Nhiễu loạn thông tin khiến giá tiêu trong nước “nhảy múa”
Giá tiêu bất ngờ “nhảy múa” trước nhiều thông tin nhiễu loạn, trong khi yếu tố đầu ra xuất khẩu không nhiều thay đổi.
Những ngày cuối cùng tháng 5/2020, giá tiêu tại khu vực Tây Nguyên, miền Nam tăng giảm đột ngột.
Cụ thể, ngày 27/5 giá tiêu có bước tăng nhảy vọt từ 7.000 – 7.500 đồng/kg, đến ngày 28/5 đẩy giá tiêu lên mức 60.000 – 62.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ngay sau phiên tăng sốc, giá tiêu hôm 30/5 lại lao dốc mạnh về mốc 50.000 đồng/kg.
Sáng ngày 31/5, ở giá tiêu cao nhất 56.000 đồng/kg được ghi nhận Bà Rịa – Vũng Tàu, mức thấp nhất là 52.000 đồng/kg tại Gia Lai.
Giá tiêu bất ổn, gây khó cho xuất khẩu
Ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), Phó Tổng giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Trân Châu cho biết, câu chuyện hồ tiêu tăng giá xảy ra vào ngày 27/5 và đến sáng ngày 29/5 đã kết thúc.
Trước đó, giá tiêu từ 38.000 đồng/kg nhích dần lên 42.500 đồng/kg thì dừng lại, nhưng sau đó lại tăng tiếp lên 48.000 – 49.000 đồng/kg. Đến giá này thị trường bắt đầu loạn lên với đủ các tin đồn, nhiều thương lái lớn ở vùng nguyên liệu tung tin “bên xuất khẩu đang cần hàng, giá tiêu sẽ còn lên tới mức 70.000 -80000 đồng/kg, mọi người nên giữ hàng lại chờ giá tăng thêm nữa”.
Nguyên nhân, vào ngày 26/5, Công ty Sơn Hà (phía Bắc) nâng giá mua tiêu lên 53.000 – 55.000 đồng/kg nhưng mua với số lượng không đáng kể. Qua ngày 27/5, giá tiêu nhảy vọt lên 59.000 – 60.000 đồng/kg, có một số thương lái và đại lý ở Đồng Nai, Bình Thuận, Đăk Lăk mua trữ với giá 60.000 – 63.000 đồng/kg.
Sáng ngày 29/5, vẫn có người chào bán giá 62.000 đồng/kg nhưng chỉ một lúc giá tiêu đã tụt xuống 60.000 đồng/kg, đến chiều chỉ còn 52.000 đồng/kg.
Sáng ngày 30/5, giá tiêu xuống trên thị trường chạm mức 50.000 đ/kg.
Tại Đăk Lăk, giá tiêu đang giao dịch từ 51.000 – 52.000 đồng/kg nhưng chỉ có thương lái, đại lý và người dân mua bán với nhau, lượng bán ra cũng rất ít vì giá này chưa đạt kỳ vọng của người dân, các công ty chưa mua vào vì mức giá này đang cao hơn giá xuất khẩu.
“Giá tiêu trên thị trường bất ổn không chỉ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu, mà còn tạo cơ hội cho Brazil và Indonesia – hai đối thủ cạnh tranh bán hàng ra theo giá của Việt Nam, còn tiêu của Việt Nam chỉ bán vòng vèo trong vùng nguyên liệu chứ không đến nhà xuất khẩu. Cuối cùng giá tiêu của Brazil và Indonesia tăng từ 2.100 USD/tấn lên 2.500 USD/tấn (FOB), nhưng vẫn thấp hơn giá tiêu của Việt Nam đang ở mức 2.800 – 2.850 USD/tấn (FOB). Chúng ta làm như vậy là tạo điều kiện cho Brazil và Indonesia bán hàng ra trong khi đó Việt Nam cứ ôm hàng”, ông Hiên nói.
Giá tiêu tăng không bền vững
Còn theo ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VPA, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu, tình hình cung cầu tiêu trên thế giới không thay đổi nên giá tiêu trên thị trường thế giới không tăng, nhưng thời gian gần đây giá tiêu nội địa lại tăng, nhất là những ngày vừa qua tăng sốc.
