Đăk Nông: Hồ tiêu vàng lá chết hàng loạt, hàng nghìn hộ nông dân điêu đứng

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 68

Nông dân trồng tiêu khắp tỉnh Đắk Nông đang bất lực nhìn vườn cây chết dần chết mòn. Giấc mộng tỷ phú nhờ loại nông sản được mệnh danh là “vàng đen” tan tành, chỉ còn lại những khoản nợ tiền tỷ không biết lấy đâu ra để trả.

Đọc thêm: >> Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi

>> Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp

Hồ tiêu tại Đắk Nông đang chết dần chết mòn với tốc độ “chóng mặt”. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Bất lực nhìn tiêu chết

Vườn tiêu của gia đình ông Vũ Đăng Khoa ở thôn 16, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông có diện tích gần 3 ha. Từ đầu tháng 10, vườn đang xanh tốt bỗng xuất hiện một số cây chết rải rác. Tình trạng tiêu chết đột ngột lan với tốc độ chóng mặt. Đến nay, sau hơn 1 tháng, đã có khoảng 2.700 gốc chết rụi. Gia đình ông Khoa đang đứng ngồi không yên vì khoản vay ngân hàng sắp tới kỳ đáo hạn, trong khi vườn tiêu chỉ mới thu bói được 1 năm đã chết gần hết.

Ông Vũ Đăng Khoa cho biết cách đây 3 năm, gia đình mua vườn tiêu này với giá 3 tỷ đồng, nguồn vốn tự có là 2 tỷ, còn lại vay ngân hàng. Rủi ro trong sản xuất thì người dân phải gánh chịu. Chỉ  mong Nhà nước, ngân hàng có giải pháp hỗ trợ cho gia đình có cuộc sống bình ổn.

Cũng chỉ trong vòng một tháng nay, gần bảy nghìn trụ tiêu của gia đình anh Đoàn Đình Bắc, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức bỗng dưng vàng lá rồi chết khô. Anh Đoàn Đình Bắc cho biết, năm ngoái vườn tiêu cũng chết mất vài chục trụ do úng nước. Năm nay, khi vừa kết thúc mùa mưa thì tiêu chết hàng loạt. Khi phát hiện cây tiêu có hiện tượng vàng lá, gia đình đã mời kỹ sư ngoài huyện vào tư vấn và đổ 3 lần thuốc, mỗi lần tốn gần 20 triệu đồng nhưng không thể cứu vãn.

Cũng theo anh Đoàn Đình Bắc, nếu vườn tiêu không chết thì năm nay anh thu khoảng 20 tấn tiêu khô, với mức giá xuống thấp như hiện nay cũng đút túi cả tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, vườn tiêu chết trơ trụ đã làm gia đình anh mất trắng khoảng 4 tỷ đồng; trong đó có 1 tỷ đồng vay ngân hàng để đầu tư vườn cây. Với tình hình hiện nay không biết gia đình lấy tiền đâu để tái đầu tư và trả nợ ngân hàng.

Không chỉ gia đình ông Khoa, anh Bắc mà hàng nghìn hộ nông dân ở Đắk Nông đang “vàng mắt” với cây trồng được mệnh danh là “vàng đen”. Nợ nần chồng chất đang hiện hữu với các nông hộ trồng hồ tiêu.

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp Đắk Nông, đến nay đã trên địa bàn toàn tỉnh đã có hơn 1.000 ha hồ tiêu bị chết hoàn toàn, hơn 2.600 ha bị nhiễm bệnh, chủ yếu là bệnh chết nhanh, chết chậm. Hiện tượng tiêu chết hàng loạt trên diện rộng chỉ diễn ra trong khoảng hơn 1 tháng trở lại đây khi mùa mưa bắt đầu kết thúc.

Dự báo, trong thời gian tới diện tích hồ tiêu chết sẽ tiếp tục tăng lên gây hậu quả nặng nề cho người nông dân và ngành nông nghiệp địa phương. Điển nóng về dịch bệnh trên cây hồ tiêu hiện nay là huyện Đắk Song – thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Đắk Nông với hơn 527 héc ta tiêu bị chết, hơn 1.600 héc ta bị nhiễm bệnh. Kế đến là huyện Tuy Đức, với hơn 300 héc ta tiêu bị chết trụi…

Hệ lụy từ sản xuất theo phong trào

Theo ông Lê Trọng Yên, Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Nông, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu nhiễm bệnh và chết hàng loạt một phần do thời tiết diễn biến bất thường, mưa quá nhiều làm dịch hại phát triển, trong đó có các bệnh hại rễ do nấm và tuyến trùng gây ra bệnh chết nhanh, chết chậm. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo phong trào của bà con nông dân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và chỉ cần có tác nhân là dịch bệnh bùng phát.

