Sai con toán, bán con trâu !

, Giao Thương, Thị trường hạt tiêu, 33

Sản lượng hồ tiêu tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, lên đạt 271,7 nghìn tấn. Đây là con số báo cáo 6 tháng đầu năm về sản lượng một số cây công nghiệp của Tổng cục Thống Kê (TCTK)

Hàng năm, VPA tổ chức đoàn khảo sát đi khắp vùng trồng tiêu trọng điểm để đánh giá sản lượng cụ thể…

Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải Quan (TCHQ), xuất khẩu hồ tiêu 5 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 121.388 tấn tiêu các loại, giảm tới 17,08% so với xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2020. Thị trường đã đặt vấn đề, năm 2021 còn 7 tháng xuất khẩu nữa thì lấy hồ tiêu ở đâu ra?

Xuất khẩu thấp hơn, lại lo không còn nhiều tiêu. Sao lại có chuyện ngược đời vậy?

Vấn đề ở chỗ, sau hai đợt khảo sát các vùng trồng tiêu trọng điểm ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đưa ra dự báo sản lượng tiêu năm nay chỉ trong khoảng 168-180 ngàn tấn, thấp hơn năm ngoái khoảng 25-30%, do nhiều vùng trồng bỏ bê việc chăm bón vì giá thấp kéo dài và dịch bệnh tràn lan, có thể năm tới còn giảm nữa…

Tất nhiên, khảo sát vẫn chưa có sự đồng thuận cao, nhất là với ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, thành viên của đoàn khảo sát.

Dựa trên kinh nghiệm của người trồng và thực tế quan sát, ông Hoàng Phước Bính cho rằng sản lượng thực tế còn giảm hơn nữa…

Tại phiên họp Ban chấp hành VPA quý I/2021, ông Nguyễn Tấn Hiên, Phó chủ tịch VPA, cũng là Nhà xuất khẩu Hồ tiêu Trân Châu, khẳng định sản lượng có thể giảm nhưng không tới mức 30% như đoàn khảo sát kết luận.

Nhiều nhà xuất khẩu thể hiện mối lo sẽ không đủ nguồn cung cho các khách hàng truyền thống, buộc họ phải nhập khẩu từ các nước khác để bù đắp, trong bối cảnh giá cả bấp bênh, nhiều nước phải giãn cách vì covid-19, giá cước tàu biển tăng vọt, đầu cơ và nông dân trong nước thì găm hàng… Chưa có khi nào việc kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu gặp nhiều khó khăn như lúc này.

Trích báo cáo tình hình nông nghiệp 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thông kê: “Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm 6 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước: Chè búp đạt 488,7 nghìn tấn, tăng 2,3%; cao su đạt 390,6 nghìn tấn, tăng 3%; điều đạt 342,8 nghìn tấn, tăng 4,6%; hồ tiêu đạt 271,7 nghìn tấn, tăng 3,1%.” 

Hình chụp báo cáo trên trang web:

Rõ ràng trong báo cáo không đề cập đến sản lượng nông nghiêp cả năm 2021, nhưng bài báo ngày trên Vietnambiz đã giật tít “Tổng cục Thống kê: sản lượng tiêu 2021 đạt gần 272.000 tấn” đã khiến thị trường nội địa hoang mang.

Hình chụp lại từ trang Vietnambiz

Có lẽ sau bài báo này, kỳ vọng biên tập viên và người chịu trách nhiệm của trang tin cẩn trọng hơn.

Tuy nhiên, trăm dâu cũng đổ đầu tằm, không có con số từ báo cáo thì lấy gì nhà báo “vẽ thêm chân” (từ 6 tháng thành cả năm) ? Vấn đề là báo cáo lấy con số từ đâu ra ?

Theo dữ liệu của TCHQ đã báo cáo, xuất khẩu hồ tiêu nửa đầu tháng 6/2021 đạt 16.764 tấn, có thể suy đoán xuất khẩu cả tháng 6 sẽ đạt 33 ngàn tấn. Tuy nhiên báo cáo của TCHQ cần có độ lùi nhất định để thu thập báo cáo xuất khẩu chi tiết từ các Cục Hải Quan khắp cả nước gửi về sau khi hoạt động trong tháng đó kết thúc.

Trái lại, số liệu xuất khẩu của TCTK thường là ước báo do nhu cầu cần ra sớm hơn, Và đây là con số ước tính xuất khẩu tháng 6: hạt tiêu 34 (ngàn tấn)… và cả 6 tháng là 155 (ngàn tấn)

Hình chụp báo cáo (bản xls)

Không rõ vì sao có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 bảng báo cáo của TCTK ?

