Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 03/2023 duy trì xu hướng lượng tăng nhưng giá giảm

, Thị trường hạt tiêu, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 26

Nhu cầu tiêu thụ của thế giới sau những năm đại dịch covid-19 đã gia tăng trở lại nhưng lạm phát toàn cầu đã níu giữ giá mặt hàng gia vị được yêu thích còn đứng ở mức thấp…

Đọc thêm : >> Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 02/2023 lượng tăng nhưng giá giảm

Hồ tiêu vụ mới ở Cư Kuin, Đăk Lăk năm 2023

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 03/2023 đạt 35.474 tấn tiêu các loại, tăng 7.736 tấn, tức tăng 27,62 % so với tháng trước và tăng 12.661 tấn, tức tăng 54,84% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 106,47 triệu USD, tăng 22,28 triệu USD, tức tăng 26,47 % so với tháng trước và giảm 2,82 triệu USD, tức giảm 2,58 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 3 tháng đầu năm 2023 đạt tổng cộng 76.193 tấn tiêu các loại, tăng 23.074 tấn, tức tăng 43,44 % so với khối lượng xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2022.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2023 đạt tổng cộng 233,45 triệu USD, giảm 14,94 triệu USD, tức giảm 6,02 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 3/2023 đạt 2.978 USD/tấn, giảm 0,90 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 2/2023.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu hàng đầu của Việt Nam, trong khi các thị trường nhập khẩu truyền thống cũng tăng mua trở lại để bù đắp cho khối lượng dự trữ đã tiêu thụ bớt trong kỳ lễ Tết Năm Mới 2023.

Nông dân trồng hồ tiêu ở Tây nguyên đang bước vào giai đoạn thu hoạch cuối vụ, lượng hàng mới được bán ra thị trường ngày càng nhiều nhưng sức mua vẫn ổn định đã không làm giá giảm như thường thấy.

26 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Bà con ôm hàng quá trời làm các công ty không mua được hàng bổ sung nguồn tồn kho đã xuất. Hiện tượng này sẽ là không tốt. Cần chi tiêu thì phải bán chứ…
    Cẩn trọng. Nếu thị trường xuất hiện “một tin đồn nào đó” làm bà con đua nhau xả hàng thì giá sẽ rớt tới đâu? Ai ngăn cản được?

    • Khả năng tiêu sẽ tăng vào cuối năm khá cao vì sản lượng không đủ cầu là việc nhiều người nhìn thấy.

      Tuy nhiên, do không có dự phòng tích lũy khi giá cao những năm trước nên hiện nay một phần không nhỏ nông dân đang dựa vào vốn vay để trữ tiêu, chịu áp lực đóng lãi không nổi buộc phải bán ra để trang trải.

      Đối với đại lý cũng vậy, lợi nhuận từ kinh doanh được đầu tư vào BĐS nên hiện nay phần đông giới đại lý cũng dựa vào vốn vay chứ không phải thực lực.

      Giá đi ngang là vì lẽ đó. Biết chắc là bán sạch kho tiêu xong là giá sẽ tăng nhưng không đủ khả năng tài chính để giữ lại nên đành phải bán.

      Kịch bản vừa bán sạch kho tiêu xong thì giá tăng, nông dân tiếc hùn hụt năm 2020 có thể tái diễn trong năm nay.

      https://cafef.vn/vua-ban-sach-kho-thi-ho-tieu-tang-gia-dan-trong-tieu-tay-nguyen-tiec-hun-hut-20200619084307999.chn

  2. Tiêu mấy năm nay mất giá dân phá bỏ gần hết rồi. Ai có vốn cứ để dành sang năm chắc chắn lên.

  3. Kết quả xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 04/2023

    Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 04/2023 đạt 13.695 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 41,75 triệu USD, đưa xuất khẩu 3,5 tháng đầu năm lên đạt 89.795 tấn, tăng 39,27% về lượng và tăng 8,59% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 3.048 USD/tấn, tăng 2,35% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 3/2023.

  4. Tiêu trong dân có được mấy, có còn hay hết chỉ các nhà buôn, nông dân thì cần tiền phải bán khi đang thu, khi giá tiêu lên được mấy người còn tiêu mà bán.

  5. Phản hồi không hợp lệ !
    Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.

  6. Tiêu sản xuất ra trong năm nay không đáp ứng đủ nhu cầu XK của năm nay. Ít nhất là phải rã đông 30-40 ngàn tấn hàng tồn kho từ những năm trước thì mới đủ. Nguyên tắc để tính khá dễ: muốn rã đông thì giá phải bằng hoặc hơn mức mà nó đóng băng thì mới rã đông.

    Từ 2024 trở đi mới thật sự căng thẳng. Tiêu mới không đủ mà băng cũng không đủ để tan.

