Đăk Nông: “Vận đen” của hồ tiêu – chết trơ trụi, nông dân nợ chồng chất

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 34

Hàng trăm hecta tiêu bị chết hoặc đang nhiễm bệnh ở mức không thể cứu vãn cùng rất nhiều diện tích khác bị nhiễm bệnh đang khiến hàng ngàn nông dân tại Đăk Song (Đăk Nông) đứng ngồi không yên. Nhiều người bỏ nhà cửa đi biệt xứ vì nợ nần.

Đọc thêm: >> Phòng trừ dịch bệnh gây hại hồ tiêu khi thời tiết thay đổi

>> Ứng dụng xạ khuẩn Streptomyces sp trong nông nghiệp

Trắng tay vì tiêu chết trơ trụi

Vườn tiêu của ông Thu chết trụi chỉ trong vòng một tuần.

5 năm trước, thấy giá hồ tiêu cao ngất, ông Nguyễn Văn Thu (thôn Đăk Kual 5, xã Đăk N’Drung, Đăk Song, Đăk Nông) đã phá bỏ cà phê để trồng 1.400 trụ tiêu. Để có vốn đầu tư, ông Thu thế chấp sổ đỏ, vay ngân hàng 250 triệu đồng. 4 năm sau, khi vườn tiêu bắt đầu cho thu bói thì giá tiêu lao dốc. Thế nhưng “vận đen” chưa từ bỏ ông Thu khi năm nay, vườn tiêu bắt đầu cho thu chính thì lại đổ bệnh, chết hàng loạt.

“Tiêu vàng lá rồi chết khô chỉ trong vòng một tuần không thể trở tay. Công sức, vốn liếng của gia đình 5 năm qua giờ tiêu tan. Bây giờ tiêu chết, gia đình ông chưa biết lấy tiền đâu ra để trả nợ và kiến thiết vườn cây”- ông Thu chua xót nói.

Gần nhà ông Thu, hơn 1.700 trụ tiêu đang kinh doanh của ông Nguyễn Hữu Hương cũng chết khô. Vợ ông Hương nói với chúng tôi, khi thấy vườn tiêu vàng lá, bà đã mời kỹ sư về tư vấn rồi bỏ gần 50 triệu đồng mua thuốc về chữa nhưng kết quả là tiền mất tật mang, cả vườn tiêu chết sạch chỉ trong chừng một tháng. Gần 1 tỷ đồng mà gia đình ông Hương đầu tư trồng tiêu giờ tiêu tan…

Trưởng thôn Đắk Kual 5, ông Nguyễn Hữu Thiện, cho biết, tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt đã khiến 3 gia đình trong thôn bỏ nhà đi biệt tích. Hàng trăm gia đình khác đang đứng trước nguy cơ trắng tay khi diện tích tiêu nhiễm bệnh rồi chết tiếp tục tăng.

Khó cứu chữa

Một vườn tiêu ở Đăk N’Rung chết sạch đang bị chủ nhân bỏ hoang.

Ngoài Đăk N’Rung, tại các xã khác của huyện Đăk Song như: Thuận Hạnh, Nâm N’Jang, Trường Xuân, Thuận Hà hàng trăm ha tiêu cũng đang nhiễm bệnh và chết. Theo ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đăk Song, thống kê đến cuối tháng 9, toàn huyện có hơn 200ha tiêu chết, 130ha đang nhiễm bệnh nặng không thể cứu chữa và gần 1.700ha tiêu đang bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, theo ông Vinh đây là con số chưa chính xác, diện tích hồ tiêu chết và nhiễm bệnh vẫn đang tiếp tục tăng. Cũng theo ông Vinh, tình trạng tiêu chết và nhiễm bệnh xuất hiện từ khoảng cuối tháng 6, khi mùa mưa kết thúc.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trên địa bàn có mưa nhiều khiến cây tiêu bị nhiễm nhiều loại nấm (Phytophthora sp, Pythium…), vi khuẩn, tuyến trùng và nhiều diện tích bị úng nước. Mặt khác, trong canh tác, nhiều bà con quá lạm dụng các loại phân bón không phù hợp, thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Ông Vinh cho biết, hiện đối với những diện tích đã nhiễm bệnh nặng thì xem như không thể cứu vãn. Đối với diện tích mới nhiễm, ngành nông nghiệp đang tuyên truyền cho người dân áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu do Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, ban hành tháng 8.2016. (Tìm hiểu về quy trình này tại đây).