Mấy ngày qua giá tiêu trong nước bị ảnh hưởng bởi những tin đồn tạo cơn sốt giá ảo, chứ không phải tăng do nhu cầu từ thị trường xuất khẩu. Như vậy, có thể thấy nhu cầu thế giới không tăng mà giá tiêu trong nước tăng là không bền vững; và việc “thổi giá” như hiện nay không tốt cho xuất khẩu, làm cho doanh nghiệp thiếu hụt nguồn hàng không thể thực hiện hợp đồng với đối tác nước ngoài.
Hiện nay, ngoài các hợp đồng đã ký, các doanh nghiệp không ký thêm được hợp đồng mới, vì khách hàng không chấp nhận mua giá mới.
Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Thị trường Mỹ đã mua đủ lượng hàng cho đến tháng 10, có doanh nghiệp đã mua đủ đến tháng 12. Tại thị trường Ấn Độ, do ảnh hưởng của Covid-19 các nhà máy chế biến tiêu ở Ấn Độ đã giảm đến 50% công suất, nên nhu cầu tại thị trường Ấn Độ đang giảm. Với mức giá tiêu hiện nay thương nhân Trung Quốc không mua vào, thậm chí đang bán tiêu trở lại thị trường trong nước, vì giá tiêu bây giờ đang cao hơn so với lúc mua vào, thấy lời nên họ bán ra mà không cần mang về nước.
Vào những năm 2014, 2015 khi giá tiêu trên thị trường thế giới tăng tột đỉnh (220.000 – 250.000 đồng/kg) cũng như Việt Nam, Brazil và Indonesia đã đẩy mạnh diện tích trồng tiêu trong khi đó nhu cầu tiêu trên thế giới tăng thêm không nhiều, vì vậy, cung vượt cầu kéo giá tiêu sụt giảm đến bây giờ.
Hiện Việt Nam đã kết thúc vụ thu hoạch tiêu, sản lượng tiêu năm 2020 đạt khoảng 230.000 – 240.000 tấn, giảm khoảng 10% so với năm ngoái, do một số diện tích cho năng suất thấp khi tiêu xuống giá thấp bà con chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đây là mức giảm không đáng kể và Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu tiêu hàng đầu thế giới.
45 phản hồi cho bài "Nhiễu loạn thông tin khiến giá tiêu trong nước “nhảy múa”"
Theo Dan Viet nghĩ, những người đầu cơ hiện nay vì có nguồn tin nông dân bỏ cây tiêu hàng loạt và khả năng sang năm sẽ thiếu hụt nguồn cung. Việc này đúng sai thế nào có lẽ chờ kết quả khảo sát, đánh giá của VPA. Bà con ở vùng nguyên liệu đánh giá như thế nào về diện tích và sản lượng năm sau (2021)?
@Dan Viet nói hoàn toàn chính xác. Cách đây 4 năm, hồ tiêu là hiện tượng lạ, mọi người đua nhau trồng. Giờ ai cũng nếm đòn đau rồi.
Trong nam tiêu chặt gần như hết. Công cán ngày 300k nên giá tiêu buộc phải lên. Nhà nào kinh tế không vững đã chuyển cây khác rồi. Giá tiêu sẽ hồi phục rất bền vững.
Mấy bác nghĩ sao khi sản lượng tiêu 2020 giảm 10%, chỗ mấy bác sao chứ chỗ tui họ bỏ, cây nào chết thì cưa trụ trồng cây khác, giảm 20% là ít. Với giá hiện tại thì còn giảm nữa.
Lúc này bắt đầu mùa nưa, vào vụ bón phân, xử dụng thuốc. Nhưng vì tiều rẻ nên bà con sử dụng cầm chừng. Phân bón không bán được nhiều. Nên đây là chiêu trò của đầu nậu phân bón, vì họ nắm tâm lý nông dân, khi thấy tiêu lên thì vẫn neo giá tiếp, nhưng thấy giá tốt thì họ sẽ bung vốn đầu tư phân thuốc… Tuy là nông dân, nhưng tôi vẫn suy nghỉ ra được, vì giá tiêu tăng sốc và giảm đột ngột-tính ra là không bền vững.
Đầu nậu phân bón mà đẩy được giá tiêu tăng vọt mấy ngày qua. Bác có ảo tưởng không vậy ?!
Giá tiêu tăng đột biến do thương lái làm giá nhất là các thương lái TQ, họ mua đầu này bán sang đầu kia hưởng chênh lệch và cuối cùng là người găm hàng và nông dân lãnh đủ, Ai củng biết Brazil và indo đang vào vụ giữa tháng 6. nếu cứ tiếp tục găm hàng khi lỗ thì đỗ thừa cho XK yếu. ép giá nông dân. Nên khuyến cáo các DN không nên ký trước ôm HĐ chờ giá giảm mua, kinh doanh theo kiểu 1 bước lên mây có khí cày cả năm không bằng 10 ngày lỗ giá như hiện nay.
