Ủ xác bả thực vật, phân chuồng bằng chế phẩm Trichoderma

, Khuyến cáo, 154

Ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê

Để giúp bà con nắm được yêu cầu và cách ủ phân hữu cơ với chế phẩm Trichoderma, giatieu.com cung cấp tài liệu này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc mong bà con trao đổi qua diễn đàn.

*Nên làm phân ủ – Tại sao?

1. Đối với xác bả thực vật:  như vỏ cà phê, thân lá cây bắp, dây thanh long, rơm, gốc rạ,… Những thứ này chưa phải là phân bón, cần ủ với Tricho để chuyển hóa chất hữu cơ thành chất mùn mà cây hấp thu được, làm tăng độ tơi xốp cho đất để hệ rể phát triển.

Ở vùng trồng lúa, gốc rạ ngập trong bùn gây ra tình trạng ngộ độc hữu cơ cho đất, do chất khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy gốc rạ. Các chất khí này có thể là mêtan, sunphua hydrô,…

Vỏ cà phê tươi còn chứa nhiều chất đường, nông dân rải phủ vỏ cà phê lên bề mặt hố trồng làm cho cây cà phê, hồ tiêu dễ bị nhiễm bệnh, có thể chất đường có trong vỏ cà phê là môi trường thuận lợi và thức ăn cho các loài nấm hại phát triển mạnh.

2. Đối với phân chuồng: Trong phân chuồng đã có sẵn vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ. Vi sinh vật này có trong đường ruột động vật và trong tự nhiên nhưng chúng hoạt động không mạnh. Vì vậy cần có thời gian lâu để ủ cho phân chuồng hoai mục hoàn toàn. Tuy nhiên, trong phân chuồng cũng có chứa những mầm bệnh gây hại cho cây, hoặc mầm bệnh sẽ phát triển sau khi bón phân chuồng tươi vào đất. Đã có rất nhiều vườn tiêu bị chết nhanh, vườn cà phê bị vàng lá trầm trọng sau khi bón phân chuồng tươi khoảng một năm.

3. Trả lại cho đất các loại khoáng chất như đạm, lân, kal, manhê, đồng, sắt. kẽm, măngang… là những chất cây đã lấy đi của đất để nuôi cành lá, cho ra sản phẩm và trả lại trong xác bả thực vật, trong phân chuồng…


tricho-MX*Chế phẩm Trichoderma để ủ phân?

Thông thường, nông dân cần trộn thêm Urea, Lân và rỉ đường vô men Tricho rồi ủ với xác bả thực vật hoặc phân chuồng trong khoảng 2 – 3 tháng.

Đây cũng là một trong những cách để gia tăng quân số của Tricho. Có thể trong đống ủ chưa đủ số men Tricho để phân hủy nhanh chất hữu cơ. Thêm rỉ mật chính là thêm thức ăn để men tăng nhanh sinh khối.

Trong loài Trichoderma koningii có dòng M6 và M8 phân hủy chất hữu cơ rất mạnh và dòng M32 và M35 có thể trừ được mầm bệnh tồn tại trong đống ủ. Một công đôi ba việc…

*Cách ủ.

Các loại xác bả thực vật, phân chuồng, than bùn, rác… được gọi chung là chất ủ.

-Khuấy kỹ 1 kg Tricho vô phuy 200 lít nước, nếu được thì khuấy thêm vào 1 chai aminô 0,5 lít để bổ sung thức ăn cho men. Phuy men này vừa đủ để ủ cho khoảng 4 khối chất ủ. Có thể trộn thêm phân chuồng vào xác bả thực vật để ủ chung một lần. Khuấy đảo đều nước men trong phuy trước khi múc tưới lên chất ủ.

-Trải chất ủ lên nền xi măng hoặc lên bạt nhựa thanh lớp dày 20 cm, lấy nước men trong phuy tưới đều lên bề mặt chất ủ. Sau đó trải chồng tiếp 20 cm chất ủ lên lớp đầu tiên rồi tưới men. Làm tương tự như vậy cho đến khi hết khối chất ủ.

-Cào banh đống ủ ra, đảo trộn lại cho đều, tưới thêm nước sao cho khi nắm vắt chất ủ thấy nước rịn qua kẻ tay là vừa (đạt độ ẩm khoảng 60%). Sau đó vun chất ủ lại thành đống (như hình vẽ), tủ bạt để giữ ẩm.

-Khoảng 7 – 10 ngày sau, cào banh đống ủ ra, đảo trộn, tưới thêm nước như lần trước rồi vun thành đống, tủ bạt kín lại. Khoảng 20 – 25 ngày sau khi thấy chất ủ đã tơi rã thì có thể đưa đi bón cho cây.

 

ban ve dong u phan vi sinh

 Xem thêm: >> -Hiểu biết về phân vi sinh vật.

>> Qui trình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê.

Giatieu.com

Báo Giá cà phê qua điện thoại
154 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Muốn cho phân mau hoai thì nên trộn thêm 1,5% lân và 1% vôi. Chất đống lại trong 2-4 tuần sau đó thực hiện ủ như trên thì phân sẽ mau hoai hơn. Vừa có tác dụng hóa học + nấm Trichoderma thì hiệu quả hơn hẳn. Bà con yên tâm, bào tử nấm sẽ không chết với cách trộn thêm vôi và lân để thêm 2-4 tuần. 1 kg bào tử có thể ủ cho 5-6 khối phân chuồng. Ủ đạt thì 3 tháng có thể lấy ra bón được. Nhưng tôi thường làm chắc ăn để tới 6 tháng. Khi đem đi sử dụng thì cho thêm 20 gam bào tử nấm tự nhân lên bằng cám, cho lên cái phần phân bón đó. Đây là cách làm tôi thường áp dụng. Rất hiệu quả. Xin chia sẻ với bà con.

  2. Cho các chất phụ gia vào đống ủ như urea, aminô, lân, vôi, mật đường, phân chuồng… không chỉ cung cấp thêm thức ăn để cho nấm Tricho hoạt hóa mạnh hơn mà mục đích chính còn là để điều chỉnh nâng độ pH lên. Nấm Tricho hoạt hóa rất kém trong môi trường có độ pH thấp.
    Thời gian ủ còn tùy thuộc vào chất ủ. Càng nhiều chất sợi cellulose thì thời gian ủ càng dài hơn.
    Minh Vịnh để càng lâu thì cũng tốt nhưng theo tôi khi kiểm tra thấy hóa mùn hết là đưa ra sử dụng.

    Bà con nên có dụng cụ kiểm tra độ pH để thường xuyên kiểm tra đất đai, nguồn nước…

    • Em thường ủ phân chuồng mà là phân gà tam hoàng. Lượng trấu rất nhiều. Mà trấu là cellulose cao phân tử rất khó hoai mục. Có khi ủ 6 tháng mà trấu chỉ mới cháy xém chứ chưa hoai nữa. Ủ đạt rất dễ nhận ra. Phân sẽ hoai y hệt như cám thì bón phân đảm bảo cây phát ào ào.
      Có một anh nào ấy trên diễn đàn có comment với anh là đã từng đọc tài liệu nào đó nói trấu không ủ được rồi có phản hồi. Em còn nhớ mà. Vùng em đa phần dùng phân gà tam hoàng trấu không.

    • Phải ủ lâu, kéo dài thêm mới có đủ thời gian cho các cellulose cao phân tử hoai mục. Có lẽ ai đó đã ủ vỏ trấu không thành công nên vội kết luận, theo tôi là hoàn toàn phi lôgic. Chắc gì điều kiện ủ, quá trình ủ đã tối ưu chưa mà vội kết luận? Trong thực nghiệm thì những kết luận không chính xác vô tình làm lực cản cho những thực nghiệm khác.
      Phải ủ từ 110-120 ngày với độ pH trên 6 vỏ trấu mới phân hủy hoàn toàn.

      Đôi lúc mua vi nấm Tricho của những cơ sở lớn nghe rất oách, chất lượng lại không bằng những cơ sở bé. Do còn có rất nhiều dòng nấm Tricho có khả năng phân hủy khác nhau, biết đâu trong gói Tricho mình mua lại không chứa dòng nấm mình cần, nên cũng khó kết luận chất lượng của gói nấm.
      Dù sao tại vùng M.Vịnh ở bà con đã ủ phân gà chứa nhiều vỏ trấu thành công, lâu cũng được miễn sao có kết quả là tốt rồi.

    • Có nhà không ủ mà lúc hốt phân trong chuồng ra họ rắc Trichoderma sau đó để nguyên trong bao cả năm. Nó cũng tự hoai mục. Sau đó đem nguyên bao phân đó không bón cho cây nào cả. Mà thường để giữa 2 hàng tiêu cho đất vùng đó tơi xốp, tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển. Gặp mưa thì nước thấm phân dần từ ngoài vào. Không phải lo lắng chuyện cây bị tuyến trùng vàng lá vì phân chưa hoai. Bón phân chưa hoai còn nguy hiểm hơn là không bón. Nếu bà con ủ phân gà có nhiều vỏ trấu thì nên ủ sớm vào đầu mùa khô. Tới đầu mùa mưa bón là vừa.

      Trichoderma thì có nhiều dòng. Có dòng dùng để ngừa tuyến trùng, có dòng dùng để ngừa nấm và có dòng chuyên để phân rã xác bã hữu cơ, giải độc cho đất… Nếu có ủ thì nên xem kỹ chức năng của dòng nấm mình đang sử dụng. Thường thì trong một gói nó chứa nhiều dòng. Cho nên có nhiều người không để ý điều này thì ngừa bệnh cũng không hữu hiệu. Nói là tôi đã ngừa mà tiêu vẫn chết. Có khi dòng nấm Tricchodema mình đang sử dụng chỉ ngừa tuyến trùng thì không thể ngừa nấm được. Bà con lưu ý. Theo kinh nghiệm của riêng tôi thì đa phần dòng nấm bạch sẽ ngừa tuyến trùng và rệp sáp tốt, đặc biệt tiêu diệt bọ cánh cứng tuyệt vời. Còn dòng nấm lục thì ngừa nấm tốt hơn. Nếu bà con nhân bào tử nấm lên thì sẽ phát hiện ra dòng đó là dòng nào ngay.

  3. Nấm Trichoderma có rất nhiều dòng với tác dụng cũng có phần khác nhau. Vì vậy thị trường sản phẩm nấm Tricho hiện nay cũng rất lung tung, mọi người nên tìm hiểu kỹ để mua sản phẩm có chất lượng.
    Tên hay chưa hẳn là sản phẩm đã hay đâu, cần lưu ý !