  7. Cũng khó mà tăng cao các bác àh… Cứ cho rằng VN giảm diện tích, mất mùa, sl kém v.v… nhưng tiêu NK còn rẻ hơn tiêu trong nước thì các DN NK cho tiện…
    Yếu tố giá tăng thì phải có cầu tăng tương ứng… chứ có trữ thì cũng không gq được nhiều.
    VN trữ thì các nước khác xuất…

  8. Dự báo sang năm tiêu sẽ lên trên 100k vì năm nay hạn nặng giá rẻ dân ko mặn mà chăm sóc. 1 số chuyển đổi sang cây trồng khác. Ngành tiêu sang năm phải nhập khẩu về mới đủ giao.

    • Rất nhiều người đặt mua tiêu đầu cơ mà đại lý không đáp ứng được nhu cầu.
      Do nhà vườn thấy giá tăng sốc nên không muốn bán ra !

  9. @Dong Hoa
    90% nông dân nợ nần kiểu gì cũng phải bán vì nợ nần đến hạn phải trả thì không trì hoãn được, chỉ 10% là đủ khả năng giữ hàng lại đợi giá tốt mới bán. 90% nợ nần bán sạch kho thì giá mới tăng vững được.

    @Nguyenduy.
    Tiêu đã từng có giá cao (120-200k) trong vòng 6 năm liền (2010-2017). Những người có tinh thần tiết kiệm cao đã giữ tiền lại phòng khi giá thấp mới có khả năng giữ tiêu lại chờ giá tốt hơn. Số này chỉ khoảng 10% thôi. 90% là vay mượn thêm tiền để mở rộng trồng tiêu, đến khi giá rớt thì chả có dự phòng, giá nào cũng phải bán.

    90% nông dân tự đưa mình vào thế bị động (thiếu tiền) chứ không ai đẩy được nông dân vào tình thế đó cả. Nếu như lúc giá cao, các bác để dành tiền phòng khi giá thấp thử xem, đố ai cạy được tiêu ra khỏi tay các bác vào lúc này. Nói tóm lại, cái gì cũng có nhân quả cả. Tự làm thì tự chịu thôi.

  10. @Tieu Cay.
    Chắc bác biết 95% người nông trồng nhiều loại cây (tiêu, bơ, sầu riêng…). Khi giá cao, mà muốn trồng nhiều không vay mượn thì tiền đâu. 5% còn lại hoặc không có đất, hoặc làm biếng… Tiếc rằng người nông dân không được sự hỗ trợ của nhà nước. Rõ khổ…

  11. Cái này là do nông dân ham giàu nhanh mà không có kế hoạch tài chính rõ ràng. Hồi tiêu lên giá mấy năm liền thấy tiền nhiều quá mua sắm lung tung xây nhà to mua oto. Nhưng lại toàn tiền vay về xài trước cứ nghĩ thu tiêu sẽ trả được, ai ngờ nó hạ xong lại đi than vãn…

  12. @Nguyenduy tôi biết như vậy chứ và tôi nghĩ rằng chính việc nông dân vay mượn để trồng một loại cây khi nó cao giá là sai lầm khiến nông dân phải gánh chịu hậu quả sau này.

    Nếu nông dân không vay mượn để trồng mà chỉ dùng tiền tiết kiệm được để mở rộng diện tích thì khó xảy ra việc cung vượt cầu vì diện tích tăng chậm hơn. Lỡ cung vượt cầu thì sức chịu đựng của nông dân sẽ tốt hơn.

  13. Mình mua đuọc 5 tấn tiêu giá gần 73k/1kg, mua lại của đại lý. Chỗ mình giờ tiểu còn rất ít, vải nhà còn tiêu thì nó không có trái. Chỗ mình giá cao hơn giá mạng, mình ở Quảng Trị.

  14. Hôm qua giá tiêu trên mạng chính thức ở 70k/1kg. Liệu trong tháng 10 năm nay giá tiêu có được 95k /1kg không.

  15. Nắng nóng quá, khả năng năm tới sản lượng thấp hơn 150 ngàn tấn, thiếu hụt sẽ xảy ra.
    Mới đầu tháng 5 mà đã như thế này rồi, trong khi còn đến 10 tháng nữa mới vào vụ mới. Tuy nhiên, mọi người đừng vay nóng để ôm hàng, tiền lãi ăn hết. Ai vay được ngân hàng hoặc có vốn nhàn rỗi thì ôm, khả năng thắng rất cao.

  16. Theo quan sát của tôi. Thị trường nội địa đang có dấu hiệu đầu cơ cá mập ra sức kìm giá, mặc dù lực mua đầu cơ và của khách ngoại vẫn ổn định.

    • Nguồn tin thị trường cho biết các kho cty XNK đã đầy hàng dự trữ nên họ tạm ngừng mua, trong khi cá đại gia đầu cơ dường như đã mua hàng đủ theo kế hoạch của họ…

    • Chả có 2 đại gia nào mua tiêu đầu cơ như trên mạng đồn thổi… Chỉ có một số thương lái Trung Quốc thông qua đại lý để mua hàng rồi đưa qua cửa khẩu Lộc Ninh về các kho bên Lào dự trữ chờ đưa về TQ bằng đường xe lửa.

Gửi phản hồi mới

(?)