Sự khác biệt giữa Phân Hóa Học và Phân Hữu Cơ

, Giao Thương, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 20

u phan huu co2Nhằm vận động nông dân trồng tiêu quá lệ thuộc vào phân bón hóa học chuyển hướng sang canh tác theo lối hữu cơ bền vững, giảm thiểu tác động gây hại lên môi trường, Giatieu.com sưu tầm những bài viết để thể hiện mục tiêu trên.

1. Phân Hóa Học làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. Ngoài ra chúng còn để lại những tồn dư dưới các dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau : Ngăn cản cây trồng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết, tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng . Phân bón hóa học có thể gây nguy hiểm và độc hại cho bạn và môi trường sống của bạn.

Phân Hữu Cơ giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác từ đó tạo sự mạnh khỏe và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Phân hữu cơ bảo đảm cho bạn và cây trồng của bạn sống trong một môi trường an toàn và không bị nhiễm độc. Dùng phân hữu cơ sẽ tạo sự cân bằng về môi trường và một điều quan trọng là thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng gây ô nhiễm môi trường trở thành phân bón.

 2. Phân Hóa Học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh: Phân Hoá học có thể làm cây trồng dễ mẫn cảm với các loại bệnh hơn qua việc giết chết các Vi Sinh Vật (VSV) trong đất mà các VSV này nhằm bảo vệ cho cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó. Nhiều loại bệnh của cây trồng được khống chế bởi các VSV phát triển quanh vùng rễ cây. Hiện tượng thiếu các VSV này và một số vi lượng cần thiết là khá phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hóa học và sự thiếu các vi lượng thiết yếu này lại là lý do để sử dụng thêm phân hóa học. Kết quả là hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một loại nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác do đó làm cho cây bị yếu đi vì mất cân đối dinh dưỡng và rất dễ bị các loại bệnh tấn công.

 3. Phân Hóa Học ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất cần thiết: Quanh vùng lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ chuyển hầu hết các chất khoáng từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Những hạt mùn sẽ có hấp lực đối với các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim loại khác. Phân hóa học được bón vào đất năm này qua năm khác sẽ gây nên sự thay đổi cơ bản cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ và khi sử dụng liên tiếp, quá nhiều các phần tử phân hóa học đưa vào đất để mong đạt được sự phát triển mạnh và nhanh của cây trồng. Khi có quá nhiều phần tử bám quanh các hạt mùn làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ bị bội thực một loại nguyên tố và không còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần nữa.

 4. Phân Hóa Học diệt các tập đoàn vi sinh vật : Đất cần phải được coi như một vật thể sống. Khi phân hóa học được sử dụng năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết. Các chất mùn này có tính năng liên kết các hạt đá li ti với nhau tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác. Trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường bón phân hóa học, các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết lại thường tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước, lớp rắn trên bề mặt này làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối. Như vậy lớp chất rắn bề mặt này đã ngăn cản không cho nước thấm xuống, đồng thời cũng không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi. Lớp đất phía dưới trở thành bị ngộp và có tính Acid. Trong lớp đất thiếu khí và có tính Acid này, mật độ VSV bị thay đổi và có thể bị chết.

 5. Phân Hóa Học nguy hiểm và độc hại: Một số phân hóa học chứa hợp chất Nitrat. Khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng Nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người.

6. Hạn chế sử dụng các thuốc BVTV hóa học: Hầu hết thuốc BVTV tác động theo cơ chế là làm cho côn trùng bị ngộ độc mà chết. Một số có độc tính rất cao có thể gây chết hoặc bị thương cho con người, súc vật nuôi và các sinh vật khác trong thiên nhiên. Rất khó để kiểm soát các nông sản xem có còn tồn dư các thứ thuốc độc hại này khi chuẩn bị thành các món ăn. Nông sản được sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ hạn chế tình trạng này và đem lại sự an toàn cho người tiêu thụ. 

Đọc thêm : >> Thủ đoạn nhập nhèm thuốc BVTV và phân bón để lừa dân

>> Những hiểu biết cơ bản về phân hữu cơ

>> Sử dụng axit humic cho cây trồng

Giatieu.com (St)

Báo Giá cà phê qua điện thoại
20 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Hi vọng nông dân Việt Nam ai ai cũng hiểu được triết lý bổ ích này, để nông sản Việt Nam mà đặc biệt là hạt tiêu Việt Nam có thương hiệu để xuất khẩu.

    • Phần lớn các phân hữu cơ vi sinh trên thị trường đều kém chất lượng giá lại cao. Nhiều phân đề hữu cơ vi sinh nhưng lại trộn sunfat làm giảm hiệu quả vi sinh, bón vào trời nắng làm cháy cây. Phân hữu cơ vi sinh không có thể làm cháy lá được kể cả phân gà khi đã hoai mục, thêm vi sinh vào cũng không nồng và nóng tí nào cả. Vì thế tốt nhất trước mắt bà con nên tự sản xuất phân hữu cơ vi sinh…

  2. Qua bài viết này tôi cũng mong bà con nông dân mình cần phải chuyển hướng canh tác theo hướng bền vững đi. Hạn chế tối đa dùng thuốc BVTV vừa gây nguy hiểm cho người mà còn làm nền đất ko còn màu mở nữa. Đất màu mỡ và tơi xốp thì cây mới phát triển tốt được chứ.

  3. Chú Vịnh chỉ cho cháu cách ủ bánh dầu bằng bã đậu tương (mua từ nhà làm đậu hũ). Hoặc có link cho cháu xin với ạ.
    Cháu cảm ơn.