Ngoài ra, Phòng NN&PTNT huyện cũng thống kê diện tích tiêu nhiễm bệnh và bị chết để báo cáo UBND huyện, Sở NN&PTNT sớm có giải pháp hỗ trợ xử lý tình trạng dịch bệnh đang lan rộng trên cây hồ tiêu. Cùng với đó, Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện đề xuất UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đăk Nông chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ cho các nông hộ để bà con vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Đăk Song, toàn huyện có hơn 15.200ha hồ tiêu, chiếm khoảng một nửa diện tích tiêu toàn tỉnh. Trước tình trạng tiêu chết và nhiễm bệnh hàng loạt, các ngành chức năng, chính quyền các cấp và người dân đang nỗ lực dùng nhiều biện pháp để cứu chữa.

Tuy nhiên, mọi sự cố gắng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cây tiêu vẫn đang trên đà chết và lây lan dịch bệnh rất nhanh.

Đọc thêm: >> Đăk Lăk : Nông dân lo lắng vì hồ tiêu chết

34 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Không lo thu dọn, tiêu hũy sạch những cây tiêu bị nấm bệnh làm chết mà cứ để vậy thì bào tử nấm bệnh sẽ phát tán khắp thôn xã, không bị lây lan chết hết mới là lạ…
    Dịch bệnh chết nhanh chết chậm kéo từ năm này sang năm khác, chả thấy ngành Nông nghiệp đưa ra biện pháp dập dịch và có hành động cụ thể nào cả.
    Cứu chữa là cục bộ, là của từng nông hộ. Còn dập dịch không thể chỉ là của người nông dân.

    • Có chứ bác.
      Cháu thấy bên cơ quan có cử người xuống kiểm đếm các vườn tiêu chết để báo cáo mà…

  2. Trong quy trình xử lý của ngành có ghi rõ:

    * Biện pháp xử lý: Thu gom, tiêu hủy cây bệnh hoặc cây chết, vệ sinh đồng ruộng; xử lý hố trồng bằng chế phẩm sinh học tối thiểu 30 ngày trước khi trồng lại.

    Vấn đề là không ai làm và cũng chẳng có ai đốc thúc, nhắc nhở cũng như chẳng có biện pháp chế tài nào. Cuối cùng… bà con mình cứ để vậy khác nào gây hại nhau thêm.
    Nhìn mấy hình ảnh tiêu bị dịch bệnh chết sẽ tưởng tượng được kết quả lây lan tới chừng nào !.

  3. Vụ mùa tiếp theo sẽ bị cái chết tiếp tục đe dọa !
    Không có giải pháp cụ thể thì tiêu chết rất nhanh

    Năm nay đã xuất khẩu một lượng tiêu rất lớn.
    Năm tới sản lượng sẽ sụt giảm, đây là một thảm họa !

  4. Vào hoàn cảnh mới biết các bác ạ.
    Tiêu chết cả vườn thì chẳng có tâm trí nào mà đi dọn với tiêu hũy với dập dịch đâu các bác ạ.

    • Vậy mới nói, không chịu thu dọn để tiêu hũy là không tự cứu mình thì mua thuốc bvtv làm gì nữa cho tốn kém. Còn nữa, chả nhẽ tiêu của bạn bị bệnh là bạn có quyền liều mạng, kéo cộng đồng cùng chết theo với mình à…?
      Tôi thấy có người còn kéo những dây tiêu chết ra ngả ba ngả tư đường liên thôn vứt bừa cả đống, không lây lan khắp thôn xã mới là lạ !

