Việt Nam: Xuất khẩu hồ tiêu tháng 2/2022 giảm cả lượng lẫn giá

, Thị trường hạt tiêu, Trồng và Chăm sóc Tiêu, 21

Khối lượng hạt tiêu các loại xuất khẩu trong tháng giảm nhẹ so với tháng trước nhưng gía trị lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Đọc thêm : >> Việt Nam: xuất khẩu hồ tiêu tháng 01/2022 tăng cả lượng lẫn giá.

>> Giá tiêu có thể đạt 100.000 đồng/kg?

Vụ mùa 2022 rất nhiều nhà vườn thiếu công hái tiêu.

Theo báo cáo dữ liệu sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu hồ tiêu trong tháng 2/2022 đạt 14.507 tấn, giảm 1.277 tấn, tức giảm 8,09 % so với tháng trước nhưng lại tăng 1.079 tấn, tức tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 65,97 triệu USD, giảm 8,21 triệu USD, tức giảm 11,07 % so với tháng trước và tăng 27,04 triệu USD, tức tăng 69,49 % so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 30.158 tấn tiêu các loại, giảm 133 tấn, tức giảm 0,44 % so với khối lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2021.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022 đạt tổng cộng 139,66 triệu USD, tăng 52,11 triệu USD, tức tăng 59,51 % so với cùng kỳ.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 02/2022 đạt 4.548 USD/tấn, giảm 3,23 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 01/2022.

*Theo giới quan sát, hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 02/2022 sụt giảm cả lượng lẫn giá là điều đã được các nhà Thương mại quốc tế suy đoán, không chỉ vì tháng Hai có ít ngày mà còn có thêm kỳ nghỉ Tết âm lịch khá dài. Vả lại, đã bước vào thu hoạch vụ mùa mới tại Việt Nam nên các nhà nhập khẩu muốn chờ đợi nguồn cung dồi dào và giá cả dịu bớt. Dự kiến họ sẽ bắt đầu tăng mua kể từ tháng Tư trở đi, khi Việt Nam vào thu hoạch giai đoạn cuối.  

*Theo các nguồn tin thị trường, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam vụ mùa năm 2022 ước khoảng 160.000 – 170.000 tấn, giảm hơn 10% so với vụ mùa năm ngoái. Nguyên nhân sụt giảm được cho là do thời tiết không thuận lợi ngay từ đầu vụ. Nhất là nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm năm ngoái đã xuất hiện mưa sớm nên cây trồng không đủ thời gian phân hóa mầm hoa.   

21 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Nhà nhập khẩu chờ hàng vụ mới với kỳ vọng giá hạ. Nhà đầu cơ ngắn hạn chốt lời (hoặc cắt lỗ). Nhà đầu cơ lớn vẫn ôm hàng nhiều năm do nguồn cung thế giới sụt giảm…
    Nói chung, tôi đồng tình với nhận định của tác giả bài viết !

  2. Kết quả xuất khẩu hạt tiêu nửa đầu tháng 3/2022

    Theo báo cáo của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu trong nửa đầu tháng 3/2022 đạt 11.146 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 52,01 triệu USD, đưa xuất khẩu 2,5 tháng đầu năm lên đạt 41.197 tấn, giảm 6,66% về lượng nhưng lại tăng 39,12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.666 USD/tấn, tăng 2,62% so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 2/2022.

  3. Sau đợt nâng lãi suất tiền tệ kỳ này, giá cả trên các sàn hàng hóa sẽ tăng mạnh.
    Giá tiêu và gia vị đang chịu phận hẩm hiu, sẽ tăng sau chót !

    • Lạm phát nghĩa là tiền mất giá và lãi ngân hàng tăng lên.
      Giá của một mặt hàng cụ thể nào đó tăng hay giảm là do cung cầu quyết định.

      – Với ngành hàng thiếu cung, khi lạm phát người ta có xu hướng mua trữ mặt hàng đó để đảm bảo giá trị tài sản không bị “mòn” đi do tiền bị mất giá tri. Do đó, giá vốn đang tăng vì cầu > cung sẽ tăng hơn nữa vì người ta mua nhiều hơn để tránh lạm phát.
      – Với ngành hàng đang thừa cung, giá không tăng hoặc đang giảm, khi lạm phát đến thì lãi vay tăng lên làm cho việc trữ hàng bằng vốn vay phải chịu lãi suất cao hơn. Nếu một thời gian dài mà giá không tăng thì sẽ sinh ra áp lực bán để khỏi trả lãi vay.

      Phân tích trên chỉ ra bản thân lạm phát không làm giá tăng hay giảm mà chỉ góp phần làm cho xu hướng giá rõ nét hơn mà thôi

    • Thật sự năm nay rất khó dự báo đối với thị trường tiêu.
      Không nên vay mượn để đầu cơ trữ tiêu. Có thể giai đoạn giằng co sẽ kéo dài.

  4. Năm nay chỗ tôi bà con ồ ạt trồng lại tiêu. Giá trụ + dây giống tăng cao.. có thể lại lặp lại 1 vòng luẩn quẩn.

  5. Tháng chay Ramadan của Hồi Giáo không còn ảnh hưởng giá hồ tiêu thế giới như hồi còn Sàn Hồ tiêu Thế giới ở Ấn Độ trước đây nữa rồi…

  6. Không thành vấn đề. Đầu tư cần phải có mục tiêu, quyết tâm rõ ràng. Được khúc nào là bà con mừng khúc đó !

  7. Theo tôi dự đoán, trong tháng Tư này giá tiêu sẽ khởi sắc nhờ các thị trường tiêu thụ lớn bắt đầu mua mạnh. Nhưng quan trọng hơn cả là những chính sách kinh tế vĩ mô, lãi suất cơ bản tiền tệ tác động lên thị trường sẽ dần dần ổn định.

    • Giá tiêu Ấn Độ dễ dàng tham khảo tại trang này mà.
      Những nguồn tin sai lệch như vậy chứng tỏ số lượng hàng đang nằm trong tay những người có thể chi phối truyền thông còn rất nhiều.
      Họ muốn phao tin cho bà con ôm hàng, đẩy giá lên để họ bán.

  8. Giá vẫn ổn định ngay trong thời điểm vùng trồng tiêu trọng điểm Đắc Lắc, Gia Lai, Kom Tum… đang thu rộ là tốt quá rồi !

  9. Thị trường đang chờ đợi để xem Mỹ tăng lãi suất USD trong phiên họp sắp tới.
    Có khi nào sau đó sẽ xuất hiện sự tranh mua giữa các nhập khẩu ko ?
    .

  10. Theo tôi, giá tiêu trong nước tiếp tục sụt giảm do thị trường chưa có lực mua đầu cơ. Tồn kho mấy năm trước tiếp tục được tung ra để chuyển vốn qua thị trường BĐS !

  11. Nghe nói các đại lý đang mạnh tay gom hàng cho nhà đầu cơ trong nước nên họ ra giá mua cao hơn đầu giá trên mạng !

  12. Theo Cục Xuất Nhập Khẩu (Bộ Công Thương), nông tiêu cần có một chiến lược thị trường để bán hay trữ lại một cách hợp lý, tránh bán ra ồ ạt theo đám đông kéo thị trường lao dốc.

Gửi phản hồi mới

(?)