  4. Xin chào mọi người!
    Mình mới trồng tiêu nên chưa có kinh nghiệm, xin tư vấn các Anh!
    Tiêu mình trồng được 3 tháng, khâu xử lý đất ban đầu, bón lót phân chuồng mình làm rất kỹ, có hệ thống tưới nhỏ giọt, giàn che đầy đủ, đa số tiêu phát triển tốt.
    Qua kiểm tra phát hiện rải rác một số trụ tiêu có hiện tượng bạc lá từ ngoài vào, chết từ trên ngọn xuống, chết từng đốt. Thân, gốc vẫn xanh. Xin hỏi đó là bệnh gì, cách điều trị, loại thuốc…
    Các vườn tiêu gần vườn nhà mình bị hiện tượng này và chết rất nhiều.
    Chúc mọi người mạnh khỏe!

  5. Chào các bạn @bình minh, trần hảo, trung tin 727… các bạn ở Châu Đức, Bình Phước, Đắc Nông … Các bạn sử dụng phương pháp đảo thuốc bằng áp lực nước khi phun thuốc hiệu quả như thế nào mà không thấy các bạn phản hồi, có trục trặc gì không? Mong phản hồi của các bạn. Chúc mọi người sức khỏe.

    • Ở chỗ tôi có người xử dụng vỏ cà phê (không ủ) đổ một lớp dày 10 cm lên toàn bộ vườn tiêu, sau đó tưới nước, mục đích để giữ ẩm, cỏ dại không mọc, tiêu lại tốt và không sâu bệnh, cách làm này đã được 5 năm rồi, năng suất rất cao.
      Tôi nghĩ nếu không ủ nấm bệnh từ vỏ cà phê sẽ lây sang tiêu, các Anh cho ý kiến cách làm trên
      Chúc các Anh mạnh khỏe !

  6. Chào chú Tieuphong!
    Hôm chú chỉ cho cháu cách đảo thuốc bằng chính áp lực của thuốc thì cháu đã thử luôn ngay hôm đó. Cháu thấy cách đảo thuốc này rất tốt. Với cách này thì xịt booc-đô sẽ đỡ bị lắng hơn. Nó sục mạnh đáy phuy, không cho thuốc lắng xuống phía dưới. Cháu ráp loại vòi lớn thì độ sục của nó mạnh hơn. Khi thuốc gần hết thì mình phải tắt vòi đảo đó đi kẻo thuốc bay mù ngược lên miệng phuy.

    Tiêu nhà mình cũng bị như tiêu bạn Trần Thịnh đó. Tiêu lên mầm đẹp, mình cột vào trụ được ít bữa là bị rụng phần ngọn. Mình cứ tưởng do mình cột chặt quá làm thắt dây nên nó tự rụng. Nhưng thực ra không phải vì mình đã nới lỏng mà vẫn bị. Mình không nghĩ do thiếu dinh dưỡng hoặc do côn trùng. Ai biết nguyên nhân thì xin chỉ dùm.

    • Chào bạn!
      Do nấm và tuyến trùng cùng tấn công. Điều trị như chết chậm có kết hợp ngừa tuyến trùng rệp sáp. Sau đó hồi phục bằng phân Amino, sau cùng bổ xung xác bả hữu cơ. Bảo đảm khỏi 100%. Nếu muốn dùng biện pháp sinh học thì dùng Trichoderma dòng M8, M32, M35 sẽ có tác dụng ngừa hiện tượng trên tái phát.
      Thân!

  7. Anh Nguyễn Minh Vịnh cho em hỏi mình ủ phân chuồng+trichoderma +tro+vôi được không anh. Cảm ơn anh nhiều!

    • Chào bạn!
      Ủ phân chuồng trộn Trichoderma thì ngoài những dung dịch nuôi nấm thì ta có thể trộn thêm 1-1,5% lân và 1% vôi cho phân mau hoai mục. Lân có tác dụng giúp cho phân chuồng giữ N, trong quá trình ủ nếu thời gian kéo dài quá lâu mà không có lân thì lượng đạm thất thoát sẽ rất lớn. Còn vôi thì giúp cho quá trình phân giải của chất hữu cơ nhanh hơn. Tro thì thành phần của nó chủ yếu là Kali. Có thể trộn thêm khi bạn ủ xong cũng được. Còn trong quá trình ủ nó không có tác dụng nhiều. Bạn có thể lên mạng tìm hiểu cách ủ nóng, ủ nguội, ủ nóng trước nguội sau, ủ phân xanh, phân rác,… Vào Wikipedia tìm hiểu những kiến thức phổ thông hoặc bạn có thể vào trang của Cục Trồng trọt để nghiên cứu thêm.
      Thân!

  8. Xin chào tất cả!
    Bỏ vôi vào trong đống ủ nhằm mục đích:
    1.Tăng độ pH của đống ủ lên, phù hợp với môi trường sống của vi sinh vật có lợi.
    2. Tiêu diệt mầm bệnh.
    Nhưng nó cũng có nhiều mặt hại như:
    1. Làm thất thoát đạm của đống ủ và phân Ure khi trộn vào.
    2. Tiêu diệt vi sinh vật có lợi lẫn có hại.
    3. Lân gặp vôi sẽ tạo thành quặng phosphat khiến cây không hấp thu được
    4. Khi gặp Axit humic sẽ tạo thành humat canxi cũng là chất cây không hấp thụ được.
    Như vậy vôi có khá nhiều cái hại. Cái lợi lớn nhất là tăng pH của đống ủ thôi Vậy thì mình có nên cho vôi vào đống ủ nữa không ? Một số tài liệu nói cho thêm vôi, một số thì không. Theo em thì bà con ta đừng nên cho thêm vôi. Mời mọi người góp ý thêm về vấn đề này nhé

    • -Trong quá trình ủ thì men Tricho sẽ có cơ chế tự điều hòa pH trong đống để phát triển, cách ủ bằng tricho khi vi sinh hoạt động nhiệt độ đống ủ sẽ tăng cao (khoảng 50 – 60 độ C) vì thế sẽ giải quyết những mầm bệnh trong đống ủ. Đối với những vi sinh có hại thì bản chất là loài nào đông thì sẽ ức chế loài kia, và nữa là những vi sinh có hại chỉ phát triển mạnh ở môi trường pH 4,5 đổ lại.
      P/s: Cũng nên lưu ý là hiện nay đa số trên thị trường loại nấm Tricho này không còn hoạt lực mạnh nữa, mọi người nên cẩn trọng trước khi mua và tìm những công ty sản xuất uy tín để có giống tốt.

    • Chào chú Vịnh chào công đồng giatieu.com. Con có 1 thắc mắc là k biết Bố con làm như vầy có đúng k? Con thấy bố con sau khi ủ hoại phân bò xong mang đí bón chung với vôi. Con thấy làm như vậy là sai vì vôi có tính khử trùng mà trong đống ủ có chứa vi sinh vật trichoderma , nếu bon chung như vậy thì trichoderma sẽ bị vôi làm chết hết, k biết con suy nghĩ vậy có đúng k ak? Các chú các bác trong cộng đồng trả lời giúp con ?

    • Cháu suy nghĩ thì đúng nhưng thực tế lại khác. Vì quá trình ủ nhiệt độ tăng cao sẽ làm vsv có hại lẫn có lợi bị tiêu diệt, nên tricho chết hết rồi. Khi đưa phân ủ hoai ra bón cần bổ sung lượng tricho khác để phòng bệnh. Rất nhiều bạn không hiểu điều này nên khi cây bị nấm bệnh tấn công sẽ không hiểu tại sao.

  9. @ Trần Thịnh :

    Trời đất, làm nông mà được vậy khác nào trúng số bạn ! Mới đọc tôi nghĩ chỉ tủ gốc, coi lại là rải khắp vườn (ngoài sức tưởng tượng), chắc vườn này cũng nhỏ thôi. Là tôi thì ủ làm chi cho mệt, đảm bảo trong 3-5 năm hoặc hơn, về cơ bản không cần bón thêm phân hóa học gì (đương nhiên vẫn cần bổ sung trung vi lượng), mà cũng chẳng có sức đâu mà ủ ! Giả dụ có 1ha (10.000m2) x 0.1m = 1.000m3, công sức đâu mà ủ cho hết ?

    Trước hết tôi sẽ mua 700kg vôi sống (vôi cục), để vào chỗ mát, 1 tuần sau sẽ thành 1 tấn vôi bột (không sợ giả) + 500kg super lân, trộn đều, sau đó rải đều khắp vườn. Xong pha booc-đô 2% xịt toàn bộ diện tích mặt vườn. Vẫn nên pha vôi, vì ngoài tác dụng trung hòa PH, vôi còn làm tăng tính hấp thụ của đồng sun phát lên nấm bệnh, tăng hiệu quả. Xong rải đều vỏ cà phê lên trên. Xong phun nấm trico (đã ủ 48 giờ trong nước dinh dưỡng) lên toàn bộ bề mặt của vỏ cà phê. Xong bơm nước tưới ẩm 1 lượt nữa (chỉ nên đủ ẩm – nước ngấm qua vỏ cà phê, xuống đất chừng 3 phân là được).

    Sau 1, 2 tuần kiểm tra nếu khô tiếp tục tưới ẩm, đầu mua mưa bổ sung trico, giữa mùa bổ sung tiếp, bệnh hại chắc sẽ giảm 90% – Phủ được 1 lớp lạc dại nữa thì quá tốt. Khu vườn sau 2 năm sẽ chẳng khác nào rừng nguyên sinh! Trồng gì cũng có ăn, bạn nào trồng cây trên rừng mới khai phá thì biết rồi, 2-3 năm đầu đâu cần bón phân gì, riêng tiêu không đạt 10 tấn thì đáng tiếc thật! Cũng khó đấy vì còn cần nhiều kỹ thuật khác nữa. Thân chào.

  10. Chào cả nhà!
    Dư phân chưa hẳn đã là tốt. Đặc biệt là dư đạm.
    Đối với xác bã hữu cơ nhu cầu của tiêu kinh doanh chỉ cần 10-12kg/gốc/năm.
    Thân!

  11. Chào Minh Vịnh. Anh vui lòng cho bà con nông dân chúng tôi biết luôn nhu cầu về tất cả các loại phân (kể cả đa, trung và vi lượng) cho 1 gốc tiêu/1 năm đi. Để bà con chúng tôi dễ hiểu và chăm sóc cho cây tốt hơn – Cảm ơn nhiều.

