Hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
Đọc thêm >> Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu
>> Đặc điểm của nhóm thuốc trừ bệnh
>> Hiểu biết về chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Thuốc BVTV được chia thành nhiều nhóm dựa trên đối tượng sinh vật hại.
– Thuốc trừ bệnh | – Thuốc trừ nhện |
– Thuốc trừ sâu | – Thuốc trừ tuyến trùng |
– Thuốc trừ cỏ | – Thuốc điều hòa sinh trưởng |
– Thuốc trừ ốc | – Thuốc trừ chuột |
Các dạng thuốc BVTV
Dạng thuốc | Chữ viết tắt | Thí dụ | Ghi chú |
Nhũ dầu | ND, EC | Tilt 250 ND, Basudin 40 EC, DC-Trons Plus 98.8 EC |
Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa cháy nổ |
Dung dịch | DD, SL, L, AS | Bonanza 100 DD, Baythroid 5 SL, Glyphadex 360 AS |
Hòa tan đều trong nước, không chứa chất hóa sữa |
Bột hòa nước | BTN, BHN, WP, DF, WDG, SP | Viappla 10 BTN, Vialphos 80 BHN, Copper-zinc 85 WP, Padan 95 SP |
Dạng bột mịn, phân tán trong nước thành dung dịch huyền phù |
Huyền phù | HP, FL, SC | Appencarb super 50 FL, Carban 50 SC | Lắc đều trước khi sử dụng |
Hạt | H, G, GR | Basudin 10 H, Regent 0.3 G |
Chủ yếu rãi vào đất |
Viên | P | Orthene 97 Pellet, Deadline 4% Pellet |
Chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi. |
Thuốc phun bột | BR, D | Karphos 2 D | Dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp |
ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble Powder.
HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
H: hạt, G: granule, GR: granule.
P: Pelleted (dạng viên)
BR: Bột rắc, D: Dust.
Cách tác động của thuốc
* Thuốc trừ sâu
– Tiếp xúc: thuốc tác động qua da.
– Vị độc: thuốc tác động qua miệng.
– Xông hơi: thuốc tác động qua đường hô hấp.
– Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc thấm vào trong tế bào và xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn trong cây. Sâu chích hút hoặc ăn phần vỏ cây có phun thuốc rồi chết.
– Thấm sâu: Thuốc thấm vào mô cây và diệt những côn trùng sống ẩn dưới những phần phun thuốc.
Ngoài ra còn có một số thuốc có tính xua đuổi hoặc gây ngán ăn đối với côn trùng.
* Thuốc trừ bệnh
Tiếp xúc: tiêu diệt nấm bệnh nơi tiếp xúc với thuốc và ngăn chặn sự xâm nhiễm tiếp tục của nấm bệnh.
Nội hấp (lưu dẫn): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong cây nhằm tiêu diệt ổ nấm bệnh nằm sâu trong mô cây, ở xa nơi tiếp xúc với thuốc.
* Thuốc trừ cỏ
– Tiếp xúc: thuốc hủy diệt các mô cây cỏ khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
– Nội hấp hay lưu dẫn: thuốc được cây cỏ hấp thu và di trong mạch nhựa, chuyển đến các bộ phận khác làm thay đổi trạng thái sinh học của cỏ hoặc giết chết cây cỏ.
– Chọn lọc: diệt cỏ dại nhưng không hại đến nhóm cỏ khác hoặc cây trồng.
– Không chọn lọc: diệt tất cả các loài cỏ kể cả cây trồng.
– Tiền nẩy mầm: Thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm hay ngay khi cỏ đang nẩy mầm. Điều kiện thành công của biện pháp này là đất phải bằng phẳng, đủ ẩm độ. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm.
– Hậu nẩy mầm sớm: diệt cỏ từ khi cây cỏ đang mọc và đã mọc (được hai lá trở lại).
– Hậu nẩy mầm: thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ.
Kỹ thuật sử dụng thuốc : Sử dụng theo 4 đúng
a. Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng. Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ thực vật hoặc khuyến nông.
b. Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
c. Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng thuốc.
d. Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong quá trình phun thuốc.
Hỗn hợp thuốc
Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại. Tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: Chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật biết rõ về đặc tính của thuốc. Nên hỗn hợp tối đa hai loại thuốc khác nhóm gốc hóa học, khác cách tác động, hoặc khác đối tượng phòng trừ trong cùng một bình phun.
Hỗn hợp thuốc nhằm một trong những mục đích sau:
- Mở rộng phổ tác dụng.
- Sử dụng sự tương tác có lợi.
- Hạn chế sự mất hiệu lực nhanh của một số hoạt chất.
- Gia tăng sự an toàn trong sử dụng.
- Tiết kiệm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên khi hổn hợp cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất vì có những hoạt chất không thể hỗn hợp với nhau. Không phối hợp thuốc có tính acid với tính kiềm. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc được pha sẵn để phần nào đáp ứng thị hiếu của bà con nông dân như thuốc trừ cỏ Butanil 55 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất : Propanil và Butachlor, Tilt super 300 ND được hỗn hợp từ hai hoạt chất Propiconazole và Difennoconazole, Sumibass 75 EC được hỗn hợp từ hai hoạt chất Fenitrothion và Fenoburcarb.
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1. Tên thuốc
– Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt.
– Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.
– Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.
2. Nồng độ, liều lượng
– Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).
– Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha ).
3. Dịch hại: là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẫm chất nông sản. Các loài dịch hại thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện…
4. Phổ tác động: là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến.
– Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
– Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp).
5. Phòng trị
– Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây trồng.
– Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập vào cây.
6. Độ độc
– LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.
– LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.
– Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
– Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng.
7. Tính chống thuốc của sinh vật hại: là khả năng của sinh vật hại chịu đựng được liều thuốc độc gây tử vong cho các cá thể khác trong chủng quần. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính chống thuốc của sâu hại là:
– Yếu tố di truyền (Khả năng có thể truyền lại cho thế hệ sau).
– Yếu tố sinh học (hệ số sinh sản, số lứa trong năm…).
– Yếu tố sinh thái (điều kiện khí hậu, nguồn dinh dưỡng…).
– Yếu tố canh tác (phân bón, giống trồng…).
– Yếu tố áp lực sử dụng thuốc trên chủng quần (nồng độ, liều lượng, số lần phun trong cùng một vụ trồng).
a. Cơ chế chống thuốc của sâu hại
Người ta thấy sâu hại có những phản ứng chống thuốc sâu:
– Phản ứng lẫn tránh: sâu không ăn thức ăn có thuốc hoặc di chuyển xa.