Cũng theo ông Lê Trọng Yên, những năm trước giá cả hồ tiêu rất cao, có thời điểm lên đến 220.000 đồng/kg, lãi gấp nhiều lần so với cây trồng khác nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích, bất chấp khuyến cáo của các cơ quan chức năng, làm phá vỡ quy hoạch chung. Đến nay, diện tích hồ tiêu của tỉnh đã vào khoảng 35.000 ha, vượt nhiều lần so với quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 10.000  ha.

Chỉ từ năm 2016 đến nay, người dân đã trồng mới hơn chục nghìn ha. Trong khi đó, nhiều diện tích trồng mới không kiểm soát được chất lượng giống, xử lý đất, vệ sinh đồng ruộng, do đó luôn tiềm ẩn dịch bệnh lây lan, dẫn đến nguy cơ nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Thêm nữa, việc phát triển sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh chưa bền vững, nông dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng để tăng năng suất, sản lượng, gây ra nhiều tác động tiêu cực trong sản xuất.

Ông Lê Trọng Yên đánh giá, hiện nay, hồ tiêu là cây trồng có giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây khác ở địa phương nhưng mức đầu tư lớn và rủi ro rất cao. Để đầu tư 1héc ta hồ tiêu một cách bài bản, người dân phải tốn khoảng 300 triệu đồng. Năm nay, người nông dân trồng tiêu ở Đắk Nông đang bị thiệt kép do bệnh hại làm tiêu chết hàng loạt và giá cả xuống thấp (còn gần 60 nghìn đồng/kg).

Nông dân “bất lực” nhìn hồ tiêu chết dần chết mòn. Ảnh: Hưng Thịnh/TTXVN

Cấp bách thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh

Để ứng phó với dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên cây hồ tiêu, hiện nay, ngành nông nghiệp Đắk Nông cấp bách thực hiện nhiều giải pháp.  Sở NN&PTNT Đắk Nông đã thành lập một tổ công tác phối hợp với các địa phương tổng rà soát, đánh giá tình hình dịch bệnh, dự tính dự báo diễn biến của bệnh hại trên cây hồ tiêu.

Đồng thời chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với các địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây tiêu, xử lý kịp thời hiệu quả. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên vườn tiêu; áp dụng Quy trình trồng, chăm sóc cây hồ tiêu theo hướng bền vững, không chạy theo phong trào để trồng ồ ạt phá vỡ quy hoạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng chân đất của các địa phương.

Dự kiến vào cuối tháng 11, tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức hội thảo khoa học mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về trồng trọt để tìm hướng phát triển bền vững cho cây hồ tiêu trên địa bàn.

Theo ông  Nguyễn Thiện Chân, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NN&PTNT Đắk Nông), diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh và chết chủ yếu là bệnh chết nhanh, chết chậm do nấm và tuyến trùng gây nên.

Đây là bệnh chưa có thuốc đặc trị nên công tác phòng bệnh là chủ yếu. Vì vậy, bà con cần áp dụng  Quy trình Quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu (xem tại đây) của Cục BVTV đã được ban hành. Theo đó, bà con đặc biệt lưu ý sau khi xử lý xong diện tích hồ tiêu bị chết được tuyệt đối không được trồng lại ngay mà phải để cách ly 2 – 3 năm sau mới trồng lại; không tái canh hoặc trồng mới trên những vùng đất trũng khó thoát nước, đất không phù hợp với cây hồ tiêu để hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất. Trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng phương pháp).

Ngoài ra, để giảm bớt khó khăn cho người dân khi có tiêu bị chết, ngành nông nghiệp Đắk Nông cũng đang nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh có mức hỗ trợ những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình có công với cách mạng phù hợp với thực tế. Nghiên cứu, xem xét hỗ trợ người dân đã vay vốn trồng tiêu bằng các hình thức khoanh nợ, gia hạn thời gian trả nợ hoặc tiếp tục cho vay để tái  đầu tư đối với những hộ có diện tích tiêu đã bị chết.

Đọc thêm : >> Đăk Nông: “Vận đen” của hồ tiêu – chết trơ trụi, nông dân nợ chồng chất

Báo Giá cà phê qua điện thoại
68 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Vấn đề này ở Đắc Nông nói chung và Đắc Song nói riêng đã được cộng đồng giatieu.com cảnh báo từ rất sớm. Nhưng không thể ngăn cản việc bà con trồng tiêu lạm dụng phân thuốc hóa chất.
      Là một nông tiêu trên địa bàn, cháu muốn chuyển sang canh tác theo hướng sinh học hữu cơ bền vững. Nhưng chưa xác định được từng bước mình phải làm gì…

    • Vấn đề bạn hỏi là cả một quy trình sản xuất, khá dài dòng. Bạn có thể nêu vấn đề thành từng bước mình cần nắm để chúng tôi dễ dàng trong việc hỗ trợ cho bạn.
      Thân !

  1. Lối canh tác lạm dụng phân thuốc hóa học, thúc đẩy cường canh, vượt ngưỡng chịu đựng của cây trồng…
    Tất yếu vườn cây mất sức đề kháng, sẽ lụi tàn nhanh chóng khi bị nấm bệnh tấn công v.
    Đã cảnh báo nhiều rồi nhưng đâu lại vào đấy, chẳng biết lo sợ là gì..!