  12. Chào Bạn!
    Theo nghiên cứu của Phan Hữu Trinh. Nhu cầu dinh dưỡng của cây hồ tiêu kinh doanh trong một năm là: Hữu cơ xác bã thực vật 15-20kg/gốc/năm. Ure 300-400g/gốc/năm. Lân 450-600g/gốc/năm. Clorua Kali 200-250g/gốc/năm. 28g vi lượng. Còn theo nghiên cứu của Sim (1971) và Waard (1964) có sự tương đồng với hàm lượng chất khô là 11.426 kg chất khô/ha cho trụ tiêu trưởng thành và lượng mất dinh dưỡng ước tính là 233kg N, 39kg P2O5, 207 K2O, 30Kg MgO và 105kg CaO. Đó là những con số mà các nhà khoa học nghiên cứu.
    Còn riêng tôi bón phân vào từng thời điểm và dựa vào màu lá của cây hồ tiêu bón nên chưa bao giờ thống kê lượng phân mà bón cho từng cây. Cách bón phân tôi cũng có giới thiệu cho bà con tham khảo rồi.
    Thân!

  13. Ủ đống phân như vậy là quá cao, phải thông thoáng không khí, ko được đậy bạt lại , như vậy sẽ làm tăng nhiệt độ ở những lớp dưới, làm cho bào tử nấm bị kém phát triển, chết. Ủ cao khoảng 50cm thôi. Còn muốn tạo nhiều bào tử để phun xịt (ủ 1 lượng ít) thì nên hấp hay luộc vỏ cà phê, rơm rạ, mạc cưa, xơ dừa…

    • Đống ủ như vậy là không cao. Với phương pháp ủ này mà không che bạt thì phân chẳng bao giờ hoai. Cách ủ của anh là ủ nguội còn chất đống này là ủ nóng. Ủ nóng sẽ mau hoai hơn. Anh nên nghiên cứu thêm về nhiều phương pháp ủ.

  14. Ủ như vậy chắc là nhiệt độ trong đống ủ sẽ cao rồi, như vậy thì chỉ 1 số vsv chịu nhiêt, nấm chịu nhiệt phát triển thôi vì vậy phân hoai là do nhiệt độ,… chỉ 1 phần trên mặt là hoai mục do nấm trico phát triển thôi (khi đào đống phân lên và đem bỏ ra vườn các bạn sẽ thấy khác biệt), nên hàm lượng trico trong đống ủ ko nhiều và ko đồng đều. nên khi bỏ phân thì trong vườn nơi có nơi ko, làm ảnh hưởng tới việc phát triển và chống lại các loại nấm gây bệnh…
    Chúc sức khỏe các bạn trên diễn dàn.

  15. Chào anh Minh Vịnh!
    Cho mình hỏi, nhà gần lò giết mổ bò, trâu nên có rất nhiều phân dạng chưa kịp tiêu hóa (đang trong bao tử bò, trâu) rất nhiều nước. Mùa mưa nên không phơi khô được, mình ủ với tricho cả năm nay mà vẩn chưa hoai được. Mong anh chỉ giúp cách nào ủ cho mau hoai, xin cảm ơn. Chúc anh khỏe!

  16. Chào bạn!
    Với phân tươi không cần phải xịt thêm nước độ ẩm phân tươi tầm 75-80%. Mà dùng men phân giải phân xanh chế phẩm EM, Penac PR hoặc Bio-Plant (các chế phẩm này có hướng dẫn cách sử dụng trên bao bì) hoặc các loại thay thế tương đương+ trichoderma cứ 1 lớp 10 phân phân thì 1 lớp trichoderma. Loại phân giải hữu cơ. Đậy bạt kín lại 30-35 ngày đảo trộn nếu thấy không đạt ẩm độ thì bổ xung nước giữ ẩm độ tầm 60% nó sẽ hoai thôi bạn tầm 4-6 tháng. Bạn nên tìm hiểu thêm cách ủ phân xanh. Dạ dày bò chưa tiêu hóa hoàn toàn thì nó vẫn còn là phân xanh đấy bạn. Nếu muốn phân mau hoai thì dùng thêm 5% lân, Trichoderma có loại phân giải lân chậm tan, nên có lân thì trichoderma sẽ hoạt động mạnh hơn. Bổ sung 1 % vôi khi đống phân đã hoai để sử dụng. Với loại phân tươi này muốn biết dùng được hay chưa rất dể nhận ra. Đó chính là mùi hôi. Nó mà hết mùi hôi là dùng được.
    Thân!

    • Trước tiên, tôi cám ơn anh về việc hướng dẫn ủ phân chuồng chi tiết “phân chuồng tươi”. Anh cho hỏi là sau thời gian ủ thì phân rất nóng, trên mặt xuất hiện nhiều nấm trắng, nhiệt độ tôi thấy khá cao khoảng 60-70 độ gì đó. Như vậy tôi e rằng bào tử nấm trichoderma sẽ chết. Mong anh hướng dẫn thêm. Cám ơn.

  17. Trên cả tuyệt vời!
    Tôi trộn 2kg men vi sinh cho 400 bao vỏ cà phê, trộn xong 3 ngày chờ để tưới thêm 1 đợt nước vì cảm thấy chưa ướt. Không ngờ hôm nay ra thấy men lên trắng cả đống vỏ, bên trong đống vỏ thấy vỏ mềm nhủn, chuẩn bị hoai. Đà này cở 1 tháng thì có 1 đống phân vi sinh, bên ngoài bán 150.000 đ/bao!

  18. Chào bạn dat ly !
    Nhờ bạn tư vấn giùm tôi với nhé. Bạn dùng loại men vi sinh nào để ủ vỏ cà phê vậy ? Tôi cũng chuẩn bị ủ nhưng đang phân vân không biết nên dùng loại men nào.
    Cảm ơn trước nhé !

    • Hiện nay chế phẩm vi sinh Trichoderma có rất nhiều thương hiệu trên thị trường.
      Theo tôi nghĩ, bà con nên hỏi thăm những người ở chung quanh mình để biết xem nên mua của thương hiệu nào. Vấn đề nằm ở chỗ hàng chất lượng hay hàng kém chất lượng. Bà con có thể tự mình kiểm tra chất lượng được qua cách nhân sinh khối bào tử lên, một công đôi việc. Thân !

    • Anh Ng Vịnh cho em hỏi : Em ủ 4 tấn vỏ được 3 ngày, nhiệt độ trong đống ủ khoảng 70-80 oC nhưng nước chân cứ rịn ra hoài, vậy có ảnh hưởng gì đến chất lượng không? Rất mong tin anh. Xin cám ơn !

    • Nước chân cứ rịn ra có nghĩa là bị thừa nước, dư ẩm sẽ làm cho sự phân hũy chậm lại ở phần dưới. Nhưng không sao, sinh nhiệt cao vậy là rất tốt, có thể giúp cho Sơn đảo đống ủ sớm 1-2 ngày, Khi đảo nhớ rút kinh nghiệm để phun nước ít lại ở mức vừa đủ.
      Đống ủ đã lên nấm trắng chưa? Nhớ đảo khi nấm đã lên đều.

    • Vâng, đã lên nấm rồi nhưng chưa đều. Em cám ơn nhiều !

  19. Chào bà con.
    Thường xuyên theo dõi diễn đàn tôi thấy nhiều bà con thường bối rối trong việc lựa chon thuốc BVTV, tôi xin góp ý với bà con là nên tải tài liệu sau đây rồi lưu vào máy : “DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM”. Bản của tôi ngày 22/02/2012 (mới hơn càng tốt) gồm 282 trang. Bao gồm tất cả các loại thuốc BVTV, tên hoạt chất, tên thương mại, DN sản xuất, đối tượng phòng trừ.

    Khi muốn tìm “Trichoderma” chẳng hạn bạn mở ra, bấm “ctrl F” – tìm kiếm, dán từ cần tìm vào ô “Find what” rồi bấm “Find Next” sẽ cho bạn thấy hàng loạt tên cùng nhà sản xuất để bạn tìm kiếm và lựa chọn. Hoặc tìm RIC 10WP, hoạt chất của nó là NAA (1-Naphthylacetic acid), bạn tìm tiếp “Naphthyl acetic acid” sẽ cho ra kết quả là vài loại tương đương. (Trước khi sử dụng bà con nên tìm hiểu kỹ nha – sai 1 ly đi cả vườn đấy!). Các bạn tìm vài lần rồi sẽ quen thôi. 2,4 – D là thuốc diệt cỏ, nếu pha loãng tới phần triệu sẽ thành thuốc kích thích ra rễ giá rẻ không ngờ.

    Lưu ý lần nữa là bà con nên nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng nếu nó là mới đối với vườn cây của mình. Thân chào! Chúc bà con khỏe!

    • @Tiêu Sầu chỉ đường cho đi với chớ, đi cứ bị lạc đường mãi không tìm được đúng chỗ. Chỉ gặp toàn những cái không đúng như bạn nói. Chỉ đường dẫn nhé! Cám ơn bạn.

    • Thuốc kích thích ra rễ ngoài thị trường bán đầy, 10.000 đ/lọ. Nên chẳng ai dại gì dùng thuốc diệt cỏ nồng độ thấp làm thuốc kích thích ra rễ. Đặc biệt với nông dân dùng không đúng cách càng nguy hiểm hơn. Đôi lúc kiến thức là rất bổ ích nhưng những kiến thức như vậy thì khá nguy hiểm. Để lên cho bà con tham khảo cũng là con dao 2 lưỡi đấy bạn.

  20. @ Tiêu lép : Bạn vào trang này : http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/bonganh/bonongnghiepvaphattriennongthon/vanban?orgId=16&title=V%C4%83n+b%E1%BA%A3n+quy+ph%E1%BA%A1m+ph%C3%A1p+lu%E1%BA%ADt&classId=1&view=detail&documentId=156988

    Ở gần cuối trang :

    “Tệp đính kèm
    TT 10-kem.doc (6464000 Byte)
    TT 10.doc (52736 Byte)”

    Bạn bấm vào : TT 10-kem.doc (6464000 Byte). bấm ok, Máy sẽ tự tải về, bạn lưu lại là xong. Thân.

