Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá sầu riêng

Để hỗ trợ bà con nông dân trong việc chăm bón cây sầu riêng theo yêu cầu, giatieu.com trích dẫn tài liệu từ các nguồn tham khảo có uy tín hàng đầu thế giới.

Thiếu dinh dưỡng, cây vàng lá, còi cọc, phát triển kém…

Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng biểu hiện trên lá cây sầu riêng được mô tả dưới đây đã được cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới thu thập và đánh giá.

Thiếu nitơ. Triệu chứng phổ biến nhất, lá trưởng thành có màu vàng nhạt nhưng không làm bị rụng lá. Các gân lá cũng có màu vàng.

Thiếu phốt pho. Lá nhỏ hơn rất nhiều so với các biện pháp bón phân đầy đủ.

Thiếu kali. Triệu chứng xuất hiện đầu tiên trên những lá già hơn, đặc trưng là màu vàng của đầu lá, kéo dài ra rìa lá. Sau đó, các phần lá có màu vàng sẽ chuyển sang màu nâu và hoại tử.

Thiếu canxi. Đặc trưng nổi bật là bệnh làm cây còi cọc nghiêm trọng, lá nhỏ và gây hoại tử trên đầu lá của lá vừa và già.

… thiếu magiê.

Thiếu magiê. Màu vàng xuất hiện chủ yếu trên lá già nhiều hơn, bắt đầu từ phần giữa của lá gần gân giữa và kéo dài đến rìa lá. Các gân chính vẫn còn xanh. Có thể gây ra rụng lá.

Thiếu lưu huỳnh. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên trên những chiếc lá non, ban đầu là những đốm vàng nhỏ và những đốm vàng sẽ lớn dần, với những đường gân còn lại màu xanh lá cây. Lá thường hình thành những đường cong lồi ở mặt trên của lá.

Thiếu sắt. Các lá non không hình thành diệp lục, với các gân chính còn lại trở nên màu xanh lá cây rõ rệt.

Thiếu mangan. Cây bị còi cọc, lá già trở nên màu lục và vàng, với những đường gân vẫn còn xanh. Lá có xu hướng bị rụng.

…thiếu đồng

Thiếu đồng. Sau cùng, những chiếc lá non bị biến dạng, có viền màu nâu, theo sau sự khô héo của các đầu ngọn. Do đó, có sự tăng sinh của các chồi bên, nhưng cũng không khắc phục được.

Bón phân dỏm, cây rụng lá vì đói ăn…

Giatieu.com (VNCSr)

87 phản hồi cho bài "Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên lá sầu riêng"

Thu Trang

Cho em hỏi quy trình chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch như thế nào? Em cám ơn.

Thắng Lợi

Không có gì khác biệt lắm đâu bà con ạ. Các cây trồng đa niên cũng tương tự nhau cả…
-Ngay sau thu hoạch là cắt tỉa những cành nhánh không hiệu quả. Thu gom tàn dư đem đi tiêu hũy sạch sẽ, hạn chế tối đa rơi vãi khi có dấu hiệu bệnh.
-Phun rửa toàn vườn bằng các thuốc diệt nấm bệnh. Trước đây thường dùng thuốc gốc đồng, nhưng tích lũy nhiều vi lượng đồng sẽ làm cây mau già cỗi, bị lão hóa cho năng suất thấp dần. Nay tôi dùng xạ khuẩn streptomyces giúp cây sinh trưởng khỏe, môi trường trong lành hơn.
-Tiến hành bón lấp phân gốc đã ủ hoai, phân chuồng hoặc phân vi sinh tự ủ càng tốt, tăng cường thêm vôi+lân và tricho nữa thì càng tốt…
Xin chia sẻ một vài kinh nghiệm chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch với bà con !

Nguyễn Sự

Em muốn diễn đàn chia sẻ những hình ảnh sâu bệnh cụ thể để dễ dàng nhận biết hơn.

Giatieu.com

Bà con mong muốn có quy trình chăm sóc cây sầu riêng qua từng giai đoạn cụ thể. Điều này thuộc chức năng nhà nước. Hy vọng Cục Trồng trọt trực thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sẽ sớm ban hành quy trình này.
Trên nhiều diễn đàn về cây sầu riêng cũng đã có viết về chủ đề này. Bà con có thể tham khảo.
Cũng như cây hồ tiêu, chúng tôi không có ý định xây dựng quy trình trồng cây sầu riêng mà chỉ đúc kết những kinh nghiệm cụ thể để chia sẻ cùng nhà nông, hỗ trợ mọi người đi đúng hướng trong việc chăm sóc cây trồng, hạn chế những thiệt hại đáng tiếc.
Bà con tự tin, mạnh dạn chia sẻ yêu cầu của mình !

minhnhat

Vườn tiêu nhà em bị bệnh chết nhanh chết chậm. Em đổ rất nhiều thuốc hóa học do bên khuyến nông tư vấn nhưng vẫn chết gần một nửa, số còn lại nhìn rất xơ xác, èo uột chán lắm. Em đã trồng xen sầu riêng đầu mùa mưa, nhưng cây phát triển cũng chán lắm.
Em mới biết trang web giatieu.com qua bạn em giới thiệu để nhờ cộng đồng tư vấn.
Em mong cộng đồng giúp đỡ. Xin cám ơn.