  2. Nghe nói dân trồng tiêu Đăk Nông học theo lối canh tác lạm dụng phân thuốc hóa học của dân Chư Sê, Chư Pưh bỏ chạy khỏi Gia Lai mang theo qua vùng đất mới này. Họ tăng tốc để nhanh thu bất chấp đã phải trả giá đắt ở nơi cũ…

  3. Theo Dan Viet thấy thì cỡ 20% dân trồng tiêu Dak Song là di dân từ Chư Sê. Họ mang theo tập quán canh tác từ quê nhà vào và nhân rộng ở nơi mới.

    Họ có biết canh tác hóa học thiếu bền vững không? Đa số biết rõ. Vùng này hết trồng được thì họ lại đi vùng khác khai phá đất rừng tiếp tục….

  4. Xin chào các bạn

    Mỗi tuần đều có báo cáo về cái chết của cây hồ tiêu và chi phí đầu vào cao…
    Điều này có nghĩa là mùa vụ tiếp theo sản lượng sẽ không nhiều và giá sẽ tăng lên như những năm trước vì việc trồng tiêu không bền vững.
    Nông dân phải giữ mùa màng để kiếm lợi nhuận.

  5. Mùa mưa năm tới sẽ thêm rất nhiều diện tích trồng tiêu bị xóa sổ, do bào tử nấm bệnh ngày càng lan tràn ra khắp mọi nơi.

  6. Nông dân không bỏ thói quen lạm dụng (hữu) vô cơ. Chính quyền, hội nông dân địa phương không tích cực xử lý tàn dư nấm bệnh của những diện tích tiêu đã chết… Dự báo mùa mưa sang năm Đăk Song sẽ bùng phát dịch bệnh không khác gì Chư Sê, sẽ có cuộc di dân tìm miền đất mới…

    • Cách ngăn chặn hiệu quả nhất bây giờ là không thể dùng hóa học nữa, vì đã nhờn thuốc, mà nên dùng xạ khuẩn streptomyces… Đáng tiếc là nhiều bà con nông dân chưa hiểu được khả năng của loại xạ khuẩn tiết ra chất kháng sinh này !

  7. Xin lỗi bạn Thanh Hà, xin đính chính thay cho bạn : “nông dân không bỏ thói quen lạm dụng HỮU CƠ, (phân chuồng ủ hoai + nấm tricho – phân vi sinh…) chỉnh đúng lại là : VÔ CƠ (phân thuốc hóa học).

    • Cháu cám ơn bác Hoàng Văn Lập đã đính chính giúp. Cháu gõ nhầm…
      Cháu xin lỗi cộng đồng ạ !
      Hiện nay bà con rất ngại mua phân chuồng về tự ủ hoai với 2 lí do: Phân đểu, phân toàn đất bùn được máy đùn ra nhìn như phân trâu bò. Tiền công lao động cao nhưng năng suất làm việc quá thấp, dễ thua lỗ khi giá tiêu thấp… Nên nhiều người trồng tiêu vẫn không giảm bớt việc dùng phân bón hóa học.

  8. Tình hình Tiêu chết trên diện rộng từ Lộc Ninh, Gia Lai, Đăk Nông… khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến vụ mùa. Bà con cố gắng chăm sóc vườn, khi nào cần thì bán, đừng bán ra ồ ạt sẽ làm giá giảm.
    Mấy ngày nay giá đang gặp sự kháng cự của bà con rất là tốt.
    Nguyên tắc sống còn từ nay đến vụ thu hoạch: Giá lên bán ra, giá xuống ngưng bán.

  9. Tôi trồng tiêu 2 hàng tiêu là cái rãnh thoát nước rộng 40cm sâu 1m nên mưa nhiều cũng đỡ lo. Hạn chế phân hóa học 1 năm 2 lần bón mà bón rất ít thay vào đó là phân gà ủ hoai.

  10. Tiêu nhà em bị vàng lá nhiều lắm, có mấy trụ đã chết khô dây. Em hỏi mọi người xung quanh đã dùng xạ khuẩn streptomyces để trị bệnh cho hồ tiêu chưa nhưng không ai biết. Xin diễn đàn tư vấn về dùng xạ khuẩn giúp em. Em cám ơn

    • Bạn đọc các bài viết giới thiệu sản phẩm Streptomyces và ứng dụng xạ khuẩn trên trang giatieu.com chắc bạn đã hiểu phần nào !
      Tôi xin nói thêm: Xạ khuẩn là vi khuẩn tiết ra chất kháng sinh. Bạn đi viện, nếu bác sĩ kê toa dùng kháng sinh, có lẽ bạn biết không còn thuốc nào trị bệnh hiệu quả hơn nữa, đúng không? Rất vui được chia sẻ điều bạn còn băn khoăn…