– Hạn chế hấp thụ chất độc vào cơ thể: lớp da chứa cutin sẽ dầy thêm.
– Phản ứng chống chịu sinh lý và tích lũy: chất độc sẽ tích lũy ở mô mỡ, hoặc ở nơi ít độc cho cơ thể, làm giãm khả năng liên kết men ChE. với chất độc gốc lân hoặc các- ba-mát hữu cơ.
– Cơ chế giải độc: chất độc được chuyển hóa thành chất ít độc hơn (DDT chuyển hóa thành DDE).
b. Biện pháp ngăn ngừa sự phát triển hình thành tính chống chịu thuốc của sâu hại
– Dùng thuốc hợp lý: hiểu rõ sinh vật hại, áp dụng biện pháp bốn đúng.
– Áp dụng chiến lược thay thế: sử dụng từng nhóm thuốc cho từng vùng, khu vực trong từng thời điểm riêng. Có kế hoạch khảo sát thuốc mới để thay thế thuốc cũ.
– Dùng thuốc hỗn hợp: hỗn hợp thuốc với dầu thực vật hoặc dầu khoáng sẽ làm chậm phát triển tính kháng thuốc của sinh vật hại.
– Áp dụng IPM: phát triển quan điểm mới về sử dụng thuốc trong IPM như áp dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, luân phiên sử dụng thuốc, thuốc ít độc để bảo vệ thiên địch.
8. Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval): là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.
9. Dư lượng: là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng g (microgram) hoặc mg (miligram) lượng chất độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất… Trường hợp dư lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).
– MRL (Maximum Residue Limit): mức dư lượng tối đa cho phép lưu tồn trong nông sản mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
– ADI (Acceptable Daily Intake): lượng chất độc chấp nhận hấp thu vào cơ thể, không gây hại cho người hoặc vật nuôi trong 1 ngày, được tính bằng mg hay g hợp chất độc cho đơn vị thể trọng.
99 phản hồi cho bài "Hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật"
Loại phân bón lá và đổ gốc Biogel+Biosol của Ấn Độ tuy là phân nhưng có chứa những chất “điều hòa sinh trưởng” như trên bài này nói là thuốc, nên tôi cho rằng loại phân này có thể chữa được bệnh tiêu điên có nguyên nhân từ việc chăm sóc, bón phân không hợp lí khiến tiêu bị “rối loạn dinh dưỡng”. Bạn nào có bị tiêu điên dạng này nên sử dụng để thực nghiệm. Tôi không có điều kiện vì xung quanh nơi tôi ở không có ai bị tiêu điên.
Chào chú Cường.
Để cháu bàn với ba mua phân này về thử coi vì nhà cháu cũng có gần 20 trụ tiêu tơ bị bệnh điên mấy tháng nay rồi. Nghe chú nói cháu cảm thấy tự tin hơn.
Cám ơn chú, chúc chú vui+khỏe !
Bạn dùng thuốc Biogel+Biosol bệnh tiêu điên có thấy tiến triển gì không bạn. Nhà mình cũng có vài trăm trụ đang bị tiêu điên mà đã sử dụng nhiều thuốc mà không hết. Mong bạn giúp đỡ.
Cảm ơn Admin chia sẻ bài này trong khi cháu đang cần nó để cung cấp cho khóa học hiện tại. Chúc chú sức khỏe!
Tôi thấy có một loại thuốc bảo vệ thực vật đong gói 1gam, có tên ghi trên bao bì là: Regent 800WG (trong đó hoạt chất là Fipronil).
Như giải thích ở trên tôi hiểu là:
– Regent: là tên thương mại;
– W : Water (nước);
-G : Granule (dạng hạt);
có nghĩa là thuốc dạng hạt khi dùng hòa với nước?
Vậy còn 800 là gi? Có phải là con số chỉ lượng Fipronil trong đó? chỉ khối lượng, hay tỷ lệ Fipronil trong gói thuốc?
800 là thành phần fipronil, trong l000g Regent thì nó chứa 800g đó bạn, 200 còn lại là các chất bổ trợ hoặc phụ gia.
Cho mình hởi những con số đi kèm với tên thuốc là chỉ hàm lượng hoạt chất trong thuốc. Vậy hàm lượng đó được tính là % khi nào và tính bằng đơn vị g/l là khi nào? Mình thấy khi thì giải thích là % khi thì g/l? Nó có phải phụ thuộc vào đơn vị tính của loại đó k?
Cộng đồng cho cháu hỏi. Tiêu tơ đang lên đọt bình thường xong lại vàng rụng đọt rồi lại mọc lại xong lại rụng đọt. Khi rụng đọt màu vàng còn dây vẫn xanh bình thường chỉ có chỗ đọt rụng bị vàng thôi ạ. Không biết là bị gì. Xin cộng đồng giatieu giúp cháu. Cháu cám ơn.
Chào cháu@Thanh Long.
Kiểm tra khả năng tiêu bị thối rễ tơ do bón phân hữu cơ chưa ủ hoai còn chứa nhiều mầm bệnh, hoặc có thể tiêu bị úng cục bộ.
Nên dùng Biogel để giúp hệ rễ phát triển mạnh, bổ sung Tricho+Pseud để chống bệnh, giúp phân hũy hữu cơ chưa hoai. Xử lý úng cục bộ. Trên lá còn có dấu hiệu bị côn trùng chích hút nữa, cần diệt trừ.
Thân
Mình dùng phân lân Văn điển được không bác. Hay nhất thiết phải là biogel.
Trao đổi trên diễn đàn chỉ gợi ý thôi. Nếu bạn thấy phân nào hợp lý hơn với mình thì bạn cứ sử dụng, miễn sao đạt mục đích và có hiệu quả cao hơn là được.
Xin nhắc bạn và cộng đồng lưu ý : Tiêu đang bị tổn thương hệ rễ.
Ưu tiên sử dụng các loại phân hữu cơ, sinh học. Bón phân hóa học vào lúc này coi chừng “tiêu” luôn đó !
Chào @Thanh Long. Tôi có góp ý như này : khâu xử lí trồng có thể do Thanh Long bón lót phân chuồng chưa hoai, phân hóa học một lượng nhiều, khi rể mọc ra tới chổ phân sẽ bị nóng và cháy rể tơ. Nếu bỏ qua vấn đề này thì hiện tượng trên là do nấm tấn công.