Hoàng

Theo tôi, bạn cần xử lý môi trường thật cẩn thận trước khi trồng thay thế.
Trồng xen sầu riêng để thay thế là lựa chọn sai lầm. Dường như bạn chưa biết nấm Phytophthora không chỉ gây bệnh héo chết nhanh hồ tiêu mà còn gây bệnh xì mủ cây sầu riêng, cao su nữa…
Không còn cách nào khác, phải dùng xạ khuẩn streptomyces để xử lý toàn vườn một cách triệt để, trước khi hồi phục cây !

Thanh Hà

Tiêu đang chết, nghĩa là môi trường đang xấu…
Cần xử lý môi trường sạch sẽ mới trồng thay thế, bạn vội quá !
Xen sầu riêng là lựa chọn chưa hợp lý lắm…

Senca

Bỏ tiêu, trồng xen sầu riêng hay thay thế dần, cách nào cũng phải tốn kém chi phí xử lý dịch bệnh, xử lý môi trường mà không thể khác được. Bạn suy nghĩ thật kỹ để tránh những phí tổn không đáng có, trong khi cây trồng nào cũng cần có môi trường sạch sẽ mới phát triển tốt.
Cây èo uột, không ra gì mới là lãng phí đó !

Nguyễn Thanh Tuấn

Bà con chuyển đổi cây trồng trong thời điểm kinh tế thị trường hiện nay theo mình là hoàn toàn hợp lí. Tuy nhiên, đất trồng tiêu của bà con hầu hết đang bị nhiễm khuẩn mà cây sầu riêng lại rất dễ bị bệnh. Theo mình bà con hãy lấy ngắn nuôi dài, trước tiên hãy cải tạo lại đất, trồng cây ngắn ngày một thời gian rồi mới trồng lại các loại cây lâu năm “Dục tốc bất đạt”. Xin chào bà con.

Nguyên

Diện tích trồng sầu riêng đang tăng nhanh. Dân miền tây cải tạo ruộng sình thành vườn cây ăn trái nhiều lắm… Không trồng sầu riêng thì trồng cây gì hả mọi người !

Nguyễn Vịnh

Chào cháu !
Sầu riêng đã bị côn trùng chích hút (bọ trĩ). Sau đó bị nấm cơ hội tấn công lên vết chích hút gây ra hoại tử. Không loại trừ có cả virus, vi khuẩn gây bệnh do côn trùng mang theo.
Cách xử lý như sau.
Khi mới phát hiện, chưa có vết hoại tử màu nâu, cháu phun các thuốc trừ sâu rầy để tiêu diệt côn trùng. Nên dùng thuốc hoạt chất Abamectin để bớt độc hại.
Khi đã có vết màu nâu như trên hình, cần dùng thuốc trị nấm để xử lý thêm. Trường hợp này dùng Forge SP để trừ nấm khuẩn sẽ hiệu quả hơn.
Lưu ý: Côn trùng thường chích hút ở giai đoạn lá còn non, không thấy khi lá đã trưởng thành.
Thân

Dilinh

Nhà em năm nay đã mất mùa lại còn bị thối vỏ chẳng bán được quả nào, mặc dù em vẫn xịt mancozet + agriphot đều đặn mà vẫn không ngăn chặn được. Xin cộng đồng chia sẻ để em có thêm kinh nghiệm cho mùa sang năm. Em cám ơn nhiều !

Thanh Hà

Loại trừ nguyên nhân phòng trừ không hiệu quả do bạn mua nhầm thuốc giả, thuốc nhái hoặc thuốc kém chất lượng…
Bạn cần xem lại kiến thức về phối trộn các thuốc bvtv, nhất là khi kết hợp sai giữa loại thuốc có tính acid với loại thuốc có tính kiềm, sẽ làm cho thuốc bị mất hết hiệu lực, không còn tác dụng.
Bạn nên sử dụng xạ khuẩn streptomyces trong sản phẩm Forge SP để phòng trị các bệnh nấm thối vỏ hay nám trái sẽ không tồn dư hóa chất độc hại.

huongthanh

Cho tôi hỏi, cách chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây sầu riêng vừa thu hoạch xong? Xin cám ơn.

