Người trồng sắn lao đao do bất chấp khuyến cáo

, Nông sản, Gửi phản hồi

Trong quá trình sản xuất, người dân chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh, cũng như áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, cải tạo đất nên một số diện tích đất trồng sắn nay đã bạc màu, thoái hoá làm cho người trồng sắn lao đao do lỗ nặng.

Hiện ở tỉnh Đăk Lăk đang là mùa thu hoạch sắn (củ mỳ), nhưng giá quá thấp làm cho người trồng sắn lao đao do lỗ nặng không muốn thu hoạch. Vì giá mua sắn tươi chỉ còn 1.100 đồng/kg và 3.000 đồng/kg đối với sắn khô, giảm từ 1.000 đồng đến hơn 2.000 đồng/kg so với năm ngoái. Thậm chí sắn ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa tư thương không muốn mua hoặc mua với giá quá thấp.

Năm 2011, diện tích sắn trên địa bàn đã tăng lên trên 35.000 ha, tăng gần 15.000 ha so với kế hoạch và tăng trên 2,5 lần so với năm 2004. Diện tích sắn này tập trung nhiều nhất ở các huyện Ea H’Leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Bông. Nghiêm trọng hơn, trong quá trình sản xuất, đồng bào chỉ tập trung khai thác triệt để nguồn dinh dưỡng trong đất mà không chú trọng đến chế độ đầu tư thâm canh, cũng như áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, cải tạo đất nên một số diện tích đất trồng sắn nay đã bạc màu, thoái hoá.

Tỉnh Đăk Lăk cần sớm quy hoạch lại diện tích sắn làm vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn (ổn định trên dưới 20.000 ha), đồng thời đưa các giống mới, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh, luân canh, xen canh phát triển theo hướng an toàn, bền vững

Quang Huy

Báo Giá cà phê qua điện thoại

Gửi phản hồi mới

(?)