Chào anh @huydung vườn em thì cây nào cũng lên đều, chỉ có một vài cây bị như thế thôi ạ. Phân chuồng đã ủ hoai và đầu mùa mưa tới giờ em chỉ dùng biogel+ biosol.
Mình cũng đang tìm hiểu nguyên nhân này. Trong đám tiêu có vài cây như trên hình, cũng có mấy cây bị vàng lá héo rũ còn có 1 số lá bị nhỏ, đọt bé trắng bệt.
Mình đào thử mấy bụi thì thấy rễ tiêu bị đen song song với cái đó là phân bò bón lót bị mốc trắng.
tiêu như hình trên bi tuyến trùng. nguy cơ bị tiêu điên cao!
Con xin chú và cộng đồng cho con hỏi. Trên diễn đàn con thấy thường trao đổi rửa cây bằng thuốc gốc đồng sau thu hoạch mà không phải là thuốc khác. Con chưa hiểu lắm, mong chú chỉ bày cho con với. Con cám ơn chú và cộng đồng.
Cho con hỏi thêm, con có 1 đám tiêu năm nay sẽ cho ăn bói, con có cần rửa cây không?
Chào cháu @Hoàng Anh
Thuốc gốc đồng do có vi lượng đồng nên sẽ thúc đẩy cây ngủ sâu và phân hóa mầm hoa triệt để hơn. Do đó, dùng thuốc gốc đồng vừa giúp làm bông vừa rửa sạch nấm bệnh tồn dư trên cây sau thu hoạch.
Tuy nhiên, cháu có thể cung cấp vi lượng đồng cho cây dưới dạng phân bón chứa nhiều vi lượng như phân sinh học biogel + biosol chẳng hạn thì không nhất thiết phải dùng thuốc gốc đồng nữa, có thể dùng thuốc bất kỳ miễn sao giúp cây rửa sạch nấm bệnh là được.
Tiêu năm nay mới cho bói là cây chưa trưởng thành, không áp dụng cách rửa cây hãm nước mà nên để sinh trưởng theo tự nhiên. Cháu tăng cường phân bón đầy đủ, cân đối, để cây phát triển mạnh là được.
Thân
Chú Vịnh ơi cho cháu hỏi cách tiêu diệt tuyến trùng với. Tiêu nhà cháu hiện bị tuyến trùng và tổn thương rễ nặng ạ.
Bạn đổ gốc thuốc Amitage, Marshal… hay thuốc có hoạt chất Carbosulfan để diệt tuyến trùng, xử lý kép (2 lần, cách 7 ngày), liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì. Phun biosol trên lá để trợ sức cho tiêu.
Sau khi đổ thuốc khoảng 1 tuần, dùng phân sinh học biogel hay các loại amino, kết hợp trichoderma đổ gốc để hồi phục tiêu và giúp hệ rễ phát triển mạnh, phòng các loại nấm bệnh, tuyến trùng mùa mưa.
Cám ơn Châu Phong ạ. Cho cháu hỏi thêm là pha theo liều lượng vậy đổ gốc trung bình mỗi gốc khoảng mấy lít đối với tiêu kinh doanh ạ
Bạn đổ phân thuốc cho tiêu phải được tối thiểu 4-5 lít/gốc mới hiệu quả !
Chú Vịnh ơi. Tiêu nhà cháu đang bắt đầu lác đác nở hoa và đang hình thành mầm hoa, mà cháu phát hiện thấy lá bị nấm bằng hạt đậu xanh màu hơi hồng hồng. Bây giờ cháu có thể xịt thuốc nấm vào chiều tối được không. Hay xịt thuốc gì để không bị ảnh hưởng tới bông ạ. Hôm nay cháu mới xịt biosol và mới sục gốc ridomil + tervigo được 6 ngày rồi ạ.
Và cho cháu hỏi. Phân lân suppe bón lót cho tiêu mới trồng thay Văn Điển được không ạ.
Chào cháu @phamnam.
Đọc những phản hồi gần đây không chỉ thấy cháu rất thiếu kiến thức để trồng tiêu mà còn rất lộn xộn, không bình thường nên chú cũng e ngại vì không nắm chắc tình trạng tiêu của cháu để tư vấn cho đúng, không khéo càng thêm hư sự. Tuy nhiên, cháu đã hỏi nên chú cũng cố.
-Bón lót lân supe sẽ làm đất chua, ngăn cản cây hấp thu trung-vi lượng, hay bị vàng lá. Có thể bón lót được nếu độ pH đất cao trên 6, hoặc bón thêm vôi để cân đối.
-Có thể xịt thuốc nấm nếu tiêu mới ra chuỗi lác đác và chuỗi vẫn chưa dài, tối đa 3-4 cm. Không dùng loại thuốc gốc đồng, nhôm… để khỏi hư bông.
Cháu cần đọc nhiều hơn để trang bị kiến thức trồng tiêu, đúc rút bài học kinh nghiệm để xử lý công việc hàng ngày của mình. Mong cháu cố gắng.
Thân
Cháu cảm ơn chú. Chú thông cảm cháu mới trồng, kiến thức còn rất hạn hẹp ạ
Chú Vịnh ơi, cháu muốn hỏi có loại thuốc nào đặc trị bệnh đốm lá trên cây dưa vàng kim Hoàng hậu không ạ? Cháu chúc chú mạnh khỏe và công tác tốt.
Bệnh này tương đối dễ trị. Bạn có thể dùng các loại thuốc trị nấm có hoạt chất như carbendazim, hexaconazole hay thuốc gốc đồng, gốc nhôm, đều trị tốt.
Chào chú Nguyễn Vịnh, cho cháu hỏi sau khi thu hoạch hồ tiêu (15/03 âm lịch), thời gian bao lâu cháu mới xịt thuốc gốc đồng để rửa vườn, và bón phân như thế nào để phục hồi vườn tiêu?
Chào cháu @nguyen huu chien
-Rửa vườn sau thu hoạch thuận tiện nhất là trong thời gian hãm nước để làm bông.
-Tham khảo các bài này để tìm ra biện pháp thích hợp >> http://www.giatieu.com/bieu-hien-benh-quan-sat-ho-tieu-va-cach-cham-soc-phan-iii-tieu-kinh-doanh/6140/
>> http://www.giatieu.com/khuyen-cao-bon-phan-sau-thu-hoach-cho-ho-tieu/1362/
Thân
Chào chú Vịnh, cháu ở ấp Bàu Sen, xã Phú Thạnh, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Gia đình cháu làm nông (chuyên trồng các loại bầu, bí, mướp, dưa leo…) nhưng gần đây nhà cháu và các gia đình trong ấp bị một loại sâu bệnh kháng thuốc rất mạnh, (gọi là dịch sâu) không có khà năng tiêu diệt dược (phun thuốc hầu như liên tục). Cháu nhờ chú góp ý tư vấn giúp cháu và bà con nông dân tìm ra phương pháp trị tận gốc loại sâu này.