Giatieu.com

Nội dung bạn hỏi, Giatieu.com đã có phản hồi ở phía trên.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của các bạn, chúng tôi xin tóm gọn những ý cơ bản sau:
-Rửa cây sau thu hoạch bằng các thuốc trị nấm hóa học hoặc sinh học.
-Cắt tỉa, loại bỏ những cành không còn hiệu quả, ở những chỗ quá rợp để cây thông thoáng, tạo hình cân đối,giúp cành lá được quang hợp đầy đủ.
-Bón các loại phân ủ hoai, vôi + lân, các acid humic để hồi phục cây. Chú trọng những cây bị suy do nuôi nhiều quả.
-Sau đó, tiến hành hãm nước khoảng 3-4 tuần theo thời vụ tại địa phương.
-Khi vào vụ bông mới, dùng các loại phân hữu cơ sinh học tổng hợp để kích bông…

Hoàng

Khuyên bạn nên dùng phân sinh học tổng hợp Biogel+Biosol kết hợp với canximax B để làm bông vụ mới. Không có loại nào chống rụng bông non hơn được nó đâu…!

Dinhvan

Tôi tính thu hoạch xong vụ này sẽ thanh lý bớt một số diện tích trồng tiêu đã già cỗi, cho năng suất kém. Tôi dự tính trồng xen sầu riêng ngay từ bây giờ. Cho tôi hỏi, mình nên lựa chọn giống sầu riêng nào để trồng cho có hiệu quả ? Xin cám ơn mọi người !

Hoabuonho

Em thấy có tài liệu chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch khuyến cáo nên pha nước vôi quét vào gốc khoảng 1 mét để phòng trừ sâu bệnh… Biện pháp này có hiệu quả ko, xin cộng đồng giatieu.com cho ý kiến ạ !

Ngok

Nước vôi quét lên gốc cây là 1 phần của việc cắt tỉa những cành kém hiệu quả, tạo tán, vệ sinh vườn tược sau thu hoạch. Có thể giúp giảm thiểu, ngăn ngừa sâu bệnh phần nào chứ không thể phòng trừ thay thế thuốc bvtv. Bạn cần lưu ý.

Ngok

Kệ nó, Sr còn non quá !
Chờ cây được 2 tuổi trở lên mới bắt đầu cắt tỉa, loại bỏ những cành quá nhỏ để tập trung dinh dưỡng vào các cành lớn.

Thanh Hà

Bạn chăm bón rất đạt.
Cây còn nhỏ lắm, không cần nóng vội, cứ duy trì chăm bón như hiện tại.
Đợi khi cây được 20-25 tháng rồi tính !

Thanh Hà

Bạn đọc kỹ ý kiến phản hồi sau đây của bác Nguyễn Vịnh :
Sầu riêng đã bị côn trùng chích hút (bọ trĩ). Sau đó bị nấm cơ hội tấn công lên vết chích hút gây ra hoại tử. Không loại trừ có cả virus, vi khuẩn gây bệnh do côn trùng mang theo.
Cách xử lý như sau.
Khi mới phát hiện, chưa có vết hoại tử màu nâu, cháu phun các thuốc trừ sâu rầy để tiêu diệt côn trùng. Nên dùng thuốc hoạt chất Abamectin để bớt độc hại.
Khi đã có vết màu nâu như trên hình, cần dùng thuốc trị nấm để xử lý thêm. Trường hợp này dùng Forge SP để trừ nấm khuẩn sẽ hiệu quả hơn.
Lưu ý: Côn trùng thường chích hút ở giai đoạn lá còn non, không thấy khi lá đã trưởng thành.
Thân
Chúc bạn thành công !

Thanh Long

Em muốn nhờ diễn đàn tư vấn về cây sầu riêng nhưng em không biết cách gửi hình ảnh như thế nào. Mong mọi người chỉ giúp em. Em xin cám ơn.

Cường

Cho cháu hỏi cây sầu riêng chưa có trái bị như trong hình thì mình dùng phân thuốc gì xử lý được ? Cháu cám ơn.
>>

Ngok

Bà con chưa gặp, chưa biết… Bệnh này dùng kết hợp Forge SP + Canxi-B là khỏi ngay !

Minh Long

Cháu thấy trên lá sầu riêng có 1 dấu hiệu bất thường nhưng mọi người có nhiều ý kiến rất khác nhau, người này nói do côn trùng chích hút, người khác thì nói do nấm…
Xin cộng đồng hỗ trợ cháu, làm sao để mình xác định đúng để phòng trừ ? Cháu cám ơn.