  5. Chia sẻ, đồng cảm với mất mát quá lớn của bà con.
    Tuy nhiên, chính bản thân người trồng tiêu không phòng trị chu đáo, để cho bệnh tình đã quá muộn mới vội vàng cứu chữa, do giá tiêu năm nay thấp nên nhiều hộ để liều. Chỉ khi tiêu bắt đầu chết, tiếc của mới nóng ruột… thì chỉ còn trời cứu. Tiêu bị dịch bệnh tàn phá cũng đâu phải chuyện mới ngày một ngày hai.
    Quan sát những vườn bị bệnh, luôn bắt đầu chỉ đôi cây, kéo dài hàng tháng trời, cần xử lý thì mặc kệ, thậm chí còn đủng đa đủng đỉnh như chuyện của ai đâu… Tất nhiên còn có thêm các loại thuốc bvtv kém chất lượng bán tràn lan bao vây chung quanh nữa thì nhà nông làm sao chống chịu nổi !
    Tôi cũng không rõ cái bằng được gọi là “Bác sĩ cây trồng” được ai cấp? Chương trình đào tạo của trường Đại Học nào ?!

  6. Tôi thấy trong quy trình quản lý bệnh, Cục BVTV có nói dùng trichoderma, xạ khuẩn streptomyces và một số vi sinh vật khác để phòng bệnh. Còn chữa bệnh thì chỉ toàn nói các chất hóa học mà không đề cập gì tới sinh học là sao vậy ?

    • Chào @Senca
      Quy trình này được Cục BVTV đưa ra đã hơn 2 năm, lúc đó xu hướng chủ đạo là dùng thuốc hóa học. Thậm chí đến nay nhiều bà con nông dân vẫn chuộng hóa học hơn sinh học, vì hóa học tác động nhanh chóng hơn. Họ không quan tâm những gì sau đó như làm cây trồng mất sức đề kháng, môi trường ô nhiễm, đất đai thoái hóa chẳng hạn.
      Cục BVTV cũng là nơi cấp phép cho thuốc lưu hành nên cũng không có gì đáng để ngạc nhiên.
      Tất nhiên, nhận thức luôn thay đổi. Cái mới, cái tiến bộ sẽ chiếm ưu thế.
      Vả lại, xạ khuẩn Streptomyces nước ta vẫn chưa nuôi cấy được.
      Thân

  7. Có nhiều hình thức chết, tiêu chết nhanh chủ yếu vì nông dân chăm sóc thiếu bền vững.
    Tôi nghĩ sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường do vẫn gia tăng về nhu cầu và giá cả.

  8. Buồn cho người trồng tiêu, buồn cho cách ứng phó với dịch bệnh trên cây tiêu, buồn cho các chuyên gia nông nghiệp ngành hồ tiêu, buồn cho cách quản lý ngành tiêu, buồn cho quy trình hướng dẫn kiểm soát bệnh của cây hồ tiêu,…buồn…và chắc có lẽ còn buồn nữa cho đến khi nào giá tiêu khởi sắc lại.

  9. Bà con trồng tiêu đã phải tốn rất nhiều tiền để mua thuốc phòng ngừa đủ các loại bệnh cho vườn tiêu của mình, kết cục là tiền mất nhưng tật vẫn mang…

  10. Cây tiêu có bộ rễ rất nhạy cảm, nên trồng tiêu cần chú trọng cải tạo đất. Cụ thể cần bón nhiều phân chuồng ủ hoai, tôi bón phân dê với nấm đối kháng. Phân hữu cơ vi sinh, tăng vi sinh vật có lợi thì giảm vi sinh vật có hại kể cả rệp sáp… Càng đổ thuốc hóa học, ngày càng làm đất chua, chai thì càng dịch bệnh…