  21. Chào anh Phan Viết Phát, tieuphong, Nguyễn Minh Vịnh
    Lần đầu tiên tham gia diễn đàn giatieu.com, tôi thấy rất hay và bổ ích. Xin cảm ơn anh Nguyễn Vịnh (admin) và cả nhà giatieu.com
    Tôi sinh năm 1960, trồng 3ha tiêu tại Pleiku, Gia Lai từ năm 1999, vừa đi làm vừa trồng tiêu.
    Vườn tiêu của tôi bị rệp sáp rễ nhiều nên khoảng 1,5ha bị cằn, vàng lá và chết dần nên chỉ còn kinh doanh một nữa diện tích (1,5ha), còn một nữa diện tích trồng đi trồng lại nhưng cây tiêu vẫn suy.
    Vừa qua theo dõi trên diễn đàn thấy giới thiệu dùng vi nấm 3 màu + dầu sáp phòng và trừ rệp sáp rất hiêu quả, nhưng tôi chưa rõ cách sử dụng : thời gian xử lý (tháng nào), nồng độ xử lý…
    Cũng nói thêm tôi vừa mới lắp đặt xong hệ thống tưới nhỏ giọt Israel (tự động) cho toàn vườn tiêu để chủ động tưới cho tiêu con trồng dặm xen kẻ trong tiêu kinh doanh.
    Mong các anh và gia đình giatieu.com chỉ giúp tôi cách xử lý trừ rệp sáp.
    Xin chân thành cảm ơn.

    • Chào bác Tiêu Vàng.
      Tôi cũng ở Gia Lai, bác cho hỏi bác lắp hệ thống tưới nhỏ giọt hết bao nhiêu tiền một ha. Tôi cũng đang định lắp hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn của mình mà chưa biết liên hệ ở đâu. Bác tư vấn giúp tôi với nhé, nếu được, bác cho tôi tham quan mô hình của bác để học hỏi thêm.
      Rệp sáp thì tôi cũng chưa có kinh nghiệm điều trị. Khi chăm sóc tiêu, tôi thường để ý các nách lá, trong kẻ rể, hễ thấy kiến thì cố tìm rầy rệp, ít thì xử lý luôn nên ko thấy nó phát triển.
      Vi nấm 3 màu tôi chỉ mới sử dụng có 1 lần nên cũng không biết nhiều. Liều lượng thì có trên bao bì. Tôi rắc quanh gốc trước khi tủ rơm, sau khi tưới ẩm tầm hơn 1 tuần thì thấy có 1 lớp men có bụi màu vàng phủ bề mặt đất dưới lớp rơm ẩm, ko biết đó có phải là vi nấm đang phát triển không? Nay vườn không thấy rệp nữa. Hình như tôi đã đọc đâu đó xử lý rệp theo liều lượng đầu mùa mưa, sau đó tầm 20 ngày thì xử lý lại tricho để ngừa tuyến trùng. Chắc chắn mấy bác Phan Viết Phát, tieuphong, Nguyễn Minh Vịnh… sẽ giúp đỡ bác vụ trừ rệp sáp.
      Mong bác phản hồi về việc hệ thống tưới nhỏ giọt, cảm ơn bác.

  22. Chào bạn Cua !

    Cảm ơn bạn về thông tin sử dụng vi nấm 3 màu.
    Hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel có nhiều ưu điểm phù hợp cho chăm sóc cây tiêu như cung cấp phân, thuốc bảo vệ thực vật, vi nấm Tricho … đến từng gốc tiêu với một định lượng chính xác và đều đặn.
    Giá thành khoảng 40 triệu đồng/ha (tức khoảng 20.000 đ/trụ tiêu).
    Tôi hy vọng nhờ hệ thống này đưa thuốc / vi nấm đến từng gốc tiêu ( thấm sâu 30-40cm) để phòng và trừ tuyến trùng và rệp sáp (Xin thú thật mới là hy vọng thôi, vì tôi đang làm, chưa có kết quả cuối cùng.)
    Tôi đã lắp đặt tưới nhỏ giọt cho 3 ha tiêu, và dự kiến sang năm lắp đặt tiếp cho 2 ha trồng mới nữa.

    Tại xã Phú Quang, Chưpưh, Gia Lai đã triển khai hơn 40 vườn tiêu. Bạn có thể liên hệ anh Hiếu (0902341490) để được tư vấn và lắp đặt, kể cả tham quan nhiều mô hình tưới nhỏ giọt cho cây tiêu.
    Thân chào! Chúc sức khoẻ!

  23. Chào các bác !
    Cho em hỏi, làm thế nào để phân biệt được giữa tricho bạch và tricho lục. 2 dòng này có sống chung cùng với nhau được không? Rất mong sớn nhận được phản hồi. Xin cám ơn.

  24. Lần đầu tiên mình nghe nói nấm Tricho bạch và Tricho lục !

    Chỉ biết nấm xanh Metarhizium Anisopliae và nấm trắng Beauveria Bassiana là chế phẩm trừ sâu sinh học của Cty Tam Nông thôi.

    • @ Tiêu lép !
      Theo như lời mô tả có trong bài phản hồi của Anh Nguyễn Minh Vịnh thì Trichoderma có nhiều dòng, mình xin trích một đoạn để bạn tham khảo :
      “Trichoderma thì có nhiều dòng. Có dòng dùng để ngừa tuyến trùng, có dòng dùng để ngừa nấm và có dòng chuyên để phân rã xác bã hữu cơ, giải độc cho đất… Nếu có ủ thì nên xem kỹ chức năng của dòng nấm mình đang sử dụng. Thường thì trong một gói nó chứa nhiều dòng. Cho nên có nhiều người không để ý điều này thì ngừa bệnh cũng không hữu hiệu. Nói là tôi đã ngừa mà tiêu vẫn chết. Có khi dòng nấm Tricchodema mình đang sử dụng chỉ ngừa tuyến trùng thì không thể ngừa nấm được. Bà con lưu ý. Theo kinh nghiệm của riêng tôi thì đa phần dòng nấm bạch sẽ ngừa tuyến trùng và rệp sáp tốt, đặc biệt tiêu diệt bọ cánh cứng tuyệt vời. Còn dòng nấm lục thì ngừa nấm tốt hơn. Nếu bà con nhân bào tử nấm lên thì sẽ phát hiện ra dòng đó là dòng nào ngay”

      Mình băn khoăn làm thế nào để phân biệt được ra dòng bạch và dòng lục. Bà con ai biết rõ hơn về thông tin 2 dòng này thì hoan hỷ chia sẻ cùng nhau.
      Chào đoàn kết !

  25. Cho em hỏi dùng bả gì để diệt kiến vậy ? Em đã hỏi mua thuốc diệt kiến có nguồn gốc sinh học nhưng không có, xin chỉ giùm em, em cảm ơn trước.

  26. Bạn mua Regent 800WG về trộn với cá ươn xay nhuyễn rồi quét lên nọc tiêu. Mỗi cây khoãng 1-2 viên khoãng đầu ngón tay.lúc trước tôi cũng hay dùng loại này để đánh bả kiến trên cà phê vào lúc thu hoạch. Nếu nhớ không lầm thì trộn 2 gói Regent loại gói lớn cho 1 kg cá. Thân !

  27. Tôi có ủ 2 tấn trấu với 20 bao phân bò. Tôi ủ được hơn một tháng rồi. Nhưng khi tôi đào một lổ trên đống trấu tối thấy có hai phần khắc biệt. 20cm phía ngoài thì trấu khô, có các sợi nấm trắng và nhiệt độ khá cao. Còn ở phía trong đống ủ trấu ướt nhưng không thấy những sợi nấm và trấu có mùi hôi nhứ mùi trấu được ngâm vào một thùng nước. Có biểu hiện của nấm đang phát triển từ ngoài vào trong. Vì đây là lần đầu tôi làm nên không biết đã đạt chưa và bầy giờ tôi nên tưới cho phần trấu khô bên ngoài hày cứ để vậy cho nấm lan vào trong nhưng nó lan chậm lắm. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.

  28. Mình mới mua 4 gói chế phẩm vi sinh TRICO-DHCT 10 bào tử/g của công ty BẢO VỆ THỰC VẬT AN GIANG để về ủ vỏ cà phê. nhưng mình đọc trên bao bì sản phẩm công dụng chỉ thấy ghi là:
    – thuốc phòng trị hữu hiệu các bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi do nấm Fusarium solani gây ra.
    – Chết cây con trên dưa hấu, bí đỏ, lạc, điều.
    vậy cho mình hỏi chế phẩm mình mua trên có thể dùng để ủ được không, nếu dược thì cách ủ như thế nào và liều lượng để sử dụng ra sao?
    Mình rất mong câu trả lời sớm của cộng đồng.
    Mình xin cảm ơn!

    • Chào @nguyễn Kim Thái

      -Nấm Trichoderma có khoảng 300 ngàn dòng, được chia thành nhóm theo chức năng như: phân giải hữu cơ, cố định đạm, khử mùi, tiết chất kháng sinh, ký sinh, đối kháng-cạnh tranh với nấm bệnh và các vi sinh vật khác…
      Tuy nhiên, chỉ trong phòng thí nghiệm, nhà khoa học mới đủ điều kiện phân lập triệt để và chia ra từng loại để định danh hay kí hiệu (mới khoảng 80 dòng). Còn trong ứng dụng sản xuất vi sinh để phục vụ nông nghiệp chỉ phân lập tương đối, vẫn có lẫn lộn nhiều dòng hay thậm chí không phân lập, thường được sử dụng chung và gọi tên chung là trichoderma sp.

      Trichoderma chỉ hoạt động hiệu quả khi nó “định cư” trước khi các loài nấm bệnh xâm nhập, nó cho phép tạo thành lớp măngsông bảo vệ vùng rễ cây tránh khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh. Một khi đã “định cư”, Trichoderma sẽ giúp cây trồng phát triển mà không bị nấm bệnh tấn công

      Vì thế nấm tricho thương phẩm được ghi theo mục đích sản xuất hay theo nhu cầu của nhà nông, nên có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như trên bao bì có ghi rõ.

      -Về cách ủ vỏ cà phê, có thể tham khảo các bài viết trong cửa sổ : Trồng và chăm sóc tiêu
      Thân

  29. Chào anh Nguyễn Vịnh,

    Sau khi đóng rơm rạ đã mục thành phân. Em có thể để phân ở một góc vườn nào đó và để vài tháng sau (khoảng 5 tháng chẳng hạn, vì em muốn ủ vào mùa khô và sẽ sử dụng chúng vào mùa mưa để trồng cây)sử dụng được không ? Ý em là nếu sau khi ủ chúng ta không sử dụng phân liền thì chất lượng phân có bị giảm không anh ?