Giá tăng cũng đừng vội bán, giá cả như này không còn gì để mất nữa, cứ cất vào kho. Khi nào cần tiền hãy tính…
Phản hồi không hợp lệ !
Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.
Giá tiêu bền vững hay không phụ thuộc vào cung cầu, phải đầu tư khảo sát kỹ mới biết được. Vpa chắc cũng chỉ khảo sát và dự đoán thôi…
Phản hồi không hợp lệ !
Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.
Vui lòng đọc kỹ những nguyên tắc gửi phản hồi ! Cảm ơn.
Đừng trông mong VPA thông tin dự báo cho nông dân biết. Họ bỏ tiền ra đi khảo sát để phục vụ cho việc kinh doanh của hội viên. Bác nông dân nào muốn biết thì đăng ký vào làm hội viên của VPA đi. Có ai cấm đâu? Sao cứ ở ngoài mà nói VPA làm gì…!
Mình có hỏi vài người có tham gia thì họ nói số liệu Vpa khảo sát chỉ phục vụ nội bộ !
Mình là thành viên VPA, các thông tin dự báo, quan điểm đều đăng công khai trên cổng VPA, mọi người có thể đọc trên web: http://peppervietnam.com/. Còn thành viên VPA thì được tải về các báo cáo số liệu XNK.
@Hoàng Hoa
Chỉ giúp mình link vào đọc thông tin khảo sát vụ mùa vừa rồi của Vpa, cám ơn nhiều !
Phản hồi không hợp lệ !
Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.
Giá tiêu là do công ty mua thật và xuất thật nha đừng đỗ thừa Trung Quốc này nọ, khi công ty thiếu hàng để giao thì phải tăng giá để mua cho đủ số lượng hàng để giao với thời hạn của hợp đồng . Khi đã mua đủ số lượng rồi để giao rồi thì giá hạ xuống chút đỉnh là chuyện bình thường chứ giá làm gì mà lên cái vèo hết đỉnh cho bà con 1 lúc được, nếu giá có lên nữa thì cũng ở giai đoạn từ nay cho đến tháng 10, tầm trung của tháng 11.
Giá tiêu có cao hơn giá sản xuất ra tiêu không? Chắc chắn là không rồi, duy trì như vậy thì đừng nói nông dân mà ngay cả doanh nghiệp, Cty, các hiệp hội có còn tồn tại? Các bác ký xuất khẩu 40, 50k để nông dân lỗ, bỏ bê. Bây giờ các bác bảo nông dân không bán là mất thị phần, thị phần để làm gì khi nông dân lỗ, các bác cứ việc nhập Bra xin, Ấn Độ đi vì nông dân còn đâu để bán. Các bác biết rõ năng lực sản xuất của mình chiếm tới hơn 1/3 sản lượng thế giới mà nói mà nói thế giới chi phối giá; khi nông dân ta lỗ thì các bác chiếm thị phần được àh, giờ này nói, làm việc, tác phong và danh dự mới thực sự làm cho đất nước phát triển.
Tôi nhớ lại khi Henry Ford tăng lương gấp 5 lần mức lương bình quân của toàn ngành sx xe hơi thì ông ấy mới trở thành vua. Giá tiêu Ấn độ trên 100k/kg, mức thu nhập bình quân của Bra xin hơn mấy lần ta. Vì vậy người sản xuất không thể ngu tới mức sản xuất để lỗ, niềm tin ảo tưởng dài ngày theo rồi phá sản. Thật nực cười.
Một lần nữa đồng quan điểm với Lê 36. Muốn gặp bạn off line để đàm đạo về tiêu cho vui.
@Lê 36 nói chuẩn. Doanh nghiệp ký hợp đồng giá thấp rồi bảo người dân không nên ôm, trong khi giá đó nông dân chưa đủ tiền thuê công, phân bón lấy đâu ra tài chính để tái đầu tư.
Theo như các bác thì em phải làm sao?
Từ năm 2017 tiêu rớt dưới 100 nghìn em ôm hàng lại, cho đến nay cả cũ lẫn mới là 17 tấn + 500 triệu chạy tiền để vay lại.
3 năm qua em chỉ bán khoản một nửa của vụ mùa để trang trãi.
Làm ăn thì phải có lời chứ lỗ mãi như những năm qua thì nản quá !