  11. Đừng quá màu mè cứ thuận theo tự nhiên. Bên Thuận Thành xã Thuận Hạnh, Đak Song đang kiềm lại được. Quy trình rất đơn giản, rất hiệu quả. Vuờn nào canh tác đơn giản phân thuốc đúng quy trình thì còn sống. Còn cứ dùng thuốc “nổ” bán lung tung thì chết không còn 1 cây

  12. Chữa bệnh mà màu mè gì nữa trời. Chỉ đơn giản nhưng cần phải có thuốc đúng chất lượng, hiệu quả. Rờ đâu cũng gặp thuốc nhái thuốc dỏm thì cũng chịu thua.
    Theo tôi, còn phải nhanh chóng kịp thời mới cứu kịp. Chần chừ, để cho chậm trễ thì đành xuôi tay.

  13. Trả lời chung cho các bạn đã gửi email về hỏi về việc trị bệnh nấm chết nhanh chết chậm, vàng lá thối rễ hay các bệnh do nấm gây ra nói chung.
    Để hiểu một cách đơn giản, chú chia bệnh ra làm 4 giai đoạn :
    1. Nhiễm bệnh, ủ bệnh: chưa thấy biểu hiện ra bên ngoài nên không thể xác định. Chỉ suy đoán từ môi trường lây nhiễm chung quanh.
    2. Phát bệnh: thấy rõ rệt qua các hiện tượng như cháy đen lá, đốm lá, vàng lá, bông non và lá xanh bắt đầu rụng lác đác.
    3. Rụng lá xanh, rụng bông non ồ ạt, thối rễ tơ…
    4. Cây héo, thối dây, chết cây.
    Nếu cây tiêu nhà mình ở giai đoạn 1, 2 vẫn còn chữa trị hiệu quả.
    Nếu cây tiêu đã ở giai đoạn 3 trở đi thì đừng chữa nữa, phí tiền vì đã chậm trễ.
    Tất nhiên, thuốc để chữa và cách chữa cũng rất quan trọng.
    Thân

    Đây là hình ảnh cây tiêu ở K’Bang đã vào giai đoạn rụng lá, rụng chuỗi non nhưng đã bắt đầu hồi phục, ra lá non sau 3 tuần xử lý bằng xạ khuẩn Streptomyces. Hồi phục được là nhờ bộ rễ chưa bị thối.
    http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2018/09/tuankbang10.jpg

    • Chú nói chính xác !
      Hầu như bà con để quá muộn mới vội vàng tìm kiếm thì có thuốc gì chữa được nữa ?!

    • Năm nay nhà cháu cũng mất gần 20 trụ. Do bận việc nên không thường xuyên thăm rẫy… Khi lá xanh rụng mới biết, vội vàng đi mua thuốc chỉ ngăn chặn lây lan thêm, còn những cây đã rụng lá héo lá thì đầu hàng.
      Chú Nguyễn Vịnh nói rất chí lí, chỉ cứu được khi ở giai đoạn 1, 2. Để qua giai đoạn 3, 4 thì đã muộn. Một bài học kinh nghiệm cho người trồng tiêu.

    • Tiêu của bạn có vẻ giống tiêu của mình !
      Những trụ đã rụng lá xanh, khi phun và đổ thuốc thì dừng bệnh ngay, nhưng cứ đứng y như vậy tới cả tháng mới bắt đầu khô dần rồi ra đi. Mình nghĩ chắc bộ rễ đã hỏng hết rồi.

    • Bạn @Lan Anh và bà con lưu ý: Rất nhiều bà con chăm sóc lúc này không hợp lý nên không cứu được…
      Khi cây chững lại là dấu hiệu bệnh đã bị khống chế. Nhưng cây vẫn cần có chất dinh dưỡng để phát triển, như mình cần ăn cơm hàng ngày thì lấy đâu ra? Rễ cũ đã hỏng hết rồi, rễ mới chưa có thì lấy gì để hút dinh dưỡng. Nếu ta kịp thời bón phân để kích rễ mới thì cây có khả năng hồi phục cao hơn, nếu không thì cây càng suy thêm vì đói. Tôi khuyên dùng phân hữu cơ sinh học tổng hợp Biogel+Humic đổ gốc để tăng sinh hệ rễ, hạn chế phân hóa học vì lý do đó.