    Rất cám ơn anh.

    • Chào bạn. Chắc chắn giảm do nhiều nguyên nhân mà bốc hơi là rõ rệt nhất.
      Đậy kín, hạn chế ánh sáng lọt vào. Không để nước mưa, bụi bẩn, tạp chất lạ rơi vào. Hạn chế để bốc hơi, thỉnh thoảng phun nước giữ ẩm. Nhớ cho thêm vi nấm tricho trước khi bón.
      Thân

  30. Chào anh,
    Em thấy trên bao bì khuyến cáo nên mặc đồ bảo vệ như găng hay ủng nhưng đa số em lại thấy người ta không sử dụng bất cứ thiết bị gì để tránh tiếp xúc với Trichoderma khi em xem các video trên internet ! Anh có thể cho em một lời khuyên dược không ah.
    Rất cám ơn anh.

  31. Chào anh Nguyễn Vịnh,
    Em vừa mua 7 khối phân bò (phân khô) để ủ, chuẩn bị cho mùa tới xuống tiêu lươn. Em ủ theo kinh nghiệm các bác nông dân chỉ bảo. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì em thấy kiến thức của các anh tuyệt vời quá, nhân dây vì em đã lở ủ khoảng gần 2 tháng rồi, tuy nhiên quan sát thì thấy vẫn chưa hoai và không chất lượng lắm (trộn phân bò + vôi bột). Nay em muốn áp dụng ủ lại theo phương pháp trên thì anh thấy được không ah, nghĩa là em muốn áp dụng ủ đúng kĩ thuật và không để mất chất lượng phân sau ủ. Mong anh chỉ giáo.

    Cảm ơn

    • Chào @Lê Đức Vinh
      Em vừa mua 7 khối…mà đã lỡ ủ khoảng gần 2 tháng rồi… là sao?
      Phân bò khô thì phần lớn vsv có thể bị chết, nếu còn sót con nào sẽ chết nốt khi em bỏ thêm vôi vào. Em mua nấm tricho và tiến hành ủ lại theo nội dung bài báo có hướng dẫn trên. Nếu khó khăn thì em dùng 2 hộp phân hữu cơ sinh học Biogel để ủ sẽ thuận tiện hơn.
      Thân

    • Thưa anh Vịnh,

      Dạ cám ơn anh đã chia sẻ. Phân mà em mua là phân bò khô, đúng ra là 10 khối phân bò + 2 bao vôi bột khô. Theo anh thì nếu em để ủ thêm khoảng 3 tháng, sau đó em bỏ trichoderma xuống kèm với phân bò hoai thì được không ah. Mong anh chỉ giáo.

    • Chào @Lê Đức Vinh
      Ý kiến anh đã nói ở trên rồi. Em nên tiến hành ủ lại, nếu để vậy ủ thêm thì rất lâu mới hoai được.
      Cho thêm tricho+pseud khi bón thì quá tốt.
      Thân

  32. Cháu chào chú Vịnh.
    Cháu có mua hơn 12 khối vỏ cà phê về ủ phân vi sinh để trồng tiêu mùa mưa này. Xin hỏi chú là cháu phải dùng nấm Trichoderma loại nào để ủ? cháu cần trộn thêm phân chuồng, phân lân Văn Điển và các loại phụ gia nào? số lượng cần bao nhiêu? Xin chú và cộng đồng tư vấn, cháu xin cảm ơn.

    • Chào bạn.
      Ủ vỏ cà phê làm phân cần phải tìm kiếm đầy đủ các chất phụ gia mới ủ được, trong khi nhiều loại men tricho ngoài thị trường có mật số nấm rất thấp nên vỏ cà phân hũy rất lâu.
      Nay chỉ cần 1 hộp phân sinh học Biogel hòa nước là ủ được 4-5 khối vỏ, mà cũng rất đơn giản. Chỉ cần hòa loãng với nước tưới lên đống ủ, đảo trộn kỹ và đậy bạt lại, thế là xong.
      Bạn chỉ cần chú ý theo dõi, thấy đống ủ khô quá thì dùng bình xịt phun lên một ít nước cho vừa đủ ẩm và đảo trộn lần nữa, có pha thêm Biogel hòa loãng thì càng tốt. Khoảng 60-70 ngày sau sẽ có phân vi sinh để bón rồi. Rất dễ bạn nhỉ !

    • Chào Trang BP,

      Cho mình hỏi pha 1 kg Biogel với bao nhiêu lít nước để ủ phân vậy.

      Mình cảm ơn nhé !

    • Tùy vào mức độ khô của vỏ cà, bạn pha cho đủ nước tưới ẩm là được. Nếu không tính được, bạn có thể làm theo cách này:
      Dùng vòi xịt nước vào đống vỏ cà và đảo đều cho đến khi vỏ no nước (cầm nắm vỏ cà bóp thật chặt, nếu có nước chảy ra thành giọt là vừa đủ).
      Sau đó pha 1 hộp Biogel với khoảng 50 lít nước, dùng bình vừa xịt vừa đảo đều đống ủ khoảng 4-5 khối vỏ cà. Nếu nhiều hơn thì bạn tính để pha theo tỷ lệ. Vậy nhé !

  33. Chào các anh Minh Vịnh, Nguyễn Vịnh. Em xin hỏi 1 vấn đề sau: em đã ủ vỏ cà phê được 1tháng, em chưa cho bất cứ phụ phẩm nào khác, tưới nước rất đều và tủ kín, hiện tại vỏ cà đã chuyển qua màu đen và khá mềm, nhiệt độ đống ủ đo ở chính giữa là 73 độ C. Vậy giờ em làm theo qui trình trên nhưng không cho phân chuồng có được không, nếu cho men vi sinh loại chuyên phân giải chất bã hữu cơ vào có phải làm giảm nhiệt độ đi sau đó mới tủ kín lại cho tăng nhiệt từ từ để vsv khỏi chết vì nhiệt độ cao không, cảm ơn các anh.

    • Chào bạn.
      Bạn không nói rõ đã ủ với men gì, vì sao không có các chất phụ gia… thì vsv sống bằng gì, lấy chất gì làm xúc tác,… Chỉ tưới và ủ kín có thể là lên men thối !?
      Quá trình vsv phân giải làm nhiệt độ tăng, càng tăng là phân giải càng mạnh. Tất nhiên vsv sẽ chết ở nhiệt độ cao sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu tăng cao quá, bạn cần đảo trộn cho nhiệt độ giảm bớt để vsv có thời gian phân giải triệt để hơn.

    • Cảm ơn bác, em thấy vỏ cà cứng quá nên tưới cho mềm để khi đưa men vào thì đống trấu đã xẹp sẽ tránh đc thất thoát men, cũng là tránh thoát nước quá nhanh, khi vỏ mềm thì men sẽ dễ hoạt động hơn khi vỏ còn cứng. Hi, em nghĩ vậy nên làm thử nhờ bác góp ý. Em quan sát thấy nếu vô men khi mới tưới vài ngày thì vỏ trấu cà chưa no nước, chưa xẹp, hơi nước rất dễ thất thoát, đống ủ mau khô đó là lý do em mua vỏ rất sớm và tưới trước 1 tháng sau đó mới vào men.
      Vấn đề em sợ giờ nhiệt độ đang cao vào men có hiệu quả như các bác vẫn làm là vào men khi mới tưới vỏ (nhiệt độ đang bình thường), bây giờ em mới bắt đầu cho thêm phụ gia và làm theo qui trình hướng dẫn trên diễn đàn, em ko cho phân chuồng nữa vì em ko có điều kiện mua phân, và em cũng thấy đống ủ đã bết lại có thể giữ ẩm y như khi ta trộn phân cùng rồi.

    • Khả năng đống ủ không thành công rất cao. Vì khi bạn đưa nước vào làm vỏ mềm tức là đã tạo môi trường ẩm cho vsv hoạt động. Để tự nhiên thì vsv lên men thối sẽ nảy sinh và chiếm chỗ hết rồi, chỗ đâu còn cho vsv hữu ích nữa?

    • Bác nói quả không sai, em mở đống ủ ra mùi thối bốc lên rất nặng, em không biết giờ có nên cho men hay cứ để vài tháng nữa cho mục hẳn rồi nhân sinh khối tricho trộn vào đem bón. Được hơn 1 tháng rồi cũng thấy khá tơi, bóp nhẹ cũng thấy khá nát.

    • Để vài tháng nữa thì chỉ còn lại chất mùn , chất dinh dưỡng còn không đáng kể vì bị vsv có hại phân hũy hết cả rồi. Bón cho tiêu không khéo cây mang bệnh thêm.
      Phân khô đem ủ không giàu dinh dưỡng như phân tươi vì bị bốc hơi làm bay mất chất trong quá trình phơi khô.

  34. Chào Chú Nguyễn Vịnh và cộng đồng. Xin tư vấn giúp cháu, cháu có 2 câu hỏi như sau:
    1. Thân, lá cây bắp (ngô) có thể ủ làm phân bón cho cây tiêu tốt không ạ.
    2. Để tránh tình trang úng nước cho cây tiêu vào mùa mưa thì khi đào hố trồng tiêu chúng ta đào sâu (khoảng 1m hoặc 1.2m) rồi đổ phân hữu cơ xuống (phân cây bắp, đậu) cho đầy hố được không ạ.
    Xin cảm ơn Chú và cộng đồng.

    • 1.Cây bắp hay mọi thứ xác bã rác thãi nông sản đều dùng ủ phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng rất tốt.
      2.Không cần sâu vậy đâu, khoảng 60cm là được rồi. Lúc cho phân hữu cơ đã ủ xuống hố, nhớ bổ sung thêm tricho và lấp đất nhẹ (mỏng). Khi phân đã hoai mục, hố sụp xuống, mới xới xáo cho đều và trồng.

  35. Chào anh Vịnh và bà con trồng tiêu, ở chổ tôi mua không có rỉ mật đường thì lấy gì thay thế nhỉ, cám ơn tất cả, thân chào.

    • Mua đường bánh nấu thủ công, đường đỏ, đường ly tâm màu vàng, đường chất lượng kém giá rẻ để thay thế đều được.

