5 bước xử lý ra hoa sầu riêng

, Chăm sóc Sầu riêng, 8

Để đạt được năng suất cao trong mỗi vụ sầu riêng, ngoài vấn đề về đất đai, phân bón thì kỹ thuật chăm sóc cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là cách xử lý ra hoa khi sầu riêng bước vào giai đoạn này.

Sau đây là quy trình 5 bước xử lý ra hoa sầu riêng mà chúng tôi đã tich lũy được từ nhiều năm qua và muốn chia sẻ để bà con tham khảo và áp dụng.

Đọc thêm >> Chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn ra hoa đậu trái

Bước 1: bón lân gốc

– Thời điểm: thời điểm phù hợp để bà con bón lân là bắt đầu vào tiết làm bông và khi cơi đọt của cây vừa bung lụa.

– Bón phân cho cây: bà con tiến hành tưới lân ở gốc, sử dụng lân hòa tan có hàm lượng Lân và Kali vừa đủ để thúc quá trình ra hoa. Trước khi tười bà con cần làm sạch cỏ rác ở khu vực quanh tán để phân ngấm vào đất đạt hiệu quả cao.

– Liều lượng bón: Tuỳ theo tuổi cây, sức khoẻ của cây, độ lớn, độ xanh của cây mà bà con dùng liều lượng thích hợp, trung bình là 100g/cây.

– Cách bón: Bà con tưới vào diện tích dưới tán, trong khoảng 2/3 tán, tính từ rễ ra ngoài.

Bước 2: Phun tạo mầm

– Phun tạo mầm lần 1: Tùy theo cây đi đọt nhanh hay chậm vì căn cứ vào điều kiện thực tế của lá cây, thông thường là sau thời điểm bón phân gốc khoảng 10 ngày. Tiến hình cắt nước trong 15-20 ngày đến khi cây có dấu hiệu xào lá (lá mất nước), tưới nhấp 2 lần.

– Phun tạo mầm lần 2: Sau khi nhấp nước 2 lần, bà con tiến hành phun kích mầm lần 2 sử dụng Blum (hủ 500ml) pha với 200-400 lít nước, phun đều trên tán lá hoặc tưới dưới gốc. Quan sát biểu hiện của cây và tình hình thời tiết, bà con nên kiểm tra thường xuyên thoi dõi mắt cua, số lượng nhiều hay ít, ra đều cành hay chưa, … nếu chưa thấy dấu hiệu gì thì tiến hành tạo mầm lần 3 bằng Blum mỗi lần tạo mầm cách nhau 7-10 ngày. Đến khi cây xuất hiện mắt cua khoảng 70% trên vườn.

Bước 3 : kéo bông, kéo đọt

Khi mắt cua đã sáng và dài 2-3cm: Bà con tiến hành khiển đọt theo mắt cua (khắc phục tình trạng rụng hoa hàng loạt) thời gian từ khi cây ra mắt cua đến khi xổ nhụy từ 1,5 – 2 tháng (cần kích cho cây đi đọt sau khi mắt cua hoàn chỉnh). Trong thời gian này, bà con kết hợp vừa phân lá vừa bón gốc: Bón phân hữu cơ ổn định pH đất và cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ, sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao và tưới đủ nước cho cây.

– Bón phân: Bà con có thể kích thích cây đi đọt bằng cách phun Gibberellin với nồng độ 10-15ppm hoặc kết hợp với các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao như N:P2O5:K2O (2:1:1 hoặc 3:1).

– Tưới nước: Bà con bắt đầu tưới nước khi mắt cua ra dài 2-3cm. Lưu ý: nếu bà con tưới sớm khi mắt cua đang ra, chưa sáng rõ có thể dẫn đến tình trạng cây bị nghẽn bông, mắt cua bị đen trở lại và sẽ ra bông phướn hoặc lá. Khi bắt đầu tưới lại, bà con chỉ nên tưới sương nhẹ mặt đất, sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước thêm một tí, tưới 1-2 ngày/lần.

– Phòng bệnh: Bà con cần tiến hành phun phòng bệnh trước khi làm bông và sau khi mắt cua đã hoàn thành. Giai đoạn sau ra hoa, cây dễ suy yếu nên dễ bị nấm bệnh tấn công, bà con nên phun Forge SP để phòng bệnh. Ngoài ra, bà con cũng cần kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh và xử trí kịp thời.

Bước 4: nuôi dưỡng bông

Giai đoạn này cây rất cần các nguyên tố trung lương và vi lượng để hình thành hạt phấn, tăng sức sống của hạt phấn và tạo độ dai chắc cho cuống hoa. Giai đoạn này, bà con nên sử dụng phân bón lá để cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên bà con không nên sử dụng phân bón gốc vì dễ làm cây ra lá non ở các chùm bông, làm cho dinh dưỡng tập trung nuôi lá nên hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến việc đậu trái và nuôi trái của cây.