Hy vọng Tổng cục Thống Kê sẽ sớm xác nhận. Đặc biệt, giúp cho thông tin được thị trường tiếp nhận hợp lý hơn.

Nguyễn Vịnh(Giatieu.com)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
33 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Ở các vùng trồng tiêu khác tôi không rõ, chứ riêng Châu Đức nói gảm 30% là còn ít đó. Theo tôi quan sát có thể giảm đén 50%. Các ông cứ căn cứ trên sổ sách thì chết rồi.

  2. Phản hồi không hợp lệ !
    Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.

  3. Cháu cám ơn bác Nguyễn Vịnh đã viết bài.
    Nhưng cháu vân còn thắc mắc là con số 272.000 tấn họ lấy ở đâu ra ?

  4. Căn cứ vào số liệu xuất khẩu từ đầu năm thấy giảm rõ rệt. Có lẽ đây là cú lừa cuối cùng của các doanh nghiệp xk để nông tiêu bán hàng cho họ khi giá đang còn thấp chăng !

    • Vui lòng đọc kỹ bài báo, đây là số liệu pháp lý của Tổng cục Thống kê, không phải của VPA hay của doanh nghiệp nào đưa ra cả.

    • Bạn này nói mắc cười… Sao lại để cho họ lừa, tội vậy !
      Mình không tham thì ai lừa được mình…

  5. Phản hồi không hợp lệ !
    Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.

  6. Phản hồi không hợp lệ !
    Vui lòng kiểm tra sự chính xác của tên (nickname) hay địa chỉ email của bạn khi phản hồi.

  7. Không biết Tổng cục Thống kê lấy số liệu từ đâu ra mà rõ đến thế ?
    Chổ tôi ngay đến thôn trưởng cũng không thể nắm rõ được sản lượng tiêu trong thôn mình quản lý !
    Con số mà Tổng cục Thống kê đưa ra dù đúng hay sai thì cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị trường.

  8. Không phải thông tin nào được đưa ra đều đáng tin cậy, nhất là các trang TTĐT.
    Bà con cần lựa chọn các trang tin cậy để đọc, tránh bị gây hoang mang.

  9. Tôi cũng nghĩ Tổng cục Thống kê bị nhầm lẫn ở đâu đó, chắc họ sẽ tìm thấy. Nhưng nhà báo “vẽ rắn thêm chân” là có ý đồ phục vụ cho ai đó hưởng lợi, không loại trừ yếu tố bên ngoài, nên không thể chấp nhận được !

  10. Số liệu thống kê không chính xác làm cho thị trường hạt tiêu có chiều hướng tiêu cực. Các cty kd và xnk hạt tiêu sẽ được hưởng lợi nhiều vì tâm lý nông dân không ổn định nên phải bán rẻ.

  11. Theo tôi, TCTK đã có nhầm lẫn giữa bảng Word và bảng Excel như bác Nguyễn Vịnh đã dẫn chứng, bà con ta nên sử dụng số liệu của bảng Excel để tham khảo.
    Còn việc nhà báo giật tít nâng từ 6 tháng đầu năm lên thành cả năm 2021 coi như đã rõ, không cần phải bán tán gì thêm…
    Tuy vậy, vẫn có sự tác động tiêu cực nhất thời lên các thị trường không chỉ ở Việt Nam thôi đâu.
    Cám ơn bài viết của bác Nguyễn Vịnh. Mong bác có thêm nhiều bài báo giúp bà con sáng mắt sáng lòng hơn nữa.
    Chúc bác dồi dào sức khỏe !

    • Bác cần phải xem kỹ lại thông tin.

      TCTK báo cáo 6 tháng đầu năm mà sản lượng 271 ngàn tấn, thế 6 tháng cuối năm sản lượng sẽ cộng thêm bao nhiêu nữa?

      Bản word là nói về số lượng, còn bảng excel là xuất khẩu trong tháng 6 và 6 tháng. Nó đâu có liên quan gì tới nhau đâu bác.

  12. Ở khu vực khác mình không biết. Riêng khu vực mình ở tại Bình Phước thì khẳng định sản lượng giảm trên 50%, có nơi 70% là con số thật.
    Riêng mình hàng năm từ 4-5 tấn năm vừa qua chỉ đạt 1 tấn. Các nông hộ khu vực này điều chung số phận. Đó là chưa kể diện tích bị bệnh và bỏ bê không chăm sóc, giảm rất nhiều.
    Hãy nhìn nhận khách quan vì nó là sự thật 100%.