  36. Chào các anh chị, hiện em có ủ khoảng 10 m3 phân bò, mấy ngay ra xem thì thấy lên men trắng và sờ đống phân nóng, sau 3 tuân ra xem lại và bới đống phân lên thì thấy đống phân khô rang và rất nóng, nó khô vậy có sao không ?
    Em mới ủ lần đâu tiên chưa có kinh nghiệm lắm, xin các bác chỉ em với !

    • Men trắng và sờ thấy nóng là đạt đó bạn. Phân khô rang và rất nóng bạn nên tưới nước cho ẩm (bóp nắm phân thấy rịn nước ra là được), hàng tuần nên kiểm tra độ ẩm 1 lần.
      Nếu đóng phân nóng quá thì đảo trộn để hạ nhiệt độ, khô quá thì phần đó vi sinh vật không hoạt động nên phân sẽ không hoai.
      Sau khi ủ hoai cần bổ sung tricho để làm tăng chất lượng phân và ngừa bệnh cho tiêu.

  37. Chào anh Nguyễn Vịnh, em ở Hậu Giang. Nơi em ở trồng Mía là chủ yếu nên em có thể ủ bả bùn Mía lấy từ nhà máy với phân gà tươi (gà công nghiệp) được không. Nếu được mong anh hướng dẫn em kỹ thuật ủ chung 2 loại phân trên. Chúc vui!

    • Bạn tiến hành ủ theo hướng dẫn ủ phân chuồng, xác bả thực vật như trên bài này. Chú ý bổ sung thêm vi sinh vật có lợi (EM) và chế phẩm trichoderma sp loại có chất lượng để ủ.
      Chúc bạn thành công !

  38. Chào cả nhà. Em ủ 7 khối phân bò tươi với 2kg tricho, 50kg lân, 10kg ure. Đã qua 7 ngày mà không có nấm gi hết, có dòi nữa, mọi người giúp em với. Cảm ơn cả nhà.

    • Ủ được 5-6 ngày nếu đống ủ không nóng lên thì rà soát lại cách phối trộn. Nếu không có gì nhầm lẫn thì chắc chắn do mua nhầm tricho kém chất lượng. Bạn tìm kiếm chế phẩm tricho có chất lượng, bổ sung thêm EM trong phân biogel và ủ lại từ đầu.

  39. Anh Vịnh cho em hỏi cái này. Nhả em có nuôi gà đẻ trứng,mỗi lẩn hốt phân gà và đem phơi thì có rất nhiều giòi và mùi hôi. Đây là vấn để nan giải đối với trại gà em. Xin hỏi anh có biện pháp nào giảm mùi hôi và lượng ruồi ko anh? Xin cảm ơn.

    • Chào @Nguyễn Thanh Phong.
      Hốt đem đi phơi là một sai lầm nghiêm trọng. Phải chỉnh lại là: hốt đem đi ủ với nấm tricho và men EM (như ủ phân chuồng) để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng. Nếu không muốn ủ phân hữu cơ thì có thể làm đệm lót chuồng sinh học để khỏi hôi, nhưng… hơi uổng phí.
      Thân

  40. Anh Vịnh cho em hỏi. Cách làm phân hoại muc từ lá cây khô như thế nào dược không ah? Xin chân thành cảm ơn !

    • Chào my phương, rất đơn giản. Gom các lá cây lại thành đống rồi dùng biogel tưới lên rồi đậy bạt lại thôi 15 ngày sau Tưới một làn biogel nữa là ok

  41. Chào cộng đồng giatieu.com !
    Cho cháu hỏi là nếu ta gom nguyên liệu để ủ phân thành đống trong nhiều ngày rồi sau đó mới đổ men để ủ thì liệu vi sinh vật gây hại có xâm nhập vào làm hỏng nguyên liệu không ạ ?

    • Không loại trừ, nên cần phải cho đội quân tricho và EM nhiều hơn để “tăng cường lực lượng chiến đấu và lao động”.

  42. Chào Chú Vịnh
    Chú cho cháu hỏi các chế phẩm tricho ngoài cửa hàng BVTV làm sao để phân biệt giống tricho đối kháng nấm bệnh và giống phân giải xenlulo vì cháu tham khảo thấy có nhiều loại giống tricho, mà mỗi giống có công dụng riêng như giống phân giải, giống đối kháng nấm, giống đối kháng tuyến trùng… và dùng giống nào là có lợi cho cây tiêu nhất. Cháu cám ơn

    • Chào @vy Quốc Cầu.
      Cháu hỏi vụ này thì chú cũng chịu, vì bà con mình làm sao phân biệt được, hay lấy gì để cân đong đo đếm được, ngoài sự tin cậy vào nhà SX. Cho nên diễn đàn cũng chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở các sản phẩm được bà con tin dùng. (Còn nhà SX thì tha hồ nổ !…).
      Loại nào có lợi nhất thuộc về nhu cầu mình cần chứ.
      Thân

    • Chào Chú Vịnh.
      Chú cho cháu hỏi là để ủ phân mà thành phần chỉ có lá cây, cỏ, vỏ trái cây với tỷ lệ: 1 tấn chất ủ : 0,3kg trichoderma + 100ml amino humate + 70ml nước thì có hợp lý không, và thời gian phân hoai là khoảng bao lâu ạ? Cháu cảm ơn

    • Vậy cũng được nhưng thời gian ủ sẽ kéo dài hơn.
      Theo mình, nếu tăng lượng tricho và amino lên gấp 2-3 lần, kết hợp với đảo trộn đúng cách, điều chỉnh nhiệt, độ ẩm hợp lý, bổ sung thêm EM thì thời gian hoai sẽ ngắn lại chỉ trong khoảng 6-7 tuần thôi.

  43. Nấm trichoderma chỉ sống ở ngưỡng nhiệt độ từ 5 độ C đến 45 độ C, nếu nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn thì nấm sẽ chết. Khi ủ phân nhiệt độ lên đến 50-60 độ. Hỏi sau khi ủ xong nấm có sống nữa không??

  44. Tôi có ủ 3 tấn phân chuồng (phân bò lâu năm gần như hoại hoàn toàn) với nấm tricô được 6 ngày và kiểm tra thấy đóng ủ không có nóng lên. Thực hiện đúng quy trình ủ theo hướng dẫn. Vậy cho tôi hỏi như thế đóng ủ có bị hỏng, hay phải ủ lại từ đầu, xin chỉ giùm tôi.

    • Nội dung phản hồi không đủ để kết luận điều gì !
      Tuy nhiên, mình phỏng đoán chủ yếu do chất lượng của tricho dùng để ủ.
      Bạn cần ủ lại từ đầu để đống phân có chất lượng hơn.
      Chú ý liều lượng các chất phụ gia cho thêm vào đống ủ.

  45. Chào chú Nguyễn Vịnh.
    Phân vi sinh bán ngoài thị trường cháu muốn ủ thêm trichoderma có được không ạ.
    Cảm ơn chú!

    • Bạn không nói rõ cho thêm tricho vào nhằm mục đích gì thì làm sao góp ý đây? Để ủ thêm thì có tác dụng gì?

    • Rất nhiều bạn vẫn còn nhầm tưởng nấm trichoderma làm đủ mọi việc cho nhà nông. Không biết rằng nấm tricho chia làm nhiều dòng, mỗi dòng có một chức năng khác nhau. Dòng này không thể làm việc của dòng kia và ngược lại…

  46. Nền nông nghiệp tương lai hướng về sản xuất an toàn thì việc sử dụng Trichoderma là lựa chọn hợp lý và hiệu quả vượt trội.

  47. Cho em hỏi, nếu em làm 1 lớp vỏ cafe 20cm, xong rắc lân nung chảy, xong tưới chế phẩm tricho lên và tiếp tục lớp thứ 2 đc ko, em định bỏ qua cái bước ủ trước vỏ với lân vôi trong 7 ngày ạ.

    • -Ủ trước để giúp đống vỏ cà phê được ẩm đều và nâng pH lên mức thuận lợi cho vi nấm hoạt động mạnh. Bỏ qua sẽ có chỗ vỏ bị khô, vi nấm không phát triển để phân hũy…
      Nói chung, đảo trộn đều sẽ giúp quy trình ủ đạt kết quả nhanh hơn, tốt hơn.

  48. Con có vấn đề sau mong bác và cộng đồng tư vấn giúp.
    Con đang ủ phân heo do chất đống cũng khá lâu nên phần dưới đã hoai mục cào ra nó bột như cám vậy có màu nâu kết dính, con đã ủ khoảng 3 khối phân với 4kg Trichoderma, con không bỏ Biogel vội vì con nghĩ phân đã hoai không cần thiết mà Biogel đó con sẽ bỏ với Trichoderma trước khi đem ra hố khoảng 1 tuần như vậy thì tốt hơn hay là mình dùng để ủ phân từ ban đầu tốt hơn ạ.
    Xin Bác và cộng động cho con xin ý kiến để tích thêm kinh nghiệm ủ phân. Xin chân thành cảm ơn nhiều.

    • -Phân đã hoai thì ủ làm gì nữa ?
      -Biogel không chỉ để nuôi tricho mà còn tăng EM cho đống ủ. Nếu không, tricho sống bằng gì? chất lượng phân ủ ra sao?

  49. Cháu chào bác Vịnh và mọi người trên diễn đàn ạ. Cho cháu hỏi chút ạ. Mùa mưa trộn nấm tricodema với vỏ trấu lúa sau đó rải quanh gốc tiêu. Làm như vậy liệu có được không ạ. Mong mọi người tư vấn ạ.

    • Sao lại không, nhưng trộn vỏ trấu lúa có mục đích gì? tác dụng gì?

  50. Chào @Ngok
    Cảm ơn ý kiến phản hồi của anh, theo em nghĩ mặc dù phân đã hoai mục nhưng em vẫn ủ vì để tiêu diệt những nấm gây hại trong đống phân của mình, còn Tricho thì nó đã có nguồn phân hữu cơ để nó sống rồi, em bỏ Biogel lúc gần đem ra trồng là đã bổ sung thêm EM cho đống ủ rồi.
    Đây chỉ là những suy luận của em thôi không biết đúng hay sai nên nhờ cộng động giá tiêu góp ý giúp để em ủ đạt chất lượng.
    Chân thành cảm ơn tất cả cộng đồng đóng góp ý kiến

    • Trời ạ ! Ủ để tiêu diệt… thì đúng, nhưng đã hoai mục thì lấy gì để phân hũy, không phân hũy thì lấy gì sinh nhiệt? không sinh nhiệt thì tiêu diệt cách nào?… Trên bao bì mấm trcho để ủ nhà sản xuất có hướng dẫn cho thêm gì? tại sao? EM trong biogel là loại gì? cần cho thêm vào trước hay sau khi ủ? tại sao?…
      Mình không hiểu bạn đã nghĩ ntn nữa !