Đặc tính của sâu: sâu có màu xanh, trên lưng có sọc vàng, dài khoản 10-15 mm, do Bướm đêm đẻ trứng, ban đêm dưới ánh đèn 2 mắt bướm có màu đỏ. bướm đẻ trứng trên lá. Sâu có khả năng nhả tơ giống như nhiện khi bị phun thuốc trừ sâu vào. Sâu ăn lá trơ trọi cả thân, ăn luôn cả quả.
Tuy nhiên khả năng kháng thuốc quá cao nên hiện nay bà con nông dân đang rất lo lắng ảnh hưởng 7-8/10 phần năng suất thu hoạch. (thu hoạch 100kg thì sau khi phân loại chỉ còn lại 10-20kg có thể sử dụng được, do bị sâu ăn phạm)
Nay không biết nhờ cậy vào đâu, lên mạng tìm thuốc trừ sâu nhưng nhiều loại thuốc quá không biết phải dùng loại nào. Cháu nhờ chú tư vấn giúp,
Mong chú nhín chút thời gian giúp đỡ. chào chú
Bạn chụp một số hình ảnh cụ thể cho thấy rõ loại sâu gì, cắn phá ra sao, rồi gửi qua email bác Vịnh ngay nhé.
Chia sẻ cuối tuần.
Lâu lắm không lên diễn đàn vì bận nhiều việc. Nay xin chia sẻ một chuyện nhỏ
Xuống thăm vườn tiêu của cô em mới lập nghiệp Dak Buk So, thấy tiêu tơ bị nhện đỏ chích hút thê thảm. Mình chở cô ấy ra hiệu thuốc BVTV thường hay mua. Cô em cũng thuộc loại nhanh nhẩu đoảng, muốn khoe đây là hiệu thuốc có uy tín, được tin cậy… cũng không quên giới thiệu chú bán thuốc là KỸ SƯ. Chú kỹ sư mỉm cười với mình rồi hỏi… Mình yêu cầu 1 lọ thuốc NHỦ DẦU để xịt các loại côn trùng. Chú kỹ sư đưa gói thuốc… WG và nói: thuốc nhủ dầu đây bác, loại này bán cho bà con ở đây phun tiêu nhiều lắm…! Mình ngẩn ngơ…
Kỹ sư đào tạo theo giống ngắn ngày mà chú !
Có khi nào anh “kỹ sư” muốn đổi loại thuốc khác có cùng công dụng nhưng không phải là loại nhủ dầu như chú yêu cầu?…
Cháu chào chú Vịnh. Cho cháu hỏi bệnh thán thư trên ớt rất nặng nhưng cháu đã cho phun nhưng loại thuốc đặc trị với gốc đồng nhưng bệnh nó vẫn lây lan ko giảm. Nên cho cháu hỏi chú Vịnh cho con biết nguyên nhân tại sao không.
Nguyên nhân thì đơn giản. Thuốc có chữ “đặc trị” chưa chắc đã hiệu quả, mua đúng thuốc có chất lượng mới hiệu quả ! Với lại, bạn không nên phun thuốc gốc đồng trên cây ớt, cây cà chua… thuốc đồng sẽ làm cây ngắn ngày mau cỗi.
Phun thuốc hoạt chất hexaconazole hay mancozeb là được.
Tại sao phun thuốc khi trời mát ?
Phần lớn thuốc BVTV tác dụng thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng. Trời nóng sẽ làm bay hơi nhanh hơn trong khi mát giúp thuốc lưu lại trên cây lâu hơn, nên một số trường hợp cần pha thêm chất bám dính. Khi tưới gốc cần pha loãng cho thuốc tỏa đều khắp gốc tiêu. Tránh trường hợp chỉ đổ 1 bên, còn 1 bên không có thuốc tiếp xúc sẽ không diệt hết sâu bệnh.
Chào chú Vịnh!
Nhà cháu vừa rồi có 1 vài cây tiêu bị vàng lá và chết, ba cháu nghĩ do nước từ mái nhà chảy xuống nhiều quá nên úng chết vài cây không sao. Gần đây trời nắng thì tiêu bị vàng lá lây lan hàng loạt, mặc dù sau khi thu hoạch ba cháu có xử lý thuốc gốc đồng.
Hiện nay ba cháu đang xịt phòng khu vực tiêu còn sống bằng thuốc Mancozet, còn tiêu đang bị vàng lá sắp chết thì dùng Ridomin 68WG. Chú cho cháu hỏi bây giờ nên xử lý tiêu bệnh như thế nào cho đúng và cho cháu xin tên các loại thuốc và cách dùng.
Cho cháu hỏi thêm với nấm Trichoderma thì mình có thể đổ gốc trực tiếp hay phải ủ chung với phân chuồng mới được. Còn tiêu sống mình nên phun thuốc gì vào thời điểm này.
Cháu có gửi ít hình từ gia đình cung cấp, rất mong nhận được sự phản hồi từ chú.
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2017/09/tieu-hat-1.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2017/09/tieu-hat-2.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2017/09/tieu-hat-3.jpg
>> http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2017/09/tieu-hat-4.jpg
Chào @ Tieu hat
Tiêu nhà cháu đã bị bệnh héo chết nhanh bùng phát. Nhanh chóng dùng thuốc có hoạt chất mancozeb+melataxyl đổ gốc và phun lá liên tiếp tối thiểu 2 lần, liều lượng theo bao bì hay nhà phân phối tư vấn. Quá trình xử lý có gì vướng mắc thì trao đổi thêm. Để tới khi đã thối rễ, thối thân rồi thì chẳng thuốc nào cứu nổi đâu. Lúc này tạm dừng mọi loại phân thuốc khác đã nhé !
Trên bao bì gói nấm tricho, nhà sản xuất cũng có hướng dẫn sử dụng.
Thân
Chọn loại thuốc 72WP có tỷ lệ hoạt chất nhiều hơn.
Thương hiệu nào tùy bạn, diễn đàn thường không nêu tên thuốc cụ thể.