Hoàng

Quan sát thật kỹ dấu hiệu hoại tử trên lá sầu riêng trong 2 hình trên sẽ thấy sự khác biệt rõ rằng.
Hình 1: bị nấm Rhizoctonia ăn từ ngoài mép lá vào, nhưng không đồng đều, màu hoại tử không đậm. Xử lý bằng thuốc hỗn hợp Mancozeb+Melataxyl 72 WP khá hiệu quả.
Hình 2: bị hoại tử từ dưới lan dần lên, hình dạng tương đối đồng đều, có màu nâu sậm, là biểu hiện của bệnh nấm thán thư. Xử lý bằng các thuốc hóa học trị nấm có gốc đồng đều đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, khuyến cáo dùng xạ khuẩn streptomyces sẽ hiệu quả và an toàn hơn, trong khi tìm được thuốc hóa học đảm bảo chất lượng hiện nay khá khó khăn.

lananh

Cám ơn anh @Hoàng
Em đã sử dụng nhiều loại thuốc trị nấm theo đại lý bán bvtv tư vấn nhưng chỉ được vài hôm…
Mai em ra phố tìm mua xạ khuẩn streptomyces theo anh tư vấn.

Thuan Hanh

Cho cháu hỏi. Cháu mới vô thăm rẫy hôm thứ Bảy, không thấy có gì lạ.
Sáng nay cháu vô thăm lại thì thấy lá sầu riêng rụng nhiều lắm.
Đứng nhìn một lúc, cháu thấy mỗi cây rụng hơn cả chục lá.
Cho cháu hỏi nguyên nhân vì sao? Giờ phải xử lý ntn? Cháu hoang mang quá !

Hoàng

Bạn xem kỹ lại…! Nếu vừa rồi bạn không dùng phân thuốc gì, có khả năng đang thay lá.
Các bạn lưu ý. Hiện nay sầu riêng ở một số vùng đang vào mua thay lá, chuẩn bị ra lá non để ra bông vụ mới.
Không rõ sầu riêng ở vùng bạn đã có bông chưa ?

Nguyen Long

Cho em hỏi sầu riêng nhà em như vậy là bị bệnh gì và cách chữa? Em cám ơn !

Thanh Hà

Bị bệnh nấm Rhizoctonia quá nặng. Có thể nhiễm từ cây giống hoặc từ đất vườn không xử lý sạch trước khi trồng. Tuyệt đối ngưng các loại phân thuốc hóa học, kể cả với loại phân hóa học có pha thêm chất sinh học.
Dùng xạ khuẩn trong sản phẩm Forge SP xử lý liên tiếp vài lần sẽ khỏi.

Nguyễn Vịnh

Nấm Rhizoctonia sp thường tấn công gây lở loét vùng cổ rễ của những cây sầu riêng trưởng thành, đã cho trái. Nhưng với những cây tơ mới trồng, nấm Rhizoctonia sp thường hay tấn công lên lá, làm nhiều người nhầm lẫn với bệnh nấm thán thư…
Tuy nhiên, dòng xạ khuẩn Streptomyces trong Forge SP đối kháng với tất cả chủng loại nấm hại, bà con đỡ mất công tìm kiếm.
Thân !

Minh Phu Tan

Xin chào chú !
Sầu riêng tơ nhà cháu bị bệnh nấm gì không rõ. Hiệu thuốc đã cử chuyên gia vào tận vườn khảo sát và tư vấn dùng thuốc, cháu phun và tưới mấy đợt rồi nhưng bệnh không thấy bớt mà còn lan ra nhiều hơn. Mong bên chú tư vấn giúp cách xử lý, dùng những loại thuốc đặc trị nào? Cháu xin gửi hình để bên chú xem xét. Cháu cám ơn nhiều !
>>

Hoàng

Bạn đọc lại ý kiến phản hồi của bác Nguyễn Vịnh ngày 03/10/2019:

Chào cháu !
Sầu riêng đã bị côn trùng chích hút (bọ trĩ). Sau đó bị nấm cơ hội tấn công lên vết chích hút gây ra hoại tử. Không loại trừ có cả virus, vi khuẩn gây bệnh do côn trùng mang theo.
Cách xử lý như sau.
Khi mới phát hiện, chưa có vết hoại tử màu nâu, cháu phun các thuốc trừ sâu rầy để tiêu diệt côn trùng. Nên dùng thuốc hoạt chất Abamectin để bớt độc hại.
Khi đã có vết màu nâu như trên hình, cần dùng thuốc trị nấm để xử lý thêm. Trường hợp này dùng Forge SP để trừ nấm khuẩn sẽ hiệu quả hơn.
Lưu ý: Côn trùng thường chích hút ở giai đoạn lá còn non, không thấy khi lá đã trưởng thành.
Thân