Thật sự với các ông VPA thì nghành hồ tiêu chỉ bao gồm các “ông lớn” chứ không có người nông dân. Đất nước muốn phát triển phải có nghĩa người dân được lợi, đối với ngành hồ tiêu thì người nông dân sản xuất phải được có lãi. Các ông VPA phân tích rồi định hướng chỉ chăm chăm làm sao có lợi cho các “ông lớn” chứ có nghĩ cho người nông dân tí nào đâu…
Hiệp hội của các doanh nghiệp hồ tiêu đương nhiên phải bảo vệ lợi ích của các hội viên là nhà kinh doanh, chả có gì để thắc mắc cả !
Em thấy mâu thuẫn, mỗi ngày viết báo VPA viết nội dung rất khác nhau.
Dường như VPA chưa bao giờ viết báo, nhưng có nhiều bài báo được trích dẫn hay gán cho VPA !
Em thấy ông chủ tịch HH tiêu, PCT HH tiêu phát biểu toàn phát biểu ngược nhau. Mấy ngày trước kêu giá tăng do thiếu hàng…
Hôm sau giá tụt thì kêu TQ, đầu cơ các kiểu. Không nhất quán quan điểm. Chỉ là gió đảo chiều.
Trước bình luận nội dung như này, bị xoá không cho đăng.
Như ý kiến của bác Nguyễn Vịnh ở phía trên, bạn có nghe (thấy) trực tiếp 2 vị lãnh đạo HHHT phát biểu hay đọc qua các bài báo gán cho ?
Nếu nghe gián tiếp, bạn cần trích dẫn nguồn mới được Giatieu.com đồng ý và hiển thị.
Mong bạn nắm rõ nguyên tắc gửi phản hồi ! Cảm ơn bạn.
Theo tình hình như hiện nay có lẻ tôi sẽ bán một nửa số tiêu đang trữ, nửa còn lại chờ thêm đợt tăng giá nữa sẽ bán hết.
Biến động giá tiêu đợt này, hầu như đọc bài báo nào cũng thấy ý kiến của ông Bính ở HHHT Chư Sê. Lên cũng ông mà xuống cũng ông, chả biết đường nào mà lần…
Bài viết mang ý tham khảo thôi bác
Cám ơn @Dan Viet đã đồng cảm với người nông dân.
Mình giờ này đã về phố tìm việc, ổn định rồi mình pm bạn nhé, thực tình rất mong gặp để tìm hiểu sâu thế giới hồ tiêu hoạt động thế nào. Sàn Singapore coi như bỏ, thị trường Braxin xuất 1 – 2 năm hình như được… 600 tấn và treo giá giống như Singapore tới hôm nay vì dân chắc chắn lỗ, không có lời, bỏ bê.
Nhớ cách đây 2 năm, bạn cảnh báo nông dân rất chuẩn xác, vài lời chưa đủ, khi mình ổn định sẽ pm bạn, rất mong.
Giá tiêu mấy ngày trước có tăng, đọc thông tin thấy không giống nhau. Nhà mình trồng tiêu mấy năm nay dở khóc, dỡ cười, bỏ thương, sương thì nặng. Nợ nần vây quanh, thu hoạch không đủ trả công chăm sóc. Kêu người hái chia đôi họ không thèm hái, rút cục trụ nào hái được thì hái, trụ nào không hái được bỏ luôn.
Nay vào mùa mưa, tiền không có bỏ bê, cây nào chết thì chết, cây nào sống cũng không ra gì. Xin hỏi rằng giá tiêu như hiện giờ thì còn ai theo nổi đầu tư không ?
Chỗ tôi ở, nhiều nhà đã phải đi SG làm thuê để kiếm tiền trả lãi ngân hàng, ở nhà lấy gì trả NH rồi có ngày mất cả nhà, vì vậy rất nhiều vườn tiêu đã thành rừng. Năm 2021 chắc chỉ còn khoảng 1/2 sản lượng của 2019 thôi. Chán lắm !
Sản xuất không hiệu quả, năng suất sút kém dẫn tới thua lỗ, nhà bạn không chuyển đổi mà vẫn ôm cây tiêu làm gì, sao không tìm biện pháp mới. Chân tình đó !
Lượng hàng hóa bây giờ còn trong dân rất ít, đa phần họ đã bán để lo chi phí.
