển hướng sản xuất qua sử dụng sản phầm hữu cơ, hữu cơ sinh học, thay vì thói quen lạm dụng hóa học quá mức như hiện nay.
Nhưng để làm điều này không hề dễ dàng chút nào, mặc dù ai cũng thấy môi trường sống ở nông thôn ngày càng quá tệ, dịch bệnh cây trồng ngày càng trở thành “nan y”, sức khỏe người sống cũng dặt dẹo… Khổ thật !
Giá tiêu tiếp tục sụt giảm buộc bà con phải tính toán, cân nhắc để sử dụng phân thuốc hợp lý. Theo Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, hoạt chất thuốc bvtv trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu 100% nguyên liệu từ nhiều nguồn gốc, xuất xứ. Riêng từ Trung Quốc chiếm gần một nửa.
Thận trọng, thận trọng và thận trọng !
Bác @Tran Tu có cách giúp bà con nông dân để lựa chon phân thuốc? Ở chỗ em có công ty về tổ chức thảo luận, khi bà con hỏi nhiều thứ họ cũng nói loanh quanh không tới đâu…
Ra đại lý bvtv thì nói gì nghe nấy, thường họ bán cho 3-4 loại về pha trộn chung được chăng hay chớ mà không biết thế nào !
Giờ thì chẵng có món gì Trung Quốc không có cả, nông dân cần tìm hiểu và lựa chọn cho mình đừng để phụ thuộc, quan trong là hàng phải đúng nơi xuất xứ. Tôi đã dùng kháng sinh, trên bao bì ghi xuất xứ Nhật nhưng vào mạng lại của Trung Quốc. Tôi điện đến nơi cty phân phối họ mới thừa nhận là hàng Trung Quốc. Việc cũng là một tiềm ẩn của sản phẩm khi lựa chọn để dùng cũng chưa đem lại niềm tin.
Tôi kinh nghiệm là đọc kỹ bao bì sản phẩm, tìm địa chỉ xuất xứ hoặc địa chỉ web rồi lên net truy cập tham khảo để xác thực. Nếu dẫn đi loanh quanh như của bạn ở trên là sản phẩm kém chất lượng.
Yêu cầu bà con nông dân điều này là khó đấy !
Như tôi may nhờ có con cháu thành thạo vi tính nên tôi nhờ phản hồi giúp hoặc lên mạng tìm kiếm nguồn gốc, xuất xứ mới biết sản phẩm phân thuốc không hoàn toàn để được tin cậy khá nhiều. Còn với bà con khác thì sao?
Thế nên nhà phân phối thường quảng cáo… Hay ở chỗ do người dân có nhu cầu dùng hàng uy tín nên sẽ tin dù cho trên bao bì ghi xuất xứ không thật. Đây chính là người Việt lừa nhau mà không phải Trung Quốc lừa mình, một trào lưu đáng trách…
Chuyên đề phân thuốc ở nước ta nói cả ngày cũng không hết, chỉ khổ bà con nông dân thôi !
Tốt nhất là bà con chia sẻ kinh nghiệm với nhau để sử dụng ở những nơi tin cậy !
Xin chào @phannam và cộng đồng !
Sáng nay em ra rẫy để gom những lá tiêu bị rụng, phần đa vẫn còn màu xanh, nhưng lá nào cũng bị thối nhũn một mảng lớn bằng khoảng 3-4 ngón tay. Còn những lá bị đen ít thì không lan rộng thêm.
Em thấy hiện tượng rụng lá còn rất ít nhưng chưa cây nào có dấu hiệu hồi phục, em nghĩ chắc còn quá sớm vì mới phun và đổ thuốc kháng sinh được 2 ngày.
@ thuhuyen
Khi có kết quả chữa trị cụ thể, bạn gửi lên vài tấm hình để cộng đồng tham khảo nhé ! Cảm ơn.
Mình đã dùng và kiểm chứng hiệu quả của vi khuẩn streptomyces trên một số cây trồng trong đợt mưa vừa rồi. Chứng minh được hiệu quả trong phòng và trị bệnh nấm khuẩn.
Xin cộng đồng cho tôi hỏi thuốc xạ khuẩn Streptomyces bán ngoài thị trường có mấy dạng? Nên sử dụng thuốc dạng nào có hiệu quả cao hơn? Cám ơn nhiều !
Đến nay, tôi chỉ mới biết dạng thuốc bột hỗn hợp, có 2 loại:
-Loại chứa nhiều loại EM, trong có có các dòng vi khuẩn Bacillus, Streptomyces, Pseudomonas, trichoderma… do VN sản xuất.
-Loại chỉ chứa 1 loại vi khuẩn Streptomyces và một số chất dinh dưỡng hỗ trợ khác, nhập khẩu từ Mỹ.
Bạn nào biết thêm loại nào khác, xin chia sẻ với cộng đồng.
Tiêu nhà em có mấy cây bị rụng lá nặng chắc không cứu được, còn nói chung đã chững lại rồi.
Có vài cây khỏe, có dấu hiệu muốn hồi phục sớm…
Em xử lý bệnh bằng thuốc kháng sinh Streptomyces hôm 17/8.
Em gửi hình để cộng đồng xem :
– http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thuhuyen5.jpg
– http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/08/thuhuyen6.jpg
Cám ơn @thuhuyen nhé ! Chúc sức khỏe bạn.
.
Rất cám ơn Giatieu.com và bạn @thuhuyen
Qua phản hồi của bạn đã giúp mình và người bạn lựa chọn vi khuẩn streptomyces. Mưa dầm làm tiêu cả xóm mình bùng phát nấm bệnh Phytoph. Vài bà con dùng thuốc gốc đồng, đa số dùng 72WP, chỉ mình với bạn thân chọn dùng kháng sinh. Đến nay đã thấy rõ rệt hiệu quả: thuốc gốc đồng làm bông và lá gần như rụng sạch. 72WP ít rụng lá nhưng vẫn có nhiều trụ ra đi. Trái lại, của mình với bạn bị chết chỉ hơn 1% (chết 10 trụ trong tổng số 600 trụ). Vui mừng nữa là thấy cây cả 2 vườn hồi phục mạnh hơn rõ rệt…
Theo mình, dùng xạ khuẩn trừ bệnh cho hồ tiêu hiệu quả cao hơn mà bà con cũng không phải lo bệnh chết nhanh chết chậm hay vàng lá thối dây gì cả…
Kháng sinh Streptomyces không chỉ chữa trị tất cả các loại bệnh mà còn giúp cây trồng tăng sức…
Cám ơn bạn @hoanghaivan
Mình cũng rất vui khi bạn sử dụng kháng sinh Streptomyces thấy hiệu quả rõ rệt. Chắc lâu nay mình cũng sử dụng nhiều thuốc hóa học mà vẫn không diệt sạch nấm bệnh, nên mưa dầm kéo dài làm bệnh có cơ hội bùng phát. Sáng nay mình gửi bạn ghé chú Ri mua kháng sinh xử lý lại lần nữa để giúp cây tăng sức hồi phục nhanh như trên bài viết có nói. Bạn ở đâu? Mình ở thị trấn Eahleo…
Nếu thực sự như trong hình thì bạn thu huyền quá giỏi phục bạn luôn.
Cháu nghĩ sao vậy? Chú thấy hết sức bình thường mà !
Chào bạn @thuanbp
Mình đem thuốc kháng sinh Streptomyces mua giúp tối qua và hướng dẫn liều lượng pha thuốc, cách sử dụng theo chú Ri dặn cho ông chú ở xã bên cạnh. Tiêu của ông chú bị bệnh nấm phytoph chết nhanh, hơn 100 trụ ra đi rồi.
Ý kiến của bạn làm mình ngạc nhiên quá ! Tại sao không sử dụng cho một số lượng trụ tiêu nhất định để tự mình đánh giá hiệu quả. Mình nghĩ là bạn đã quen dùng hóa học, mà thói quen thường khó sửa đổi. Trị bệnh nấm Phytoph được là do thuốc chất lượng và cách chữa, chứ ai chữa thì cũng vậy thôi.
Bạn ở Bình Phước hả? Mình ở CưJut Đăk Nông.
Em gửi hình ảnh tiêu vừa chụp trưa nay để mọi người xem.
Em thấy dùng thuốc kháng sinh Streptomyces rất hiệu quả, giá thuốc cũng phải chăng !
Cháu xin cám ơn chú Nguyễn Vịnh, chú Ri và cộng đồng giatieu.com đã hỗ trợ.
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/thuhuyen4.jpg
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/thuhuyen5.jpg
Cho em hỏi, cty em có một vùng khá lớn khoảng vài chục ha trồng cà phê, nhưng trồng đi trồng lại 2-3 lần rồi mà bị sùng đất cắn phá nát hết. Em có thể dùng sản phẩm này được không ? Xin cám ơn.
Chào bạn @ HanhPhuc.
Theo phản hồi của bạn, tôi đoán là bạn đã xử lý thuốc hóa học nhiều rồi nhưng vẫn không xuể. Thay đổi lựa chon bằng xử lý sinh học chỉ mới là suy tính nhưng sẽ hợp lý hơn.
Do phản hồi của bạn chưa thật chi tiết, nên tôi chỉ nêu đề xuất:
Bạn có thể dùng vi nấm ba màu, hoặc vi nấm trichoderma sp (loại chưa phân dòng) để xử lý côn trùng cắn phá ở trong đất, nhưng với điều kiện đất phải duy trì đủ ẩm (trên 50%), không để đất khô. Hoặc bạn có thể sử dụng xạ khuẩn Streptomyces, nhưng phải vài lần do côn trùng trú ẩn khá sâu trong khi các vi sinh vật cần tác động trực tiếp mới có hiệu quả cao.
Còn có một lựa chọn nữa, bạn có thể dùng loại phân sinh học hữu cơ có chứa tinh dầu Neem nhưng lưu ý là có tác dụng chống côn trùng chậm vì nó vẫn là phân bón.
(Hình như bạn không ở Việt Nam !)
Thân
Cho cháu hỏi thuốc kháng sinh streptomycin dùng trị bệnh chết nhanh chết chậm hồ tiêu theo liều lượng như thế nào ạ ?
Bạn phải luôn sử dụng thuốc BVTV theo liều lượng được NSX ghi rõ trên bao bì hoặc theo khuyến cáo của nhà phân phối. Không tùy tiện sử dụng khi chưa nắm rõ cách thức, liều lượng. Tránh lãng phí, tốn kém tiền bạc mà bệnh vẫn còn.
Xin trả lời chung cho các bạn đã gửi phản hồi nhờ Giatieu.com tư vấn như sau :
-Lựa chọn cách xử lý sâu bệnh nói chung bằng thuốc hóa học hay sinh học là do chính bạn quyết định, sau khi đã cân nhắc xem xét kỹ càng các mặt lợi hại khi sử dụng loại thuốc đó.
-Phân biệt rõ ràng xạ khuẩn Streptomyces với chất kháng sinh Streptomycin thu được do nuôi cấy xạ khuẩn mà có.
-Những vấn đề mang tính riêng tư, xin vui lòng trao đổi qua email !
Muốn mua sản phẩm liên hệ ở đâu?
Bạn liên hệ với Chú Ri, sđt 0944.385518, để trao đổi cụ thể. Chú có ship.
Xin cho hỏi, cháu đi mua xạ khuẩn Streptomyces nhưng cửa hàng đưa ra gói thuốc sinh học ghi có chất Streptomycin và một số chất khác nữa. Vậy có dùng trị bệnh cho tiêu được không? Mong sớm hồi âm.
Tôi thấy không có cơ sở nào để nói không.