Hoặc bạn có thể liên hệ chú Ri, nhà phân phối phân sinh học Biogel+Biosol, sđt 0944.385518, chú có thuốc tốt…
Những vườn tiêu xen canh trong cà phê rất khó chữa dứt điểm. Vì bào tử nấm bệnh tồn tại khắp nơi, chỉ chờ cơ hội thích hợp là bùng phát, dai dẳng quanh năm.
Muốn trị triệt để, phải phun thuốc lên tất cả cây trồng trong vườn, cũng khá tốn kém !
Cộng đồng giatieu.com cho cháu hỏi tiêu của cháu bị xì mủ đen vàng lá rồi chết, lây lan nhanh. Cháu dùng trico mấy lần một năm loại có thương hiệu vậy mà tiêu vẫn lây bệnh. Cháu cũng thiên về trồng tiêu hữu cơ. Xin cộng đồng ai đã gặp có cách chữa hợp lý cho ý kiến ạ. Xin cảm ơn cộng đồng…
Chào @ trung hiếu. Khi cây tiêu đã xì mủ, có màu đen thì lúc này nấm đã tấn công rồi. Phải thường xuyên thăm vườn và quan sát phần gốc cây tiêu có hiện tượng gốc cây không khô mà luôn ướt nước nhầy, đó chính là cây đã bị bệnh thối thân xì mủ lúc này thì phải dùng hóa học mới hy vọng, còn sinh học không kịp nữa đâu….
Tiêu bạn thối rễ hay xì mủ vậy bạn. Hồi giờ mình chưa thấy tiêu mình bị xì mủ.
Cảm ơn mọi người. Tiêu của mình bị xì mủ đen. Nhưng trước đó là vàng lá rồi chết. Khi vàng lá rồi mới thấy xì mủ đen. Không biết có lây lan hay không mà thấy cây xung quanh cũng bị tiếp. Mình cũng tham khảo nhiều nhưng chưa biết cách nào hợp lý cả. Ai gặp xin cho ý kiến với. Cám ơn mọi người…
Tiêu của bạn, cũng như vùng bạn ở đang bị vàng lá, thối rễ, chết chậm… do 2-3 loại nấm kết hợp gây hại, qua trời nắng tháng 8 âm tới đây tha hồ bệnh bùng phát. Bạn ở gần chú Ri thì lên đó mà mua thuốc. Hổng lẽ bạn đợi cho bệnh nặng thêm đã rồi mới chữa thì càng tốn mà không chắc đã chữa khỏi. Gặp thuốc nhái, thuốc chất lượng kém nữa thì toi luôn. Nghe lung tung càng thêm tẩu hỏa nhập ma đó !
Cảm ơn Hoàng và mọi người. Mình cũng phòng kĩ nên muốn tìm biện pháp phù hợp.
Nhiều thuốc hóa học mà cây vẫn chết. Tiền thì mất mà tật vẫn mang, còn gây ô nhiểm đất.
Thực sự không hiểu bạn muốn gì nữa ?
Không chữa bằng thuốc bvtv thì chữa bằng gì bây giờ…
Phòng kỹ mà vẫn chết thì chắc phòng không đúng cách hoặc bị hàng nhái, thuốc dỏm…!
Nhà mình có trồng một ít cà tím đang chuẩn bị thu hoạch nhưng bị chết nhanh nhiều nhờ mọi người tư vấn giúp. Xin cám ơn.
Dùng thuốc có 2 hoạt chất Mancozeb + Melataxyl, nhưng có phun thuốc cứu được cây thì cũng giảm năng suất.
Tốt nhất là nhổ bỏ, xử lý đất cẩn thận, bổ sung trichoderma phòng để trồng vụ khác !
Khi cây tiêu đã xì mủ màu đen rồi là rất khó cứu chữa. Hầu như cây đó sẽ chết là rất cao. Bạn cần phải quan sát không chỉ vườn mình, mà những vườn bên cạnh có bị bệnh không. Có thể nói rất khó để ngăn chặn nấm bệnh lây lan, bạn nghĩ mình phòng tốt ví dụ bạn phòng 100 bào tử nấm tricho nhưng nấm có hại xâm nhập 200 trở lên thì bạn nghĩ thế nào. Tôi quan sát thấy cây mới bị bệnh thường xì mủ chưa có màu đen, thường xì mủ về ban đêm tầm 9 giờ sáng trở đi là hầu như ít. Nhiều khi không để ý đến khi cây đã xì mủ, màu đen là bó tay. Lúc này buộc phải dùng hóa học để phòng những cây chưa bị. Tôi viết ít dòng tâm tư rất mong mọi người chia sẻ thêm. Cảm ơn giatieu nhiều…
Sử dụng nhiều loại thuốc của nhiều nhà sx khác nhau cần thận trọng. Coi chừng phản tác dụng !
Chú Vịnh cùng cộng đồng giatieu.com tư vấn giúp cháu quy trình chữa trị cây tiêu bị xì mủ và phòng những cây chưa bị giúp cháu với. Cháu sợ nó có hiện tượng lây lan theo nước mưa chảy. Cháu có xử lý thuốc hóa học rồi ạ. Cảm ơn chú Vịnh cùng cộng đồng giatieu.com
1.Quy trình chữa tùy thuộc vào loại thuốc hóa học đã sử dụng. Cần trao đổi thêm với nhà bán thuốc để được tư vấn.
2.Đã xử lý thuốc hóa học rồi, cần theo dõi kỹ vì có thể: Nếu chắc chắn diệt được bệnh, sau thời gian cách ly nên dùng nấm đối kháng trichoderma để phòng. Nếu bệnh chỉ dừng tạm thời, chưa chắc diệt được bệnh, phải dùng thuốc lặp lại lần 2, 3.
Dấu hiệu ngăn chặn được bệnh là không có cây nào, dây nào chết tiếp. Cây có dấu hiệu sinh trưởng trở lại, đọt non lá non bắt đầu xuất hiện. Lúc này tạm thời chưa sử dụng phân hóa học. Nên sử dụng các loại phân sinh học để trợ sức, chống suy, hồi phục nhanh. Có thể đổ chung với nấm tricho…
Những trụ đã bộc lộ hiện tượng bệnh ra bên ngoài thấy được, bạn nên phun+đổ gốc tối thiểu 2 lần hoặc nhiều hơn tùy vào kết quả của quá trình xử lý. Những trụ có nguy cơ bị nhiễm bệnh nhưng còn tiềm ẩn, chưa thấy được, bạn nên phun+đổ gốc tối thiểu 1 lần. Xử lý cả vườn hay xử lý khoanh vùng, chọn lọc, tùy bạn quyết định… Theo tôi, nếu đã có trụ bị chết thì bạn nên mạnh tay xử lý ở diện rộng. Sau thời gian cách ly, đổ nấm tricho để ngăn chận nguy cơ tái nhiễm.