  11. Chán quá ngủ không yên đêm khuya lọ mọ lên diễn đàn hỏi các bác nông dân chuyên gia tiêu. Kỳ mưa cuối áp thấp này có nên bón phân nuôi trái cho tiêu không ạ. Tiêu nhà em mùa này là rụng ghê gớm lắm. Em để ý là những trụ tơ cho trái năm đầu tiên là không rụng, từ năm thứ hai đi là bắt xả rụng chuỗi trái rất nhiều, có trụ rụng 50% trái luôn. Kiểu này kêu công thu hoạch xách thang hết ngày, lời lãi không có. Nản rồi…

    • Diễn đàn để bà con hỗ trợ, chia sẻ nhau kinh nghiệm và kiến thức chăm sóc cây trồng. Nhưng cảm giác của tôi là bạn chưa thành thật trao đổi. Bạn cho biết tiêu thường bị rụng chuỗi mùa này, rụng ghê gớm… nhưng nhiều năm qua vẫn để như vậy đến nay mới trao đổi ? Ngạc nhiên quá !
      Nếu bạn thực sự muốn tham vấn, bạn chụp vài tấm hình thật rõ gửi về cho giatieu.com nhé.

    • Có nhiều lí do, nhưng theo tôi có 2 lý do chính :
      -Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối. Chủ yếu thiếu trung vi lượng.
      -Độ pH đất không thích hợp, cây không hấp thụ được các chất vi lượng cần thiết để nuôi trái, buộc phải thải loại bớt.
      Kiểm tra lại các loại phân bón mình đã dùng có đủ các thành phần cần thiết cho cây tiêu chưa.

    • Bạn chưa cho biết mình đã có biện pháp gì khi chuỗi bông rụng nhiều …
      Chống rụng chuỗi ngay lập tức không gì hơn là phun phân bón lá sinh học biosol liên tiếp vài lần sẽ khỏi. Bạn thử áp dụng xem để tự mình đánh giá hiệu quả, rồi đo pH để điều chỉnh và bón bổ sung trung vi lượng sau.
      Thị trường mới có loại phun lá “Canxibo tổng hợp” cũng rất hay trong trường hợp này.

  12. Chỗ em đang bỏ dần dần phân thuốc hóa học, và chuyển sang chăm sóc hữu cơ hoàn toàn… Dù năng suất không cao nhưng rất bền vững, hy vọng sẽ bán được giá cao bù lại cho năng suất thấp…

    • Tôi không đồng tình khi nhiều người nêu ý kiến đều đỗ lỗi cho phân thuốc hóa học !
      Không thể phủ nhận vai trò của hóa học mà là do chất lượng và cách dùng. Tôi vẫn hướng dẫn cho nhiều bà con dùng thuốc hóa học trị chết nhanh chết chậm rất hiệu quả.
      Dùng phân hóa học chia làm nhiều lần bón kết hợp với phân hữu cơ, sinh học ở mức hợp lý thì cây vẫn khỏe, vẫn có sức đề kháng tốt. Miễn là đừng lạm dụng, sẽ không làm tiêu bị cháy rễ tơ, bị mất sức đề kháng do bón quá ngưỡng chịu đựng. Phân hóa học cũng là thức ăn của cây, nhưng bón một gốc quá nhiều thì sẽ ra sao? Chắc ai cũng biết, cây nào mà chịu nổi !
      Với cây tiêu, mỗi lần bón không quá 1 lạng. Cách bón tốt nhất là hòa loãng với nước để tưới sẽ không làm hại cây.
      Đôi lời chia sẻ

  13. Đọc bài báo nào về đề tài tiêu chết nội dung cũng đều na ná nhau, chẳng có gì khác lạ. Nguyên nhân thì cũng do nông dân phát triển diện tích ồ ạt, không chú trọng chọn giống, sử dụng phân thuốc không chọn lọc, thiếu bền vững… Cuối cùng vẫn là thống kê báo cáo lên trên xin ý kiến, chờ biện pháp chỉ đạo… Chỉ tiếc là nấm bệnh chẳng nể sợ cái báo cáo nào cả.
    Với nông dân, để chăm sóc tốt thì việc mua phân thật, thuốc chất lượng… có gì khó khăn trong thời đại công nghệ, thông tin phủ khắp như hiện nay. Tôi cũng nghe nhiều nhà vườn mời chuyên gia tiêu, kỹ sư, bác sĩ cây trồng… tốn rất nhiều tiền mà vẫn không chữa được. Biết nói sao đây !

  14. Tôi thấy sử dụng phân thuốc hóa học chất lượng, đúng mực thì có vấn đề gì ?
    Hóa học chỉ gây hại khi bà con lạm dụng, vượt ngưỡng chịu đựng của cây trồng và làm cho môi trường bị thoái hóa mà thôi…

  15. Thưa bạn Trong : có vấn đề đó bạn : chai đất – “chết đất” – chua đất – lấy cạn kiệt dinh dưỡng của đất mà không có nguồn bồi dưỡng cho đất (phân chuồng ủ hoai + tricho ….) – không có chỗ cho vi sinh vật hữu ích sinh sống – tạo môi trường cho tuyến trùng sinh sôi nẩy nở cùng các loại nấm bệnh khác. Bạn lưu ý lại nhé xem lại các tài liệu – dùng phân hóa học lâu dài sẽ làm cho môi trường đất thoái hóa trầm trọng.

