Hạt tiêu bị hải quan coi là dược liệu phải kiểm soát khi xuất khẩu?

, Giao Thương, Thị trường hạt tiêu, 8

TTO – Theo tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đang gặp khó do hải quan đưa mặt hàng này vào xuất khẩu có điều kiện để kiểm soát xuất khẩu.

Đọc thêm: >> Gừng, tỏi, đậu, rau thơm… bỗng bị quản lý như dược phẩm

Nhà nông ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk phơi hồ tiêu vụ mới.

Theo đó, các doanh nghiệp khi mở tờ khai xuất khẩu hồ tiêu thì bị xếp vào “luồng vàng”, tức là bị kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ thay vì là luồng xanh (miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa) như trước.

Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi chi phí gia tăng, đặc biệt là trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát thì việc đi lại để xử lý thông quan tờ khai sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro phơi nhiễm COVID-19.

Ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu VN (VPA), cho biết hiệp hội đã có công văn gửi Tổng cục Hải quan nêu thắc mắc và khó khăn của các doanh nghiệp.

Trong công văn trả lời từ Cục Quản lý rủi ro (Tổng cục Hải quan), việc xếp hồ tiêu vào nhóm dược liệu là do quy định của Bộ Y tế trong các thông tư hướng dẫn thi hành Luật dược.

Cụ thể, theo thông tư 48/2018/TT-BYT quy định mặt hàng hồ tiêu mã số HS 0904.11.20 thuộc danh mục dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu. Dù đến ngày 4-3-2021 Bộ Y tế ban hành thông tư 03/2021/TT-BYT loại bỏ một số mặt hàng trong đó có hồ tiêu ra khỏi danh mục.

Tuy nhiên, tại điều 3 thông tư này vẫn quy định: “Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo thông tư này được sử dụng với mục đích làm thuốc và nguyên liệu làm thuốc thì thực hiện theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật về dược”.

Bộ Y tế vẫn xếp hạt tiêu là dược liệu phải đảm bảo điều kiện về dược phẩm mới được xuất khẩu, hoặc doanh nghiệp phải chứng minh hạt tiêu bán cho đối tác làm thực phẩm hay gia vị thông thường – Ảnh: BÙI LIÊM

Như vậy, hồ tiêu nằm trong nhóm mặt hàng xuất khẩu có điều kiện, cơ quan hải quan phải phân luồng kiểm tra theo văn bản quản lý chuyên ngành. Trường hợp xác định doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu là dược liệu không dùng cho mục đích làm thuốc thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan trên hệ thống, đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, việc đưa hạt tiêu vào danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện là quá vô lý và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong khi đây là mặt hàng nông sản xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam trong 20 năm qua.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu gặp khó vì dịch bệnh, các đơn vị quản lý cần hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng làm thủ tục hơn là đưa ra các quy định làm khó.

“VPA đã gửi công văn cho Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương để báo cáo và đề nghị các bộ ngành gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Việt Nam”, ông Hải cho biết.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
8 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Cơ quan chức năng các nước bạn luôn tìm cách tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản.
    Cơ quan chức năng nước mình thì tìm cách gây khó để kìm hãm sản xuất nông nghiệp, thắt chặt xuất khẩu nông sản. Không hiểu nổi luôn…
    Nản !

    • Giá như Bộ Y Tế mình thêm vô một ý, hồ tiêu là nguyên liệu dược phẩm có khả năng tăng cường hiệu quả phòng chống covid 19. Bảo đảm giá tiêu sẽ banh nóc hơn cả sương giá cà phê ở Brazil !

  2. Phản hồi không hợp lệ !
    Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.

  3. Tôi làm trong ngành nông sản cũng trên 20 năm, cũng ngần ấy năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, theo cách đánh giá và kiểm tra của Tổng Cục Hải Quan đưa ra “hạt tiêu” xếp vào cây dược liệu và có chính sách kiểm tra với một vài thủ tục càng thêm bề bộn cho người làm xuất khẩu.
    Xin thưa các quan chức, đi ngược lại lịch sử cây tiêu và tìm hiểu lại mục đính lý đó mà con người dùng hạt tiêu trong cuộc sống. Tôi đồng ý với một góc độ, đúng cây tiêu thuộc nhóm là cây thuốc nhưng đó không phải là mục đích chính. Trong khi tiêu là mặt hàng nông sản xuất khẩu mang lại một nguồn thu ngoại tệ có giá trị, góp phần đưa ngành nông nghiệp sản xuất tiêu gia vị và thương hiệu hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam lên tầm thế giới.
    Tôi đọc bài báo nghe rằng Hải Quan xếp tiêu thuộc hàng cây thuốc? Vậy thử hỏi để làm gì? “Tự lấy súng bắn vào chân à”. Nhu cầu nhập khẩu tiêu là thuộc về khách hàng, ai mà biết nhà nhập khẩu sử dụng cho mục đích nào của họ? Thế sao, các nhà quản lý không hướng đến nhà máy sx tỉnh đầu tiêu để làm thuốc được phẩm mấy chục năm qua ! Giờ thêm quyết sách giấy tờ rườm rà quá độ, không đâu vào đâu cả…thật là một thất vọng não nề cho ngành sản xuất và xuất khẩu tiêu Việt Nam.

  4. Vừa mới xong vụ bánh mì không phải lương thực thực phẩm, giờ thì tiêu là dược liệu. Đến sợ các vị luôn.

    • Thị trường biến động là điều bình thường…
      Khi bà con bán nhưng thị trường chưa cần thì giá giảm, có gì lạ !

Gửi phản hồi mới

(?)