Chào chú Vịnh và cộng đồng. Cho cháu hỏi tiêu con nhà cháu bị rụng đốt, cháu tước dây tiêu ra thấy bị thâm mạch dẫn. Bị trên đọt thôi ah.
Xin được cảm ơn Thanh Hà và Hoàng đả chia sẻ tôi sẽ hết sức lưu ý những gì hai người đã tư vấn. Có gì mong được mọi người chia sẻ thêm. Chúc gia đình giatieu.com thành công…!
@trung hiếu đo độ pH coi đất chua quá sinh nhiều nấm bệnh cho cây.
Độ pH dưới 5 thì bón 2 lạng vôi một gốc tiêu, rồi trị bệnh sẽ hiệu quả hơn. Thân chào.
Lúc này bón vôi (kiềm) rồi đổ thuốc bvtv (acid) thì thuốc sẽ bị phản ứng trung hòa, giảm tác dụng. Phải trị bệnh xong trước đã.
Có thể đo và bón vôi nâng độ pH cùng lúc với việc bón phân, hồi phục cây.
Cảm ơn mọi người đã chia sẻ. Máy đo thì tôi và xung quanh chưa thấy ai có. Vôi thì tôi cũng bón nhiều vào đầu mùa mưa hàng năm và cũng phòng bệnh bón phân theo quy trình. Giờ cây tiêu bị xì mủ và chết rất nhanh… không hiểu nổi.
Xì mủ là ở giai đoạn cuối của bệnh thối thân thối rễ, kết hợp giữa nấm Phytophthora và nấm Fusarium gây ra, khả năng chữa khỏi rất thấp, do chủ quan nên để quá muộn. Nhiều trường hợp xử lý thuốc bvtv không đúng quy trình hay mua nhằm thuốc kém chất lượng cũng không đem lại hiệu quả. Bệnh phổ biến ở những vùng bị ngập úng, nước chảy tràn mang bào tử nấm bệnh đi khắp. Cần chống úng, đào mương ngăn nước, thường xuyên theo dõi, tích cực phòng bệnh, với những sản phẩm tin cậy.
Xin cảm ơn Châu Phong đã chia sẻ. Có lẻ mấy yếu tố Châu Phong nêu cũng trong dự đoán của tôi.
Chủ quan một tý khổ cả đời, sai một li đi vạn dặm… Giờ khóc cũng không được…
Anh @ Hoàng cho em hỏi. Em đã xử lý kép thuốc nấm để trị bệnh vàng là chết chậm xong rồi.
Tiếp theo em sẽ làm gì nữa, mong anh tư vấn thêm cho em. Em xin cám ơn !
Cần phải xem xét thật kỹ để tự quyết định :
1. Nếu bệnh chưa dừng hoặc dấu hiệu hồi phục chưa rõ ràng, phun thêm một lượt thuốc nữa, không nên nóng vội…
2. Nếu đã dừng bệnh, cây có dấu hiệu hồi phục như ra chồi non, đọt non, có thể tiến hành bón phân chăm sóc tích cực. Tạm thời không dùng phân hóa học vì cây còn yếu, chưa ra rễ tơ để ăn phân, có thể gây thêm nguy hiểm. Chỉ phun lá và đổ gốc các loại phân hữu cơ, hữu cơ sinh học để kích kháng thể và trợ sức cấp thời, chống suy.
Ưu tiên đổ phân gốc, kết hợp tricho để hồi phục, giúp cây sớm bung rễ non. Lúc này kết hợp biogel+tricho là tốt hơn cả.
Bạn phải thật cẩn trọng !
Nếu bệnh chưa dừng là cây chưa khỏi, vẫn còn bị nấm bệnh tấn công.
Bón phân các loại bất kỳ vào lúc này chính là tiếp sức cho nấm bệnh bùng phát trở lại, càng nguy hiểm thêm !
Cảm ơn diễn đàn, hy vọng tôi sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm bổ ích về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
Cho hỏi, mình phòng trừ tuyến trùng cho tiêu thời gian nào là tốt nhất và các biện pháp, cách làm, dùng thuốc gì là hiệu quả nhất. Xin cám ơn
Vào mùa nắng, đất khô ráo chai cứng, tuyến trùng khó phân tán kiếm ăn nên sẽ tập trung về gốc chích hút rễ cây, cạnh tranh dinh dưỡng. Xử lý mùa này hiệu quả sẽ triệt để hơn mùa mưa.
Theo mình, bạn dùng thuốc bvtv diệt tuyến trùng, hoạt chất carbosulfan, đổ khoảng 5-7 lít trở lên cho thấm đều quanh gốc. Không nên dùng cây sục với lượng thuốc quá ít không đủ lan tỏa. Có thể lặp lại (xử lý kép) sau 5-6 ngày để tác dụng triệt để hơn. Sau thời gian cách ly khoảng 7-10 ngày, đổ trichoderma sp (loại không phân dòng) để phòng ngừa lâu dài, hiệu quả sử dụng đa dạng hơn như phòng ngừa cả nấm bệnh, góp phần cải tạo đất…
Cho mình hỏi thuốc có tính chọn lọc cao và thuốc có tác dụng phân hủy nhanh trong môi trường là như thế nào? Phân tích rõ…
-Thuốc có tính chọn lọc cao thường được gọi là thuốc đặc trị. Ví dụ như cùng là thuốc diệt côn trùng chích hút nhưng muốn đạt hiệu quả cao thì nên dùng thuốc A diệt rầy, thuốc B diệt nhện đỏ, thuốc C diệt bọ xít lưới…
-Thuốc phân hũy nhanh trong môi trường nghĩa sau khi phun thuốc sẽ tự phân hũy vì nhiệt độ, ánh sáng, nắng, gió… trong thời gian ngắn nhất mà không lưu lại trên cây trồng và mất hết hiệu quả. Ví dụ thuốc Carbendazim trừ các bệnh nấm sau khi phun 3 tuần là sẽ phân hũy hay không phun thuốc trừ nấm gốc đồng như Đồng đỏ, Sunfat đồng (dd Boocdo)… khi cây đang mang trái non là có tính chọn lọc…
Cảm ơn bạn nhiều!
Thuốc trừ nấm Carbendazim phân hũy sau 3 tuần, anh Hoàng?