Tuy nhiên, mức độ và khả năng trị bệnh còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm được bán mới là điều cần quan tâm xem xét. Tôi cũng chưa thấy ai sử dụng bạn ạ…
Cho em hỏi, loại xạ khuẩn Streptomyces có trị được bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng không ạ ?
Khả năng nổi trội của xạ khuẩn Strep là kháng hầu hết các loại nấm bệnh, nhất là các loại nấm gây hại. Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng, xì mủ cao su hay hồ tiêu chết nhanh là do cùng loại nấm Phytoph gây ra. Bạn pha loãng Strep quét lên vết thương hay phun lên toàn bộ thân cành sr bị xì mủ, khoảng 5 ngày sau phun nhắc lại.
Lưu ý, không cần phải cạo chỗ bị xì mủ do xạ khuẩn Strep có khả năng tấn công sâu vào bên trong vết thương.
Sầu nhà mình cũng bị nứt thân, xì mủ… Xử lý tùm lum thuốc, kể cả thuốc chích vào thân cây thấy cũng không giảm bớt tí nào. May mà dùng xạ khuẩn kịp thời, nếu không đi tong mấy chục cây mới cho trái được 3 năm nay.
Cho tôi hỏi, tiêu nhà tôi bị bệnh chết nhanh.
Đại lý bán thuốc bvtv ở trong thôn nói thuốc sinh học tác dụng chậm, khuyên tôi nên dùng hóa học mới cứu chữa nhanh chóng kịp thời. Tôi đang băn khoăn không biết nên chọn loại thuốc nào là hợp lý nhất.
Mong được cộng đồng tư vấn, tôi xin cám ơn !
@Sơn Thành. Dường như ý kiến của trang Giatieu.com và của bác Nguyễn Vịnh ở trên đã rõ rồi nhưng bạn không hề đọc? Có thể do bạn còn băn khoăn để chọn cái hợp lý thì tôi khuyên bạn hãy làm những gì mà bạn thấy mình cần nhất, sức khỏe hay của cải… Vậy nhé, hy vọng bạn có lựa chọn sáng suốt !
Xin cho tôi hỏi. Xạ khuẩn Streptomyces có pha chung với phân bón lá để phun lên cây được không ? Cám ơn ạ.
Xạ khuẩn Strep hay vsv nói chung cũng cần có thức ăn để sống và hoạt động, nên có thể pha chung với phân bón lá hữu cơ hay hữu cơ sinh học. Nhưng nếu không chắc là phân bón lá hữu cơ thì không nên pha chung vì hóa học có thể làm hoạt lực của vi khuẩn yếu hơn, không có lợi. Trong khi mình đang cần nó phải đủ mạnh để tiêu diệt sâu bệnh.
Có người bạn ghé chơi, thấy tôi dùng xạ khuẩn Streptomyces để xử lý bệnh nấm thối rễ, chết nhanh. Bạn khuyên tôi nên pha thêm nấm đối kháng trichoderma để diệt tuyến trùng đất luôn một thể cho lợi công. Tôi chưa rõ khả năng diệt tuyến trùng đất theo hướng này, xin được hỏi ý kiến của cộng đồng.
Mong mọi người giúp đỡ, cám ơn nhiều !
Xạ khuẩn Streptomyces tiết ra chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt tất cả những vi sinh vật gây hại như nấm bệnh, tuyến trùng, virus tiêu điên … Dùng xạ khuẩn này để phòng chống các bệnh hại của cây là nhờ công nghệ nuôi cấy của Mỹ và các nước tiên tiến. Các nước chưa phát triển như ta cũng khó sx được…
Bạn sử dụng kết hợp với nấm đối kháng tricho nữa thì quá tốt !
Theo mình thấy không vấn đề gì, chỉ tốn kém thêm chi phí gần như là 1 sự lãng phí, trong khi tiêu đang bị bão giá thì có nên chăng ?!
Khi cây bị nhiễm bệnh nặng, vì lo lắng quá nên bà con thường phối trộn nhiều loại cho chắc mà không ngại tốn kém hay lãng phí đâu. Em gặp nhiều lắm, khuyên không được…
Xạ khuẩn streptomyces đối kháng được nhiều loài nấm bệnh gây hại cả trên cây lẫn dưới đất…
@Nguyễn Thành Xuân
Ưu điểm nổi trội của Strep là diệt tất cả các loại mấm nói chung như Phytopthora spp, Fusarium spp, Pythium spp, Rhizoctonia spp… trên hồ tiêu nên các loại nấm khác như nấm tảo, nấm hồng cafe không thành vấn đề. Lưu ý, hiệu quả sẽ nhanh hơn khi trời khô ráo.
Thân
Cho tôi hỏi bệnh nấm làm cháy nám ngoài vỏ trái thanh long có sử dụng loại thuốc streptomyces này được không ?
Không chỉ riêng cho trái thanh long mà thôi đâu. Sử dụng để diệt các bệnh nấm làm nám vỏ trái cây nói chung như cam, bưởi, chuối, chanh dây… đều rất hiệu quả !
Cho em hỏi, em tìm mua xạ khuẩn streptomyces ở mấy đại lý thuốc trong huyện đều không có. Họ đưa ra loại thuốc hổn hợp có hoạt chất streptomycin thôi. Diễn đàn cho biết em cần mua ở đâu mới có.
Dường như bạn không có nhu cầu mua mà chỉ muốn thắc mắc. Tôi đã giới thiệu các bạn liên hệ với chú Ri bán Biogel+biosol Ấn Độ theo sđt có trên trang : 0944.385518
Xin nói thêm là chú Ri và công ty nhập khẩu sản phẩm này đang liên hệ phía đối tác bên Mỹ để họ cùng viết bài giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Hy vọng sẽ sớm xuất hiện quảng cáo sản phẩm xạ khuẩn và một số sp hữu cơ sinh học khác nữa trên trang giatieu.com
Tạm thời xin giới thiệu sp theo link này để các bạn tìm hiểu: https://store.organicagardensupply.com/product/blacksmith-bioscience-forge-sp
Cám ơn anh @Hoàng đã cho biết rõ thêm…
Cho tôi hỏi thuốc xạ khuẩn Forge sp sử dụng liều lượng như thế nào ? Cám ơn.
Theo hướng dẫn của NSX, pha 5gr/ 1 bình 16 lít để phun lên cây.
Hoặc để trừ nấm gốc, tuyến trùng, xử lý đất đã bị sâu bệnh để tái canh, tưới 4-5 lít/gốc…
Tùy trường hợp cụ thể, nhà phân phối sẽ tư vấn cho bạn cách sử dụng hợp lý.
Em không tưới gốc nhưng em phun thật kỹ trên cây cho đẫm thì thuốc cũng rơi xuống gốc. Như vậy có được không anh ?
Bạn có cách làm rất hay khi kết hợp với xử lý sâu bệnh trong đất. Với các loại nấm trên cây như đốm lá, thán thư, gỉ sắt, khô cành, nám quả… thì chỉ cần phun kỹ là được.
Nhưng không được quên phun nhắc lại nhé !
Cho em hỏi tiêu nhà em bị gì và có thể sử dụng xạ khuẩn streptomycine được không ạ.
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/10/truongny1.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/10/truongny2.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/10/truongny3.jpg
Tiêu của bạn bị các loại nấm cơ hội chuyên tấn công lên cây hồ tiêu vào mùa mưa. Nấm thán thư, chết nhanh còn nhẹ . Nhưng nấm chết chậm, vàng lá thối rễ và nấm tảo trên lá rất nặng, sẽ làm chết cây khi trời có nắng kéo dài.
Bạn có 2 lựa chọn, sử dụng thuốc hóa học hay xạ khuẩn streptomyces đều có hiệu quả.
Tham khảo: http://www.giatieu.com/phong-tru-dich-benh-gay-hai-ho-tieu-khi-thoi-tiet-thay-doi/8516/
-Tiêu bị bệnh nấm vàng lá chết chậm và nấm tảo đỏ rất nặng, thấy rải rác có cả nấm phytopth nữa, không kịp thời xử lý sẽ lũ lượt ra đi khi nắng to.
-Phân biệt rõ xạ khuẩn Streptomyces và chất Streptomycin do nuôi cấy xạ khuẩn chiết xuất được là khác nhau. Giatieu.com đã giải thích rõ ở phản hồi phía trên.
Tiêu này bị nhiễm bệnh khá lâu rồi, do chăm bón hóa học quá mức làm mất đề kháng nữa.
Không tích cực chữa trị kịp thời thì cây sẽ mất sức dần, tới cuối năm nay chẳng còn trụ nào…
Em cảm ơn anh Hoàng ạ. Cho em hỏi thêm, trời đang nắng gắt mấy hôm nay mình đổ gốc xạ khuẩn streptomycine thì tiêu có bị sao không ạ. Tại em nghe bảo đổ gốc đất phải ẩm ạ.
Hèn gì mới nắng có hơn 10 ngày mà tiêu em vàng hẳn, bắt đầu có bụi chết 1,2 dây rồi ạ. Em thấy hoang mang quá. Vậy giờ em nên sử dụng thuốc hóa học hay xạ khuẩn streptomycine thì nhanh kiểm soát được bệnh và đạt hiệu quả ạ. Xin mấy anh tư vấn rõ dùm em, tại em cũng chưa có kinh nghiệm trồng tiêu. Đối với những bụi chết 1,2 dây mình nên xử lý sao ạ.
Anh @Hoàng và @Thanh Hà đã trả lời rõ ràng ở trên rồi. Bạn đọc lại đi, nhớ đọc thật kỹ nhé !
Em nuốn cho vi nấm trichoderma vào chung với xạ khuẩn streptomyces để xử lý bệnh hiệu quả cao hơn có được không? Xin tư vấn giúp, em cám ơn.
Chào cháu @ngocnga
Xạ khuẩn có thể dùng chung với các vi sinh vật có lợi (EM) khác như trichoderma và bản thân xạ khuẩn cũng được xem như 1 EM. Sản phẩm này ở Mỹ có ghi rõ là Benneficial Streptomyces.
Tuy nhiên, xạ khuẩn hoạt động đối kháng mạnh hơn vi nấm tricho nhiều lần nên không cần dùng chung khi chữa bệnh hay xử lý đất đai, lãng phí.
Cháu có thể để vi nấm tricho dùng riêng hoặc trộn chung với phân bón gốc khi hồi phục cây.
Thân
Chào @Ngọc Nga. Chưa có đối chứng. Tốt nhất dùng riêng. Thân
Chào chú, tiêu nhà cháu không bị chết nhanh nhưng nó cứ vàng vàng kéo dài cả năm, cháu đã đổ thuốc tervigo trị tuyến trùng, rải vôi nâng độ pH, phun thuốc Nano + Coc + Aliet trị nấm, phun bón lá, tưới tricho…mỗi loại cũng vài lần, hầu như cháu làm đủ kiểu theo mấy bác sĩ cây trồng tư vấn và hướng dẫn cháu mua thuốc nhưng không thấy cải thiện được tí nào. Bông ra lác đác, chắc mỗi trụ được khoảng 1 kg tiêu khô…
Chú và cộng đồng tư vấn giúp cháu để khôi phục lại, cháu nản quá rồi !
Tôi thấy bạn chưa nản đâu, vì bạn còn hỏi tức là còn quan tâm mà.
Có thể đất trồng tiêu nhà bạn đã bị suy thoái trầm trọng do sử dụng phân thuốc hóa học dài ngày và quá mức. Điều đó làm cây suy yếu kéo dài nên không còn sức đề kháng.