  16. @ Bác Thắng Lợi, chẳng những nội dung năm nay na ná nhau mà các bác tổng hợp nhiều năm trước (từ 2014 đến nay tựa đề bài báo cũng na na như thế: “Tiêu chết hàng loạt…” Nông dân trắng tay…” Hàng trăm héc ta tiêu chết…”, “hàng nghìn trụ tiêu chết trắng…”

    Nguyên nhân và đề xuất giải pháp thì từ 2014 đến giờ chưa có gì mới, y chang những gì bác nói.

    Sang năm 2019, đến thời điểm tháng 9 trở đi sẽ lại tiếp tục đọc được nhưng bài viết tựa đề y chang như thế, nội dung cũng vẫn như cũ…..

  17. Cho cháu hỏi, sau khi dùng xạ khuẩn xử lý bệnh chết nhanh chết chậm, mình phải cách ly bao lâu mới được bón phân để phục hồi tiêu. Cháu cám ơn.

    • Nếu là phân hữu cơ, sinh học 100% có thể bón ngay lập tức, tuy nhiên nên cách ly vài hôm để thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Nếu là phân có tỷ lệ hữu cơ càng thấp thì cách ly lâu hơn… Với các loại phân núp bóng sinh học hoặc phân hóa học khoảng 10 ngày.

    • Cần hồi phục cây sau xử lý nấm bệnh, nhưng không nóng vội để thuốc phát huy tác dụng.
      Hy vọng qua đợt dịch bệnh năm nay, bà con tăng cường hữu cơ, sinh học giảm bớt hóa học để cây sản sinh kháng thể có sức chống chịu… Đi qua vùng tiêu Đăk Song thấy quá thê thảm… Nếu bà con vùng này không tích cực chuyển đổi, cuối năm nay càng thê thảm hơn nữa !

  18. Cho tôi hỏi, tôi mua phân sinh học để hồi phục cho tiêu nhưng thành phần ghi là chất hữu cơ 20% và một vài chất vi lượng. Vậy thì thành phần còn lại là chất gì mà không thấy ghi ?
    Loại phân sinh học này có như diễn đàn khuyến cáo ?

  19. Bàn về chất lượng phân thuốc là điều quá khó. Dù sao thì sản phẩm cũng đã được cơ quan chức năng cấp phép lưu hành, mình không có căn cứ nào để đánh giá nếu không dùng thử.
    Với mình, sản phẩm nào có thông tin minh bạch, thành phần rõ ràng, nguồn gốc xuất xứ cụ thể thì nên chọn dùng, thế thôi. Ưu tiên chọn sản phẩm sinh học hữu cơ 100%.
    Loại sản phẩm núp bóng hữu cơ sinh học, “treo đầu dê bán thịt chó” không chỉ ở mấy cty nhỏ mà cả cty lớn cũng có đầy !

  20. Xin chào cộng đồng forum giá tiêu, sáng nay ra vườn thấy tiêu bị rụng lá xanh rất nhiều. Cách đây 20 ngày cũng có rụng lát đát, tôi đã xịt mancozed và metaxy rồi nhưng hôm nay thấy rụng cả vườn luôn, chỉ rụng nữa trụ phía dưới , tiêu vẫn xanh và phát đọt bình thường. Tiêu mình mới trồng được 2 năm chưa bón phân hóa học chỉ bón 2 lần phân bò ủ tricoderma và 1 lần bón vi sinh cộng lân và đỗ gốc tricoderma… Nói chung chỉ sử dụng phân bón và thuốc hữu cơ, lần này thấy rụng lá nhiều mới xịt thuốc hóa học thôi. Vậy xin cộng đồng tư vấn thuốc trị bệnh tiêu rụng lá xanh, tôi tìm hiểu thì nên dùng xạ khuẩn có được không. Cảm ơn nhiều ạ.

    • Hướng hữu cơ của bạn rất tốt, nhưng chưa đủ để nói lên điều gì…
      Xạ khuẩn tiết ra kháng sinh để trị bệnh, không phân biệt chết nhanh chết chậm hoặc rụng lá xanh, lá vàng hay thối dây và các bệnh nấm khác.
      Tuy nhiên, hiện tượng rụng lá xanh là do cây bị nhiễm độc tố ở mức quá cao.
      Nhanh lên, kẻo không kịp !

    • Đâu phải cứ có thuốc là cây hết bệnh. Thực tế sử dụng thuốc bvtv như con dao hai lưỡi. Gặp thuốc thật, thuốc tốt thì cây sẽ mau khỏi. Gặp thuốc kém chất lượng, thuốc giả thì cây càng mau chết. Vấn đề là làm sao bà con biết được đây ?!