Sao em nghe nói phun thuốc lên hồ tiêu sau đó thu hoạch để cả năm sau test vẫn còn dư lượng ?
@ Hoàng, Nam Còi.
Cả hải đều đúng. Vấn đề là ta dùng chuẩn nào để xét.
Nếu theo chuẩn VN cũ, dư lượng Carbendazim cho phép đến 6 ppm thì sau 3 tuần phun, dư lượng dưới mức cho phép là đúng.
Nếu theo chuẩn châu Âu, dư lượng Carbendazim cho phép là 0.1 ppm thì một năm sau test vẫn còn nhé.
Sự khác biệt ở đây đơn giản là do Việt Nam cho phép tồn dư Carbendazim gấp 60 LẦN so với liên minh châu Âu.
Tôi có vài ý kiến thêm về thuốc Carbendazim:
1. Theo báo cáo khoa học, thuốc trị nấm Carbendazim tồn tại trong môi trường tự nhiên không bền. Sẽ bị ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết khô nắng phân hũy trong khoảng 3 tuần. Trái lại sẽ tồn lưu khá bền trong môi trường acid. Thậm chí tồn rất lâu trên nông sản lên tới vài năm, nếu pha trộn chung với các loại phân thuốc có độ acid cao.
2. Tại 1 hội nghị của VPA, vấn đề này được nêu ra và đã được xác nhận. Đó là lô hạt tiêu của 1 nông dân ở Chư Sê khi xuất qua EU đã bị từ chối do kiểm định thấy dư lượng Carbendazim vượt mức cho phép. Qua tìm hiểu, nông dân này cho biết có phun thuốc Carbendazim 2 lần trong khoảng tháng 7-8 để phòng bệnh nấm và sau đó không phun bất kỳ thuốc gì nữa. Khi thu hái, vẫn phơi khô đóng bao 2 lớp bình thường rồi mới bán cho nhà xuất khẩu. Như vậy, thời gian từ khi phun thuốc lên cây tiêu đến lúc EU kiểm định là khoảng 14 tháng, nhưng vẫn phát hiện thấy dư lượng.
3. Kiểm tra sổ tay nhà nông thì chỉ ghi chép sơ sài, vì cho rằng đây là việc chăm bón phòng trừ lặp đi lặp lại nhiều năm đã thành thói quen nên không cần thiết phải ghi chép tỉ mỉ, nên cũng không rõ.
4. Theo tôi, vấn đề là không thể xác định được khi phun có phối trộn chung Carbendazim với thuốc BVTV khác hay một loại phân bón lá nào đó mà nhà nông thường làm để cho lợi công. Việc phối trộn chung sẽ dẫn đến vấn đề tồn lưu như đã nói ở ý 1.
Đây cũng là 1 trong nhiều lý do tôi thường khuyến cáo bà con không nên pha chung các loại phân thuốc để phun nếu ta không nắm chắc, có thể dẫn tới những phản ứng hóa học bất lợi, làm cho phân thuốc kém tác dụng, lãng phí tiền của mà mình chưa lường được.
Thân
Các bạn giúp tôi với. Tôi mới trồng Bưởi được hai tháng tròn. Cây hiện nay lên đọt khoảng 30 cm nhưng không đều và liên tục bị vẽ bùa và sâu cắn (tôi thấy có loại cánh cứng) tôi phải liên tục phun vẽ bùa regan và dầu khoáng trộn với phân bón lá. Mọi người cho tôi hỏi hiện là tháng 3 đến hết tháng tư âm lịch tôi làm thế nào để đợt được đợt lộc tập trung ạ, giúp tôi với. Nản quá các bạn ơi.
Phun thuốc diệt sâu bọ mà còn pha trộn lung tung thì hiệu quả thấp là đúng rồi.
Đầu mùa mưa bón thêm phân chuồng ủ hoai và lân+vôi là được vì cây còn nhỏ.
Sau đó mới tăng cường thêm các loại phân bón khác, cần có sự lựa chọn hợp lý.
Làm nông đừng sợ tốn công thì hiệu quả mới cao.
* Bạn không được pha trộn thuốc gốc kháng sinh với thuốc gốc kim loại, sẽ làm hỏng thuốc !
Bạn em làm trong công ty SX thuốc BVTV cũng nói không nên tự ý phối trộn nhiều loại thuốc vì bất kỳ sự kết hợp nào cũng xảy ra phản ứng hóa học. Có khi các phản ứng bất lợi không xảy ra ở hoạt chất chính mà ở các chất phụ gia được phép không công bố. Có thể phối trộn tùy theo thuốc của cùng 1 cty SX mà không phối trộn thuốc khác cty với nhau.
Bài viết thực sự hữu ích cho cháu á. Nhất là những người học về nông nghiệp. Cảm ơn ad rất nhiều
Nhà em có trồng một vườn cây ăn quả nhưng phá triển khá èo uột. Chuyên gia vào thăm vườn kết luận là cây đã bị bệnh do nấm khuẩn gây ra. Mong cộng đồng tư vấn cho nhà em mình nên sử dụng loại phân thuốc gì cho hiệu quả. Xin cám ơn cộng đồng !
Nhà bạn thật may mắn có chuyên gia đến tận vườn. Nhưng sao bạn không yêu cầu chuyên gia nói rõ cây bị bệnh gì ? Bà con trên diễn đàn có thấy gì đâu để giúp bạn !
Có nhiều vi sinh vật gây hại cho cây, trong đó phổ biến là các loại nấm và các loại vi khuẩn. Cho nên nói bị bệnh do nấm khuẩn gây ra thì chắc trúng rồi đó.
Bạn có thể lựa chọn dùng thuốc hóa học hay sinh học. Tham khảo bài này : http://www.giatieu.com/phong-tru-dich-benh-gay-hai-ho-tieu-khi-thoi-tiet-thay-doi-2/9557/
Chuyên gia phán đúng chuẩn !
Một là hỏng bugi, hai là hỏng cái gì bên trong…
Phucdo nói hay lắm ! Hành nghề bằng cái mồm nó vậy ! Soi, chụp cắt lớp vv… chưa chắc đã chuẩn ra bệnh huống chi trong tay không 1 tấc sắt !
Tiêu nhà cháu thu hoạch gần xong. Giờ cháu muốn rửa cây thì nên dùng sản phẩm gì? Xin cộng đồng tư vấn giúp cháu. Cháu cám ơn !
Chào cháu @Đức Cơ
Việc rửa cây sau thu hoạch đã bàn nhiều ở những bài làm bông cho hồ tiêu, rất đầy đủ chi tiết, dài dòng, không thể nói gọn trong 1 phản hồi. Cháu cố gắng tìm đọc trong mục Trồng và chăm sóc tiêu. Tuy nhiên, chú sơ lược để cháu nắm cơ bản.
-Rửa cây sau thu hoạch là giúp cây sạch bệnh, khỏe mạnh, chống suy cây, để bước vào giai đoạn hãm nước làm bông vụ mới đạt hiệu quả cao nhất.
Trước đây thường dùng các thuốc hóa học gốc đồng, giúp cây ngủ sâu và phân hóa mầm hoa kỹ hơn. Nhưng vì thuốc gốc đồng làm cây bị lão hóa, mau chóng già cỗi nên không còn được khuyên dùng. Cháu chỉ cần dùng các thuốc trị nấm thông thường, như mancozeb+melataxyl 72WP chẳng hạn. Khi vào làm bông sẽ hỗ trợ thêm bằng các chất dinh dưỡng, như vậy sẽ không gây hại cây. Hiện nay có nhiều loại thuốc sinh học, dùng rất an toàn cho nông dân.
Forge SP là sản phẩm chứa xạ khuẩn Streptomyces không chỉ diệt nấm rất hiệu quả mà còn hỗ trợ cải tạo đất, chống suy cây, có lợi nhiều mặt…
Thân
Cám ơn chú. Cháu hiểu rồi ạ.
Do mải mê chạy theo mọi người để thúc đẩy năng suất, không quan tâm sinh học hữu cơ bền vững nên cháu đã phải trả giá khá chát… Nay giá tiêu hạ quá, cháu phải tính toán cẩn thận hơn chú ạ !
Bác cạnh nhà cháu có mua 2 chai thuốc hiệu Neem, loại chai nhựa 1 lít, bác nói để phun cho tiêu khỏi bị côn trùng cắn phá bông non.
Cho cháu hỏi loại thuốc này gồm có những chất gì, tác dụng với cây trồng ra sao ạ ?
Theo nhà nhập khẩu Innolite cho biết, chai Neem là phân sinh học tổng hợp đầy đủ các thành phần, tương tự như chai Biosol. Điểm khác biệt là có bổ sung tinh dầu Neem để xua đuổi côn trùng chích hút, thay vì bà con phải mua thuốc bvtv về để pha chung. Rất an toàn cho người phun khi thường xuyên tiếp xúc phân thuốc. Hiệu quả cao với các loại côn trùng chích hút.
Sản phẩm có tác dụng tương tự như Neem hạt, cũng của công ty Innolite nhập khẩu từ Ấn Độ.
http://www.giatieu.com/wp-content/uploads/2019/08/phan-dau-nem.png
Tôi thấy việc dùng thử để tự mình đánh giá 1 sản phẩm bất kỳ là hợp lý nhất.
Có khó khăn gì mà không dùng thử ?!
Sẽ là nhầm lẫn nếu bà con tưởng phân Neem vừa bón vừa trị côn trùng.
Sau vài lần sử dụng, cây trồng sẽ tích lũy chất Azadirachtin của Neem mới tác động lên côn trùng chích hút… làm nó chán ăn rồi chết. Cho nên, bà con cần hiểu chất Neem trong phân là chất hỗ trợ, phòng ngừa lâu dài…
Khi lượng côn trùng chích hút trên cây nhiều, phải dùng thuốc hóa học để trị. Dùng các hoạt chất Abamectin, Permethrin đỡ độc hại hơn Carbosufan, Chlorpyrifos…
Những ai ưa chuộng sinh học mới thấy được những ưu điểm nổi trội của phân Neem.
Thân
Chào chú ! Lúc hoa cà phê mới tàn và hình thành trái nhỏ, mình xịt thuốc có chất nhũ dầu (EC) có làm nóng hoa và trái không ạ? Cháu phân vân quá, người thì nói không sao, người thì nói sẽ làm nóng bông và trái nhỏ.
Không sao cả, nếu pha đúng liều theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì và phun vào lúc chiều mát, tránh bị nắng gắt.
Ví dụ như thuốc trừ bệnh Azoxystrobin (min 93%) thì min ở đây nghĩa là gì vậy ạ. Em cảm ơn.
-min (minimum): là ở mức tối thiểu
-max (maximum): là ở mức tối đa
Trường hợp bạn hỏi, hoạt chất chiếm 93%, chất phụ gia chiếm 7%.
Chào cả nhà, cả nhà giúp tôi với. Hiện tại tiêu nhà tôi vẫn đang xanh tốt bình thường, tuy nhiên trái và lá bị thâm đen dần rồi rụng rất nhanh ( có hiện tượng chết cây). Và lây lan từ cây này sang cây khác. Tôi đang rất lo và không biết nên xử lí ra sao. Mong cả nhà cho ý kiến và cách khắc phục tình trạng trên. Và bệnh này là bệnh gì luôn ạ. Cảm ơn mọi người.
https://drive.google.com/file/d/15Y6bTX0xDHWOr3zfNKlciKSws1pcrMlH/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1aXsLr0Ps5zZVgb5r6QvHY8Y9WwPce-LX/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1qeAOq8H_ERz59ABoeGyG84RmSCL0Gdu7/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1K-X0ostBu9fW94kfqL5GU78jAWWhBkK1/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/1YXUbqYUY9JrRClYzKN0DWwaz46z5sAgp/view?usp=sharing
Tiêu của bạn đã bị nấm thủy sinh phytophthora gây bệnh chết nhanh rồi !
Tham khảo kỹ các bài sau đây để có hướng xử lý phù hợp:
– https://giatieu.com/tuyen-trung-nam-benh-cap-doi-gay-hai-he-re-cay-trong/10596/
– https://giatieu.com/phong-tru-dich-benh-gay-hai-ho-tieu-khi-thoi-tiet-thay-doi-2/9557/
Chúc bạn thành công !
Tiêu đã bị bệnh héo chết nhanh do nấm phytophthora sp gây ra.
Khẩn trương dùng xạ khuẩn streptomyces trong sản phẩm Forge SP để xử lý.
Liên hệ với chú Ri, sđt 0944.385518 để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể hơn.
Dự báo về cuối năm mưa càng nhiều. Bà con không phòng ngừa nấm chết nhanh cẩn thận là sẽ ra đi hàng loạt chứ không chỉ chừng đó mà thôi đâu !
Lúc giá tiêu rẻ thì chẳng bị gì. Năm nay trở đi tiêu được giá thì để mất ăn. Xót thật…!