Theo tôi, bạn nên sử dụng xạ khuẩn Streptomyces để khôi phục sức sống cho vườn tiêu của mình. Nếu mua xạ khuẩn ở chỗ chú Ri thì càng tốt vì sản phẩm đã được đăng ký ở Mỹ dưới dạng a soil amendment (sửa chữa, cải thiện đất)
>> https://store.organicagardensupply.com/product/blacksmith-bioscience-forge-sp
>> https://www.planetnatural.com/product_brand/blacksmith-bioscience/
Cho em hỏi, bạn em có cho 1 gói thuốc nói là thuốc diệt tuyến trùng, trên gói có ghi là chế phẩm vi sinh Paecilomyces sp, có phải là 1 loại xạ khuẩn giống Streptomyces không? có trị được bệnh chết nhanh chết chậm cây hồ tiêu không? Em cám ơn.
Chào @Tung Van
Paecilomyces sp là 1 dòng vi nấm đối kháng, tương tự như trichoderma sp. Do trước đây công nghệ chưa phát triển nên nhầm lẫn nó là 1 dòng vi khuẩn. Thực tế nhầm lẫn này rất nhiều, do cấu tạo của vsv rất đơn giản, thậm chí có thể tự biến đổi và quá nhỏ… Đã là vi nấm, khả năng cao nhất là ký sinh, nên Paecilomyces có thể tiêu diệt các loại côn trùng. Tôi chưa thấy có báo cáo nào nói về tác động của vi nấm này với các bệnh nấm hại cây hồ tiêu.
Còn Streptomyces là vi khuẩn đối kháng nên tôi thường gọi là kháng khuẩn, nó tiết ra độc tố rất mạnh để tiêu diệt các loại vsv khác. Y học ứng dụng để làm thuốc kháng sinh cho con người.
Những dòng sản phẩm này bà con nên sử dụng để giảm thiểu hóa học. Ớn lắm rồi !
Thân
Tiêu em đang phát triển bình thường có nên sử dụng steptomyces không ?
Bạn xem kỹ các tác dụng, lợi ích của xạ khuẩn sẽ thấy mình cần gì. Ít nhất cũng giảm bớt các hóa chất độc hại và môi trường sống trong lành thân thiện hơn.
Mình muốn bạn trước hết làm theo hiểu biết, nhận thức của chính mình. Còn nghe nói là để tham khảo, đối chiếu thêm để lựa chọn cho hợp lý.
Các chú cho cháu hỏi là khi sử dung xạ khuẩn strep có hiệu quả với tuyến trùng và rệp sáp không ạ. Khi sử dụng có cần đổ gốc hay chỉ phun thật đẫm cho cây ạ. Cháu cảm ơn nhiều ạ.
-Bạn đọc kỹ bài giới thiệu và các phản hồi thảo luận, trao đổi của cộng đồng ở trên sẽ rõ tác dụng của xạ khuẩn strep với rệp sáp, tuyến trùng.
-Tác động trực tiếp vào đối tượng cần xử lý luôn có hiệu quả cao hơn, nhanh hơn gián tiếp.
Tùy mục đích sử dụng để phun lên cây hoặc đổ gốc hay kết hợp cả hai, bạn nên trao đổi kỹ với nhà phân phối.
Xin cho tôi hỏi xạ khuẩn Streptomyces có thể dùng xịt hàng tháng ngừa chết nhanh cho tiêu trong mùa mưa để thay thế các loại thuốc nấm không ?
Streptomyces là chủng vi khuẩn kháng sinh.
Thả vào vườn nếu có địch thì nó sẽ tìm và diệt, không có địch thì nó lang thang chơi…
Cho tôi hỏi xạ khuẩn Streptomyces có trị được bệnh tiêu điên không ?
Tôi muốn dùng thử cho vườn nhà nên muốn xin tham khảo thêm ý kiến của cộng đồng.
Hay quá ! Bạn pha xạ khuẩn streptomyces theo đúng liều hướng dẫn sử dụng (5gr/bình 16 lít), phun lên những cây tiêu bị điên thật kỹ liên tiếp 2-3 lần, cách nhau 5-6 ngày. Sau đó, dùng phân sinh học biogel+tricho tưới gốc, pha thêm humic nữa thì càng tốt. Chúc bạn thành công !
Cảnh báo !
Hiện nay dịch bệnh chết nhanh chết chậm cây hồ tiêu đã phát triển khắp nhiều nơi, làm bà con phải hao phí nhiều tiền bạc để mua thuốc phòng trừ nhưng vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. Lợi dụng tâm lý lo lắng này, ngoài thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm được cho là “nhiều dòng xạ khuẩn streptomyces” mà không thể kiểm chứng nguồn gốc và không có phép lưu hành.
Bà con lưu ý chỉ mua sản phẩm streptomyces ở chỗ tin cậy, tránh không để tiền mất tật mang…
Thân
Chỗ em vừa rồi cũng có “bác sĩ cây trồng” vừa chữa bệnh vừa bán thuốc nói thuốc của nước ngoài có nhiều dòng xạ khuẩn, đòi giá 18 triệu đồng 1 kg, nhưng không dám cam đoan sẽ chữa khỏi 100%. Chẳng biết thế nào…Oải thật !
Tôi phun và đổ gốc streptomyces 4 ngày trước lúc trời nắng và đất đang khô, định tưới ngày hôm sau thì gia đình có công việc nên không tưới kịp. Ngày mai tôi mới tưới lại thì không biết có được không? Có cần phải đổ gốc và phun lại không? Trời nắng gắt như thế này không biết streptomyces có tồn tại được trong vườn tiêu lâu không nhỉ?
Bạn vẫn tưới nước theo dự tính. Sau đó pha xạ khuẩn Strep theo liều lượng nhà phân phối đã hướng dẫn, phun kỹ lên mỗi cây bình quân 4 lít là được. Không cần đổ gốc nếu bệnh chưa nặng, chưa làm chết cây.
Thưa chú, cho cháu xin hỏi. Quê cháu là vùng chuyên canh cây cam với hơn cả ngàn ha. Nhưng hiện nay cam rụng vàng gốc, kỹ sư Trạm BVTV xuống nói bị nhiễm virut, anh thì bảo do nhiễm nấm bệnh nặng sau mưa bão. Nhưng có chị cho rằng ngập úng làm thối rễ, cây không hấp thụ dinh dưỡng dẫn đến rụng quả… Bà con hoang mang không biết phải làm thế nào, dẫn đến việc phân thuốc lung tung chẳng ai giống ai. Cam gần như rụng hết rồi. Chắc bà con năm nay không có Tết…
Cháu muốn ứng dụng xạ khuẩn Strep này cho vườn nhà nhưng không biết có hiệu quả gì không.
Bà con quê cháu mong được chú tư vấn. Cháu xin thay mặt bà con cám ơn chú nhiều ạ !
Chào cháu @Hop Quy
Để tư vấn giúp cháu và bà con ở quê được chính xác, hợp lý, chú cần xem một số hình ảnh cụ thể và diễn biến của việc cam rụng trái. Trao đổi qua email: nguyenvinh@giatieu.com
Trước mắt, cháu và gia đình ngưng sử dụng các loại thuốc trong 48 giờ để tồn dư hóa chất trên cây cam phân hũy bớt. Sau đó dùng xạ khuẩn Strep phun kỹ lên cây, pha đúng theo liều hướng dẫn nhé !
Thân
Cho cháu hỏi phun xạ khuẩn thời gian này đang nắng nóng như vậy có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc ko ạ?
Xạ khuẩn tiết ra chất (kháng sinh) để tiêu diệt các sinh vật như nấm bệnh lẫn côn trùng gây hại, không liên quan gì với nắng nóng hay thời tiết nói chung.
Bạn thử nghĩ, nắng nóng vẫn không ngăn cản được nấm bệnh gây hại thì sao lại ngăn được xạ khuẩn, là vi khuẩn ?
Trời nắng cũng không ảnh hưởng gì tới vi khuẩn Streptomyces. Bạn yên tâm sử dụng.
Nhớ pha đúng liều, sử dụng theo đúng cách đã được tư vấn.
Theo em biết, có nhiều loại vi nấm sẽ không sống được khi nhiệt độ vượt qua 70 độ C.
Nhưng vẫn có nhiều loại vi khuẩn tồn tại ở 80 – 90 độ C, thậm chí cả trong nước sôi.
Cho em hỏi sản phẩm Streptomyces bên chú Ri phân phối là dòng xạ khuẩn nào vậy ?
Bạn muốn tham khảo ngay thì vào theo link này : https://store.organicagardensupply.com/product/blacksmith-bioscience-forge-sp
Hoặc vài hôm nữa sẽ post quảng cáo lên trang giatieu.com với chi tiết hơn
Chỗ em gần 3 tuần rồi không có mưa nên đất khá khô.
Em có cần phải tưới ẩm trước khi đổ xạ khuẩn Strep không ạ.
Bạn không quá lo lắng !
Pha thuốc theo đúng liều lượng hướng dẫn của NSX có ghi rõ trên bao bì là được.
Tôi pha chung phân sinh học với strep để đổ gốc và phun thì ảnh hưởng gì không ạ?
Tất nhiên sẽ là rất tốt nếu là phân hữu cơ sinh học 100%.
Nhưng cẩn thận hơn với các loại phân có tỷ lệ hữu cơ thấp, nhất là các loại phân núp bóng sinh học, có thể làm hoạt lực của vi khuẩn yếu hơn. Tốt nhất là sử dụng ngay sau khi phối trộn, không nên để lâu !
Tôi đi mua thuốc xạ khuẩn Streptomyces, nv bán hàng đưa ra 1 gói thuốc có ghi rõ nhập khẩu từ Mỹ, trọng lượng 500gr. Tôi xem trên bao bì có ghi tên NSX bên Mỹ nhưng tôi tìm trên net không thấy…
Trường hợp này mình làm thế nào để biết thuốc nhập khẩu thật hay nhái thương hiệu của nước ngoài ?
Hỏi khó quá ! May ra mấy chú QLTT phân thuốc có học nghiệp vụ thì biết chăng..?
Theo tôi, bạn đã tìm nhưng không thấy thì khoan hãy dùng, tìm loại khác. Bạn mới là người quyết định. Tiêu nhà đang bị bệnh mà còn đợi thực nghiệm nữa thì chỉ có chết
Anh @Ngok ạ. Xem lại trên gói thuốc có ghi “đóng bao bì” tại VN không ? Nếu có thì chịu, không biết họ đóng trong gói là thứ gì. Tin nhà phân phối thì mua xài…
Hàng Mỹ, hay hàng bất kỳ nước nào được nhập khẩu đều có tem gốc của NSX và tem phụ tiếng Việt của nhà nhập khẩu kèm dấu hợp quy. Riêng hàng gốc Mỹ không đóng gói theo đơn vị cân nặng 100-200-500gr như mình đâu. Họ xài hệ khác, như oz, lb…
Cũng không nhất thiết như vậy đâu.
NSX có thể tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu để đóng gói phù hợp với thị trường sử dụng.
Do VN dùng hệ đo lường là gram nên NSX có thể đóng gói 100-200-500gr.
Tuy nhiên, nếu đóng gói có trọng lượng thấp sẽ đắt đỏ do tiền vận chuyển và tiền lương nhân công ở Mỹ rất cao.
Sản phẩm xạ khuẩn Forge SP đóng gói 250gr đấy !
Cám ơn mọi người đã trao đổi, chia sẻ …
Từ trước tới nay tôi thường làm theo từng bước:
1. Xem trên bao bì có dấu hợp quy và địa chỉ NSX rõ ràng, có sđt để liên hệ xác thực… Dị ứng nhất là gặp “sđt không có thực” hay “sđt tạm thời không liên lạc được”…
2.Nếu sản phẩm nhập khẩu, phải có nhà nhập khẩu, nhà phân phối rõ ràng… Qua đó có thể tìm kiếm, truy cập vào trang web để xem NSX giới thiệu chất lượng và hiệu quả của sản phẩm mình muốn mua. Tìm không được thì cũng quên luôn.
