Quy trình kĩ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 3

, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 26

(P3)-Xin giới thiệu với bà con nông dân trồng tiêu về qui trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến Hồ Tiêu ở Chư Sê để tham khảo, vận dụng. Bài viết được Hiệp hội Hồ Tiêu Việt Nam (VPA) phổ biến. Để bà con dễ dàng tiếp thu, giatieu.com chia ra làm nhiều phần.

> Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 1.

>Qui trình kỹ thuật trồng Hồ Tiêu ở Chư Sê – Phần 2.

7. Phòng trừ sâu bệnh

– Trồng cây che bóng cho vườn tiêu hoặc trồng tiêu trên trụ sống
– Bồi dưỡng phân hữu cơ hàng năm.
– Thoát nước tốt, không để vườn tiêu bị úng, đọng nước trong mùa mưa.
– Hạn chế xới xáo trong vườn tiêu.
– Vệ sinh đồng ruộng tốt.
– Hạn chế sử dụng thuốc BVTV
– Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và phòng trừ  sâu bệnh kịp thời.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh vừa nêu khi thấy có sâu bệnh thì  xử lý như sau
Các đối tượng sâu bệnh hại chính trên lá.

7.1. Bệnh vàng lá chết chậm (tuyến trùng Meloidogyne incognita, Pratylenchus sp phối hợp với các loại nấm như Fusarium solani,, Rhizoctonia solani)

– Triệu chứng: cây vàng từ từ, sinh trưởng kém hoặc ngừng sinh trưởng, rễ tiêu có nốt sưng, nếu nặng thì thối đen và chết, hệ thống rễ giảm.

-Xử lý: đào, đốt các cây bị bệnh nặng. Xử lý các cây vừa chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Vimoca 20 ND, Marshal 200 SC, Oncol 20 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ); Nokaph, Marshal 5 G, Oncol 5 G (30-50g/trụ). Nên kết hợp với một trong các loại thuốc trừ nấm sau:   Viben C 50 BTN,  Bendazol 50 WP (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ). Tưới hoặc rải thuốc   2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.

7.2. Bệnh chết nhanh (nấm Phytophthora sp)

– Triệu chứng: cây đang xanh tốt, lá úa vàng, héo rũ, chết khô cùng với dây trên cây. Phần thân ngầm tiếp giáp với mặt đất bị thối đen.

– Xử lý: phòng trừ bằng cách phun dung dịch  Bordeaux 1% lên lá và tưới vào gốc (2 lít dung dịch/trụ), 3 – 4 lần trong mùa mưa, cách nhau 1 tháng. Đào, đốt kịp thời các cây bệnh nặng. Xử lý các cây chớm bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng một trong các loại thuốc sau: Aliette  80WP, Ridomil MZ 72 BHN, Mataxyl 25 WP (0,3%, 3 – 5 lít dung dịch/trụ), phun lên lá và tưới vào đất 2 – 3 lần, cách nhau 1 tháng.

7.3. Rệp sáp hại rễ (Pseudococcus citri)

– Triệu chứng: cây chuyển vàng từ từ, sinh trưởng kém và bị nặng thì ngừng phát triển. Bới phần thân ngầm và rễ thì thấy rệp sáp trắng bám vào. Cây bị nặng rệp sáp tạo thành măng sông làm rễ tiêu xù xì, phồng to lên, bên trong lớp măng xông rất nhiều rệp sáp.

– Xử lý: đào, đốt các cây bị hại nặng. Tưới vào gốc các cây bị rệp nhẹ bằng một trong các loại thuốc Bi 58 40 EC, Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%, 2 lít dung dịch/trụ), tưới 2 lần cách nhau 1 tháng, nên kết hợp với 1% dầu lửa.

7.4. Bệnh xoăn lùn (do virus, lá xoăn, nhỏ, ngọn rụt lại)

– Triệu chứng: cây bị bệnh có lá nhỏ, cong queo, mất diệp lục, thường xuất hiện ở các lá non. Cây cằn cỗi, chậm phát triển hoặc không phát triển, năng suất thấp.