Lượng hàng bây giờ đang nằm trong kho những nhà đầu cơ. Khi đã nắm hàng trong tay, họ mặc sức đưa ra tin tức bất lợi, làm giá cả lên khống bất hợp lý. Điển hình như trong mấy ngày qua, giá từ mức khoảng 40.000/kg, bất ngờ tăng vọt trên 60.000 đ/kg. Làm cho bất ổn thị trường.
Mặt khác, tình hình bệnh dịch trên thế giới đang cao điểm, thất nghiệp tràn lan. Mặt hàng Tiêu không phải là thứ thiết yếu trong lúc này. Bà con hãy bình tĩnh và sáng suốt, không nghe theo lời đồn thổi của đầu cơ.
Tôi có một vài ý kiến đóng góp cho diễn dàn ngày càng tốt đẹp.
Xin lỗi cộng đồng và @Dan Viet: Braxin xuất khẩu tháng 01, 02/2020 hình như 600 tấn thì phải.
Đọc lại: http://www.giatieu.com/mua-bu-hop-dong-xuat-khau-da-nang-gia-tieu-vuot-muc-60000-dong-kg/9552/#comments
Hai năm trước anh Man đã từng phát biểu:
” Theo tình hình giá Tiêu trong thời gian vừa qua đã phản ánh đúng thực tế của thị trường.
Năm nay ai cũng nói sản lượng dư thừa, các công ty xuất khẩu tranh nhau bán khống trước giao hàng đến vụ mới năm 2019 giá dưới 50.000 đ/kg. Bán nhiều, bán quá mức, sau khi giá lên, tâm lý hoảng loạn, tranh nhau mua làm giá trong nước bật lên.
Nói về Brazil và Indo: Giá Indo từ mấy tháng nay luôn cao hơn giá tiêu VN. Còn Brazil thì thấp hơn VN khoảng 200usd/ tấn, tùy thời điểm (nhưng Brazil nhập về để đảo hàng giao cho các hợp đồng đã ký, không ảnh hưởng đến số lượng trong nước).
Bà con ai còn tiêu cứ từ từ bán ra. Giá lên bán ra. Giá xuống ngưng lại, cứ làm như vậy thì giá rất khó giảm. Ai bán khống trước, đến hạn giao hàng buộc phải mua giá cao để giao. Từ nay đến vụ mới còn rất lâu, phải đến Tết Nguyên đán.
Đây là cơ hội. Bà con ai đang còn tiêu gửi kho mau lấy về… Nếu muốn giá tiếp tục tăng.
Vài ý chủ quan cá nhân, xin được chia sẻ.”
Và:
” Man 02/11/2018 lúc 19:03
Theo như thông tin của Mr. Dan Viet nói, thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra khác nhau trên thị trường như sau:
(Sẵn tôi cũng nói thêm để @ Sonle rõ nhé)
1/ Doanh nghiệp VN đã ký bán hàng, nhưng không có hàng giao, đã mua hàng của Brazil rồi hướng dẫn Brazil giao trực tiếp luôn cho khách hàng của họ bên Mỹ.
=> Phân tích: Phương thức này mua bán bình thường, do khách hàng Mỹ họ chấp nhận Tiêu có nguồn gốc từ Brazil. Do vậy không ảnh hưởng đến giá cả và thị trường VN.
2/ Một doanh nghiệp Việt Nam bán 300 tấn cho 1 cty ở Dubai, bán giá thấp, khi giá lên không có hàng giao, họ đã trả tiền chênh lệch giá cho người mua Dubai.
=> Phân tích: Không bình thường. Cách thức này là Doanh nghiệp VN đã không có hàng giao, buộc phải trả tiền để bồi thường hợp đồng, chấp nhận mất tiền và mất uy tín trong kinh doanh. Làm cty Dubai bị mất lời 3.000 đ/kg.
Như vậy buộc cty Dubai phải mua lại số lượng 300 tấn Tiêu của Việt Nam để giao cho khách của họ bên Dubai (thông thường các cty Dubai họ ưa thích chất lượng Tiêu của Việt Nam, họ ký hợp đồng là nước sản xuất là Tiêu Việt Nam)
Như vậy thị trường trong thời gian tới những người mua bị đền hợp đồng bằng Tiền, họ sẽ quay lại mua Tiêu ở Việt Nam để giao cho khách của họ.
=> Vì vậy, giá cả sẽ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam.
Tôi có đôi lời để phân tích về vấn đề trên.
=> Bà con nên nhớ, đây là cơ hội, giá lên bán ra, giá xuống ngưng bán, số lượng Tiêu bây giờ không còn nhiều, quyền lực đang ở trong tay người có Tiêu, trong khi vụ mùa phải đến T2/2019 gần Tết Âm lịch.”
Giờ, nếu như có ai đó (Dan Viet chẳng hạn) khuyên bà con chính xác những lời khuyên mà bác khuyên bà con hai năm trước thì bác nghĩ sao? Tâm trạng thế nào?
Khi Brazin, Indo bán với giá khoảng 2.000 USD/tấn, với giá này đến dân Việt mình còn không sống nỗi, liệu mấy năm qua dân họ có còn mặn mà canh tác và sống với hồ tiêu được không? Bàn vào chủ đề này đi Dân Việt, mình thì luôn hoài nghi với các dự báo sản lượng của các nước trên.
@Lê 36 lưu ý. Khoảng từ đầu tháng 2 đến nay Brasil không thông báo giá cả hàng ngày cho IPC. Nên giá 2.000 USD/tấn trên bảng tin của IPC là giá cũ, chưa cập nhật.
Vả lại họ không phải là thành viên của IPC.
Giá Indo hiện tại khoảng 2.390 USD/tấn-Asta 570.
Bạn cẩn thận !
Hồi tháng 11/2018 chính anh Man viết:
“Man 05/11/2018 lúc 23:30
Thị trường hồ Tiêu đang diễn ra theo quy luật cung cầu, không ai có thể một mình điều khiển được giá tăng hoặc giảm.
Trước đây 1 tháng, các cty xuất khẩu đều cho rằng giá sẽ giảm mạnh khi Brazil thu hoạch, tranh nhau bán trước giá thấp dưới 50k, bây giờ thị trường đã đi ngược lại xu thế.
Bà con nông dân ai còn hàng thì hết sức bình tĩnh, không bán ào ạt, giá lên bán ra, giá giảm không bán, áp dụng từ bây giờ cho đến khi vào vụ mới và trong thời gian thu hoạch.
Không ai có thể điều khiển được giá của người nông dân. Chỉ trừ khi họ tự làm. Phải biết và nhớ rõ: Đoàn kết là chiến thắng. (Tôi vẫn còn nhớ 1 câu nói mà người mua lớn nhất của Mỹ họ nói: ai biểu nông dân họ bán giá rẻ, giá trên 10usd/1 kg chúng tôi vẫn mua, giá 2usd/1 kg chúng tôi vẫn mua…).
Một số ý kiến xin góp ý cùng bà con.”
Giờ tháng 6/2020 anh có còn tiếp tục giữ nguyên lời góp ý đó không?
Theo chú, cả hai ý kiến điều đúng nếu xem xét cụ thể, riêng rẽ :
-Nông dân ta giật gấu vá vai, thiêu trước hụt sau, nên cần phải bán sớm, giá nào cũng bán vì quá nhiều nhu cầu cần chi tiêu, đang trông ngóng vào hạt tiêu trước mắt. Không bán thì làm sao đây !
-Nông dân tây kinh tế vững chắc, có sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng, của các nguồn lực khác nữa, nên đa số chỉ bán khi có nhu cầu, hay chỉ bán với mức giá họ thấy hợp lý.
Thân !
Một thông tin trên trang của VPA, mời bà con đọc:
Việc khảo sát vườn tiêu là thực hiện nghị quyết BCH và là hoạt động thường niên của Hiệp hội, nhằm để dự báo kết quả sản xuất, năng suất, sản lượng Hồ tiêu hằng năm, góp phần vào kế hoạch định hướng, bảo đảm hiệu quả trong kinh doanh, xuất khẩu cho toàn ngành hàng nói chung và cho từng doanh nghiệp nói riêng.
Vậy là dành cho hội viên doanh nghiệp là chính, nông dân trồng tiêu chỉ đứng nhìn, thấy được điều gì là may rồi nhé…!
Dạo này giá cả biến động liên tục, báo chí cũng xuất hiện nhiều bài báo với tít như giá tăng vọt, tăng sốc, lao dốc… toàn những từ biểu đạt giá biến động mạnh… Chắc để góp phần gây nhiễu loạn thông tin hay câu like.
Mà không chỉ báo điện tử, báo giấy cũng vậy !
Tôi thấy cũng bình thường… Chắc báo chí phải tìm kiếm thay thế khi các từ ngữ này bắt đầu nhàm chán, không còn hấp dẫn !
Phản hồi không hợp lệ !
Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.
Phản hồi không hợp lệ !
Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.