Phương pháp quản lý nấm bệnh Phytophthora sp trên cây sầu riêng

, Chăm sóc Sầu riêng, 10

Giatieu.com xin giới thiệu đến bà con nông dân các phương pháp quản lý nấm bệnh Phytophthora sp, tác nhân gây nứt thân, xì mủ thối rễ, khô đọt trên cây sầu riêng.

  1. Nguyên nhân gây bệnh

Năm nay lượng mưa nhiều, liên tục, độ ẩm cao, nước đọng lại, khả năng thoát nước của đất bị hạn chế. Cùng với việc nhiều vườn cây sầu riêng phần gốc bị chôn sâu vào đất, đây là điều kiện lý tưởng để nấm thủy sinh Phytphthora sp phát triển tấn công bộ rễ cây trồng, gốc, thân, cành lá. Khi nấm Phytophthora tấn công, quan sát sẽ thấy vết bệnh trên thân, cành thâm lại, chảy nhựa.

Tại rễ: Nấm Phytophthora tấn công ở rễ non dễ dàng hơn khi xâm nhập qua các vết thương do tuyến trùng chích hút để lại, làm rễ thối có màu nâu đen, chết dần, sau đó nấm lan lên thân cành làm chảy nhựa màu nâu, cây khó lấy dinh dưỡng làm bộ lá chuyển sang vàng, héo rụng hàng loạt. Phytophthora cũng làm cho cây bị lở cổ rễ, đặc biệt nặng tại những cây mà vùng cổ rễ bị chôn sâu trong đất.

Tại lá: Bào tử nấm nảy mầm, kéo hệ sợi trên lá tạo ra những đốm như bỏng nước sôi sau đó chuyển sang màu nâu đen, lá bị nhũn và khô dần

Tại quả: Bào tử nảy mầm kéo hệ sợi, trên quả có vết thâm đen nhỏ, hệ sợi lan vào bên trong làm phần thịt bị thâm đen (hư)

Nguồn nấm bệnh chủ yếu tồn tại trong Đất, khi chất hữu cơ trong đất giảm xuống, pH đất thấp, độ ẩm cao, các mầm bệnh gây hại sẽ bùng phát mạnh mẽ, cùng với việc tuyến trùng chích hút rễ tạo ra vết thương. Đây chính là điều kiện lý tưởng để các loại nấm cơ hội Phytophthora, Fusarium, Pythium …tấn công đồng loạt vào hệ rễ. Vì vậy quá trình kiểm soát nấm Phytophthora cũng phải kiểm soát luôn tuyến trùng trong đất cũng như các loại nấm gây hại khác.

Lưu ý hệ sợi nấm Phytophthora và bào tử tồn lưu trong các vết bệnh thân, lá, cành, trái bị bệnh, lá khô rụng xuống. Khi kiểm soát nấm này phải kiểm soát triệt để các nơi cư ngụ của chúng.

 

  1. Giải pháp điều trị bệnh xì mủ thối rễ trên cây Sầu Riêng
  • Xử lý bằng phương pháp hóa học:

Cạo vết bệnh, sau đó quét thuốc có hoạt hoạt chất như: gốc đồng, Mancozeb + Metalaxyl, Fosetyl-Aluminium, Dimethomorph, Cymoxanil, thuốc có hoạt chất Phosphorous acid  …. Liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Ưu điểm của phương pháp này là vết bệnh khô nhanh.

Nhược điểm khi cạo vết bệnh cây dễ bị tổn thương thêm và khi khô chỗ này thì chỗ khác lại xuất hiện, tốn nhiều công lao động để cạo vết bệnh.

 

 –  Xử lý bằng phương pháp vi sinh:

Sử dụng kết hợp hai dòng vi sinh Streptomyces nigrescens (Forge sp) và Bacillus polymyxa (Nitryx sp) phun thẳng vào vết bệnh và phun vào nơi cư ngụ của hệ sợi nấm Phytophthora và bào tử của nấm (thân, vết bệnh, cành, lá, đặc biệt gần cổ rễ và vùng rễ) lá xung quanh khu vực vùng rễ.

Đọc thêm: >> Phân bón Hữu Cơ Sinh Học – Vi Sinh của Công ty TNHH INNOLITE

Vết xì mủ sẽ tự khô sau 1 tuần xử lý kết hợp bằng xạ khuẩn streptomyces + vi khuẩn Bacillus.