Nguyễn Vịnh

Bác cám ơn cháu @hoàng
Xin nói thêm, rất nhiều người đã nhầm lẫn, cho rằng đây là hiện tượng của bệnh nấm đốm lá hoặc nấm thán thư.
Vết nấm đốm lá hầu hết là hình tròn, tương đối bằng nhau, tạo thành một lóp dày nổi lên bề mặt phía trên của lá.
Nấm thán thư thường ăn từ mép lá, rồi loang dần vào bên trong và lớn dần.
Nhìn kỹ trên hình chỉ thấy vết hoại tử của biểu bì ngay chỗ bị côn trùng ăn mỏng !
Thân

Cuong

Cho con hỏi sau riêng 3 năm hay bị cháy lá mùa nắng nguyên nhân là sao ạ, dù dã tưới nước đều đặn.

MINH HIẾU

Nhắn tin: Bạn liên hệ vói chú Ri, sđt 0944.385518 để shipcod cho tiện.

Quoc Phong

Sầu riêng nhà em đang sổ nhị mà bông rụng quá trời luôn. Cho em hỏi lý do và cách khắc phục. Em cám ơn.

Thanh Hà

Có rất nhiều nguyên nhân làm bông non của cây ăn trái rụng hàng hoạt. Tuy vậy, có thể quy về 2 nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý.
-Về sinh lý, chủ yếu là do dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu cân đối, nhất là thiếu các chất trung vi lượng và các hóc môn cần thiết… Thời tiết mưa nắng đột ngột, thất thường… cũng gây sốc làm rụng bông.
-Về bệnh lý, do sâu hại cắn phá và nấm bệnh làm thối cuống.
Tìm hiểu kỹ bằng cách theo dõi, quan sát để xác định mới có cách xử lý phù hợp.

Hoàng

Quan sát thật kỹ ở đầu cuống bông mới rụng, sẽ thấy:
– Vết đứt ở ngay tầng rời vẫn sạch sẽ là rụng sinh lý.
Sử dụng phân thuốc để tăng cường dinh dưỡng. Ưu tiên các dưỡng chất sinh học.
– Vết đứt bị thối đen là do nấm bệnh làm rụng. Sử dụng các thuốc trị nấm.
Lưu ý, không pha phân thuốc quá liều hướng dẫn. Chỉ phun phân thuốc khi chiều mát.
Tuyệt đối không phun vào buổi sáng, khi bông đang phơi mao để đón phấn.

Duong

Cho em hỏi, sầu riêng nhà em bị như vậy phải xử lý như thế nào? Em cám ơn !

>>
>>

Thắng Lợi

Bị một loại mọt (bọ cánh cứng nhỏ) đục khoét, kết hợp với nấm phytoph thâm nhập qua vết thương gây bệnh xì mủ. Đây là một bệnh tương đối phổ biến trên cây sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh làm cây mất sức, giảm năng suất, có thể dẫn dến khô cành, gãy nhánh khi mang trái, thậm chí chết cây !
Chữa trị trước bằng các thuốc trừ sâu bọ, cách vài hôm sau dùng các thuốc trị nấm, phun đẫm các thân cành bị sâu bệnh.
Biện pháp cạo sạch vết lở loét, pha thuốc đậm đặc quét lên không còn phù hợp, vì có thể làm vết thương khó lành, bệnh thành dai dẳng, tốn kém.
Theo tôi, phun thuốc trừ sâu lên vết mọt đục, vài hôm sau phun xạ khuẩn streptomyces thẳng lên vết xì mủ mà không cần biện pháp cơ học (đục khoét) nào cả.

Dan Nhi

Em pha MPK chung với Biosol để phun làm bông cho sầu riêng được không? Em cám ơn !

Thanh Hà

Cũng tốt. Bạn chỉ cần pha 1 chai biosol + 1 kg MKP với 1000 lít nước để phun lá là vừa…

Đạt Hiếu

Em mới về làm sầu riêng, chưa có kinh nghiệm gì cả mà phải bắt tay vào làm bông vụ này nên hết sức bở ngỡ…
Mong diễn đàn có thêm nhiều bài viết về cây sầu riêng giúp bà con nông dân.

Thanh Hà

Chúng tôi không có ý tưởng viết nhiều bài về cây sầu riêng ở trang này. Tuy nhiên các yêu cầu tư vấn của bà con sẽ được trả lời đầy đủ theo các tài liệu đã được đúc kết hoặc tham khảo từ các chuyên gia.
Hy vọng sẽ giúp được bạn qua những phản hồi cụ thể.
Thân

Duc An

Chú ơi ! Giúp cháu quy trình làm bông sầu riêng ở Krông Năng vụ mùa này. Cháu xin cám ơn !