  13. Thời buổi vàng thau lẫn lộn, không còn tin ai được.
    Nhắm mắt tin theo có ngày bán nhà ra đường ở.
    Để xem tới đây cũng không đủ cầu thì nói sao đây. Chắc tới lúc doanh nghiệp XK không có đủ hàng giao cho đối tác thì lại nói là sai sót, nhầm số liệu của mấy năm trước.

  14. Cho tôi mạnh dạn dự đoán nghe. Tôi nghĩ TCTK trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu đã gõ nhầm con số nào đó thêm 100.000 tấn mới ra thành 271,7 tấn. Chỉ vậy thôi !

  15. Mấy người hay làm toán sai bán hết trâu rồi, giờ đâu còn gì để bán nữa?

    Những ai còn trâu đều giỏi toán cả.

  16. Chú ơi!
    Số liệu của TCTK quá vênh so với khảo sát của VPA đã được xử lý xong chưa?
    Mới đây, trên báo chí đưa tin bộ Công Thương cũng dự báo sản lượng hồ tiêu năm 2021 có thể giảm 30% chú ạ !

    • Họ sửa hay để vậy cũng chả sao đâu bác!
      Quan trọng là bác còn tiêu để chờ giá.
      Mỗi ngày vào web xem biểu đồ giá lúc xanh lúc đỏ cũng thú vị…

  17. Thông tin khách hàng quay sang mua tiêu các nước sản xuất tiêu khác là không chính xác. Bởi vì mua bán hồ tiêu thường giao hàng theo giá CIF, không theo giá FOB như cà phê chẳng hạn.
    Gía CIF: hàng được giao tại cảng đến, nghĩa là bên bán trả cước tàu biển.
    Giá FOB: hàng được giao lên tàu, bên mua trả cước tàu biển.
    Do giá CIF nên tiền vốn hồ tiêu quay về khá chậm !
    Cho nên cước vận tải biển không liên quan đến việc mua hồ tiêu của nước nào !

    • Giới XK Brasil đang doạ dân họ là “bán ngay đi kẻo Việt Nam bán hết” Indo cũng thế. Trong khi đó thì giới XK Việt Nam cũng đang doạ dân Việt Nam bán đi kẻo Indo và Brasil bán hết….

      Thực tế là giá của cả Indo lẫn Brasil đều đang cao hơn giá Việt Nam 300-400 USD/tấn. Các bác tham khảo giá IPC không chính xác đâu. IPC lấy giá bán của nông dân Indonesia (ẩm độ 17-18%) ra để so sánh với giá FAQ 500 của Việt Nam. Kiểu như so sánh không cùng chuẩn mực như vậy dễ gây hiểu lầm.

  18. Thắng Lợi hình như có sự nhầm lẫn giữa giá FOB và CIF, giá FOB là giá giao tại cảng bên bán (cụ thể là giá trên sàn ICP là giá FOB, mua ở VN thì xuất tại cảng của VN khi làm xong mọi thủ tục xuất khẩu), giá CIF là giá giao tại cảng bên mua.
    Theo từng trường hợp mà 2 bên mua bán thỏa thuận hợp đồng theo hình thức FOB hay CIF.
    Việt nam chào giá FOB 3.800$/tấn, có nghĩa là chi phí vận chuyển qua đại dương bên mua chịu, bên mua muốn giao bên cảng của họ thì phải trả thêm tiền vận chuyển và mọi phí thủ tục phát sinh gọi là giá CIF.
    Việc này là sự thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán.
    Giá FOB của Brazin hiện tại 4.000$/ tấn.

    • Cám ơn bạn, tôi nói hồ tiêu thường theo giá CIF và cà phê thường theo giá FOB không có nghĩa là bắt buộc tất cả phải như thế. Tất nhiên còn có sự thỏa thuận giữa 2 bên.

  19. Mọi lý lẽ hầu như chỉ là suy đoán, nhất là giá cước vận tải biển tăng quá cao, VN có nguy cơ mất nhiều khách hàng truyền thống do họ tìm đến nguồn cung khác…(?)
    Tôi tin rằng khối lượng xuất khẩu hiện tại vẫn khả quan, sẽ nói lên tất cả.
    TCTK ước báo XK hồ tiêu tháng 6 khoảng 34 ngàn tấn là minh chứng rõ rệt nhất !

  20. Nghe nói VPA hiện đang dẫn đoàn các doanh nghiệp đi khảo sát vụ mùa năm nay.
    Điều mình thắc mắc là vì sao họ không đi khảo sát khi chưa thu hoạch ? Chắc là do covid cản trở chăng ?

Gửi phản hồi mới

(?)