    • Hình như bạn hiểu khái niệm “độc tố” chưa đầy đủ…
      Độc tố anh @Hoàng muốn nói là các yếu tố gây độc hại như nấm, khuẩn, virut, chất thải hữu cơ, các chất hóa học… Bạn chủ quan quá !
      Mua phân chuồng về tự ủ. Ủ không đúng cách, trong khi phân vẫn tiềm ẩn nấm bệnh, không tự gây độc là gì ?
      Biết bao nhiêu vườn cây ra đi vì chất thải của các nhà máy chế biến nông sản được sử dụng để sản xuất phân bón… đã gây ra “ngộ độc hữu cơ”. Không ít đâu bạn ơi.

  21. Dan Viet mới nghe giang hồ đồn rằng có một cty dự báo là năm 2019 sản lượng VN chỉ 140 ngàn tấn.
    Hi hi hi, hô hô hô, vui quá !

  22. @Dan Viet
    Cách đây vài tuần, có báo cáo về việc nhiều vườn tiêu bị hũy hoại vì nấm bệnh.
    Vâng, tôi đồng ý với bạn thực tế này trong mùa tới, sản lượng sẽ thấp

  23. Tôi xin đính chính 1 chút về bài viết, khi tiêu bị rụng lá tôi xịt nấm thì thấy đỡ rụng và 1 tuần sau tôi xử lí tuyến trùng bằng 3G được 2/3 vườn. Vì bận việc nên mới xử lí tuyến trùng 2/3/vườn và bây giờ 2/3 vườn đó bị rụng lá ạ. Chỗ chưa xử lí tuyến trùng thì bình thường, nên tôi nghĩ do thuốc tuyến trùng. Vậy cộng đồng cho tôi hướng xử lí ntn , xin cảm ơn…

    • Ối trời..! Đúng là bạn không đọc kỹ các phản hồi thảo luận, nhất là ý kiến của anh @Hoàng thúc dục bạn nhanh lên…
      Độc tố đã ngấm vào cây, lá đã rụng… Hy vọng cây vẫn còn sống tới khi bạn bắt tay vào xử lý !

  24. Xin trích dẫn điều 4 của Nghị Định 116/2014/NĐ-CP nghị định chính phủ về

    “ Điều 4. Điều kiện công bố dịch hại thực vật:

    1. Đối với sinh vật gây hại thực vật không thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật, không phải là sinh vật gây hại lạ thì phải đảm bảo hai điều kiện sau:

    a) Sinh vật gây hại thực vật gia tăng đột biến cả về số lượng, diện tích, mức độ gây hại so với trung bình của 02 (hai) năm trước liền kề của thời điểm công bố dịch và dự báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trở lên; có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, môi trường, đời sống nhân dân, vượt quá khả năng kiểm soát của chủ thực vật;”

    Cho đến thời điểm này, chưa có tỉnh nào đủ điều kiện công bố dịch bệnh hồ tiêu để nhận được sự hỗ trợ của bộ nhé.
    Nghĩa là không có sự gia tăng đột biến về số lượng, diện tích, mức độ gây hại…so với trung bình 2 năm trước đó theo nghị định 116 nhé.

    Nghĩa là nếu xét ở quy mô cấp tỉnh thì tỷ lệ chết năm nay không đột biến so với bình quân 2016 và 2017.

    Nếu hộ nào có tiêu chết trắng, đương nhiên là đau khổ, Dan Viet chia sẻ nỗi đau đó, nhưng ở góc nhìn vĩ mô, trên diện rộng, quy mô cả nước thì cho đến giờ, chưa có tỉnh nào công bố dịch hại cả.

  25. Em thấy mỗi khi cửa hàng bán thuốc trị nấm chết nhanh chết chậm thường bán thêm thuốc trị tuyến trùng. Vậy thì khi mình dùng xạ khuẩn trị nấm, có cần mua thêm thuốc trị tuyến trùng để xử lý chung 1 lần luôn hay để sau?

  26. 1. Cửa hàng làm đúng. Tuyến trùng là một trong những tác nhân chính làm các bệnh về nấm lây lan qua tổn thương rễ, cần xử lý. Tuy nhiên, tôi thường đề nghị xử lý riêng rẽ do việc kết hợp nhiều chất hóa học không loại trừ sẽ gây ra phản ứng bất lợi. Trong khi đa số bà con lại muốn xử lý kết hợp cho lợi công.
    2. Xạ khuẩn tiết ra chất kháng sinh, tiêu diệt cả nấm bệnh lẫn tuyến trùng nhưng liều lượng sử dụng khác một chút. Nếu muốn, bà con tăng thêm liều lượng đổ gốc để xử lý tuyến trùng luôn.
    Phác đồ kết hợp là 1 gói Forge SP pha 800 lít, phun và đổ mỗi gốc 8 lít, khoảng 12 – 14 ngày sau lặp lại.
    Quá trình xử lý, nếu vướng mắc, nên trao đổi ngay.