Tất nhiên, những sản phẩm chú Ri phân phối thì tôi tin cậy, đơn giản là chú đã tìm hiểu và lựa chọn các sản phẩm chất lượng giúp cho mình, vậy thôi !
Em đã xử lý Streptomyces xong gần 10 ngày rồi. Nay bệnh đã dừng nên em muốn bón phân gốc kích rễ giúp cây nhanh chóng hồi phục. Đại lý khuyên em nên đổ humic hơn đổ phân.
Em xin cộng đồng tư vấn giúp. Em cám ơn !
Bón phân gốc hay tưới humic để kích rễ còn tùy loại. Loại càng có tỷ lệ hữu cơ cao càng hiệu quả. Loại có tỷ lệ hữu cơ thấp thì nên chậm lại khoảng 1 tuần nữa. Vấn đề ở chỗ mua loại nào ? Lưu ý, với loại humic có hàm lượng NPK thì chậm lại nhé.
Tôi thường khuyên dùng phân sinh học Biogel tưới gốc vì nó là hữu cơ 100% tổng hợp đầy đủ thành phần, giúp cây dễ hấp thụ và nhanh chóng hồi phục hơn.
Về humic hay phân bón nói chung mấy năm nay gần như bó tay, loạn cào cào… Hình như cơ quan chức năng đã buông xuôi, không có đủ lực lượng để kiểm soát khắp hết được.
Cuối cùng vẫn là người nông dân phải gánh chịu !
Em có mấy cây bơ bị hiện tượng xì mủ, da bị sùi và nức ra.
Bạn em nói dùng thuốc quét lên hoặc phun xạ khuẩn strep cũng được.
Xin cộng đồng tư vấn giúp. Em cám ơn !
Có 2 cách xử lý tùy chọn:
1.Cạo thật sạch chỗ bị xì mủ. Pha thuốc hóa học đậm đặc gấp 3-4 lần, dùng chổi sơn quét thuốc lên vết cạo. Vài hôm sau quét lại, làm liên tiếp vài lần…
2. Dùng xạ khuẩn Strep, pha đúng liều hướng dẫn phun lên chỗ bị xì mủ. Không cần cạo, chỉ cần phun kỹ, vài hôm phun lặp lại…
Quá trình xử lý, nếu có gì vướng mắc bạn cần trao đổi ngay.
Nhà em có hơn 500 trụ tiêu kinh doanh, hiện đang bị bệnh vàng lá thối rễ chết gần 200 trụ rồi. Em mua hơn 15 triệu tiền thuốc bvtv theo cửa hàng tư vấn mà vẫn bị chết…
Bữa nay em mới biết thông tin về thuốc xạ khuẩn streptomyces. Em muốn dùng thuốc này để cứu số tiêu còn lại có được không, cách xử lý như thế nào… Xin cứu giúp em, em cám ơn !
Bạn có thể sử dụng xạ khuẩn Strep để xử lý ngay.
Liều lượng, cách thức xử lý cần theo đúng tư vấn để đạt hiệu quả.
Do bạn đang xử lý thuốc hóa học nên trường hợp này cần trao đổi thật kỹ với nhà phân phối để tránh những bất cập.
Xin chia sẻ mất mát của bà con. Mong mọi người sớm hồi phục được những trụ tiêu còn lại…
Xạ khuẩn dùng trị bệnh phấn trắng cho cây chanh dây hiệu quả không mọi người.
Trị bệnh phấn trắng không quá khó khăn như bạn nghĩ.
Chỉ nên sử dụng xạ khuẩn riêng rẽ, hạn chế phối kết hợp khi không thật cần thiết.
Bác Hoàng có thể chỉ em cách trị với được không? Em cũng trị bằng một số thuốc rồi nhưng hiệu quả thấp lắm. Mong anh giúp đỡ.
Ối trời ! Bạn nên đọc lại thật kỹ ý kiến của anh @Hoàng sẽ rõ.
Nấm phấn trắng hay nấm làm nám trái chanh dây, chỉ cần pha Streptomyces đúng liều hướng dẫn phun kỹ 1-2 lần là sạch sẽ …
Em muốn dùng xạ khuẩn Streptomyces để phòng bệnh cho vườn hồ tiêu nhà em thay cho thuốc hóa học phun 8-10 lần trong 1 năm vất vả quá ! Mà em cũng nghe mùi thuốc hóa học nhiều quá rồi nên muốn chuyển qua dùng thuốc sinh học…
Xin tư vấn cho em biết mình sử dụng như thế nào và mỗi năm mình phải xử lý bao nhiêu lần ?
Nếu dùng xạ khuẩn trong gói Forge SP để phòng, bạn có thể phun đẫm trên lá khoảng 2 tháng 1 lần và tưới gốc 1 năm 3-4 lần kết hợp phòng trừ sâu bệnh trong đất như tuyến trùng rệp sáp, thay cho vi nấm tricho.
Lưu ý, đây là sản phẩm phân bón hữu cơ có vi sinh vật hữu ích, nên bên cạnh ứng dụng để phòng trừ sâu bệnh còn có hỗ trợ dinh dưỡng cho cây trồng, giúp giảm bớt các loại phân bón hóa chất khác. Dùng kết hợp cả hai mới có lợi hơn.
Mọi người cho cháu hỏi, cháu dùng xạ khuẩn trong sp Forge SP để xử lý nấm tảo trên cây hồ tiêu thì có cần xử lý lại lần 2 không ạ ? Cháu cảm ơn !
Bạn cần phải xử lý lần 2, thường gọi là lần nhắc lại vì có thể xử lý lần đầu bị bỏ sót.
Hoặc một số bào tử sâu bệnh có lớp vỏ sáp bảo vệ bên ngoài như cái kén, đến đúng chu kỳ sinh trưởng sau mới nở thành thế hệ vsv mới để gây hại.
Đa số sâu bệnh cứ dai dẳng trên cây là do không nhắc lại !
Nếu chắc chắn xử lý 1 lần sạch bệnh thì thôi. Còn không chắc thì nên nhắc lại lần 2.
Phun nhắc lại chỉ với 2-3 lít/cây có quá tốn kém không ?!
Chúc bạn sáng suốt lựa chọn !
Khoảng bao nhiêu ngày thì mình có thể phun nhắc lại ạ? Cháu cảm ơn !
Quy trình, liều lượng tùy thuộc vào mỗi thương hiệu sản phẩm strep được phép lưu hành trên thị trường. Với Forge SP, bạn sẽ được nhà phân phối tư vấn cụ thể khi mua sản phẩm…
Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc xử lý sâu bệnh thường nhắc lại tối đa không quá 7 ngày.
Chú Vịnh và cộng đồng cho cháu hỏi chanh dây bị bệnh phấn trắng dùng thuốc Streptomyces có được không ạ.
Bệnh phấn trắng chanh dây do loại nấm Septoria passiflorae gây ra.
Dùng thuốc xạ khuẩn Streptomyces để phòng trị thì rất hiệu quả !
Cảm ơn @Hoàng nhiều !
Cho tôi hỏi dùng xạ khuẩn Streptomyces để rửa cây trong thời kỳ hãm nước được không ạ!
Xin cảm ơn!
Thời kỳ hãm nước là đình chỉ và ngăn chặn mọi việc làm gia tăng độ ẩm của đất, sao bạn lại đi rửa cây ? Bạn nên rửa ngay sau thu hoạch hoặc có thể thu tới đâu rửa tới đó, miễn là càng sớm càng tốt để giúp cây khỏe, sạch sẽ nấm bệnh trước khi vào hãm nước làm bông vụ mới.
Cộng đồng cho cháu hỏi cháu bón vôi khoảng 1 tháng rồi, giờ cháu sử dụng kháng khuẩn forge sp có bị ảnh hưởng gì đến tác dụng của kháng khuẩn không ạ? Cháu xịt đều lên cây và cả quanh gốc ạ… Cháu cảm ơn
Cân xác định rõ 2 vấn đề:
1. Lượng vôi sử dụng cho 1 ha? Cách sử dụng (phun, rải, trộn…) ? Loại cây trồng ?
2. Từ ngày sử dụng vôi đến nay đã có cơn mưa nào chưa? Hoặc đã tưới với lượng nước bao nhiêu/gốc ?
@Thanh Hà dạ rải vôi đều hết vườn tiêu. 2 sào rải khoảng tạ rưỡi vôi.
Hôm qua mới tưới ạ. 7 ngày trước cũng xịt đều cả trên cây và gốc tiêu forge sp, vậy xạ khuẩn có bị ảnh hưởng gì không ạ ? Hôm nay bắt đầu xịt lại… Cảm ơn
Nếu bạn dùng Forge SP để phun và đổ gốc đúng theo liều lượng được tư vấn sử dụng thì không vấn đề gì…
Gia Lai có vườn tiêu nào sử dụng Forge cho mình xin địa chỉ để tham quan học hỏi ạ?
Có sâu bệnh thì nhờ cộng đồng tư vấn, rồi mua thuốc về mà phun. Có gì mà học…!
Thú thật, nghe bà con đến tham quan là em sợ lắm…
Nhiều người vô tình tha bào tử nấm bệnh thả khắp vườn !
Vùng em mấy năm nay hạn chế cho người vào thăm.
Gia Lai có nhiều vườn sử dụng Forge SP.
Có lẻ bạn nên đưa sđt của mình lên, nếu đồng ý chia sẻ thì chủ vườn sẽ gọi cho bạn…
Không loại trừ bạn sẽ bị quấy rối, gây hoang mang nữa nhé !
Cảm ơn @Thanh Hà và @Ngok nhiều… Cũng nhờ giatieu giới thiệu mà em mới liên hệ chú Ri mua vài sản phẩm về sử dụng. Nhưng kinh nghiệm về cây tiêu thì không có nên rất loay hoay…
Mọi người cho mình hỏi Forge sp có pha chung với biosol được không ạ.
Được chứ ! Biosol là sản phẩm dinh dưỡng hữu cơ sinh học mà…
Phòng thì không vấn đề gì. Nhưng, đang trị nấm thì phải ngưng tất cả các loại phân để nấm bị “đói” mới đạt hiệu quả cao hơn. Phải chú ý dùng đúng cách bạn nhé !
Dùng sản phẩm Forge SP có xạ khuẩn streptomyces để rửa cây, em thấy có mấy cái lợi như sau:
-Diệt sạch các nấm bệnh còn rải rác trên cây như thán thư, tảo đỏ, đốm lá… mà cả các loại nấm cơ hội như thối dây vàng lá, chết nhanh chết chậm…
-Trong Forge SP có chất phụ gia là phân bón hữu cơ, giúp hồi phục cây, nhất là tiêu suy sau thu hoạch do cuối vụ em bón phân chưa đầy đủ, cũng đỡ 1 phần kinh phí.
-Góp phần diệt bớt tuyến trùng, nếu chưa có điều kiện kinh phí, thời gian để tập trung xử lý tuyến trùng.
Không chỉ đỡ tốn kém kinh phí để mua nhiều thứ, khi phun thuốc lên cây còn thấy sướng vô cùng, tha hồ bay mát cả mặt chả nghe mùi mè gì.
Khi bơm Forge SP lên cây có phần nào diệt được các tác nhân có hại ở dưới đất không ạ?