  51. Chào Dang Chau Duc!
    Chú thấy cháu làm @ Ngok khó xử rồi đấy. Với đống phân đấy giờ cháu đừng ủ nữa, phủ bạt lại và siêng đảo đều. Đến lúc mang ra bón thì tăng cường thêm tricho và biogel. nhớ kiểm tra pH.
    Kiến thức như đại dương bao la, nếu không tìm hiểu sâu và ghi nhớ, đặc biệt là chắt lọc kiến thức, ứng dụng phù hợp cho mình thì mông lung lắm-tất yếu thất bại. Cá biệt làm được 1 lần đấy là may mắn!

    @Ngok! Chú hay đọc những phản hồi của cháu: Chân tình! Đấy là nhận xét của chú về cháu. Tuổi trẻ mà được như cháu, quý, quý lắm! Gắng phát huy vì có rất nhiều người cần lắm những tấm lòng sẻ chia như vậy! Chúc cháu sức khỏe!
    Thân ái!

  52. Dạ. Theo ý kiến của cá nhân cháu là. Cháu rải vỏ trấu lúa với nấm tricoderma quanh gốc tiêu là vỏ trấu sẽ làm thức ăn nuôi nấm. Khi rải vỏ trấu lúa quanh gốc sẽ hạn chế được cỏ mọc trong gốc tiêu nên hạn chế công làm cỏ. Tránh gây hại cho cây. Đây là ý kiến của cá nhân cháu ạ. Mong mọi người góp ý.

    • Tricho chỉ cần các acid amin hữu cơ để sinh trưởng, nó sẽ nhường vỏ trấu lại…
      May mà vỏ trấu sẽ phân hũy rất chậm, khoảng vài năm sau cũng chưa xong. Vì nếu phân hũy nhanh thì nó sẽ luộc luôn gốc tiêu của bạn rồi !
      Hạn chế được công làm cỏ là chính xác, nhưng nó sẽ thành cái tổ…!

  53. Mình không ủ như phương pháp truyền thống mà mình vun rò sau đó bón phân chuồng ra đất, sau đó bón lân, vôi rồi phủ bạt plastis. Sau đó ngâm tricoderma+amino+mật mía+sữa bò vào 1 phuy dùng nhỏ giọt tưới vào đất đã bón phân chuồng sau đó đợi 30 ngày rồi trồng ớt. ủ như vậy sẽ đỡ tốn công hơn nhưng không biết có tác dụng như phương pháp ủ truyền thống không?

  54. Chào chú @Fusarium, cảm ơn ý kiến của chú và cảm ơn ý kiến của anh @Ngok. Nhờ những ý kiến đóng góp quý báu mà cháu đã rút ra được thêm kinh nghiệm trong việc ủ phân. Kiến thức mênh mông không học không thành. Chân thành cảm ơn ý kiến của cộng đồng giatieu.com

  55. Chào chú Vịnh và cộng đồng giatieu !

    Nhà cháu có nuôi 30 con gà, lượng phân gà sau 3 ngày mới gom lại cho sạch chuồng, khối lượng khoảng 20kg.
    Tình cờ đọc được bài viết ủ phân bằng chế phẩm vi sinh trên cộng đồng tiêu, thấy rất hữu ích, cháu quyết định áp dụng vào lượng phân gà nhà mình như sau:
    1. Cuối mỗi ngày thứ nhất và thứ hai, rắc chế phẩm Biogel lên mặt phân gà ở trên nền chuồng.
    2. Đến ngày thứ ba, gom hết số phân lại, trộn đều với Tricho + lân + vôi (như bài viết trên)
    3. Cho vào túi nilong, buộc chặt lại.

    Cháu có câu hỏi là: việc rắc Biogel mỗi ngày như vậy + buộc chặt túi nilong có ảnh hưởng gì đến quy trình phân hủy của vi sinh vật không ạ? Mong chú tư vấn giúp.

    • Bạn cần điều chỉnh cách làm cho hợp lý.
      1. Rắc tricho + vôi + lân.
      2. Tưới thêm biogel để bổ sung EM cho đống ủ.
      Hai việc này làm ngay trước khi gom để đỡ mất công đảo trộn.
      3. Bổ sung tricho và đảo trộn lại sau 10-12 ngày giúp phân hũy đều hơn.
      Buộc chặt túi tạo môi trường hiếm khí sẽ giúp phân hũy nhanh hơn.

  56. Chào bạn Trung Anh. Thường bổ sung Biogel vào lúc nào, lượng bao nhiêu trên 1 khối phân chuồng tươi vậy bạn ?

    • Nội dung bạn hỏi đã trao đổi nhiều, mình xin nhắc lại: Bổ sung Biogel vào đống ủ ngay từ đầu để cung cấp nguồn thức ăn cho tricho và tăng cường EM để giúp cho đống ủ giàu dinh dưỡng, giá trị hơn. Mỗi hộp biogel cho khoảng 4-5 khối chất ủ là được.

  57. Chào mọi người, mình mới bắt đầu làm tiêu nên chưa có kinh nghiệm nên cho mình hỏi: Khi ủ phân hoai xong chuẩn bị đem đi đổ thì mình trộn trichoderma rồi mới đổ hay là đổ ra từng hố rồi trộn từng hố dễ hơn.

    • Cách nào kết quả cũng như nhau cả, bạn cứ chọn cách mình thấy dễ mà làm.

  58. Em chào các anh chị,
    Em đang chuẩn bị ủ phân bò tươi (ủ hoàn toàn chỉ phân bò, không có thêm bã thực vật) có một vài thắc mắc, muốn được mọi người giúp đỡ ạ.
    -Phân bò bên em có độ ẩm 60 -70% rồi, nhưng xem quy trình ủ thì nói pha Trichoderma với nước và tưới vào phân, nhưng như vậy thì quá ẩm, có cách nào khắc phục.
    -Có người bảo cho vôi, nhưng có người bảo không cho vôi, vậy các anh chị nào đã làm cho em xin ít kinh nghiệm.
    Em cảm ơn!

    • Tại sao bạn không xem hướng dẫn cách ủ phân và cho thêm chất phụ gia gì vào đều có ghi rõ trên gói nấmtricho, theo đó mà làm. Hoặc tham khảo những thảo luận của cộng đồng trên trang này để ủ cho hiệu quả. Nếu phân bò đã ẩm thì cho ít nước, thậm chí rất ít… mình phải tính toán thế nào để vừa đủ độ ẩm chứ !

  59. Cho em hỏi.. Bùn thủy sản, bùn cống, bùn hút hầm cầu có thể dùng chế phẩm này để ủ thành phân ko ak?

    • Rất tốt, nhưng phải cần tăng thêm EM để khử mùi được nhanh chóng hơn.

  60. Các anh chị cho em hỏi, nhà em có phân bò và bã xác mì, hai loại này có thể ủ với trichoderma được không vậy? Và cụ thể cách ủ thế nào? Em tính ử để bón cho tiêu và chanh dây…
    Mong các anh chị trên diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm. Thân chào !

    • Cách ủ phân vi sinh bằng xác bã nông sản hay chất thãi hữu cơ với nấm trichoderma sp đều giống nhau. Bạn tham khảo kỹ các bài viết để mạnh dạn tiến hành. Chúc thành công !

  61. Cháu chào chú Vịnh và cả nhà. Cháu xin được hỏi chú là cháu dùng phân gà đã ủ để bón cho tiêu kinh doanh được không ạ. Cháu cảm ơn nhiều.

    • Phân không dùng để bón cho cây thì bạn muốn để làm gì ?

  62. Cảm ơn bạn Thạnh. Mình muốn hỏi nếu giữa phân gà và phân bò thì cái nào hay hơn. Có ai đã từng sử dụng thì giúp cháu với.

  63. Bài viết trên của Châu Phong chỉ đương link hình như quá cũ so với hôm nay. Vì chẳng thấy nói tới Trichodarma. không biết giatieu.com có bài nào mới, hợp thời hơn để giúp bà con không nhỉ?

    • Men Trichoderma là 1 phần của phương pháp ủ phân. Còn link bài này nói về chất lượng của từng loại phân chuồng… thì liên quan gì nhau ?
      Bài viết dùng tricho để ủ phân cũng đã có rồi, bạn cố gắng tìm đọc.

    • Hầu như bạn không đọc các phản hồi trao đổi ở trên một cách cẩn thận cho lắm !
      Có ai bàn đến chuyện ủ phân chuồng với tricho hay ủ chay gì đâu ?

  64. Cảm ơn anh @ Châu Phong nhiều. Vậy em quyết đinh mua phân gà về ủ.
    Chúc gia đình giatieu nhiều sức khoẻ.
    Gia đình em chuẩn bị ủ phân cá. Ai có kinh nghiệm thì chia sẻ cho em với.

  65. Mình ủ phân bò tươi, khoảng 4 khối. Mình pha 1 gói tricho với 200l nước + 2kg nước đường, ngâm 2giờ. Cứ 1 lớp phân bò rải 1 lớp vôi, rồi tưới tricho lên. Mình đã làm 2 lần rồi nhưng điều ko thanh công. Không biết vôi có làm chết nấm hay nước nhiều có ảnh hưởng gì không. Vì khi tưới hết nước nấm thấy đống ủ rất ướt, khoảng 70 đến 80%. Mong mọi người hướng dẫn dùm. Xin chân thành cám ơn.

  66. Chào bạn @Lê Thành. Không biết bạn dùng vôi với mục đích gì? nếu không thành công thì đổi gói Tricho xem sao. Nhớ đừng bỏ vôi vào nữa mà thêm EM vào, 4 khối thì thêm 1 hủ Gel là tốt rồi.