  27. Em xin hỏi anh @Hoàng.
    Em mua thuốc xạ khuẩn Forge SP ở chỗ chú Ri, chú hướng dẫn liều lượng trị nấm chết nhanh chết chậm là mình pha 1gói với 800 lít, phun 2 lít, đổ gốc 4 lít, rồi khoảng 5-6 ngày sau phun nhắc lại 2 lít nữa, như vậy có đúng không anh?

  28. Bà con và các bạn cần nghiên cứu kỹ phác đồ sử dụng Forge SP trị nấm bệnh gây chết nhanh chết chậm hồ tiêu theo chú Ri hướng dẫn, hoặc phác đồ trị nấm bệnh kết hợp xử lý tuyến trùng đất tôi đưa ra ở trên. Từ đó lựa chọn phác đồ nào phù hợp với nhu cầu của mình để thực hiện…
    Chúc bà con và các bạn thực hiện đạt hiệu quả cao nhất !

    • Theo mình, sẽ là sai lầm nếu các bạn không xử lý một lần kết hợp cả nấm bệnh lẫn tuyến trùng để giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm,…!

  29. Bão đổ bộ, bà con chằng trụ cẩn thận đón bão để bảo vệ thành quả lao động nhé. Chúc bà con và mùa vụ an toàn.

  30. Giá tiêu xuống ở mức này mà con bị sâu bệnh nữa thì cũng cực thật. Không lẽ tiêu bị vậy mà không chữa, đành phải chấp nhận chứ làm sao nữa…
    Trước đây tôi xử lý hóa học, vừa tiền thuốc nấm vừa tiền thuốc tuyến trùng tốn kém đáng kể. Nay bà con chỉ dùng thuốc xạ khuẩn Forge SP trị cả hai là đỡ tốn kém nhiều chứ. Riêng tôi tôi thấy không phải hít mùi thuốc hóa học là sướng nhất rồi…
    Nhân tiện đây cho tôi hỏi. Mình có thể dùng xạ khuẩn để phòng bệnh được không? liều lượng dùng thế nào?

  31. Nước chỉ là dung môi giúp xạ khuẩn phân tán theo mật độ phù hợp để hoạt động chứ không tạo thành nồng độ như thuốc hóa học. Trong mọi trường hợp sử dụng xạ khuẩn Forge SP, bà con pha 1 gói với 800 lít nước theo NSX có chỉ định rõ trên bao bì. Phun lá tối thiểu mỗi năm 3 lần để phòng các bệnh nấm, đổ gốc 1 lần đầu mùa mưa để phòng tuyến trùng, rệp sáp hoặc khi xét thấy cần thiết…

  32. Mấy người ở chỗ em nói dùng thuốc kháng sinh trị bệnh chết nhanh chết chậm hồ tiêu không hiệu quả bằng thuốc hóa học, có đúng vậy không?

    • Chào bạn @Chanhnhat.
      Bạn và bà con cần phân biệt rõ dùng thuốc kháng sinh streptomycin khác với dùng xạ khuẩn streptomyces.
      Thuốc hóa học thường tác động nhanh, ngay lập tức trong khi xạ khuẩn cần thêm một chút thời gian để tiết ra chất kháng sinh.
      Mức độ, hiệu quả còn tùy thuộc vào chất lượng, cách thức nuôi cấy để chiết xuất chất kháng sinh, thường gọi là công nghệ và tùy theo dòng xạ khuẩn được lựa chọn. Đây cũng là lý do chúng tôi chọn sản phẩm Forge SP để dòng xạ khuẩn này trực tiếp tiết ra kháng sinh và tác động thẳng lên đối tượng phòng trừ. Cho nên ý kiến của bạn chưa đủ để kết luận cho thật đầy đủ và đúng đắn…
      Tuy nhiên, như quan điểm của giatieu.com khuyến cáo bà con dùng sản phẩm sinh học sẽ bền vững và nhất là an toàn cho người sử dụng hơn. Việc chuyển đổi nhận thức không hề đơn giản và luôn cần có thêm thời gian do bà con sử dụng hóa học đã thành thói quen.
      Cám ơn phản hồi của bạn đã giúp tôi hiểu thêm tâm tư, băn khoăn của bà con nông dân. Rất mong nhận được thêm nhiều phản hồi của bạn.
      Thân

    • Theo tôi, nếu các bạn còn tỏ ra băn khoăn thì nên dùng thử trên phạm vi nhỏ để tự mình kiểm nghiệm. Vấn đề là nấm bệnh có nằm yên để chờ thử nghiệm hay vẫn tấn công gây hại cây ?
      Nhưng trên hết là niềm tin với mục tiêu sản xuất bền vững, có lợi, theo hướng hữu cơ sinh học, giảm thiểu hóa học, của giatieu.com dành cho cộng đồng nông dân Việt.
      Vì vậy, giatieu.com rất thận trọng khi lựa chọn giới thiệu phân thuốc với bà con.