Sẽ là không đáng kể nếu chỉ phun lên cây mà không đổ gốc trực tiếp…
Muốn tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh, tuyến trùng trú ẩn dưới đất phải mạnh tay xử lý mới đạt hiệu quả cao. Tác động gián tiếp chỉ được phần nào…
Xử lý nấm bệnh và tuyến trùng sau thu hoạch khi thời tiết khô nóng có hiệu quả không, hay đầu mùa mưa mình xử lý ạ. Em cảm ơn !
Trị tuyến trùng hiệu quả nhất vào mùa khô hạn. Khi đó tuyến trùng sẽ tập trung về rễ cây để chích hút, làm tổ ký sinh. Trị nấm phải ngay lập tức khi phát hiện dấu vết của bệnh, để chậm nấm sẽ lây lan, dai dẳng, làm yếu cây…
Tùy vào loại thuốc bạn lựa chọn là thuốc hóa học hay sinh học. Nếu là thuốc hóa học, cần thời tiết mát mẻ, đủ ẩm để thuốc chậm bốc hơi và kéo dài tác dụng. Thuốc sinh học, đặc biệt là thuốc vsv, pha theo liều lượng khuyến cáo là đã cung cấp đủ ẩm để vsv phát huy tác dụng.
Tôi dùng Forge SP để rửa cây sau thu hoạch cho vườn tiêu nhỏ 250 trụ. Tôi thấy rất hợp lý, có hiệu quả rõ rệt nên tôi quyết định sẽ dùng rửa cây cho vườn lớn hơn 1400 trụ vào cuối tháng này luôn.
Cho cháu hỏi ở chỗ chú Ri còn phân phối xạ khuẩn Forge SP nữa không vậy?!
Vẫn còn bạn ạ. Đang đợi hàng mới nhập về, lâu quá !…
https://www.planetnatural.com/product/forge-sp-streptomyces/
Đã có hàng về rồi nhé ! Hôm qua chú Ri mới ship cho mình…
Anh Hoàng cho hỏi Forge đỗ gốc mùa khô này có diệt tuyến trùng hiệu quả và còn phòng nấm mùa mưa được không ạ. Em xin cảm ơn.
-Nên xử lý tuyến trùng vào mùa khô hạn, do lúc này không dễ kiếm ăn lung tung trong đất nên tuyến trùng tập trung về rễ cây để chích hút, làm tổ ký sinh và đẻ trứng.
-Phòng là việc phải làm trước khi nấm bệnh gây hại, không nhất thiết mùa mưa hay nắng. Tuy nhiên, do nấm bệnh thường phát triển mạnh vào mùa mưa nên bà con chỉ phòng vào mùa này (và nhớ cầu nguyện để nấm chưa tấn công trước đó…)
Cháu chào chú Nguyễn Vịnh chào cộng đồng giatieu.com.
Cháu đã sử dụng xạ khuẩn Forge SP để trị nấm bệnh cho tiêu cháu thấy rất tốt, giờ cháu dự định sử dụng để trị nấm thối trái và một số nấm bệnh trên cây sầu riêng.
Cộng đồng mình đã ai dùng qua chưa và hiệu quả thế nào?
Cháu xin cảm ơn chúc cộng đồng nhiều sức khỏe.
Xạ khuẩn tiết ra chất kháng sinh trị nấm. Nhưng nó không thể phân biệt nấm hồ tiêu hay nấm sầu riêng, nấm thối trái hay nấm khô cành đâu…
Diễn đàn đã sử dụng nhiều rồi. Nếu còn băn khoăn, bạn nên tự mình thử nghiệm để đánh giá !
Xin chào diễn đàn!
Cho tôi hỏi dùng xạ khuẩn vào thời kỳ tiêu đang nhú cựa có ảnh hưởng gì không ạ. Tôi muốn kết hợp luôn trị rệp sáp, tuyến trùng bằng xạ khuẩn thông qua hệ thống nhỏ giọt có được không ạ. Nếu được thì sau đó sử dụng phân bón lá và bón gốc được ngay không ạ!
Xin cảm ơn diễn đàn!
Xạ khuẩn forge là thuốc vi sinh có lợi (EM), không gây hại cho cây trồng ở bất kỳ giai đoạn nào.
Trị rệp sáp còn non và tuyến trùng hiệu quả, nhưng trị rệp sáp trưởng thành không bằng nấm trichoderma. Nếu dùng phân bón lá, bón gốc sinh học như biogel+biosol thì không vấn đề gì…
Cảm ơn anh Hoàng nhiều! Anh cho tôi hỏi thêm chút là vi sinh vật đó sống được lâu ở trên cây không ạ. Và mua nấm trichoderma cụ thể là sản phẩm nào ạ?
Xạ khuẩn Streptomyces trong sản phẩm Forge SP không sống lâu trong môi trường tự nhiên do không nhân sinh khối (sinh sản) được như vi nấm tricho.
Thị trường có cả trăm loại nấm tricho được cấp phép sản xuất, nên dễ dàng tìm mua loại tin cậy. Không nên sử dụng loại không được cấp phép vì vấn đề chất lượng.
Em muốn dùng sản phẩm xạ khuẩn Forge SP cho cây sầu riêng được không ?
Trên trang có giới thiệu xạ khuẩn Streptomyces ứng dụng trong nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên trong sản phẩm Forge SP là dòng xạ phuẩn được phân lập chủ yếu trị tất cả các loại nấm và tuyến trùng đất. Vì cây hồ tiêu của bà con bị các bệnh nấm làm chết nhiều quá nên bác Nguyễn Vịnh kéo về trang này để hỗ trợ bà con phòng chống nấm bệnh hiệu quả hơn.
Bạn có thể sử dụng Forge SP cho bất kỳ cây trồng mà không phân biệt loại cây nào cả !
Hôm trước mình có liên hệ được chú Ri trao đổi, tư vấn cụ thể, chi tiết.
Bạn liên hệ xem, theo sđt 0944.385518
Anh @Hoàng cho em hỏi, phun xạ khuẩn 2 tiếng sau đó trời mưa thì có tác dụng không?
Sinh học thường tác dụng không nhanh như hóa học. Mới phun khoảng 2 tiếng chỉ vừa đủ thời gian kích hoạt, nhưng chưa có thời gian cho xạ khuẩn tiết ra độc tố để diệt nấm.
Theo tôi, bạn nên phun lại trên lá cho chắc, ở dưới đất không cần
Dạ em cảm ơn anh nhé. Anh có thể gửi cho em hình ảnh tiêu bị bệnh sau khi đã xử lý xạ khuẩn được không ạ. Em cảm ơn…
Hình ảnh khá nhiều, nhưng chỉ nhìn vào hình cũng khó để thấy mối liên kết giữa trước và sau khi xử lý bằng xạ khuẩn Forge SP. Phóng to hình này, xem kỹ các vết nấm đốm lá sẽ thấy hiệu quả sau 1 tuần phun xạ khuẩn, của 1 vườn ở Chư Sê
<< http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2019/06/nam-dom-lá.jpg
Cam nhà em bón nhiều phân hữu cơ lẫn vô cơ nhưng lá vẫn không xanh. Tham khảo ý kiến các chủ vườn bên cạnh thì các bác bảo cam nhà em bị tuyến trùng cạnh tranh dinh dưỡng làm cây thiếu đói, không thể xanh được. Em đã phun mấy loại phân bón bắn đọt, xanh lá và đổ thuốc bvtv diệt tuyến trùng nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả.
Đại lý thuốc ngoài lộ khuyến cáo nên đổ xạ khuẩn streptomyces để diệt tuyến trùng trước rồi mới phun bón lá sau. Em xin tham khảo ý kiến cộng đồng ạ !
Bạn lưu ý, có hàng trăm loại xạ khuẩn streptomyces nhưng không phải loại nào cũng có chức năng diệt tuyến trùng, diệt các loại nấm bệnh…
Bạn cần mua đúng loại thích hợp với nhu cầu của mình mới có hiệu quả !
Bạn dùng dòng xạ khuẩn trong sản phẩm Forge SP để xử lý tuyến trùng và nấm bệnh trong đất. Sau đó bạn đo độ pH đất và dùng vôi+lân để diều chỉnh về 5,5 độ rồi mới tính chuyện bón phân gốc, phun phân bón lá cho cam… Phân bón cũng cần lựa chọn.
Cộng đồng sẵn sàng hỗ trợ bạn !
Cho em hỏi. Em nghe bạn em nói dùng streptomyces có thể diệt nấm+tuyến trùng để xử lý bệnh vàng lá chết chậm cây hồ tiêu phải không?
Đúng ! Nhưng không phải tất cả…
Xạ khuẩn Streptomyces có hàng vạn dòng, mỗi dòng đặc trị một hay nhiều loại bệnh khác nhau tùy vào chất kháng sinh do dòng xạ khuẩn đó tiết ra. Vì vậy, sử dụng đúng dòng xạ khuẩn đặc trị mới có kết quả mong muốn. Điều này đòi hỏi bạn phải chọn đúng dòng xạ khuẩn do NSX phân lập, nuôi cấy. Tránh sử dụng nhầm lẫn, không hiệu quả…
Bác Vinh cho cháu hỏi :
Cháu trồng Cam với Quýt Đường Chỉ cho cháu cách phân biệt giữa trái bị vi khuẩn hay là bị nấm được không ạ
Sần sùi là do vi khuẩn hoặc côn trùng nhỏ chích hút. Bị vết cháy nám là do nấm.
Cháu dùng Calcimax-B kết hợp Forge SP giúp trái sạch nấm, căng bóng, bắt mắt, nâng cao giá trị thương phẩm…
Thân
Bạn tìm mua sản phẩm Forge SP do Cty Innolite nhập khẩu và phân phối, sẽ có dòng xạ khuẩn streptomyces như bạn cần…
Theo giới thiệu xạ khuẩn trong Forge SP có thể phân giải xenlulo và hợp chất hữu cơ.
Vậy dùng để ủ phân bò hay ủ vỏ cà phê làm phân vi sinh, thay vì dùng nấm trichoderma được không?
Chắc chắn được ! Phân giải xenlulo và hợp chất hữu cơ, kết hợp trị các loại nấm bệnh trong đất là đặc điểm nổi trội của dòng xạ khuẩn có trong sản phẩm Forge SP !
Nếu sau khi đổ phân bò khô xuống bồn (không lấp đất) rồi hòa Forge SP tưới lên phân bò thì khả năng trị tuyến trùng và nấm trong đất còn hiệu quả ko anh?
Tất nhiên xạ khuẩn sẽ bị phân tán do phải làm nhiều việc hơn, nên bạn cần tăng liều lượng thêm khoảng 10-20% nữa, tùy theo…
Tôi dự tính thanh lý vườn tiêu già cỗi năng suất thấp để trồng cây khác. Đại lý BVTV khuyên tôi dùng xạ khuẩn để xử lý đất rồi mới được trồng.
Tôi muốn tham khảo thêm ý kiến, mong cộng đồng chia sẻ. Tôi xin cám ơn.
Bạn tham khảo phản hồi của @Thanh Hà hôm 29/12/2019.
Tôi chia sẻ thêm:
-Sau khi thu gom, tiêu hũy sạch sẽ tàn dư của cây trồng trước. Không vội vàng cày xới hay đảo trộn đất, vẫn để nguyên và dùng xạ khuẩn trong sản phẩm Forge SP phun khắp mặt đất để diệt các loại nấm bệnh… Theo liều lượng 1/800 có trên bao bì, hay theo nhà phân phối tư vấn.
-Nhiều bà con dùng máy cuốc đảo trộn, vô tình chôn lấp bào tử nấm bệnh xuống tầng sâu, dùng thuốc xử lý nhiều lần cũng khó tiêu diệt sạch. Đây là sai lầm rất tai hại.