Thời điểm phun: Bà con quan sát thấy khi nụ hoa đã hình thành rõ nét thì tiến hành bón phân cho cây với các loại phân sau đây: Bón thúc hoa và đọt phát triển, bà con sử dụng phân hỗn hợp NPK có N cao với liều lượng 0,5-0,7kg/cây.

Các loại phân cần bón: ưu tiên bón phân hữu cơ trước, sau đó bổ sung các loại phân hỗn hợp NPK ba số (15-15-15, 16-16-16, 17-17-17…) + Phân vi lượng + Canxi Bor.

Bước 5: cây xổ nhụy, đậu ngòi bút

Lúc này, bà con cần hạn chế phun thuốc trừ bệnh hoặc thuốc hóa học. Đồng thời, giữ cho đất khô ráo và không quá ẩm ướt. Bà con cũng nên tưới nhẹ vào buổi sáng để cung cấp nước cho cây. Không nên bón phân hoặc phun phân hóa học vào giai đoạn nhạy cảm này, cho đến sau xổ nhụy được 7-10 ngày thì có thể bón phân với các dòng phân 3 số đều để định hình trái.

LƯU Ý: Trong giai đoạn ra hoa, bà con cần tiến hành cắt tỉa bông cho cây sầu riêng. Đây là khâu rất cần thiết trong quá trình canh tác sầu riêng – điều mà hầu hết các nhà vườn trồng sầu riêng phải làm trong thời kỳ cây ra hoa. Nhiều nhà vườn vẫn quan niệm cây càng nhiều hoa thì càng đậu quả nhiều. Nhưng thực tế không phải như vậy, điều quan trọng là trong giai đoạn cây ra hoa nhà vườn phải biết cách cắt tỉa, chọn những bông khỏe và đủ sức đậu trái. Để làm được điều này, bà con cần áp dụng phương pháp tỉa hoa đúng cách cho cây sầu riêng ở giai đoạn cây ra hoa.

Việc xử lý ra hoa sầu riêng là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp, tùy thuộc vào thực tế từng cây, từng vườn, điều kiện thời tiết từng khu vực mà bà con có các biện pháp áp dụng khác nhau. Nếu phù hợp bà con có thể tham khảo quy trình 5 bước xử lý ra hoa sầu riêng mà chúng tôi vừa chia sẻ để cây ra hoa và đậu quả tốt. Chúc bà con có những vụ mùa bội thu.

VTNN Bích Trâm

8 Phản hồiGửi phản hồi mới
    • Mùa làm bông sầu riêng ở Tây nguyên bắt đầu. Mong bà con rút kinh nghiệm sâu sắc vụ bông năm ngoái để tránh những thất bại đáng tiếc !

  1. Nhiều nhóm nông dân chăm sóc sầu riêng tại BMT cho rằng thời điểm hiện để bắt đầu làm bông sầu riêng là còn sớm. Theo họ, phải qua Tết âm lịch, khoảng đầu tháng Hai mới phù hợp. Bà con ở địa phương thấy thế nào, xin cho ý kiến ạ !

    • Theo tôi, những vùng phía tây không còn mưa rào rải rác, đất đã khô hạn thì có thể làm bông sớm hơn phia đông, phải đợi qua Tết âm ! Bà con có thể vô lân Văn Điển sớm để giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh mẽ hơn, mỗi gốc khoảng 4 – 5kg tùy theo…

    • Theo tôi, các loại phân lân phổ biến hiện nay như lân Văn Điển, lân Lâm Thao đều là loại phân khó tiêu, cần phải có thời gian và sự hỗ trợ phân giải của các vi khuẩn có sẵn trong môi trường tự nhiên mới giúp cây hấp thụ được nên bà con bón càng sớm càng tốt. Bón mỗi gốc khoảng 3 – 5 kg tùy theo tuổi cây, kèm theo các loại phân vi sinh có chứa Bacillus để tăng hiệu quả phân giải hơn !

    • Không phải quá lo ngại. Thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm EM hỗ trợ cho cây trồng rất hiệu quả và nhà nông ngày càng có ý thức sử dụng EM các loại để tăng cường bảo vệ cây trồng của mình…

  2. Các bác cho em hỏi việc này tí, tiêu sau thu hoạch có hiện tượng tháo đốt, đó là nguyên do gì và biện pháp khắc phục.
    Em xin cảm ơn các bác nhiều.

    • Tiêu bị kiệt sức, do cung cấp không đủ dinh dưỡng trong giai đoạn nuôi trái.
      Xử lý bằng biosol+biogel kết hợp calcimax-B+Forge SP để rửa cây sau thu hoạch.

Gửi phản hồi mới

(?)