  33. Cho tôi hỏi, mình dùng forge sp để ngừa các nấm bệnh thì có phải xài thêm tricho để phòng bệnh không xin mọi người cho ý kiến. xin cám ơn. Thân chào

    • Không hiểu bạn dùng từ “ngừa các nấm bệnh” với từ “phòng bệnh” khác nhau thế nào? Nếu bạn cho là 2 việc khác nhau thì nên dùng cả 2. Còn tôi thấy 2 việc đó là 1 nên tôi chỉ dùng 1 loại. Đó là ý kiến của tôi thôi nhé !
      Nói thêm: Trichoderma được gọi là nấm đối kháng ; Streptomyces được gọi là kháng khuẩn !

  34. Dan Viet vừa gọi điện hỏi thăm bà con một vòng các khu vực trọng yếu.
    Tây nguyên (Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông) chỉ có mưa chứ không có gió mạnh, nhìn chung bão không ảnh hưởng đến mùa sau ở khu vực này.
    Bình Phước: mưa lớn nhưng gió nhẹ, không kèm lốc xoáy, có vài vườn bị gãy đổ nhưng tỷ lệ không lớn
    Châu Đức-BRVT: bị ảnh hưởng nặng nhất, có vườn ngã đổ lên đến 5 % (100 trụ/2000 trụ) nhưng nhìn chung số nhà vườn bị thiệt hại nặng như vậy cũng không nhiều. Tính cả khu vực, thiệt hại ít hơn 0,5%.
    Tóm lại: bão Usagi (bão số 9) không ảnh hưởng đáng kể đến diện tích và sản lượng năm sau.
    Chúc mừng bà con đã vượt qua một cơn bão an toàn.

  35. @Loay Bakdash.
    Đi nhiều, quan sát nhiều, lắng nghe nhiều thôi chứ đâu có cách nào khác đâu bác?

    VN là một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ ngành hồ tiêu, mọi thứ đều đang thay đổi nhanh chóng

    Khi số chết và trồng mới đều nhiều. Số vườn trúng mùa và số vườn mất mùa đều nhiều.

    VN thì năm nào cũng đón 9-12 cơn bão nên năm nay đến giờ này cơn bão số 9 viếng thăm thì cũng đâu khác gì mấy năm trước.

    Thông tin tiêu chết hàng loạt thì năm nào mà báo chẳng đăng, bác cứ search google cụm từ “tiêu chết hàng loạt” kèm theo số năm mà bác muốn tham khảo thì sẽ thấy năm nào cũng có nhiều bài báo viết về đề tài quen thuộc này.

    Có một thực tế nữa là từ 15 năm nay, số lượng XK tiêu của VN năm sau luôn cao hơn năm trước.

    Không đi nhiều thì làm sao đủ dữ liệu mà công, trừ, nhân, chia…. tất cả các yếu tố ngược chiều nhau một cách đáng kể để ra được kết quả tương đối chính xác được.

  36. Thưa chú, cháu đã phun xạ khuẩn nhắc lại được 4 ngày. Tình từ khi bắt đầu xử lý bệnh đến nay là 10 ngày, cháu theo dõi thấy bệnh đã dừng. Nay cháu muốn bón phân cho tiêu hồi phục nhanh hơn. Xin chú tư vấn cho cháu nên dùng loại sản phẩm nào ạ. Cháu cám ơn.

    • Tất nhiên bạn ưu tiên chọn phân hữu cơ hay hữu cơ sinh học để kích rễ thì cây mới khỏe. Nên chọn loại 100% hữu cơ sinh học như biogel đổ gốc, có thể kết hợp thêm humic để cây nhanh khỏe, đủ chất. Với các loại phân hóa học núp bóng sinh học phải cách ly thêm một thời gian nữa. Lưu ý, trong gói Forge SP đã có phân bón hữu cơ hỗ trợ nên bạn không cần phải vội.

    • Nếu tiêu đang nuôi trái, bạn nên sử dụng CanxiBo hữu cơ của Ấn Độ phun lá hay đổ gốc lúc này sẽ phù hợp và tiết kiệm hơn…

    • Chắc giá tiêu thấp quá nên lâu nay bỏ bê không quan tâm chăm bón chứ gì…
      Cần tham khảo kỹ các biện pháp xử lý cho đỡ tốn kém, lãng phí.

    • Tiêu của bạn có khá nhiều vấn đề thực sự đáng ngại. Bạn cần làm những việc sau:
      – Phun + đổ gốc xạ khuẩn Forge SP để xử lý ngay bệnh vàng lá chết chậm và tuyến trùng rễ…
      – Đất có khả năng dư acid, đo pH đất để nâng lên mức 5,5 là tối thiểu.
      – Sau đó mới tiến hành dùng các loại phân hữu cơ ủ hoai, phân hữu cơ sinh học để hồi phục cây.
      Quá trình xử lý, có gì vướng mắc phải trao đổi ngay nhé !

Gửi phản hồi mới

(?)