Lưu ý quan trọng: không cần phải cạo vết bệnh, đây chính là ưu điểm vượt trội của giải pháp này. Dòng xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn  Bacillus sẽ tiếp xúc vết bệnh, vào trong thân lá cành rễ, đất, nhân nhanh số lượng và tạo một lớp Biofilm bao bọc Phytophthora (hệ sợi, bào tử, tế bào sinh dưỡng) tiết Enzyme tiêu diệt nấm và bào tử nấm. Kết quả từ thực tế, sau 04 ngày vết bệnh nhẹ sẽ dần dần khô lại, sau 07 ngày vết bệnh khô rõ rệt, lặp lại sau 07 ngày.

Nếu vết xì mủ có xuất hiện mọt đục thân, cành (Xyleborus similis), xén tóc đục thân cành (Batocera rufomaculata)  thì khả năng khô vết bệnh sẽ chậm cần phải kết hợp với thuốc trị sâu để kiểm soát đối tượng này cùng thời điểm.

Trong đất, quần thể Streptomyces nigrescens (Forge sp) và Bacillus polymyxa (Nitryx sp) hoạt động vô cùng hiệu quả, gia tăng sinh khối một cách nhanh chóng nhằm lấn át các loại nấm gây bệnh. Đồng thời cũng sản sinh ra các kháng sinh tiêu diệt nấm khuẩn gây hại, điều này đặc biệt hiệu quả trong điều trị và phòng lở cổ rễ trên cây sầu riêng.

Như vậy, việc sử dụng kết hợp hai dòng vi sinh Streptomyces nigrescens (Forge sp) và Bacillus polymyxa (Nitryx sp) cho hiệu quả toàn diện và lâu dài trong việc kiểm soát nấm khuẩn gây bệnh trên cây sầu riêng cũng như các loại cây trồng khác.

Cây sầu riêng tơ bị nấm Phytopthora sp tấn công

Bài viết là kết quả cộng tác chuyên môn của Công ty TNHH INNOLITE và trang giatieu.com. Mọi trích dẫn xin vui lòng ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Nguyễn Vịnh và Cộng tác viên

10 Phản hồiGửi phản hồi mới
  1. Theo chuyên viên của công ty Innolite : Sử dụng 50g Forge sp + 40 g Nitryx sp + 1kg P’rise pha trong 600-800 lít nước phun qua lá, vết bệnh, cổ rễ, tưới gốc sau 02 lần vết bệnh xì mủ sẽ tự khô.

    • Trong phân bón gốc Biogel chứa nhiều vi khuẩn cố định đạm, nên bạn @Hoàng có thể dùng Biogel thay thế cho Nitryx sp cũng rất hiệu quả !

    • Kết hợp Forge SP + Biogel tưới gốc sẽ không bao giờ lo cây trồng bị bệnh vàng lá thối rễ !

    • Nếu chỗ bạn không tìm thấy, bạn có thể mua ship ở chỗ chú Ri, sđt 0944.385518.

  2. Tôi hoàn toàn đồng ý với việc xử lý nấm bệnh kết hợp quản lý luôn tuyến trùng gây hại. Đây là giải pháp hiệu quả, lâu dài, rất an toàn và bền vững. Tôi đã sử dụng Forge thử trên vài cây bệnh và nhận thấy rất hiệu quả. Theo tôi, khi xử lý nứt thân xì mủ cần lấy bớt đất phần cổ rễ (những cây trồng sâu quá) như vậy mới hiệu quả. Tôi cũng thắc mắc về việc có thể khống chế được tuyến trùng của Forge, thực sự bước đầu rất hiệu quả.

    • Cơ chế Siderophere giúp xạ khuẩn streptomyces tiết ra chất kháng sinh tiêu diệt tuyến trùng rễ đã được nêu rõ trong bài giới thiệu sản phẩm Forge SP của công ty Innolite, bạn có thể đọc lại…

  3. Khi cây có dấu hiệu vàng lá, rụng lá là cây đã suy… Bà con ngưng ngay các loại phân thuốc hóa học, đừng để cây bệnh nặng thêm, khó chữa !

  4. SR tơ của nhà mình bị vàng lá, rụng lá, có dấu hiệu xì mủ thân nữa. Mình đã xử lý bằng Forge sp+Biogel 2 lần liên tiếp, lá đã hết rụng. Qua tuần mình sẽ phun phân bón lá Biosol kết hợp tưới Prise để hồi phục cây theo chú Ri tư vấn. Triển vọng rất khả quan. Xin chia sẻ.

Gửi phản hồi mới

(?)