-Dùng Forge SP có thể tái canh tức thì, không cần luân canh hay thời gian nghỉ.
Thân
Cám ơn anh. Tôi sẽ dùng Forge SP để xử lý đất trước khi đào hố.
Cho cháu hỏi. Trời nắng bơm forge SP có được không, có cần làm ướt đất không, cháu cám ơn…
Không cần. Bạn tăng nước lên, pha 1 gói với 1.000 lít nước.
Bơm kỹ hơn, lúc trời ít gió, nắng chưa gắt…
Phun lên lá, gặp nắng to gió mạnh, vi khuẩn chưa kịp tiết ra kháng tố, coi như không…
Bạn em khuyên em nên sử dụng xạ khuẩn để rửa cây sau thu hoạch nhưng chưa được rõ ràng.
Mong cộng đồng tư vấn thêm cho em được rõ hơn. Em xin cám ơn !
Dùng sinh học chỉ có lợi. Dùng hóa học là con dao hai lưỡi.
Tùy bạn lựa chọn !
Xạ khuẩn streptomyces là 1 loại vi sinh vật tiết ra độc tố gây ức chế sinh trưởng, thậm chí tiêu diệt các vsv khác, nhất là vsv có hại như các loại nấm bệnh thường thấy trên cây trồng.
Sử dụng xạ khuẩn không gây hại cho cơ thể người như các loại thuốc bvtv hóa học nên được khuyên dùng rộng rãi. Vấn đề là bạn phải tìm mua sản phẩm tin cậy, chất lượng.
Bạn em nói mình nên dùng xạ khuẩn streptomyces để rửa cây sau thu hoạch mà không nên dùng Coc85. Em chưa hiểu, mong cộng đồng giải thích giùm…
Coc85 là thuốc hóa học gốc đồng, dùng để trị các loại nấm như tảo đỏ, thán thư, đốm lá… và thúc đẩy cây trồng ngủ sâu để phân hóa mầm hoa sau thu hoạch. Tuy nhiên, thuốc gốc đồng thường làm lá cây không được xanh, cây trồng mau già cỗi, sớm thoái hóa, nếu dùng thường xuyên sẽ làm cây chậm phát triển, rụng lá… Trước đây các thuốc gốc đồng được khuyên dùng rửa cây sau thu hoạch. Nhưng vì một số nhược điểm trên nên khuyến cáo hạn chế dùng trên cây hồ tiêu do là cây thân leo, khá mẫn cảm với các loại phân thuốc hóa chất.
Xạ khuẩn là vi sinh vật có lợi, được NSX phân lập trong sản phẩm Forge SP là dòng trị nấm, phân giải cellulose, để cải tạo đất, xử lý đất đai bị thoái hóa vì nấm bệnh, tuyến trùng… và tăng sức đề kháng cho cây trồng. Quan trọng nhất là rất an toàn với môi trường và con người.
Hy vọng những chia sẻ này giúp bạn hiểu thêm…
Awesome post! Keep up the great work! 🙂
Vườn sầu riêng nhà em mới trồng được 3 năm, chưa ra hoa. Gần đây một số cây bị lở loét thân chính gần gốc và các cành lớn, nhiều người nói bị bệnh xì mủ. Đại lý bán thuốc bvtv hướng dẫn dùng dao thật sắc cạo sạch chỗ loét, sau đó pha trộn 3 loại thuốc agrifos + mancojet + melataxy rồi dùng cọ quét lên vết thương 3 ngày 1 lần. Em đã quét được mấy lần rồi.
Hiện nay một số cành quét thuốc bắt đầu héo lá, có thể bị chết khô. Em hoang mang quá.
Em đọc trang web này thấy ứng dụng xạ khuẩn streptomyces để trị bệnh, mong cộng đồng tư vấn giúp em để cứu vườn sầu riêng. Em xin chân thành cám ơn.
Bênh xì mủ sầu riêng do nấm Phytoph, cùng loại nấm gây bệnh chết nhanh hồ tiêu gây ra.
Để chữa trị thường phải cạo sạch vết thương rồi mới bôi thuốc hóa học vào, nhưng để lại vết sẹo lớn khó lành. Còn dùng xạ khuẩn streptomyces không cần cạo vết thương vì vi khuẩn sẽ chủ động tấn công sâu vào bên trong để tiết kháng tố tiêu diệt nấm.
Theo phản ánh, bạn cần phun thuốc trên cả thân lá và đổ gốc. Lưu ý, phải mua được thuốc có xạ khuẩn streptomyces chứ không phải mua hỗn hợp thuốc có chất kháng sinh streptomycin.
Trên trang web có giới thiệu thuốc xạ khuẩn thương hiệu Forge SP của Mỹ, do Cty TNHH Innolite nhập khẩu và phân phối.
Cho em hỏi: Em có thể sử dụng xạ khuẩn streptomyces để xịt hoặc đổ gốc cho cây bưởi 3 năm tuổi vào thời gian này được không? Xin cám ơn.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ lúc nào để phòng hoặc trị các bệnh nấm và tuyến trùng đất.
Không gây hại cho môi trường và người dùng vì streptomyces là vi sinh vật có lợi (EM).
Xin cộng đồng phân biệt streptomyces và streptomycin khác nhau thế nào cho em tham khảo với, em chưa hiểu lắm. Em mua thuốc xạ khuẩn streptomyces để phun cho cây bưởi da xanh như bài này viết. Đại lý bán 1 gói thuốc nói là của công nghệ Mỹ, nhưng hồi nãy em xem kỹ lại thì thấy gói thuốc hỗn hợp nhiều chất, có streptomycin chứ không phải streptomyces như mình muốn mua…
Em mong được cộng đồng tư vấn. Em cám ơn ạ !
Trên bài viết và nhiều phản hồi đã nói rõ:
-Streptomyces là dòng vi khuẩn kháng sinh, có nhiều chi họ…
-Streptomycin là hoạt chất thu được từ việc nuôi cấy vi khuẩn này.
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chi họ vi khuẩn và công nghệ nuôi cấy thu được.
Do đó chất lượng kháng sinh của mỗi nước sẽ khác nhau…
Em có thể pha xạ khuẩn streptomyces của Forge SP với thuốc bvtv trừ côn trùng chích hút để rửa tiêu sau thu hoạch chung một lần được không?
Mùa này tiêu chưa ra lá non nên không cần pha chung xạ khuẩn với thuốc diệt côn trùng chích hút.
Nhưng nếu vẫn muốn pha thì không được pha quá liều, sẽ làm giảm hoạt lực…
Theo mình, xạ khuẩn là vi sinh vật, pha chung với thuốc bvtv hóa học tuy không chết nhưng sẽ làm yếu hoạt lực. Tránh được vẫn tốt hơn !
Dùng xạ khuẩn streptomyces để phòng trị các lọai nấm bệnh và rửa cây sau thu hoạch, mình có cần phối trộn thêm gì nữa không? Xin cộng đồng tư vấn giúp…
Thắc mắc của bạn đã được Thanh Hà trả lời chung cho cộng đồng ở phía trên.
Bạn cố gắng tìm đọc, có rất nhiều điều hay để tham khảo nữa !
Tiêu nhà cháu thu xong rồi nhưng nhiều trụ trên ngọn chỉ thấy cọng, không thấy lá.
Giờ cháu phải làm gì, xin tư vấn giúp. Cháu cám ơn !
Tiêu bị suy, rụng đốt do thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu canxi.
Không loại trừ rụng đốt tháo khớp do bị nhiễm nấm…
Phun phân sinh học tổng hợp + xạ khuẩn forge vài lần sẽ khỏi .
– Rụng đốt sinh lý, chủ yếu do thiếu chất calci và các vi lượng.
– Rụng đốt do bệnh nấm Rhizoctonia kết hợp vi khuẩn Pseudomonas gây ra.
Dùng kháng sinh Streptomyces + Canxi-B hay + Neem lỏng vài lần sẽ khỏi !
Cân nhắc hiệu quả và tính toán chi phí để lựa chọn.
@Khai Tan Le
Hiện tượng này thường thấy ở những vườn tiêu suy do giảm đầu tư, thiếu chăm bón làm cây mất sức đề kháng… Cách hồi phục hiệu quả nhất là dùng Forge SP kết hợp với phân Neem lỏng để xử lý liên tiếp 2 lần trước khi vào làm bông vụ mới.
Forge và neem lỏng pha chung hay là bơm riêng lẻ, mong được chỉ giáo.
Phòng bệnh, rửa cây có thể pha chung. Trừ bệnh nên xài riêng rẽ…
Với vườn tiêu như @khai tan le , bơm 2 lần forge có kết hợp đổ gốc forge, hay có cần bỏ phân lân nung chảy không, cách chăm sóc như thế nào mong ae chỉ dẫn.
Như vườn tiêu của @Khai Tan Le là như thế nào ?
Bạn đã biết cách xác định 2 lý do chính làm tiêu rụng đốt chưa ?
Diễn đàn đã thảo luận nhiều lần rồi.
Nhắc lại: Cần quan sát kỹ, nếu chỗ khớp bị tháo (tầng rời) vẫn sạch sẽ như trái cây chín rụng, không có dấu hiệu lạ là rụng sinh lý. Còn tầng rời bị khô đen là rụng do nấm.
Dường như bạn @Duybao tham gia diễn đàn lâu rồi nhưng vẫn chưa tiếp thu được những vđề cơ bản.
– Nếu xác định rụng đốt do nấm bệnh thì phải phun+đổ gốc.
– Việc bón phân lân nung chảy thuộc quy trình chăm bón thường xuyên theo định kỳ. Bạn tìm đọc trong các bài chăm sóc, bón phân cho hồ tiêu…
Ở đây đang góp ý để xử lý hiện tượng bị rụng đốt.
Tập trung vào để xử lý hiện tượng bệnh trước đã.
Phân tro chăm bón nên để sau bạn ơi !
Cám ơn ae chỉ giáo, do quá lo cho vườn tiêu nên em hỏi không hết ý. Tiêu em bị suy, một số bị bịnh, chú Vịnh đã chỉ bơm forge kết hợp đổ gốc, em đã làm theo. Vì tiêu xen caphe và em tưới bét, cộng trời có cơn mưa nên tiêu nhú cựa. Chính vì vậy nên em muốn bỏ phân lân.
Bạn nên bón lân nung chảy vào đầu mùa mưa, hoặc bón lấp chung với phân chuồng ủ hoai ngay khi vừa thu hoạch xong…
Cháu muốn sử dụng xạ khuẩn để rửa cây sau thu hoạch. Nhưng bạn cháu bảo nên dùng thuốc Forge SP tăng liều lên để kết hợp xử lý tuyến trùng luôn. Xin tư vấn giúp cháu. Cháu cám ơn nhiều !
Sản phẩm Forge SP của Cty Innolite nhập khẩu từ Mỹ chứa dòng xạ khuẩn Streptomyces. Khi hoạt động, dòng xạ khuẩn này tiết ra chất kháng sinh streptomyces có các chức năng: tiêu diệt các loại nấm bệnh, phân hũy cellulose, diệt tuyến trùng và các vi sinh vật có hại khác trong đất. Bạn có thể vào trang giới thiệu sản phẩm để đọc thêm: http://www.giatieu.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-vi-sinh-cua-cong-ty-tnhh-innolite/9571/
Về liều lượng, cách thức sử dụng đã có nhiều thảo luận phía dưới bài. Mong bạn đọc kỹ.
Nếu còn vướng mắc, bạn trao đổi thêm nhé. Chúc bạn thành công !
Theo tư vấn của chú Ri, tôi đã dùng sản phẩm Forge SP chứa xạ khuẩn streptomyces để trị bệnh xì mủ trên cây ăn trái lây lan trong vườn mình như cam canh, bưởi da xanh, mít thái… rất hiệu quả. Cây hồi phục, liền sẹo sau 3 lần xịt thuốc.
Lưu ý, dùng thuốc Forge SP phun thẳng vào vết thương, lặp lại vài lần sau 5-7 ngày, không cần phải tốn công khoét sạch vết thương như dùng thuốc hóa học. Xin có lời chia sẻ với cộng đồng.
Trong hội đã có ai dùng xạ khuẩn streptomyces để xử lý bệnh xì mủ ở thân cây sầu riêng chưa?
Xin chia sẻ để tham khảo !
Bạn tham khảo thêm ở blog của Chú Ri : https://www.facebook.com/107455400755865/photos/pcb.150141679820570/150141199820618/?type=3&theater
Cho cháu hỏi, mình sử dụng xạ khuẩn Streptomyces trị bệnh xì mủ trên thân sầu riêng hay cây có múi không cần phải nạo sạch vết loét do nấm gây ra rồi mới bôi thuốc vào phải không ?
Bạn cháu tư vấn như vậy. Cháu xin phép được hỏi lại cho kỹ ạ !
Bạn ấy nói đúng. Xạ khuẩn là 1 chủng vi khuẩn kháng sinh. Chỉ cần pha đúng liều rồi phun lên vết loét, vi khuẩn sẽ chủ động tấn công vào sâu bên trong và tiết ra độc tố tiêu diệt nấm bệnh và các vi sinh vật có hại khác. Cháu phun lặp lại vài lần, cách nhau 5-7 ngày mà không cần phải can thiệp gì thêm.
Cho hỏi cách sử dụng xạ khuẩn Streptomyces để phòng bệnh cho cây có múi ? Xin cám ơn !
Cây có múi nói riêng, cây ăn trái hay cây lấy hạt nói chung về cơ bản phòng trị các bệnh nấm cần dựa vào đặc trưng của loại nấm gây hại. Tuy nhiên, Streptomyces là dòng vi khuẩn kháng sinh, đặc trị các loại bệnh nấm và xử lý cải tạo đất, diệt tuyến trùng, nên có thể dùng cho tất cả các loại cây trồng.
Lưu ý, xạ khuẩn Streptomyces là 1 loại vi khuẩn hoàn toàn khác với chất streptomycin thu được do nuôi cấy vi khuẩn.
Dòng xạ khuẩn trong sản phẩm Forge SP của Mỹ được NSX phân lập, sử dụng rất đơn giản, chỉ cần phun và đổ gốc để phòng hoặc giúp xạ khuẩn chủ động tấn công lên các dấu vết do nấm bệnh gây ra.
Em xin hỏi, em chưa dùng xạ khuẩn bao giờ nên chưa biết hiệu quả thế nào, chi phí ra sao, xin được tư vấn ạ !
Xạ khuẩn streptomyces là 1 dòng vi khuẩn tiết ra độc tố để tiêu diệt các vi sinh vật có hại, nên còn gọi là kháng khuẩn. Bạn tham khảo kỹ bài viết, chi tiết nào chưa rõ thì trao đổi cụ thể hơn.
Về chi phí trị bệnh, khó nói được vì còn tùy thuộc mức độ cây bị nhiễm bệnh. Với nhu cầu phòng bệnh, 1 trụ tiêu cần chi phí cho 2 lần xịt phòng và 1 lần rửa cây sau thu hoạch.
Mưa nhiều, tiêu rụng lác đác, cần làm gì mong ac cho kinh nghiệm…
Bạn cần kiểm tra kỹ để xác định nguyên nhân !
Nếu rụng sinh lý thì phun lá phân sinh học hữu cơ 2-3 lần liên tiếp.
Nếu rụng bệnh lý thì phun xạ khuẩn nhé !
Em đã bơm xạ khuẩn 2 lần cách nhau một tuần, vậy mà chuỗi tiêu rụng bị đen cuốn, có nên bơm neem với calcimax mong anh góp ý.
Không rõ bạn sử dụng sp của NSX có giới thiệu trên giatieu.com hay sp tương tự?
Bạn quan sát kỹ chuỗi tiêu mới rụng để xác định đúng. Có thể pha chung xạ khuẩn với calcimax hoặc với neem để phun !
Nhiều bạn ra tiệm bvtv hỏi về thuốc xạ khuẩn streptomyces, được người bán đưa ra loại thuốc có hoạt chất tương tự… (?)
Mình nhấn mạnh, thuốc Forge SP chứa xạ khuẩn, là 1 dòng vi khuẩn kháng sinh streptomyces, cần phân biệt với hoạt chất streptomycin thu được do nuôi cấy xạ khuẩn nhé !
Hồi trước tôi cũng ra tiệm mua họ cũng đưa thuốc có hoạt chất nhu vậy. Sau này tôi lấy địa chỉ trên giateu.com gọi đến công ty mua hàng, công ty họ gửi cho mình bảo đảm không sợ hàng dỏm. Nói chung xài sinh học cũng rẻ ngang ngửa với hóa học nhưng còn yên tâm đỡ hại sức khỏe, thân chào.
Em sử dụng thuốc của công ty Innolite, từ khi hái xong đến bây giờ, bơm thuốc vô tư không sợ ảnh hưởng sức khỏe, ngặt nổi công ty có 4 sản phẩm mà cách kết hơp em không biết như thế nào cho hợp lý. Mong được chỉ giáo cách sử dụng thuốc của công ty trong một mùa vụ, chân thành cảm ơn sự góp ý !
Cám ơn bạn @Duybao đã có ý kiến. Tôi xin chia sẻ như sau.
– Thuốc để phòng trị bệnh. Phân bón để làm thức ăn cho cây. Bạn gọi chung là thuốc nên dễ nhầm lẫn khi tư vấn sử dụng, nên điều chỉnh lại cách gọi.
– Forge SP dùng phòng trị các loại nấm bệnh+tuyến trùng quanh năm, nhưng liều phòng thấp hơn liều trị. Khi sử dụng, nhất thiết phải nhắc lại lần hai sau 5-6 ngày để đạt hiệu quả triệt để.
Neem lỏng, Neem hạt, Calcimax-B dùng nuôi cây quanh năm. Tùy theo nhu cầu từng lúc để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Calcimax-B dùng để bổ sung khi cây có nhu cầu cao như để chống rụng bông non, trái non, nứt trái, tăng trọng… hoặc đất bị cạn kiệt vi lượng, pH thấp.
Tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn trên từng cây số ! Thân.
Cảm ơn chia sẻ của @Hoàng
Mưa nhiều quá, cháu dự tính dùng xạ khuẩn streptomyces phun lá 2 lần liên tiếp để phòng bệnh chết nhanh chết chậm cho tiêu theo như khuyến cáo. Cháu băn khoăn là mình cần đổ gốc không?
Mong được cộng đồng tư vấn. Cháu cám ơn.
Mưa quá nhiều là cơ hội để cho các loại nấm bệnh sinh sôi phát tán tràn lan…
Tăng cường phòng bệnh là lựa chọn hợp lý. Để nấm bệnh gây hại mới ra tay ngăn chặn thì khá tốn kém.
Bạn sử dụng Forge SP theo đúng phác đồ nhà phân phối đã tư vấn, hoặc theo hướng dẫn sử dụng có trên bao bì.
Nấm bệnh thường tấn công vào hệ rễ, làm thối rễ tơ khiến cây không lấy được dinh dưỡng từ đất. Cho nên phải diệt nấm rễ là chính, diệt nấm trên lá là phụ. Tuy vậy, nếu quá trình phòng trừ còn để sót một số, nấm bệnh sẽ sinh sôi nảy nở, tiếp tục tấn công để gây hại cây trồng. Nên phải xử lý kép 2 lần tiếp cách nhau 5-6 ngày mới diệt sạch được.
Vùng em Quảng Trị năm nay mưa lũ quá nhiều làm hồ tiêu chết rất nhiều. Do nước lụt tràn vào vườn nhà và mạch nước ngầm trong đất phun lên. Xóm em chết sạch không còn cây nào.
Nay còn mưa nhỏ, trời đã vào đông. Em muốn trồng mới thì xữ lí đất như thế nào cho tốt để trồng lại ạ. Nhà em làm tiêu sạch, không dùng hóa chất ạ…
Bạn yên tâm…!
Ra Tết âm, trời nắng ấm hơn, tôi sẽ tư vấn để hỗ trợ bạn tái canh nhé !
Thân
Cháu cảm ơn bác Vịnh nhiều ạ…
Nhà tôi có khoảng 600 trụ tiêu tơ vừa hái xong. Tôi dự tính sẽ dùng đổng đỏ để rửa vườn nhưng bạn tôi khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc gốc đồng, vì sẽ làm tiêu mau già cỗi, và khuyên tôi nên dùng xạ khuẩn, thuốc sinh học sẽ thân thiện với môi trường hơn.
Xin diễn đàn tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn.
@tranthanhbinh
Người bạn của bạn đã khuyên rất hợp lý. Lạm dụng thuốc gốc đồng sẽ làm vườn tiêu mau già cỗi, suy thoái, giảm năng suất…
Chắc là mới tiêu tơ nên được bạn chăm bón khá kỹ, không có hiện suy cây sau thu hoạch. Cho nên bạn chỉ cần rửa vườn bằng xạ khuẩn trong Forge SP theo tư vấn là được.
Có điều gì băn khoăn, bạn mạnh dạn trao đổi nhé !
Xin hỏi dùng Forge SP qua hệ thống tưới nhỏ giọt có hiệu quả không ạ
Dùng qua nhỏ giọt nếu chỉ nhằm xử lý đất hoặc diệt nấm tấn công hệ rễ…
Nấm ở trên lá thân cành thì phải phun trực tiếp mới đạt hiệu quả cao hơn.
Bạn vừa phun vừa tưới gốc mới đạt hiệu quả tuyệt đối !
Khó lắm @Ngok ạ ! Nông dân mình quen xài thuốc hóa học rồi.
Khuyên họ chuyển qua dùng sinh học để khỏi bị nhiễm độc hóa chất mà họ cứ ậm ừ…
Đợi các loại bệnh ung thư gõ cửa thì ngồi đó mà khóc nhé !
Cho cháu hỏi, cháu muốn dùng xạ khuẩn Streptomyces kết hợp với thuốc trị nấm đốc đồng để tăng hiệu quả trên cây sầu riêng được không ? Cháu cám ơn !
Xạ khuẩn Streptomyces trong Forge SP của Innolite nhập khẩu là thuốc sinh học, không nên phối hợp với các thuốc hóa học trị nấm gốc đồng, sẽ làm giảm hoạt lực của lợi khuẩn.
Muốn sử dụng cả hai loại thuốc, cần cách ly tối thiểu khoảng 1 tuần !
Em ra đại lý BVTV hỏi mua xạ khuẩn về để xử lý nấm bệnh trong vườn do mưa quá nhiều. Đại lý đưa cho em 1 gói thuốc bột có ghi rõ streptomycin. Em yêu cầu loại khác thì họ đưa 1 gói khác ghi streptomycin sulfat. Vì còn băn khoăn nên em chưa mua.
Xin diễn đàn giải thích. Em cám ơn nhiều ạ !
Nội dung bạn @Hai Yen hỏi tôi đã trả lời đôi lần nhưng có lẽ bạn không tìm thấy phản hồi.
Nay tôi xin trao đổi:
-Streptomycin là 1 hoạt chất kháng sinh, chiết xuất được trong quá trình nuôi cấy xạ khuẩn streptomyces. Do đó, nuôi cấy chủng xạ khuẩn nào sẽ thu được chất kháng sinh tương ứng. Điều đó để khẳng định mỗi chủng xạ khuẩn sẽ có hiệu quả kháng sinh khác nhau.
Ví dụ: Sản phẩm Forge SP chứa xạ khuẩn Streptomyces nigrescens có khả năng kháng các loại nấm nói chung và phân giải lân hữu cơ. Bạn đọc kỹ bài này để hiểu rõ hơn: https://giatieu.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-vi-sinh-cua-cong-ty-tnhh-innolite/9571/
-Streptomycin sulfat là một muối Sulfur thường dùng để sát trùng diệt khuẩn nhưng cũng rất độc hại với người. Hiện nay các nước Âu-Mỹ đã đưa ra khỏi danh mục thuốc BVTV.
Có lẽ trong tiến trình hội nhập, nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản, ngành Nông nghiệp nước ta cũng phải sớm đưa chất này vào danh mục cấm (hạn chế) sử dụng…
Nhà mình dùng Forge SP để phòng trị các bệnh nấm cho hồ tiêu, cà phê và sầu riêng hơn 2 ha được gần 2 năm nay. Cho đến giờ, mình rất vừa ý, là lựa chọn duy nhất. Lúc này mình thay thế hoàn toàn, không còn dùng các loại hóa chất nữa !
Em thấy trên bao bì sản phẩm Forge SP ghi có thể pha chung với một số loại thuốc trừ sâu khác. Tuy nhiên ở một số phản hồi thì nói không nên pha chung. Xin được giải thích rõ hơn chỗ này ạ !
Còn tùy bạn pha với thuốc có hóa chất gì nữa… nhưng không loại trừ sẽ làm giảm hoạt lực của xạ khuẩn.
Đặc biệt, các thuốc có chất kháng sinh, thuốc gốc đồng, thuốc gốc sulfur càng không được nhé !
Gửi @Phu Gia. Ở đây có 2 vấn đề.
Thứ nhất: Anh Hoàng có chia sẻ là không dùng chung với thuốc gốc đồng. Theo khuyến cáo nhà sản xuất là không pha chung sản phẩm Forge Sp với các sản phẩm: thuốc kháng sinh, thuốc có nguồn gốc Cu (đồng) và hóa chất khử trùng đất.
Thứ hai: bạn có thể pha với thuốc nấm.
Thân mến.
Nhà em trồng sầu riêng năm ngoái đã cho trái bói. Anh bạn giới thiệu em nên dùng xạ khuẩn Streptomyces để chăm, vừa có nhiều lợi ích mà chi phí cũng hợp Lý.
Xin cộng đồng giới thiệu chi tiết các lợi ích cụ thể. Em cám ơn nhiều !
Theo tôi, bài viết về xạ khuẩn Streptomyces đã giới thiệu khá chi tiết rồi.
Nếu bạn muốn hỏi về sản phẩm Forge SP của Cty TNHH Innolite, xin mời đọc kỹ bài này : https://giatieu.com/phan-bon-huu-co-sinh-hoc-vi-sinh-cua-cong-ty-tnhh-innolite/9571/
Bạn nêu chỗ nào chưa nắm rõ cụ thể, tôi sẽ nói thêm.
Theo tôi, sử dụng sinh học sẽ giúp cây tăng sức đề kháng, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh. Lạm dụng hóa học lâu ngày hư cây, đất đai thoái hóa mà con gây nguy hại cho môi trường sống của cộng đồng…
Em pha chung xạ khuẩn streptomyces với phân sinh học Neem vừa làm bông vừa phòng nấm cho sầu riêng được không? Em cám ơn ạ.
Pha xong sử dụng ngay, không để qua đêm nhé !
Ở chỗ em mua xạ khuẩn Streptomyces không có. Cửa hàng chỉ bán thuốc hỗn hợp nhiều chất, trong đó có streptomycin. Xin cộng đồng tư vấn giúp em.
Cần phân biệt, khi nuôi cấy xạ khuẩn streptomyces sẽ thu được hoạt chất streptomycin.
Vấn đề là hoạt chất đó thuộc dòng xạ khuẩn nào, có tác dụng gì?
Đọc kỹ bài viết mới thấy rõ vấn đề này…
Đợt này cháu phun xạ khuẩn phòng bệnh cho tiêu, cháu dự định pha chung với canxi-B cho lợi công chú nhỉ !
Kết hợp phun chung cho lợi công là lựa chọn rất đúng đắn.
Nhớ phun canxi-B trước thu hoạch khoảng 3 tuần bạn nhé !
Cả nhà cho mình hỏi xoài mình chuẩn bị kích làm lộc mình có thể pha xạ khuẩn với thuốc kích được không vậy? Thuốc kích có thành phần thioure. Thank cả nhà
Thioure là một carbon dioxide thường dùng làm bột nở các loại, bột cứu hỏa, dễ gây ngạt khi hít phải và là chất tổng hợp hữu cơ. Thận trọng với các sản phẩm kích thích được phép dùng trong nông nghiệp.
Pha loãng riêng rẽ trước khi hỗn hợp với xạ khuẩn trong Forge SP và không để qua đêm…
Giúp tăng cường khả năng ra hoa sau khi cây trồng đã phân hóa mầm hoa (hiện tượng hột gạo), nhất là với các sản phẩm có ghi rõ đạm trung lượng (Nts) dễ làm cây ra nhiều lá hơn bông nếu dùng quá sớm.
Theo em, đạm là đa lượng do nhu cầu của cây trồng với các loại N thường chiếm số lượng nhiều (đa). Được NSX hỗn hợp với các chất S, C… có nhu cầu ở mức trung bình nên gọi là phân bón “Đạm Trung Lượng”. Dùng quá sớm sẽ làm cho cây ra nhiều lá hơn bông như bác Nguyễn Vịnh đã cảnh báo nhiều lần.
Đi qua nhiều vườn trồng tiêu ở Tây Nguyên năm nay sẽ thấy rất rõ điều này !
Cám ơn anh Hoàng và mọi người nhiều !
Sầu riêng nhà cháu bị bệnh xỉ mủ, cháu đã pha thuốc đồng đỏ đậm đặc rồi quét lên chỗ xì mủ 2, 3 lần rồi nhưng vẫn không đỡ chút nào.
Cháu nghe nói bệnh xỉ mủ do nấm Phytoph, cùng loại nấm gây bệnh chết nhanh chết chậm hồ tiêu. Vậy có thể dùng xạ khuẩn streptomyces quét lên vết xì mủ có hết bệnh không bác ? Mình dùng với liều lượng như thế nào ? Xin bác tư vấn giúp cháu. Cháu cám ơn nhiều ạ !
Nấm Phytophthora sp gây bệnh xì mủ trên cây sầu riêng và cây cao su. Giatieu.com đã khuyến cáo bà con không dùng 2 cây này làm trụ sống cho hồ tiêu leo.
Xạ khuẩn streptomyces có nhiều dòng, mỗi dòng có đặc tính vượt trội khác nhau, đọc kỹ bài viết “Ứng dụng xạ khuẩn…” sẽ rõ.
Xạ khuẩn trong sản phẩm Forge SP là dòng kháng nấm và tuyến trùng rất mạnh, được NSX phân lập và đăng ký bảo hộ thương mại tại Mỹ. Khuyến cáo pha đúng theo hdsd có ghi rõ trên bao bì hoặc được nhà phân phối tư vấn cụ thể.
Điểm nổi bật là dùng Forge SP không lo bị ô nhiễm, không cần cạo khoét vết xì mủ như hóa chất thông thường.
Dùng xạ khuẩn streptomyces có diệt được bệnh nấm chết nhanh chết chậm hồ tiêu không mọi người ? Tại em nghe nhiều người nói bệnh này không có thuốc trị được !
Trước đây chỉ có thuốc hóa học, bà con mua nhằm hàng nhái hàng chất lượng kém nên chi phí rất nhiều mà hết trụ tiêu này đến trụ tiêu khác cứ lần lượt ra đi. Nay xu thế sử dụng các thuốc sinh học, chủ yếu là các dòng nấm tricho nhưng hiệu quả chưa như mong muốn.
Giatieu.com giới thiệu Forge SP của Cty Innolite nhập khẩu từ Mỹ, chứa dòng xạ khuẩn kháng sinh streptomyces được lựa chọn để trị tất cả loại nấm bệnh bất kỳ, bà con không còn băn khoăn thuốc sẽ diệt loại nấm nào nữa.
@Thanh Hà nói rất đúng. Xài rất tốt, tôi đã xài 1 năm xịt 2 lần
Tôi xin có đôi lời chia sẻ.
Sau thu hoạch vụ mùa, tôi tính phá bỏ khoảng 60% diện tích tiêu năm thứ 8-9 vì thiếu sức sống, èo uột, cho năng suất thấp, nhất là màu lá vàng vọt, trông cây già cỗi, nản vô cùng.
May mắn là có người thân ở xa ghé thăm đã can ngăn và khuyên tôi tìm đến Chú Ri để được tư vấn cụ thể.
Trao đổi kỹ càng với Chú Ri, tôi mới nhận biết do mình chăm sóc thiếu bền vững, đã dùng các loại phân thuốc hóa chất quá mức làm cây mất đề kháng. Đáng kể nhất là tôi dùng thuốc gốc đồng để phòng ngừa các bệnh nấm và rửa cây sau thu hoạch liên tục nhiều năm khiến cây sớm bị lão hóa, trong khi tiêu năm 8-9 là bắt đầu giai đoạn tiêu sung, cho năng suất cao.
Tôi đã dùng Forge SP + Biogel đổ gốc và phun lá Biosol, Neem lỏng kết hợp calcimax-B luân phiên để hồi phục. Nay vườn tiêu đã lấy lại màu xanh, cựa gà ra đều và nhiều… Nhìn vườn tiêu như vừa lột xác, tôi vui mừng vô cùng. Tôi mong rằng qua những lời chia sẻ này, bà con nông tiêu thấy vườn mình chưa vừa ý thì cần tư vấn để sớm cải thiện, tránh những bước đi nóng vội, suýt nữa sai lầm. Trân trọng !
Cho mình hỏi xạ khuẩn phun ở nhiệt độ , ánh sáng như thế nào là tốt nhất ạ !
Ánh sáng không can hệ gì. Nhiệt độ bình thường, đừng nắng gay gắt quá là được !
Dùng xạ khuẩn Forge SP rất tuyệt vời. Tôi đã xài mấy năm rồi không phải lo nghĩ gì, nếu ngừa thì mỗi năm xịt 2 lần là ok.
Cám ơn các bạn đã tín nhiệm sản phẩm sinh học Forge SP được lựa chọn và giới thiệu trên trang giatieu.com !
Tôi thường dùng sản phẩm Forge SP để rửa cây sau thu hoạch, đặc biệt trị nấm khuẩn trên cả tuyệt vời !
Chú Ri nhắn tin cho bạn : cần trao đổi thêm qua điện thoại hoặc Zalo.
Các bác dùng xạ khuẩn phòng và trị bệnh cho cây có kết quả tốt không, có trị dược nhiều bệnh nấm lá trên cây như thán thư, rỉ sắt…không ạ !
Những bệnh nấm anh hỏi đối với xạ khuẩn chỉ là chuyện nhỏ. Anh nên nhớ người ta nuôi cấy xạ khuẩn để trích ly chất khấng sinh streptomycine làm thuốc chữa bệnh cho người nữa đó.
Năm nay em sẽ mua xạ khuẩn FORGE SP dùng thử… Nếu mình bón gốc NPK hoặc vôi lân nên cách ly xạ khuẩn không các bác…
Không cần cách ly, vì nó đã được hòa loãng thành dung dịch trước khi dùng…