  14. Các bạn ở giai đoạn 1 nếu thường xuyên ra rẫy và chuyên tâm quan sát – so sánh từng ngày, chúng ta cũng sẽ cảm nhận có sự bất thường nào đó trên lá tiêu và tổng thể trên cả trụ tiêu. Nhưng bây giờ tiêu rẻ quá, bản thân tôi cũng không còn như xưa !

  15. Cám ơn bác Nguyễn Vịnh đã chia sẻ.
    Theo cháu, giữa giai đoạn 2 và 3 là khoảng thời gian vô cùng quý, trong y học gọi là thời gian vàng.
    Nếu tận dụng, xử lý trong thời gian này thì cây tiêu sẽ được cứu chữa kịp thời.
    Vấn đề là hầu hết bà con thường để thời gian vàng trôi qua một cách đáng tiếc mà chỉ vì sự do dự, chần chừ, chậm rải đã thành thói quen của nhà nông !

  16. Phải thật sự thường xuyên thăm vườn thì mới nhận ra kịp thời và sử lí, chứ thấy biểu hiện quá rõ ràng thì không kịp đâu.

  17. Bạn Ngọc My và bạn Hoàng văn Lập nói chính xác. Mình kiểm soát được vườn nhà mình đến giờ là nhờ đó. Tiêu mình trồng 2013 đến giờ vẫn trong tầm kiểm soát được, năng suất bình quân 3 -8 kg khô (cả năm được và mất mùa)

  18. Theo báo chí đưa tin, có nhiều đại gia tiêu ở huyện Đăk Song đã đỗ ra cả núi tiền thuê kỹ sư tiêu về, mua đủ loại thuốc nhưng vẫn không cứu được. Tiêu Đăk Song năm nay thi nhau chết bạt ngàn luôn.

  19. Tất cả các khu vực trồng hồ tiêu đều bị nhiễm bệnh chết nhanh, hay chỉ một số khu vực cụ thể ?

  20. Chú Vịnh ơi tiêu tơ của cháu năm nay bị khía vàng trên đọt non rồi bụi tiêu có dấu hiệu dừng phát triển đọt búp. Một số bụi phục hồi thì đọt xoăn lại, chú tư vấn giúp cháu cách chữa chạy với ạ. Cháu hoang mang quá, vườn tiêu đang tốt cái mấy chục bụi rụt ngọn lại. Cháu cám ơn ạ.

    • Chào cháu @Văn Lý
      Để chẩn đoán chính xác tiêu bị bệnh gì, cháu chụp một số hình ảnh cụ thể, đặc biệt là những trụ bị xoăn đọt, rụt ngọn… Gửi về cho chú qua email nhé.
      Thân

  21. Với cách thức sản xuất như những năm vừa qua thì không riêng gì Gia Lai, Đắc Nông mà cả Đắc Lắc hay những vùng trồng Tiêu khác ít nhiều rồi cũng chung tình trạng như vậy cả thôi !
    Tiêu đến giai đoạn nuôi trái vào chắc cần dinh dưỡng, nước nhiều, lúc này sức đề kháng yếu là cơ hội cho nấm bệnh hoành hành. Tiêu ở vùng nào nắng hạn đến trước sẽ bị trước !

    • Dùng lân kích rễ là đúng. Nhưng lưu ý, không dùng lân bón gốc vì khó tiêu mà rễ cũng chưa hút phân được nên phải dùng các loại lân phun quá lá. Tuy nhiên, cây đang suy nên cần phải có đủ chất dinh dưỡng để hồi phục. Chỉ bón lân, còn các chất khác thì sao ? Tôi khuyên dùng sinh học tổng hợp Biogel là vì lý do này.

Gửi phản hồi mới

(?)