Nguyễn Vịnh

Thời tiết hiện nay phù hợp để bắt đầu vụ mới. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào để làm, bà con cần xem lại những việc cần làm trước đã:
– Chống suy sau thu hoạch, giúp cây có tàn lá mới sung sức.
-Phòng trị tốt các bệnh nấm gốc và trên thân cành như vàng lá, xì mủ…
-Phòng trị côn trùng cắn phá chích hút lá cây như các loại sâu, rầy, nhện đỏ… và tuyến trùng rễ.
-Bón mỗi gốc 2-4kg lân Văn Điển, tùy theo cây lớn nhỏ và 10-15kg phân chuồng đã ủ hoai.
-Phun phân bón lá, loại tỏng hợp nhiều thành phần.
Tiến hành tưới đợt cuối cùng, khoảng 20-40 lít/gốc, rồi bắt đầu hãm nước, giữ ẩm tối thiểu ở mức 45-50%.
Thân.

Tran Tuan

Cây nhà em dàn lá còn ít lắm. Mấy bác lão nông bảo phải cơi thêm rồi mới làm bông được.
Em xin tư vấn ạ !

Thắng Lợi

Theo tôi, bạn bón DAP khoảng 2-3 lạng/gốc để lấy thêm một đợt lá và tưới sơ rồi bắt đầu hãm nước. Tốt nhất là kết hợp bằng cách pha loãng để tưới mỗi gốc 30-50 lít, tùy theo.
Theo dõi kỹ tình trạng của cây rồi phản ánh để cộng đồng tư vấn tiếp !

Tan Tran

Nhờ cộng đồng tư vấn: Sầu riêng bị bệnh gì? Cách xử lý?
Xin cám ơn nhiều !
>>

Ngok

Trường hợp này giống y chang của bạn @Cường (phía trên, có hình)

Anh @Hoàng đã trả lời như sau:
Đây là bệnh xì mủ do nấm Phytophthora, bệnh rất phổ biến cũng gây chết nhanh hồ tiêu, xì mủ cây cao su… Cách chữa cụ thể có trong bài này, mời tham khảo :
http://www.giatieu.com/phong-tru-dich-benh-gay-hai-ho-tieu-khi-thoi-tiet-thay-doi-2/9557/
Chú ý kỹ cách chữa bằng thuốc hóa học hay sinh học để cân nhắc, lựa chọn.

Theo mình, ko nên nạo khoét làm vết thương thêm trầm trọng. Dùng kháng khuẩn Streptomyces (trong sản phẩm Forge SP) phun thẳng vào chỗ bị xì mủ liên tiếp vài lần sẽ khỏi.

Khoa Van

Bạn cháu nói mình phải cơi đọt xong rồi mới làm bông được. Như vậy có trễ vụ không chú ?
Cháu mong chú và cộng đồng tư vấn giúp. Cháu cám ơn mọi người nhiều !

Nguyễn Vịnh

Giờ này các bạn không quan tâm gì lá hay đọt nữa để tập trung làm bông đúng thời vụ.
Sầu riêng có hoa lưỡng tính nhưng thụ phấn khó khăn vị hoa chín không đều. Trong tự nhiên sầu riêng thụ phấn chéo là chính nên các vườn cần làm bông đúng thời vụ để hỗ trợ nhau.
Lá ra chưa kịp thì sẽ làm tiếp sau khi cây thụ phấn.
Chu kỳ sinh trưởng có thể kéo dài quanh năm nhưng chu kỳ sinh thực theo thời vụ rất ngắn !
Thân

Thanh Vi

Bác chia sẻ về chu kỳ sinh trưởng và chu kỳ sinh thực của sầu riêng cho cháu và cộng đồng tham khảo với ạ !

Thắng Lợi

Một số nhà vườn đã lấy phấn nhị đực rắc (hoặc phết) lên vòi nhị cái để tăng khả năng đậu quả. Tôi thấy cách này chỉ áp dụng được với diện tích nhỏ. Còn diện tích lớn, cây đã to cao thì quá khó khăn!

Nguyễn Vịnh

Bác trả lời chung nhé ! Cây trồng phát triển theo 2 chu kỳ :
-Chu kỳ sinh trưởng : đâm chồi, ra cành lá, nuôi quả.
-Chu kỳ sinh thực : Phân hóa mầm, ra hoa, đậu quả.
Khi sinh thực mạnh thì sinh trưởng yếu và ngược lại do bị ức chế.
Muốn phát triển, cây cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng phù hợp với từng nhu cầu.