– Xử lý: để phòng bệnh này không lấy giống từ các vườn có cây bị bệnh virus. Khi cây đã bị bệnh thì không thể cứu chữa, cần nhổ và hủy bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Phun thuốc trừ rầy, rệp như Bassa 50EC (0,1%) hay Vibasa 50ND (0,2%), Suprathion 40EC (0,2%), Supracide 40EC (0,2%), Subatox 75EC (0,2%) để diệt côn trùng môi giới.

Ngoài ra còn có một số các loại sâu bệnh khác ít nguy hiểm hơn là:

7.5. Các loại rầy, rệp hại lá, đọt non, bông tiêu:

-Rệp muội, bọ xít lưới, rầy xanh: dùng một trong các loại thuốc sau: Bi 58 40 EC, Ofatox 400 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

-Rệp sáp hại lá, hại chùm quả: dùng một trong các loại thuốc sau: Suprathion 40 EC, Supracid 40 EC, Pirinex 20 EC, Subatox 75 EC (0,3%) phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

7.6. Các bệnh hại lá như bệnh thán thư, bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, bệnh đốm rong trên lá: Dùng một trong các loại thuốc sau: Tilt 250 EC, Tilt Super 300 ND, Derosal 50 SC, Viben C 50 BTN (0,2%), phun 2-3 lần, cách  nhau 1 tháng.

tieu-moi-hai-chua-phoi

8. Thu hoạch

Tiêu được thu hái bằng tay và được hái từ 2 – 3 đợt trong 1 vụ thu hoạch. Để chế biến tiêu đen, tiêu được hái cả chùm trái khi chùm có lác đác quả chín hoặc chùm quả đã chuyển sang xanh vàng. Không thu hái các chùm xanh non trừ đợt hái tận thu lần cuối. Có thể dùng kéo cắt hay bấm rời chùm quả ở đoạn cuống chùm, không rứt chùm quả khỏi cành quả gây vết thương ở các đốt mang chùm quả.

9. Chế biến tiêu đen

Chùm quả tiêu thu về đem tuốt lấy quả ngay hay có thể để dồn lại 2 – 3 ngày mới tuốt. Hạt tiêu được phơi trên sân xi măng có trải bạt để giữ vệ sinh và tránh lẫn cát, đá. Lập rào lưới cản cao 2m chung quanh sân phơi trong thời gian phơi, ngăn không cho súc vật đi qua để lại chất thải trong sản phẩm. Không mang giày dép dính đất bẩn vào sân phơi tiêu. Tiêu phơi lớp dày 2 – 3 cm, đảo đều 4 – 5 lần/ngày, phơi 3 –  4 ngày nắng thì khô. Hạt nhăn đều, đen, đạt độ ẩm từ 12 – 13% mới đem bảo quản.

Hạt tiêu phơi khô, sàng sảy sạch rồi đóng vào bao để cất giữ trước khi bán.  Chú ý chỉ đóng bao khi hạt tiêu đã nguội. Đóng bao 2 lớp, lớp ni lông bên trong và bao sợi bên ngoài để chống hút ẩm trở lại tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển làm giảm chất lượng tiêu đen. Các bao tiêu được tồn trữ ở kho mát, thoáng, khô ráo.

10. Chế biến tiêu trắng

Cách chế biến tiêu trắng thủ công là để tiêu chín già, chùm có hơn 50% trái chín đỏ mới hái, đem ủ 2 – 3 ngày sau đó tách hạt, bỏ vào bao đem ngâm ở giòng nước chảy, hay trong bể, thay nước hàng ngày. Ngâm từ 7 – 10 ngày cho đến khi vỏ nát rời, cho tiêu vào rỗ hay máy xát kỹ sau đó đãi hết vỏ và phơi 1 – 2 nắng trên nong, nia đến khi hạt có độ ẩm 12 – 13% là được.