  4. Chào bạn !
    Để xác định loại phân bón bạn hỏi có đúng thực chất là phân sinh học như công ty này đăng ký hay không là vượt quá khả năng và điều kiện của Giatieu.com
    Hơn nữa, tiêu chuẩn chất lượng hiện nay “công ty được phép tự công bố” nên có đúng thực chất như vậy hay không thì chỉ có các đơn vị kiểm định của nhà nước mới trả lời được. Còn chuyện vì sao họ trả lời tiền hậu bất nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có đưa rồi. Ép phê nhiều quá nên cũng trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”, đừng quá ngạc nhiên trong thời buổi vàng thau lẫn lộn này…!
    Lời khuyên đúng đắn nhất lúc này là bạn nên sử dụng trên một số trụ hay một diện tích nhỏ rồi tự đánh giá hiệu quả để quyết định.
    Chỉ tội cho bà con nông dân bị rơi vào mê hồn trận phân thuốc hiện nay khó lòng tránh khỏi.
    Giatieu.com

  5. Ở chỗ em vừa có công ty sản xuất phân bón ở miền Tây về tổ chức hội thảo. Em xin hỏi, làm sao để xác định được phân bón của họ là đáng tin cậy ? Họ còn hứa bán sản phẩm thiếu cho bà con.
    Xin cộng đồng cho ý kiến.

    • Có lẽ trên trang này nhiều lần đề cập về việc nhận diện phân bón giả, kém chất lượng. Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở mức để trao đổi kinh nghiệm mà thôi. Vì việc phân biệt, đánh giá thật giả là của cơ quan chức năng.
      Tôi có 2 ý muốn trao đổi với mọi người:
      1.Đọc kỹ các thành phần, chất lượng được công bố rõ ràng theo quy định, xem có phù hợp với nhu cầu cây trồng của mình không?
      2.Tìm hiểu các thành phần, chất lượng qua các văn bản pháp lý như giấy chứng nhận, kiểm định, phân tích sản phẩm…, qua trang web, qua bao bì sản phẩm… xem có đúng như họ công bố không?
      Minh bạch luôn luôn là điều kiện cần của các công ty phân bón làm ăn chân chính.
      Tất nhiên, để đánh giá sản phẩm có rất nhiều việc nhưng với bà con thì không thể nên chỉ tạm thời dựa vào 2 ý trên.

  6. Chào Tâm Nguyễn !
    Bác là lão nông – nhiều năm nay có hội thảo là được mời ! Đến bây giờ thì bị dị ứng.
    Hãy nghe lời khuyên của Châu Phong !

  7. Xin chào cộng đồng: Sử dụng thuốc trừ nấm (HC: metalaxyl+mancozed) + Tuyến Trùng (HC: carbosulfan) đổ gốc chung với nhau 1 lần có được không vậy?

    • Bạn nên pha từng ít một để xem có 1 số phản ứng hóa học xảy ra không như sủi bọt, kết tủa, tỏa nhiệt… làm biến đổi, mất chất. Nếu không thấy gì thì có thể pha chung.
      Tuy nhiên, theo mình thuốc BVTV nên dùng riêng, có đủ thời gian cách ly là tốt nhất, để khỏi xảy ra những điều không mong muốn.
      Làm nông bạn đừng ngại tốn công thì mới đạt hiệu quả cao hơn !

    • Không hẳn là phải bón kết hợp mà còn tùy theo từng loại phân bón, nhưng bà con thường bón chung vì ngại tốn công.

    • Tiêu bạn chủ yếu chăm sóc chưa đúng cơ bản. Đề nghị bạn thực hiện ngay mấy việc :
      – Đo độ pH đất, dùng vôi + lân để điều chỉnh lên mức 5,5 – 6,5
      – Tăng cường nền hữu cơ, có thể dùng các loại acid humic
      (chú ý không nhầm lẫn với thương hiệu phân bón Humix)
      – Bổ sung trung vi lượng để cây lấy lại màu xanh…
      – Có hể đổ kết hợp biogel+tricho để phòng bệnh cho tiêu.
      Để kịp thời, sử dụng bón lá sinh học biosol phun 2 lần liên tiếp cách nhau 6-7 ngày vào sáng sớm hay chiều muộn.

    • Đồng ý với bạn @ Hoàng.
      Tiêu này cần điều chỉnh nâng độ pH và tăng nền hữu cơ sinh học là sẽ khác ngay.

  8. Chào bác Vịnh và mọi người! gần nhà cháu thấy có ông kia trồng tiêu lâu năm rồi nhưng ổng không biết Trichoderma là cái gì, ổng bỏ phân chuồng chưa ủ cho tiêu mà không thấy bị bệnh gì. Phân heo và phân cút để nguyên trong bao bỏ vào gốc tiêu luôn. Ông nói làm vậy để cây tiêu nó hút từ từ. Ổng làm vậy mấy năm nay rồi đó bác. Tiêu không sung lắm nhưng thấy không chết cũng hay. Cháu nghĩ hay là phân để trong bao cũng là một hình thức ủ phân tất nhiên sẽ không bằng ủ với tricho. Vậy ai biết xin giải đáp giùm tại sao vậy? Xin cám ơn nhiều !

    • Không có gì khó hiểu cả. Không có vi sinh vật gây bệnh hay không có nguồn lây nhiễm thì bệnh ở đâu mà có ? Phân chuồng không thể tự sinh ra bệnh nhưng là nơi thuận lợi để bệnh lưu trú chờ lúc phát tán ra môi trường…

Gửi phản hồi mới

(?)