Ví dụ phân đa lượng: đạm để ra lá, lân ra hoa củ (rễ), kali ra rễ hoa…
Chu kỳ nào cây cũng cần các trung – vi lượng đầy đủ (xem bài thiếu dinh dưỡng… ở trên). Như chúng ta ăn cơm nhưng không chỉ có cơm.
Xem hình vẽ NPK để suy ngẫm thêm.
Thân

Thắng Lợi

Không nhất thiết phải cơi đọt xong rồi mới làm bông. Bởi vì lúc này thời tiết đang hỗ trợ cây vào chu kỳ sinh thực nên chưa cần dàn lá nhiều để sinh trưởng.
Ý kiến bác Nguyễn Vịnh rất hợp lý. Sau khi bông đã thụ phấn đậu quả và chuyển sang sinh trưởng, phát triển quả thì mình kết hợp NPK để xây dựng dàn lá bổ sung cũng không muộn.

Kim Hòa

Sầu riêng nhà em đang xổ nhụy, khoảng 1 tuần nữa là xổ xong.
Em muốn hỏi mình phải làm gì tiếp theo vậy? Có phun gì để tăng cường đậu trái không vậy? Em cám ơn cộng đồng.

Thắng Lợi

-Đang xổ nhụy : tưới đủ nước, tăng cường độ ẩm để hoa dễ dàng thụ phấn đậu quả. Có thể kết hợp tưới gốc các loại phân hỗn hợp đa chất hoặc phân tổng hợp sinh học giúp cây đạt hiệu quả cao hơn.
-Sau xổ nhụy : phun các loại phân sinh học như Biosol hoặc Neem lỏng để tăng cường khả năng đậu quả, và bổ sung canxi-bo để ngăn chặn việc hình thành tầng rời, chống rụng quả non sinh lý…
Chỉ nên bón NPK khi quả non đã ổn định, không còn hiện tượng thải loại !

Nguyễn Vịnh

Bất kỳ lúc nào cây trồng cũng cần được cung cấp đủ ẩm, ngoại trừ giai đoạn hãm nước để giúp cây phân hóa mầm hoa. Dễ dàng kiểm tra việc này bằng máy đo độ ẩm.
Dường như đã có sự nhầm lẫn ở giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn ra hoa…!
Phân hóa mầm hoa diễn ra bên trong, cây cần lân và kali là chính.
Khi có hiện tượng nhú hạt gạo là bắt đầu giai đoạn ra hoa, cây cần cung cấp đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Thiếu bất kỳ chất nào cũng sẽ làm hạn chế việc ra hoa, xổ nhụy, thụ phấn, đậu quả… và kết quả là cây cho sản lượng thấp !
Thân

Minh Quan

Chú cho cháu hỏi, nhiều người khuyên không nên bón phân KCl cho sầu riêng mà không giải thích lý do. Cháu lại thấy chú khuyên bón KCl (kali đỏ).
Mong chú chỉ bày cho cháu với. Cháu xin cám ơn ạ !

Nguyễn Vịnh

Chào các cháu !
Ý kiến của chú thường có trong những trao đổi cụ thể.
Tuy cháu hỏi chưa rõ ràng nhưng chú cũng cố gắng đưa ra ý kiến. Nếu hiểu chưa rõ hay không đồng ý thì cho chú biết lý do cụ thể nhé !
1.Hầu hết những bài viết tự gọi là “giáo trình” về cây sầu riêng đều cho rằng bón KCl sẽ làm giảm mùi vị hay giảm phẩm chất của trái với lý do phân này làm chua đất.
Đây là lý do không rõ ràng, vì tất cả phân hóa học đều ở dạng acid nên sẽ làm chua đất. Hà cớ gì Sunfat kali không làm chua mà chỉ Clorua kali mới làm chua?
2. Đất chua sẽ làm giảm chất lượng trái sầu riêng thì tại sao không nâng độ pH đất trồng lên ngưỡng của sầu riêng? Việc này không khó khăn chút nào.
3. Muốn trái cây giàu hương vị, có chất lượng thì không gì ngoài các acid hữu cơ có trong đất, hoặc được bổ sung, tăng cường bằng các loại phân chuồng, phân hữu cơ các loại đã được ủ hoai. Chuỗi phân rã hữu cơ khi ủ sẽ sinh ra nhiều acid hữu cơ đặc trưng cho cây hấp thụ để tạo ra các hương vị đặc sắc theo từng loại rau củ quả. Cách bổ sung phổ biến hiện nay là bón các acid humic để thay thế, tất nhiên phải là loại humic có chất lượng.
4. Trong hỗn hợp phân 3 số, ai biết được họ phối trộn kali nào? Tại sao bón Kali đỏ thì quan tâm mà bón 3 số thì không quan tâm.
5. Tôi không khuyên bón Sunfat kali và các loại Sunfat nói chung cho sầu riêng vì đơn giản, dư sunfur sẽ làm trái không xanh, thậm chí còn làm trái có màu vàng hơn.
Thân