Ngoài ra tiêu trắng còn được chế biến công nghiệp từ tiêu đen loại có dung trọng 570g/lít. Tiêu đen được ngâm nước trong vòng 4 ngày, sau đó được ủ chung với men vi sinh vật, cho lên men ở nhiệt độ 420C để vỏ tiêu đen bám vào hạt mau nát rời ra, sau đó đưa vào máy xát vỏ rồi rửa sạch. Hạt tiêu sau khi đãi sạch vỏ có màu vàng ngà. Theo yêu cầu của thị trường người ta có thể làm trắng bằng cách ngâm trong H202 2% trong vòng 30 phút để oxy hoá chất hữu cơ và chất màu. Sau khi làm trắng tiến hành phơi hoặc sấy hạt tiêu ở nhiệt độ 50 – 60 0C trong nhiều giờ liên tục để hạt đạt độ ẩm 12%.

Hạt tiêu sau khi phơi/sấy xong để nguội và đóng bằng bao PP, đưa vào kho để bảo quản. Kho chứa không ẩm ướt, phải thoáng mát, bao tiêu được kê cách sàn 15 – 20cm, cách tường 0,5m.

Báo Giá cà phê qua điện thoại
26 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Có ai biết cho mình hỏi giá tiêu trắng (tiêu sọ) chênh lệch so với giá tiêu đen là bao nhiêu?

    • Giá tiêu trắng công nghiệp (trắng xám) chênh lệch bình quân 1/3. Còn giá tiêu sọ thủ công (trắng ngà) là gấp đôi, còn tùy vào vùng sản xuất.

  2. Các Chú các bác ơi, cho cháu hỏi cách trị bệnh rụng lóng hại tiêu với. Vườn tiêu nhà cháu đang bị bệnh rất nặng mà cháu chưa biết cách chữa sao cho hiệu quả. Cháu rất cảm ơn và mong sớm được nhận ý kiến phản hồi.

  3. Tôi có năm sào đất ,vừa mới mua nên không kịp ủ phân chuồng vậy tôi có thể mua phân vi sinh bón lót đươc không ? Vì tôi muốn làm kịp vụ mùa này nên nhờ anh Minh Vinh hướng dẫn cho tôi với ạ. Lưu ý mọi khâu chuẩn bị tôi đã làm xong rồi từ đào đất dựng trụ chết ,phơi hố ,bây giờ chỉ trồng là xong thôi.

    • Chào anh Tran thang!
      Nếu anh thấy tôi trồng tiêu chắc anh ôm bụng cười chết mất. Anh có thể tham khảo kỹ thuật trồng của tôi như sau: Tôi đào hố rất sâu. Thường 40x40x40 cm với đất xốp. 50x50x50cm với đất chai cứng khó rút nước. Với những hố tôi có phân chuồng hoai mục thì tôi đổ xuống 1/2 hố. Đảo trộn phân sau đó lấp lại. Để khoảng 1-1 tháng rưỡi cho hố sụp xuống hoàn toàn. Xong sau đó lấp đất thêm gần bằng đất mặt chỉ cách đất mặt tầm 5cm. Sau đó đào một lổ nhỏ để lên. Lót phía dưới thêm 1 ít lân gà hoai đã xử lý. Tôi trồng rất cạn. Trồng hơi đứng sát trụ. Đó là trường hợp bón lót bài bản.
      Trường hợp có hố mà chưa có phân chuồng hoặc chưa có hố thì tôi trồng kiểu khác.
      Tôi đào một hố nhỏ gần cái hố lót phân chuồng ấy, sát trụ. Hố vừa đủ để bịch tiêu giống xuống là được. Phía dưới có lót một ít phân gà hoai đã xử lý. Thế là tưới tắm bình thường. Nếu hố chưa đào ta tiến hành đào sau. Còn hố đào rồi chưa ủ phân thì ta tiến hành ủ phân cho hoai. Sau đó bỏ xuống để giành cho khi đôn tiêu.
      Trồng tiêu con lúc nào tôi chỉ cuốc 1 lổ là bỏ nó xuống. Thế thôi. Hố sâu đó là để cho bộ rễ khi đôn. Hoặc rễ chính lái xuống đó ăn. Đây là cách trồng tiêu thường trồng của nhà tôi. Tôi trước giờ vẫn trồng thế. Trồng như vậy mùa nắng chịu khó tưới cây lên rất nhanh. Khi tiêu đôn xuống hố ta để giành tiêu sẽ lên rất đẹp. Rất ít khi bị bệnh tháo đốt ở tiêu tơ và tiêu con. Anh có thể tham khảo cách trồng tiêu của người khác. Vì có khi nó là kỹ thuật hoàn hảo đối với tôi. Chứ chưa chắc đã là kỹ thuật tốt của người khác.
      Thân!

  4. Chào bạn tran thang, chưa ủ kịp phân chuồng thì bạn mua phân vi sinh bón lót cũng rất tốt. Ủ phân chuồng xong bạn bổ xung sau để kịp mùa vụ, trồng muộn đất lạnh cây tiêu phát triển kém. Góp ý cùng bạn chúc bạn trồng tiêu tốt.

  5. Anh Nguyễn Minh Vịnh và diễn đàn giatieu.com giai đáp giúp em vài vấn đề với. Em trồng tiêu Vĩnh Linh dây ác được hơn 1 tháng rồi, nhưng không hiểu sao mấy hôm nay em thấy tiêu có tình trạng ngọn tiêu rũ xuống rồi gấy từng đốt, em lo quá không biết là tiêu bị bệnh gì rất mọng được sự giúp đỡ của tất cả mọi người… Xin chân thành cảm ơn.
    Thân !

    • Chào Nông Văn Thành!
      Với hiện tượng trên tôi cũng thường xuyên gặp. Trồng tiêu ác rất thường xảy ra hiện tượng này. Do dây ác quá già. Không bén rễ, nó sống giả xuống đất thì nó thối làm rụng đọt. Khi mua ngoài vườn ươm người ta chỉ xịt kích thích hoặc phân bón lá nên nó sống giả. Ươm trong vườn ươm quá rợp trồng dưới bóng cây, cây thiếu ánh sáng, chưa được phơi nắng đã đem đi trồng cây bị sốc nên rụng đọt. Một nguyên nhân nữa là do cưng nó quá tưới thường xuyên trong vườn ươm làm bộ rễ kém phát triển. Giai đoạn đầu 1 tháng tới 1 tháng rưỡi phát rất mạnh, sau đó khi rễ chạm đáy bịch mà tưới với liều lượng như thế thì cây bị thối rễ non làm rụng đọt non. Cuối cùng là do nấm, Do đất ươm lấy trong vườn, trong vườn không tránh khỏi nấm bệnh, làm thối rễ dẫn đến rụng đọt tháo khớp. Hoặc dây giống bị nhiễm bệnh từ trước. Do cắt từ vườn không khỏe mạnh.
      Khi trồng ra vườn, trồng quá nghiêng, quá sâu cây sẽ chậm phát triển mà còn rụng đọt. Bón lót phân chuồng chưa hoai mục, làm nóng quá thối rễ rụng đọt. Với lân, vôi, phân bón lót liều lượng lớn cũng làm như thế. Thường lót rất sâu phía dưới để cây ra rễ tới đó từ từ mới ăn. Còn sau khi trồng 20 ngày ra đất mới bắt đầu vùi hoặc tưới một đợt phân bón đầu tiên. Cây sẽ ít bị xót rễ, cháy rễ.
      Trồng tiêu gặp nắng gắt làm cháy rễ non cũng bị rụng đọt.
      Khâu xử lý đất, xử lý hom giống cần chuẩn bị trước, ra đất là cây phát ào ào.
      Dùng Agrifos 400 xịt với liều nhẹ ngừa nấm, hoặc có thể bổ sung bào tử Trichoderma trong phân vi sinh cho cây. Thường tiêu con mới trồng là do úng hoặc trồng quá sâu chứ không phải do nấm.
      Cây đã rụng đọt mong là nó sẽ nứt lại.
      Thân!

  6. Cháu xin cảm ơn chú rất nhiều, Đến tận hôm nay cháu mới gửi lời cảm ơn cho chú được vì họ hàng cháu mới có chuyện buồn, mong chú thông cảm. Cháu đã tìm ra nguyên nhân do cháu lấy đất ươm giông tiêu bị bệnh. Cháu đã thay giống khác sửa đất và đổ thuốc NOKAPH giờ cháu đang đợi xem Kết qủa thế nào.

  7. Anh Minh Vịnh chỉ giúp em cách phòng và chữa bệnh này với. Tiêu nhà em trồng được khoảng 2 năm gần đây em kiểm tra thấy có một số gốc tiêu bị vàng lá chậm phát triển. Kiểm tra gốc thì thấy cách từ mặt đất lên khoảng 40 cm có đốt tiêu bị trăng xung quanh và đốt hơi bị sần. Vậy mong anh chỉ giúp em cách chữa và phòng bệnh này với. Em xin chân thành cảm ơn anh nhiều.

  8. Cháu chào chú Vịnh!
    Cho cháu hỏi phân hữu cơ thì bón với lượng như thế nào? Nếu không có phân hữu cơ thì bón phân hữu cơ vi sinh với liều lượng như thế nào? mấy lần trong năm?
    Cháu xin cảm ơn Chú!

    • Phân hữu cơ hay hữu cơ vi sinh chia làm 2 lần bón vào đầu mùa mưa và khi làm hat, chắc hạt. Bón càng nhiều càng tốt, nhưng ít nhất cũng phải được khoảng 5 kg cho 1 lần bón

  9. Chào mọi người!
    Cháu đọc bài ở trên thì thấy trị bệnh rệp sáp hại rễ thì dùng thuốc kết hợp với 1% dầu lửa. Cho cháu hỏi cụ thể như thế nào? 1 phi 200 lít nước thì cho bao nhiêu dầu lửa?
    Cảm ơn mọi người!

  10. Lời đầu tiên xin chúc cả nhà 1 sức khỏe dồi dào và 1 mùa vụ bội thu. Gia đình tôi có 1ha đất đỏ bazan 1 nửa trồng đông đặc bằng muồng đen, nửa còn lại trồng xen cafe cứ 4 gốc cà trồng 1 trụ tiêu, tiêu mới được 1 năm hiện đang cắt dây để nhân giống
    Nhà tôi ương tiêu hơi khác người tí không ương vào bầu cũng chẳng dâm xuống cát mà khi cắt và chọn dây tiêu sử lí qua dung dich kích thích ra rễ rồi lấy bao qúân ngang bó tiêu rùi đem dựng trong nhà ngày tưới 2 lần đến khi nào thấy rễ mọc ra thì mới đem đi cấy, 1 số thì cắt dây xong đem ngâm qua dung dịch kích thích rễ rùi đem cấy thẳng xuống đất luôn.
    Vì mới trồng tiêu chưa có nhiều kinh nhiệm vậy cho tôi xin hỏi có lên cấy tiêu lúc trời đang mưa không? và nếu trời đang mưa mà cấy tiêu như thế có ảnh hưởng gì đến tiêu không? và kĩ thuật cấy tôi cũng chưa nắm vững nghe nói là cấy nghiêng khỏang 70o và cách trụ khoảng 30cm như vậy có đúng không?

    • Bạn ươm tiêu khác người chắc bạn trồng tiêu giỏi lắm nhỉ !

  11. Cho em hỏi là tiêu sau thu hoạch nên xịt rửa vườn gốc đồng vào thời gian nào ? Thu hoạch xong xịt luôn có được ko ? Nên bón những loại phân nào chống suy và hồi phục cây sau thu hoạch ? Em cảm ơn

    • Chào @Quan nguyen.
      Thời gian rửa cây ngay từ sau thu hoạch cho tới khi bắt đầu hãm nước làm bông.
      Sau thu hoạch, quan trọng nhất là không để tiêu suy và rễ tổn thương do thiếu ẩm. Phải tưới nước giữ ẩm thường xuyên kết hợp chống suy cây bằng phân amino đổ gốc và phun bón lá sinh học, hữu cơ, loại nhiều thành phần, biogel+biosol là lựa chọn đúng nhất. Hạn chế dùng hóa học, vô cơ, vì khô hạn ít nhiều đã làm tổn thương rễ tơ.
      Chú ý: không tưới nhiều, chỉ tưới sơ, tưới nhắp…
      Thân

    • Phun bón lá để làm gì? Để chống suy thì phải phun ngay, đợi hỏi xong thì “tiêu” luôn rồi !

  12. Cây suy là do cả một quá trình dài chăm sóc, bón phân. Còn sau thu hoạch cây bị suy thì cần phải hồi phục ngay để chuẩn bị cho đợt bông sắp tới. Để tiêu suy mà hãm nước thì sẽ “tiêu” luôn, chỉ tiến hành hãm nước làm bông khi tiêu đã sung trở lại…

    • Không rõ bạn phun phân bón lá nhằm mục đích gì không?
      Phân bón lá tôi thường phun sau thu hoạch để hồi phục sức khỏe hoặc chống suy kịp thời cho cây trồng nên trong trường hợp nào cũng phun được cả, càng nhiều càng tốt chứ sao !
      Chỉ lo không mua được loại phân có chất lượng để mà phun.

  13. Chú Vịnh cho cháu hỏi thuốc nokaph dùng cho tiêu có sao không ạ, vì cháu mới mua mà nghe nói là thuốc này đã bị cấm vì độc và lâu phân huỷ nên chưa dám xài.

    • Chào @ Quang Teo
      Tiêu không sao, nhưng không biết cháu còn sống để hái tiêu không?
      Thế giới không còn dùng hoạt chất này nữa, trừ VN…
      Thân

  14. Lời đầu tiên cháu xin gửi lời chúc sức khỏe đến chú !
    Cho cháu hỏi:
    1- Tiêu cháu trồng được 7 tháng. Có một số cây bị rụng lóng tháo đốt. Cháu đổ gốc thuốc nấm được 1 tuần rồi. Bây giờ cháu nên làm gì tiếp để cây phục hồi ạ.
    2- Có một số cây lên không nổi. 7 tháng rồi mà cao không quá đầu gối. Những cây này cháu nên làm gì vậy chú.
    3- Hiện giờ đang vào mùa nắng. Cây gòn thì lại quá nhỏ không đủ bóng mát. Cháu tủ góc rồi mà cháu thấy lá không được xanh, vàng vàng nhăn lại như bị cháy nắng. Vậy nên làm gì đây chú.
    Cháu mong sự phản hồi của chú sớm.
    Cháu chân thành cám ơn chú nhiều !

    • 1.Rụng lóng tháo khớp có nhiều nguyên nhân bệnh lý lẫn sinh lý. Nhưng đã đổ thuốc nấm 1 lần thì 7 ngày sau nên đổ tiếp lần 2 để xử lý cho thật sạch bệnh nấm, không để dai dẳng.
      2.Kiểm tra những cây lên không nổi xem có bị bó rễ không ? Sử dụng phân sinh học tổng hợp biosol+biogel để tăng sức và kích rễ rồi theo dõi dấu hiệu cải thiện để chăm sóc tiếp.
      3.Có lẽ nên dùng lưới che nắng là hợp lý. Kiểm tra hệ rễ xem có nốt sần tuyến trùng làm tổ để xử lý và bổ sung các loại phân hữu cơ ủ hoai, humic, amino… Chú ý độ pH đất !

Gửi phản hồi mới

(?)