  67. Mình xem ở trên thấy mọi người nói bỏ vôi vào để tăng pH. Lần đầu mình ủ 2 khối, chỉ có 1kg tricho và nước đường trộn chung với khoản 60l nước để ủ nhưng ko thành công. Để 2 tháng mà đóng phân còn nguyên in. Lần này mình thêm 2 khối phân bò tươi nữa, cũng 1kg tricho và nước đường trộn chung với 200l nước nhưng rải thêm vôi lên mỗi lớp ủ để tăng pH, nhưng đống ủ vẫn ko nóng. Có người nói phân tươi ủ không được. Mong mọi người giúp đỡ giùm. Cám ơn mọi người và bạn Quan Pleiku

    • Nước đường là sao? với gỉ đường hay mật mía chứ ! Có thể ủ không thành công do tricho quá ít hay không chất lượng, do ủ sai phương pháp như không đảo trộn đều đống phân mà chỉ rải thành từng lớp, không che đậy kín…
      Lần đầu tiên nghe nói phân tươi không ủ được, mắc cười quá !

  68. Vậy độ ẩm có ảnh hưởng gì ko bạn ?
    Vì ở chỗ mình ko ai ủ phân hết, toàn phơi cho ráo rồi bỏ vào thôi.

    • Không ủ thì chỉ còn chất xơ do vsv có trong tự nhiên phân hũy. Còn chất dinh dưỡng bay hơi hết…

  69. Tôi hiện có 15 đống lụa mì (gồm có phần cắt ra của hai đầu củ mì-sắn-, vỏ của củ mì và đất đi kèm), mỗi đống khoảng 10 tấn. 10 đống thì thỉnh thoảng tôi rải một lớp vôi lên mặt, sau đó để cho vôi tự ngấm xuống phần lụa mì bên dưới (rải được khoảng 3 lần) trong suốt mùa mưa vừa qua, 5 đống còn lại chưa kịp làm gì vì mới mua về.
    Trước đây, tôi chỉ đơn giản đem lụa mì tươi về để đống 3-4 tháng rồi đem ra bỏ vào gốc mảng cầu (na) vào mùa nắng nhằm giữ ẩm cho đất khi tưới va thấy cây cũng phát triển tốt. Nhưng nay qua diển đàn này tôi đã thấy mình rất phí phạm. Xin được hỏi:
    – Với những nguyên liệu như thế tôi cũng ủ được phân? Tôi sẽ ủ bình thường như bài viết được anh Nguyễn Vịnh giới thiệu ở trên, có cần trộn thêm vôi và lân hay không, nên sử dụng dòng tricho nào, nếu có thể thì chỉ tôi mua ở đâu để có chất lượng, có cần phải thêm rỉ đường vào để tạo thức ăn cho tricho, thêm bao nhiêu, có cần bỏ thêm protease vào (là tôi sẽ mua đu đủ, thơm chín thôi, tiết kiệm, như bên diển đàn chỉ làm phân cá hướng dẩn), nếu cần thì liều lượng là bao nhiêu cho đống ủ 10 tấn? (thực ra thì tôi có khoảng 200 đống như thế, các anh có cách nào chỉ tôi thao tác trong khi ủ để giảm bớt nhân công không?). Xin cám ơn các anh, các cháu nhiều nhiều. Thân ái!

    • Cần phân biệt ủ phân cá, bánh dầu… với men proteas để có phân đạm hữu cơ, giàu các amino acid. Ủ vỏ củ mì hay các loại rác thải nông sản với tricho để có phân vi sinh hữu cơ.
      Hai loại này hoàn toàn khác nhau nên phương pháp ủ cũng khác nhau.
      Bạn chú ý để không nhầm lẫn.

    • Cám ơn Hoàng, có gì góp ý thêm cho tôi không ? Cần lắm.
      Thân.

  70. Chào bạn @Nguyễn hữu triệu
    Giatieu.com là diễn đàn mở dành cho bà con nông dân và các vấn đề chung quanh cây hồ tiêu.
    Bạn có thể tham khảo, trao đổi mọi nhu cầu hiểu biết của mình với cộng đồng.
    Tuy nhiên bạn nên chia nhỏ các vấn đề để việc trao đổi, thảo luận dễ dàng thuận lợi hơn.
    Thân

  71. Mong mọi người cho tôi hỏi. Tôi có ủ khoảng 5 khối phân bò tươi, cách ủ như sau tôi trộn 3kg nấm tricodezma với nước rồi trộn đều rồi ủ lại. Ngoài ra tôi không trộn gì thêm, làm như vậy có đúng không xin mọi người góp ý. Xin cám ơn.

    • Trên bao bì nấm tricho để ủ phân luôn có hướng dẫn cách ủ và những chất phụ gia cần cho thêm. Bạn xem kỹ và thực hiện đầy đủ theo yêu cầu mới đạt kết quả tốt.

  72. Vừa rồi nhà mình và nhà bác mình cũng mua phân bò về ủ bã cà phê. 2 nhà cùng ủ 1 ngày nhưng bác mình làm kiểu khác. Bác mình rải 1 lớp phân bò rồi 1 lớp tricho loại màu trắng khoảng 1kg nấm ủ 2 khối xong rồi tưới nước 1 lượt cho ướt ko bỏ thêm gì khác, rồi 2 người xúc vun đống 1 người dùng vòi xịt thuốc xịt cho ướt đều. 15 ngày đảo lại thấy cũng hoai nhưng ko thấy nóng mấy và ko thấy mốc trắng vậy là chưa được phải ko mọi người. Nhà mình thì san đống vỏ cafe mỏng ra khoảng 60cm rồi đổ hết phân bò lên trên, xong tưới ướt 1 lượt rồi đảo đều phân bò với vỏ cafe, 1 người cầm vòi xịt thuốc xịt ướt đều rồi dùng 4 kg tricho loại màu nâu đen hòa vào phuy vừa vun đống vừa xịt ko có phụ gia gì. Xong đậy bạt mà mình thấy cũng có mùi hôi nghi chắc cũng hư mai ra coi thử được 17 ngày rồi.

    • Xem kỹ lại bài viết về ủ phân chuồng và bài ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê để đối chiếu.
      -Phương pháp ủ chưa hợp lý, đảo trộn không đúng quy trình.
      -Kiểm tra lại chất lượng gói tricho dùng để ủ.

    • Ủ phân theo kỹ thuật là phải đúng phương pháp, đúng quy trình, nấm ủ phải đảm bảo chất lượng, chất phụ gia đầy đủ… chứ không phải do mình muốn như cách ủ truyền thống.

  73. Chào bạn Nguyễn Thành. Nguyên do bạn ủ không thành công có thể do liều lượng chưa đủ (1kg/2 khối phân), độ ẩm chưa đủ do bạn dùng ít nước. Liều lượng bạn nên tham khảo trên bao bì sản phẩm vì trên thị trường có rất nhiều loại. Độ ẩm rất quan trọng, để hiệu quả cần trên 65%. Bạt che phủ nên dùng bạt kín. Đảo trộn và tưới nước sau khoảng 12-14 ngày. Nếu làm tốt phân ủ sẽ tơi xốp và màu nâu đen.

  74. Chào các anh chị… em định ủ rơm rạ ngoài đồng sau khi gặt và dùng trichodema để ủ… em chưa có kinh nghiệm gì.. Có ai biết rõ về cách ủ rơm chỉ bảo em với ạ.. em cảm ơn mọi người

  75. Xin hỏi bác Nguyễn Vịnh : em có 15 khối phân chuồng mới mua được 1 tuần. Hiện tại em muốn ủ đống phân chuồng nhưng không biết thế nào tốt hơn. Một số người bạn em khuyên nên lấy EM + 10Kg mật mía hoà loãng vào phi 200lít nước. sau 1 tuần thì tiến hành đổ vào đống phân chuồng đó, đậy bạt lại, khoảng 10 ngày đảo lại tưới nước. làm như thế khoảng 3 lần. Sau 30 ngày có thể dùng bón cho tiêu được. Còn một người khác lại chỉ em nên dùng Biogel + nầm tricô hoà vào phi 200 lít nước sau đó tưới cho đống phân chuồng đó, đậy bạt sau 10 ngày đảo lên tưới nước đủ ẩm. cũng làm như vậy khoảng 3 lần. Sau 30 ngày dùng bón cho cây là đc. Vậy em hỏi Bác xem làm thế nào thì tốt hơn. em xin anh chị trên diễn đàn chỉ bảo giúp. em ở Gia Lai khoảng 1 tháng nữa khi vào mưa dầm là trồng tiêu rồi nhưng chưa có xử lý dc phân bón lót để trồng. Em cảm ơn những ý kiến đóng góp của các anh chị.

  76. Các bác cho cháu hỏi là cháu ủ phân bò theo phương pháp ủ nóng.
    Cháu ủ đến hôm nay là ngày thứ tư. Sáng nay cháu kiểm tra thì thấy có mốc trắng ở lớp bên ngoài nhưng ko đều. Khi sờ thì không thấy nóng lắm. Chỉ hơi ấm. Còn phân chân thì bình thường. Cháu nghi là trico không chất lượng. Nhưng thấy có mốc trắng nên cháu quyết định ủ tiếp. Thấy phần hướng dẫn gói trico của cháu là 1 kg với 10 kg lân. Mà cháu chỉ sử dụng 5 ký. Nên cháu cũng nghi là lân ít nên vsv chậm phát triển. Theo các bác cháu nên làm sao ạ.

    • -Nếu về phương pháp ủ thì kiểm tra lại phần đảo trộn, có vẻ chưa được đều.
      -Không hiểu sao gói tricho hướng dẫn chỉ cho thêm lân. Lân ít cũng không phải là lý do mà do thiếu các chất khác nữa. Chất lượng gói tricho không thể đánh giá nếu chưa sử dụng !
      Bạn nên sử dụng gói tricho thương hiệu khác để ủ lại, theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý các chất phụ gia cần thiết để nuôi tricho.

  77. Xin hỏi các bác ạ, em trồng đc đậu tương,đã thu hoạch và phơi cả cây và hạt đã khô rồi, giờ em muốn cho tất cả cây lẫn hạt vào bể để ngâm với EM hoặc trichoderma để làm phân tưới, vậy xin hỏi các bác có kinh nghiệm là cây đậu tương khô như vậy có phân hủy đc ko ạ? thanks các bác!

    • Có 2 cách, tùy chọn cách nào :
      -Ngâm cả cây để làm phân hữu cơ, chủ yếu là các acid hữu cơ.
      -Ủ hạt đậu tương để làm phân đạm (amino sinh học).
      EM là các vi sinh vật hữu ích, bao hàm cả tricho
      Tìm kiếm đi, trên trang này đã có hướng dẫn.

    • Bạn phải ủ khô thân cây chứ, ngâm thủy phân biết đến khi nào…

Gửi phản hồi mới

(?)