Thắng Lợi

Cháu nhầm rồi. Trái bị sượng là do thừa nitrat vì bón KNO3 quá nhiều !
Chú nhớ ở châu Âu các bà đi chợ hay đem theo cảm biến đo nitrat khi mua rau quả để tránh mua nhầm hàng kém phẩm chất.

Phuc Tan

Bà con Đak Lak trồng xen sầu riêng trong rẫy cà phê nên bón phân kali đỏ cho cây ăn chung là chuyện bình thường…

Hoàng

Về vụ phân bón KCl với cây sầu riêng, hầu hết các tài liệu địa phương đều trích dẫn ý kiến của TS Hậu ở ĐH Cần Thơ và cũng không có gì khác ngoài: “Theo định nghĩa của Nakasone và Paull (1998)” hoặc “theo tài liệu của nước ngoài” mà không có thêm thông tin gì khác.
Theo cháu tìm kiếm trên các trang về Sầu riêng của Malaysia và Thailand chỉ nói về sượng trái sinh lý mà họ cũng không chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Còn về tài liệu Tropical Fruits (trái cây nhiệt đới) của Nakasone và Paull vì hạn chế bản quyền nên chưa đọc được.
Theo tôi, đi ngược lại để tìm từ các NSX phân bón K2SO4 (sulfat kali) có khả năng sẽ góp phần sáng tỏ hơn.

Ngok

Tôi thấy ở trang của Bến Tre còn có thêm ý này :
-Dinh dưỡng chất khoáng không cân đối, thiếu Canxi (Ca) và Manhê (Mg) thường gây sượng. Có thể phun lên lá hoặc bón vào đất các phân có Canxi và Mg.

thanhhai

Bến Tre nói theo kinh nghiệm thu thập từ nông dân địa phương. Nhưng họ cũng không dám vượt qua những chuyên gia chỉ biết nói leo mà chưa ai có thể kiểm chứng !

Thanh Hà

Tôi hiểu ý @Hoàng. Họ là chuyên gia “tầm cỡ” mới được mời ngồi vào đấy !

Cu Ne

Cháu có thể dùng Forge SP rửa cây sầu riêng sau thu hoạch được không các bác ?

Thanh Hà

Forge SP là thuốc vi sinh vật dùng để phòng trị tất cả các loại nấm bệnh gây ra trên cây trồng. Khuyến dùng trên tất cả các loại cây sau thu hoạch, không chỉ phòng trừ nấm bệnh mà còn bổ sung lợi khuẩn (EM) cho đất, nhất là vi khuẩn phân giải các loại xác bả hữu cơ trong đất.
Lựa chọn của bạn để rửa cây sầu riêng sau thu hoạch là rất hợp lý !

Cu Ne

Mấy ngày qua mưa liên tiếp làm quả sầu riêng còn non bị rụng nhiều quá !
Sử dụng phân thuốc gì để ngăn chặn bác Ri ơi…

Thanh Hà

Sử dụng phân bón lá có chất cytokinin như Biosol sẽ ngăn chặn kịp thời.
Do trong nước mưa có quá nhiều acid, sẽ góp phần sản sinh ra ABA thúc đẩy cây sầu riêng phát sinh tầng rời làm rụng bông non, trái non…

Cu Ne

Cám ơn bạn @Thanh Hà đã chia sẻ. Tôi đã phun bón lá biosol liên tiếp 2 ngày nên sầu riêng không còn rụng bông non nữa.

Tân Sinh

Tình cờ vào đọc mới thấy cmt này. Tiếc quá ! Giá như biết sớm hơn.
Nhà tôi trồng 1 ha sầu riêng, thuê kỹ sư về tư vấn chăm sóc bón phân thuốc các kiểu mà năm nay bông rụng ồ ạt, chỉ thu được non 1 tấn.
Vụ nùa sang năm tôi sẽ tự mình chăm. Có vấn đề gì tôi sẽ vào tìm nhờ Chú Ri và cộng đồng giatieu.com giúp đỡ. Tôi ở Ea Kao, BMT.

Chú Ri

Giờ đi đâu cũng thấy nhà nông bàn tán xen canh hoặc chuyển đổi toàn bộ diện tích đất sang trồng sầu riêng !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *